Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 26 - Chủ đề nhánh: Môt số hiện tượng tự nhiên

I. YÊU CẦU:

- Phát triển khả năng tư duy của trẻ, khả năng sử dụng ngôn ngữ trò chơi, khả năng giao tiếp và phát triển vốn từ.

- Trẻ biết thể hiện vai chơi và hành động chơi qua các trò chơi.

- Trẻ biết sử dụng đồ chơi và cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi.

- Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề “Các hiện tượng tự nhiên ”.

- Thái độ trẻ tính đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi.

1. Góc phân vai: Bán hàng - gia đình.

* Nhóm bán hàng: Bán phao bơi, nón, áo phao, dù,. Cửa hàng giải khát.

- Người bán hàng: Thái độ vui vẻ, ân cần chào hàng, giới thiệu hàng và cám ơn khách mua hàng.

- Người mua hàng: Lựa chọn đúng món hàng mình muốn mua, trả tiền khi mua hàng.

* Nhóm gia đình:

- Trẻ biết sắp xếp dụng cụ trong bếp, nấu các món ăn.

- Trẻ biết mua sắm các mặt hàng.

2. Góc xây dựng: Xây công viên nước

- Cháu thể hiện các vai chơi chủ công trình, các chú thợ xây.

- Biết cách bố trí hợp lí các công trình trong khu trường hợp lý.

- Qua buổi chơi giáo dục cho cháu lòng yêu lao động, sự sẽ chia, thái độ yêu quý thiên nhiên, sự cộng tác của các thành viên trong nhóm chơi để tạo lên công trình đẹp.

 

docx20 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 11904 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 26 - Chủ đề nhánh: Môt số hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌAT ĐỘNG THỨ 2 13/03/2017 THỨ 3 14/03/2017 THỨ 4 15/03/2017 THỨ 5 16/03/2017 THỨ 6 17/03/2017 Đón trẻ - Trò chuyện - Cho trẻ xem băng hình, tranh ảnh về một số hiện tượng tự nhiên. - Trò chuyện với trẻ về lợi ích của các hiện tượng tự nhiên đối với đời sống con người. - Trẻ hoạt động theo ý thích. Thể dục sáng 8h * Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi. * Trọng động: - Động tác hô hấp 1: Gà gáy - Động tác tay vai 1 : Đưa hai tay ra trước, gập trước ngực. - Động tác lưng - bụng – lườn 2: Đứng xoay người sang 2 bên. - Động tác chân 2 : Đứng khụy gối, lưng thẳng, không kiễng chân, tay đưa ra trước - Động tác bật 2: Bật tách khép chân. * Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi chậm, hít thở nhẹ nhàng. Hoạt động ngoài trời 8h - 8h30 Trò chuyện đầu tuần - Cô trò chuyện với trẻ về ngày nghỉ cuối tuần. - Động viên trẻ ngoan trong tuần để được khen. - Cho trẻ dạo quanh sân trường. - Cho trẻ chơi tự do. Quan sát hiện tượng tự nhiên mưa. - Quan sát: Hiện tượng mưa. - Chuẩn bị: Hình ảnh (video) mưa. - Yêu cầu: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của mưa. * Trò chơi vận động: Lá và gió -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Quan sát hiện tượng tự nhiên nắng. - Quan sát: Hiện tượng nắng. - Chuẩn bị: Hình ảnh (video) nắng. - Yêu cầu: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của nắng. * Trò chơi vận động: Bắt bướm -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do. Quan sát hiện tượng tự nhiên gió. - Quan sát: Hiện tượng gió. - Chuẩn bị: Hình ảnh (video) gió. * Trò chơi vận động: Lá và gió. -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Trò chuyện với trẻ về lợi ích của các hiện tượng tự nhiên đối với đời sống con người. * Quan sát : Cho trẻ quan sát hình ảnh các hiện tượng tự nhiên và lợi ích của chúng. * Chuẩn bị : Cô chuẩn bị hình ảnh cho trẻ quan sát. * Yêu cầu: - Trẻ biết về đặc điểm, lợi ích của các hiện tượng tự nhiên đối với đời sống con người. - Thái độ: Yêu thiên nhiên. - Cho trẻ chơi tự do Kế hoạch hoạt động chung 8h40 - 9h10 THỂ DỤC - VĐCB: Bật vào 3 -4 ô. -TC: Bắt bướm. ÂM NHẠC -Hát: “Nắng sớm”. -VĐ: Theo nhịp -NH: “Lý chiều chiều”. MTXQ - Trò chuyện về tia nắng mặt trời. LQVT - Tách một nhóm có 4 đối tượng thành 2 nhóm. VĂN HỌC Truyện " Giọt nước bé xíu" TẠO HÌNH .- Xé, dán tia nắng mặt trời Hoạt động góc 9h20 - 10h10 *Góc xây dựng: Xây công viên nước *Góc đóng vai: Bán hàng, gia đình *Góc nghệ thuật: Trang trí nón, làm đồ dùng - đồ chơi bằng nguyên vật liệu mở. *Góc học tập: Ghép tranh bằng que kem, album tranh các hiện tượng tự nhiên. *Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 15h30 - 17h30 - Ôn kỹ năng: “Bật vào 3-4 ô” - Ôn bài hát đã học: Nắng sớm - LQ: Trò chuyện về tia nắng mặt trời. -Nhận xét, tuyên dương. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: “Trò chuyện về tia nắng mặt trời” - LQ: “Tách một nhóm có 4 đối tượng thành 2 nhóm” -Nhận xét, tuyên dương. - Cấm cờ bé ngoan. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: “Tách một nhóm có 4 đối tượng thành 2 nhóm " - LQ: Truyện " Giọt nước bé xíu" -Nhận xét, tuyên dương. - Cấm cờ bé ngoan. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: Truyện " Giọt nước bé xíu" - Làm quen hoạt động "Xé, dán tia nắng mặt trời" - Nhận xét, tuyên dương. - Cấm cờ bé ngoan. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn thơ, bài hát đã học trong tuần. - Hoàn thành sản phẩm. -Nhận xét cuối tuần. - Cấm cờ bé ngoan. - Vệ sinh trả trẻ.. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề nhánh: CÁC HIỆN TƯỢNG TƯ NHIÊN Thời gian: 06-18/03/2016 I. YÊU CẦU: - Phát triển khả năng tư duy của trẻ, khả năng sử dụng ngôn ngữ trò chơi, khả năng giao tiếp và phát triển vốn từ. - Trẻ biết thể hiện vai chơi và hành động chơi qua các trò chơi. - Trẻ biết sử dụng đồ chơi và cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi. - Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề “Các hiện tượng tự nhiên ”. - Thái độ trẻ tính đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi. 1. Góc phân vai: Bán hàng - gia đình. * Nhóm bán hàng: Bán phao bơi, nón, áo phao, dù,.. Cửa hàng giải khát. - Người bán hàng: Thái độ vui vẻ, ân cần chào hàng, giới thiệu hàng và cám ơn khách mua hàng. - Người mua hàng: Lựa chọn đúng món hàng mình muốn mua, trả tiền khi mua hàng. * Nhóm gia đình: - Trẻ biết sắp xếp dụng cụ trong bếp, nấu các món ăn. - Trẻ biết mua sắm các mặt hàng. 2. Góc xây dựng: Xây công viên nước - Cháu thể hiện các vai chơi chủ công trình, các chú thợ xây. - Biết cách bố trí hợp lí các công trình trong khu trường hợp lý. - Qua buổi chơi giáo dục cho cháu lòng yêu lao động, sự sẽ chia, thái độ yêu quý thiên nhiên, sự cộng tác của các thành viên trong nhóm chơi để tạo lên công trình đẹp. 3. Góc nghệ thuật: Trang trí nón, làm đồ dùng - đồ chơi bằng nguyên vật liệu mở. - Trẻ biết dùng kỹ năng đã học để trang trí nón. - Phát triển óc sáng tạo của trẻ, trẻ biết phối hợp các nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm đẹp. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh khi thực hiện. 4. Góc học tập: Ghép tranh bằng que kem, album tranh các hiện tượng tự nhiên. - Trẻ biết ghép tranh bằng que kem đúng trình tự. - Trẻ biết làm bộ sưu tập các các hiện tượng tự nhiên. - Trẻ biết tên, đặc điểm của các loài hoa. 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. - Trẻ biết chăm sóc cây xanh : Nhặt lá vàng, tưới cây... - Trẻ biết lấy đồ dùng để chơi - Biết làm vệ sinh sạch sẽ kệ để cây xanh. II. CHUẨN BỊ: 1. Góc phân vai: Bán hàng - gia đình. * Nhóm bán hàng: Bán phao bơi, nón, áo phao, dù,.. Cửa hàng giải khát. - Bàn ghế, điện thoại, tiền. - Giang hàng bán các mặt hàng: Phao bơi, nón, dù, áo phao, ... - Quầy giải khát: Nước suối, kem. * Nhóm gia đình: - Đồ dùng, đồ chơi nấu ăn như : Nồi, bếp, bát, muỗng.... 2. Góc xây dựng: Xây công viên nước. - Hàng rào, gạch các loại, ghế đá, hoa cỏ, cây xanh, - Đồ dùng-đồ chơi - Hồ bơi, phao bơi, ... 3. Góc nghệ thuật: Trang trí nón, sử dụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi. - Nón, hoa trang trí,... - Các nguyên vật liệu tái sử dụng: chai, que, ... 4. Góc học tập: Ghép tranh bằng que kem, album tranh các hiện tượng tự nhiên. - Tranh bằng que kem. - Tranh lô tô các hiện tượng tự nhiên. - Album. 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh - Kệ cây xanh, hoa, .. - Bình tưới cây. III. TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Gây hứng thú: - Cô và các bạn cùng hát bài : “Cho tôi đi làm mưa với” + Sau giờ học thì đến giờ gì ? + Hoạt động góc lớp mình có mấy góc chơi ? + Các con đang hoạt động ở chủ đề nào? + Với chủ đề “Môi trường - các hiện tượng tự nhiên” các con thích chơi ở những góc nào? I/ Thỏa thuận trước khi chơi : 1.Góc phân vai: Bán hàng - gia đình. - Góc phân vai các con chơi gì? - Nhóm gia đình cần có những ai? - Các thành viên trong gia đình phải như thế nào?? - Nhóm chơi bán hàng cần những vai chơi nào? - Công việc của chủ cửa hàng là gì? - Các bạn nhỏ phải như thế nào khi đi mua hàng? - Các con sẽ bán những mặt hàng nào? - Cho trẻ về góc chơi 2. Góc xây dựng: Xây công viên nước. - Ở góc xây dựng các con chơi gì ? - Để xây được công trình cần có những ai ? - Chủ công trình làm nhiệm vụ gì? Còn các chú công nhân xây dựng? - Khi xây dựng thì các chú công nhân làm việc như thế nào ? - Để công trình hoàn thành đúng thời gian quy định thì phải làm sao ? - Cho trẻ đăng ký chơi ở góc xây dựng. 3. Góc nghệ thuật: Tô màu tranh các hiện tượng tự nhiên, tái sử dụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi. - Các con nghĩ mình sẽ chơi gì ở góc nghệ thuật? - Để thực hiện các con cần có những gì? - Khi chơi các con như thế nào? - Sau khi làm ra sản phẩm các con phải làm gì? 4. Góc học tập: Ghép tranh bằng que kem, album tranh các hiện tượng tự nhiên. - Hôm nay góc học tập chơi gì? - Các con dự định chơi như thế nào? - Các con hãy làm bộ sưu tập các hiện tượng tự nhiên quanh bé bằng cách: Cô có những album về các hiện tượng tự nhiên( mưa, nắng, ...), các con hãy chọn những hình ảnh tương ứng với album để gắn vào nhé! - Yêu cầu: Gắn đúng tranh hiện tượng tự nhiên tương ứng để hoàn thành album. 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh - Góc thiên nhiên sẽ làm công việc gì? - Khi thực hiện phải như thế nào? II/ Quá trình chơi: - Trẻ vào góc chơi mình đăng kí, từng nhóm thỏa thuận vai chơi và bầu trưởng nhóm. - Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi. - Cô chú ý xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi. Vd: + Góc xây dựng: Công nhân không làm nhiệm vụ chủ công trình phân công mà làm việc của người khác Cô đến hỏi chủ công trình đã phân công ai xây khu vực này, bạn đã thực hiện xong nhiệm vụ của mình chưa? Có thể chủ công trình gọi bạn dó lại xây hoặc phân công một bạn khác + Góc phân vai: Trẻ quên sử dụng ngôn ngữ vai chơi, cô hỏi: chị bán gì? Mẹ đang làm gì?... - Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. - Biết liên kết giữa các góc chơi. - Trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp. III/ Nhận xét sau khi chơi: * Nhận xét hành động qua vai chơi: - Cô gợi ý cho trẻ trong nhóm nhận xét vai chơi, nhận xét thái độ và hành động của nhóm chơi. - Nhận xét công việc đã hoàn thành và chưa hoàn thành. - Khen trẻ chơi tốt, động viên trẻ chưa tích cực tham gia. * Nhận xét buổi chơi: - Trẻ tập trung về một góc chơi tốt nhất. Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau. - Nhận xét cả lớp. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi. - Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ trả lời -Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ trả lời -Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ trả lời -Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ trả lời - Trẻ nêu ý tưởng -Trẻ thực hiện -Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe. -Trẻ thực hiện KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Thứ hai, ngày 13 tháng 03 năm 2017 Đề tài : BẬT VÀO 3 - 4 Ô TCVĐ: Bắt bướm I.Yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ thực hiện đúng, nhớ tên vận động bật vào 3 - 4 ô. - Trẻ thuộc các động tác của bài thể dục. 2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng bật liên tục. - Rèn cho trẻ sự kết hợp khéo léo giữa tay, chân và mắt khi thực hiện vận động. - Phát triển khả năng chú ý và thực hiện bài thể dục theo nhạc. 3. Thái độ: - Thái độ trẻ ý thức nề nếp khi tham gia vào các hoạt động. - Thái độ trẻ thường xuyên tập thể dục và giữ vệ sinh cho cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị: Nhạc Ô để bật. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Hoạt động gây hứng thú. Các con phải thường xuyên tập thể dục để có một sức khỏe tốt nha! Nhìn xem! Cô đang làm gì đây?( đang bật) - Các con nghĩ đây là vận động gì? - Đó là vận động ném xa bằng 2 tay. Nhưng trước hết các con cùng cô thực hiện bài tập thể dục nhé! 1. Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Trẻ đi thường – đi kiễng gót – đi thường – đi bằng gót chân – đi khom lưng - chạy chậm - chạy nhanh – đi thường. -Trẻ dàn thành 4 hàng ngang cách đều nhau. 2. Hoạt động 2: Bé thể hiện mình. a. Bài tập phát triển chung: + Hô hấp: Gà gáy ( 2 lần 8 nhịp) + Động tác tay vai 2: Đưa hai tay ra trước, gập trước ngực. (2 lần 8 nhịp) + Động tác chân 2: Đứng khụy gối, lưng thẳng, không kiễng chân, tay đưa ra trước( 4 lần 8 nhịp) ĐTNM + Động tác lưng bụng 2: Đứng xoay người sang 2 bên. (2 lần 8 nhịp) + Động tác bật 2: Bật tách khép chân. ( 2 lần 8 nhịp) .b.Vận động cơ bản: Bật vào 3-4 ô. - Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động mới đó là vận động "bật vào 3-4 ô". - Cô thực hiện mẫu lần 1 không phân tích. - Cô thực hiện mẫu lần 2 kết hợp phân tích. - TTCB: Cô đứng trước vạch chuẩn, 2 tay chống hông. - Khi có hiệu lệnh, cô khụy gối bật liên tục về phía trước bằng 2 chân, và khi bật không chạm ô. * Trẻ thực hiện: - Chia trẻ đứng thành 2 hàng dọc, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp (2 lần). - Cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc và thi đua giữa 4 đội. - Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác. * Củng cố: Cô hỏi lại tên bài tập. Mời 2 trẻ khá nhất thực hiện lại động tác cho cả lớp cùng xem. c. Trò chơi “Bắt bướm” * Cô nêu cách chơi: Cô chuẩn bị trước 1 con bướm rồi buộc vào một sơi dây, đầu kia buộc vào cái cây.  Giáo viên hướng dẫn đứng giữa và các bé đứng xung quanh.Cô cầm cây có con bướm và nói : “Chúng ta có một con bướm đẹp đang bay, khi con bướm đấy bay đến trước mặt ai thì người đấy hãy nhảy lên bắt bướm.”  Cô hướng dẫn cầm cây có con bướm giơ lên, hạ xuống  ở nhiều chổ khác nhau để cho trẻ vừa nhảy được cao vừa nhảy được xa.  Ai chạm tay vào con bướm coi như bắt được bướm. Ai bắt được nhiều lần sẽ được mọi người hoan hô khen ngợi. * Luật chơi: Trẻ  chỉ cần chạm tay vào con bướm là coi như bắt được bướm. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 - 2 lần. - Cô quan sát bao quát và khuyến khích trẻ chơi. * Giáo dục: trẻ mạnh dạn cùng tham gia hoạt động với bạn để có sức khỏe tốt. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu. Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe và quan sát Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: .... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THẪM MỸ Thứ hai, ngày 13 tháng 03 năm 2017 Đề tài: “NẮNG SỚM” Vận động: THEO NHỊP Nghe hát: “LÝ CHIỀU CHIỀU” I.Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc lời bài hát, giai điệu và hiểu nội dung bài hát " Nắng sớm" - Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát. - Trẻ biết vận động vỗ đệm theo theo nhịp bài "Nắng sớm". 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Trẻ hát đúng cao độ, trường độ, phát âm rõ lời bài hát. - Phát triển tai nghe, cơ quan phát âm cho trẻ. 3. Giáo dục: - Trẻ yêu thiên nhiên, hoa lá. II.Chuẩn bị: - Nhạc có lời, nhạc không lời. - Video hình ảnh. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Hoạt động gây hứng thú - Cho trẻ xem hình ảnh nắng sớm? - Các con vừa xem hình ảnh gì? Từ hình ảnh nắng sớm mà tác giả Huy Tuấn đã viết nên bài hát " Nắng sớm" cho các em thiếu nhi, các con cùng nghe nhé! * Hoạt động 1: Bé vui hát cùng cô - Cô hát lần 1 kết hợp với nhạc. - Cô vừa hát bài gì? - Tóm tắt: Bài hát “Nắng sớm” nói về Tia nắng buổi sớm gọi vào phòng và cùng vui đùa với em nhỏ rất vui" - Cô hát lần 2 kết hợp với nhạc * Đàm thoại: - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? ( Nắng sớm). - Nội dung hát “Nắng sớm” nói về điều gì? * Trẻ hát: - Trẻ hát cùng cô 2 – 3 lần. - Từng tổ hát thi đua - Nhóm bạn trai, bạn gái hát thi đua. - Cá nhân hát - Cô chú ý sữa sai - Cả lớp hát lại 1 -2 lần. * Giáo dục: Chúng ta hãy đón ánh nắng buổi sáng sẽ rất tốt cho sức khỏe. * Hoạt động 2: Cùng vận động - Bài hát thật hay và ý nghĩa đúng không, giờ thì lớp mình cùng vỗ tay cho bài hát thêm vui nhé! - Cô thực hiện vỗ theo nhịp. - Cô vừa thực hiện vừa phân tích: Vỗ tay theo nhịp là vỗ vào phách mạnh và mở ra ở phách nhẹ. Ứng với bài hát này, cô vỗ vào từ "Mở" và mở ra vào từ " cửa", cứ như thế vỗ đến hết bài. - Cả lớp cùng thực hiện với cô 2 -3 lần. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. * Hoạt động 3: Nghe hát “Lý chiều chiều” - Cô hát cho trẻ nghe bài “Lý chiều chiều” của dân ca Nam Bộ. - Lời bài hát nói gì? " Bài hát nói về cô gái gánh nước tưới cho cây ngô đồng thêm tươi tốt" - Cô hát lại trẻ nghe. - Mở nhạc, động viên trẻ cùng hát theo nhạc với cô . * Kết thúc: Cho trẻ đi vệ sinh chuẩn bị hoạt động tiếp theo. Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ quan sát-lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Nhận xét tiết dạy: ........................... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ ba, ngày 14 tháng 03năm 2017 Đề tài : TRÒ CHUYỆN VỀ TIA NẮNG MẶT TRỜI I. Yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ biết tên, đặc điểm của tia nắng mặt trời. - Trẻ biết được lợi ích và tác hại của nắng đối với đời sống con người. 2.Kỹ năng: - Trẻ biết chia nhóm để chơi trò chơi. - Rèn kỹ năng trả lời tròn câu, đủ ý cho trẻ. - Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ: - Trẻ biết yêu quý, chăm sóc cây – hoa. II.Chuẩn bị: - Nhạc III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Ổn định – gây hứng thú Cô và trẻ cùng hát bài "Nắng sớm” - Các con vừa hát bài gì? - Nội dung bài hát nói về điều gì? * Hoạt động 1: Tia nắng mặt trời là gì? * Cho trẻ xem hình tia nắng buổi sáng: + Đây là thời điểm nào trong ngày?(Buổi sáng) + Tia nắng buổi sáng như thế nào?( Nắng ấm) + Tia nắng buổi sáng có lợi ích gì đối với con người?( Cung cấp vitamin D chống còi xương) * Cho trẻ xem hình ảnh nắng buổi trưa: + Các con đoán xem đây là thời điểm nào trong ngày?(Buổi trưa) +Tia nắng buổi trưa như thế nào?(Nắng nóng) + Tia nắng buổi trưa tác động đến con người như thế nào?( Làm chúng ta mệt mỏi, say nắng, dễ bệnh) + Tia nắng buổi trưa còn tác động gì đến cây cối?( Làm cây cối khô héo) => Nắng buổi trưa rất nhiều và nóng, dễ gây bệnh cho con người và làm cho cây cối khô héo. Vì thế, các con nên hạn chế ra đường vào buổi trưa và nhớ che dù hay đội mũ khi đi. * Cho trẻ xem hình ảnh ánh nắng buổi chiều: + Đây là hình ảnh thời gian nào trong ngày?( Buổi chiều) + Buổi chiều có nắng không? => Buổi chiều mặt trời đã lặn, còn ít nắng len lõi qua tán cây nhưng nắng vẫn mang tính chất nóng. => Nắng là một hiện tượng tự nhiên. Mặt trời tỏa nhiệt bằng cách chiếu những tia nắng. - So sánh giữa nắng sáng và nắng trưa: + Giống: Đều là tia nắng + Khác: Nắng sáng: Xuất hiện vào buổi sáng, tốt cho cơ thể. Nắng trưa: Xuất hiện vào buổi trưa, có hại cho cơ thể. * Hoạt động 2: Chọn hình tương ứng - Cô giới thiệu TC: Chọn hình tương ứng + Cách chơi: Trên màng hình có rất nhiều ô số, màn hình sẽ lựa chọn ngẫu nhiên 1 ô số. Nhiệm vụ của các bạn là sẽ trả lời đúng các câu hỏi trong ô số. Dự kiến câu hỏi và câu trả lời cho trẻ: Đây là hình ảnh gì? Tia nắng mặt trời buổi nào là nóng nhất? Bạn nhỏ làm gì khi ra đường? Đây là thời gian nào trong ngày? + Luật chơi: Ai trả lời nhanh và đúng là sẽ được khen. - Cô mời trẻ tham gia trò chơi - Cô bao quát nhận xét. * Hoạt động 3: Mặt khóc - mặt cười - Cô giới thiệu TC: Mặt khóc - mặt cười + Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội, từng thành viên của mỗi đội sẽ lần lượt lên thực hiện, nếu con thấy hành động đó đúng sẽ gắn gương mặt cười, và gắn gương mặt khóc đối với hành động con cho là đúng. + Luật chơi: Đội nào hoàn thành nhanh và đúng là đội chiến thắng. - Cô mời trẻ tham gia trò chơi. - Cô bao quát - nhận xét * Kết thúc: Trẻ rửa tay, vệ sinh để chuẩn bị cho hoạt đông tiếp theo. Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ quan sát-lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ tư, ngày 15 tháng 03 năm 2017 Đề tài : TÁCH 1 NHÓM CÓ 4 ĐỐI TƯỢNG THÀNH 2 NHÓM 1.Kiến thức: - Trẻ nhận biết tách một nhóm có 4 đối tượng thành 2 nhóm. - Cũng cố đếm đến 4,nhận biết chữ số 4. 2.Kỹ năng: -Trẻ có kỹ năng tách nhóm có 4 đối tượng thành 2 nhóm - Kỹ năng chơi trò chơi . -Rèn ý thức tham gia hoạt động tập thể trong môn học toán. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết phối hợp với bạn trong khi chơi. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ mình , khi gặp mưa phải mặc áo mưa, hoặc tìm nơi trú mưa an toàn. II.Chuẩn bị: - Rỗ tranh lô tô, hoa, vườn hoa - Nhạc III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Gây hứng thú: - Xem video trời mưa xuống vườn hoa. - Các con vừa xem gì? - Mưa có lợi ích gì? * Hoạt động 1: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 4. Xem mô hình trời mưa tưới nước cho hoa? - Đếm xem có bao nhiêu bông hoa màu đỏ đã nở?( 2 ) - Đếm xem có bao nhiêu bông hoa màu vàng đã nở?( 3 ) - Đếm xem có bao nhiêu bông hoa màu hồng đã nở?( 4 ) - Trẻ gắn số tương ứng và đọc lại. - Cho trẻ tìm đồ dùng trong lớp có số lượng 2-3 trong lớp và đếm, lấy kết quả đặt số tương ứng. * Hoạt động 2: Tách 1 nhóm có 4 đối tượng thành 2 nhóm - Tách 1 - 3: + Nhìn xem cô có gì đây?( Cây xanh) + Đếm xem có bao nhiêu cây xanh?(4) + Cô sẽ trồng 4 cây xanh vào 2 chậu, các con đếm xem mỗi chậu có mấy mấy cây xanh?(1,3) + Cho trẻ gắn thẻ số tương ứng. + Vậy với 4 cây xanh, cô trồng vào chậu có 1 cây xanh và chậu có 3 cây xanh, đây là cách tách 1 - 3. (Cho trẻ nhắc lại) - Tách 2 - 2 + Nhìn xem cô có mấy bình tưới?(4) + Cô sẽ phân công cho 2 bạn đi tưới cây, vậy mỗi bạn sẽ tưới mấy bình?(2) + Số lượng bình tưới của 2 bạn như thế nào với nhau?( Bằng nhau) + Trẻ gắn thẻ số tương ứng. + Vậy với 4 bình tưới cô phân công cho 2 bạn là bằng nhau và bằng 2, đây là cách tách 2 - 2. (Cho trẻ nhắc lại) * Hoạt động 3: Trò chơi a/ Chia nhanh - chia đúng - Cô giới thiệu TC: Chia nhanh chia đúng - Cô nêu cách chơi: Mỗi bạn sẽ có một rỗ tranh lô tô và thực hiện chia theo yêu cầu của cô. - Luật chơi: Bạn nào chọn và chia đúng sẽ được khen. - Cô mời trẻ tham gia trò chơi. - Cô bao quát, nhận xét kết quả. b/ Trồng hoa: - Cô giới thiệu TC: Trồng hoa - Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội. Cô có nhiều hoa, mỗi loại hoa có 4 bông. nhiệm vụ của mỗi đội là trồng mỗi loại hoa vào 2 chậu hoa. - Luật chơi: Đội nào hoàn thành nhanh và đúng là đội chiến thắng. - Cô mời trẻ tham gia trò chơi. - Cô bao quát, nhận xét kết quả. *Kết thúc: Nhận xét – tuyên dương. Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thứ năm, ngày 16 tháng 03 năm 2017 Đề tài : Truyện " Giọt nước tí xíu" I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện "Giọt nước bé xíu", nhớ tên các nhân vật trong truyện - Trẻ hiểu nội dung truyện: “Giọt nước bé xíu" 2. Kỹ năng: - Phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý của trẻ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ; trả lời to, rõ câu hỏi của cô. - Phát triển tư duy, khả năng kể lại truyện theo trí nhớ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, chú ý lắng nghe cô đọc thơ. II.Chuẩn bị: - Tranh, ảnh minh họa cho truyện. - Video truyện. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ *Gây hứng thú - Hát: " Cho tôi đi làm mưa với" - Trong bài hát đã nhắc đến gì? - Cô có một câu truyện nói về mưa, đó là câu truyện " Giọt nước bé xíu", các con cùng nghe nhé! *Hoạt động 1: Kể truyện bé nghe - Cô kể lần 1 diễn cảm kết hợp cử chỉ minh họa. - Cô vừa kể câu chuyện gì? -Tóm tắt nội dung: “ Câu truyện " Giọt nước bé xíu" nói về hành trình của giọt nước khi được ông mặt trời giúp đỡ để tạo thành cơn mưa” - Trẻ xem video truyện. * Hoạt động 2: Thử tài bé yêu + Các con vừa nghe câu truyện gì? + Nội dung câu truyện nói về điều gì? + Tí xíu và họ hàng ở đâu? + Ai đã giúp Tí xíu bay lên cao? + Ông mặt trời giúp Tí xíu bay lên bằng cách nào? + Khi trời trở rét, bọn tí xíu đã làm gì? + Khi gió lạnh thổi mạnh qua, bọn tí hóa thành gì? - Giáo dục: *Hoạt động 3: Ai giỏi? - Cô giới thiệu TC: Ai giỏi - Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 nhóm. Cô đã chuẩn bị các hình ảnh trong trong truyện. Các nhóm sẽ sếp các hình theo thứ tự trong câu chuyện, sau đó đại diện mỗi đội sẽ đứng lên vừa chỉ vào hình vừa kể tóm tắt lại truyện. - Luật chơi: Nhóm nào xếp đúng, kể, diễn cảm hơn là nhóm chiến thắng. - Cô mời trẻ tham gia. - Cô bao quát - nhận xét. *Kết thúc: Nhận xét – tuyên dương. Trẻ hát Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Nhận xét tiết dạy: GIỌT NƯỚC TÍ XÍU Tí Xíu là một giọt nước. Quê ở biển cả, họ hàng anh em nhà chúng đông lắm và ở khắp mọi nơi, ở biển cả, ở sông ngòi, ao hồ, ở trên trời, ở cả dưới đất... Một buổi sáng biển lặng, Tí Xíu cùng các bạn đuổi theo các lớp sóng nhấp nhô. Ông Mặt Trời thả ánh sáng rực rỡ xuống mặt biển. Bọn Tí Xíu reo vui trong sóng nhẹ và trong ánh nắng chan hoà. Chợt có tiếng ông Mặt Trời cất lên. -Tí Xíu ơi ! Cháu có đi với ông không ? Tí Xíu ngẩng nhìn. Chú đáp giọng rất khẽ, chỉ có ông Mặt Trời là nghe thấy. - Đi làm gì ạ ? Ông Mặt Trời cười bảo : “Trên mặt đất thiếu gì việc, chỗ nào chẳng cần”. Tí Xíu vui lắm. Nhưng sực nhớ mình là giọt nước không thể bay theo ông Mặt Trời được. Chú hỏi : -Cháu nặng lắm làm sao bay lên được. - Không lo, ông Mặt Trời nói ồm ồm, ông sẽ làm cho cháu biến thành hơi. Nói xong ông Mặt Trời vén mây, chiếu thật nhiều ánh sáng xuống biển, Tí Xíu rùng mình và biến thành hơi. Chú chỉ kịp nói với biển cả : - Chào mẹ, con đi ! Mẹ chờ con trở về. Tí Xíu từ từ bay lên... Tí Xíu nhập bọn với các bạn. Lúc đầu chúng bay là là xuống biển rồi chúng hợp thành một đám mây mỏng rời mặt biển bay vào đất liền. Gió nhẹ nhàng đưa Tí Xíu lướt qua những dòng sông lấp lánh như bạc. Xế chiều, ông Mặt Trời toả những tia nắng chói chang hơn lúc sáng. Không khí oi bức... Bỗng từ đâu một cơn gió lạnh thổi tới. Tí Xíu reo lên : - Mát quá các bạn ơi ! Mát quá  Tí Xíu và các bạn nhảy nhót, múa lượn vui thích. Nhưng rồi trời mỗi lúc một lạnh. Tí Xíu thấy rét. Các bạn chú cũng thấy rét. Chúng xích lại gần nhau thành một đông đặc toàn những chú bé giọt nước nhỏ li ti. Bọn Tí Xíu không bay cao lên được nữa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUAN 26 TPPCT- MOT SO HIEN TUONG TU NHIEN - MAM - NGỌC_2.docx
Tài liệu liên quan