I. YÊU CẦU:
Kiến thức
- Trẻ biết gọi đúng tên và nơi hoạt động của một số PTGT đường thủy
- Biết một số đặc điểm nổi bật của ca nô, tàu thủy
2. Kỹ năng
- Giáo dục trẻ kỹ năng tạo nhóm và hoạt động nhóm.
- Khả năng ghi nhớ có chủ định
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua đàm thoại
- Thông qua trò chơi rèn khả năng nhận biết và phán đoán.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết chấp hành một số qui định giao thông đường thủy
- Khi đi tàu thuyền các con phải ngồi ngay ngắn không đùa giỡn, mặc áo phao
II. CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh ca nô, tàu thủy, xuồng ba lá,
- Chương trình power point hình ảnh ca nô, tàu thủy, xuồng ba lá, nơi hoạt động của chúng.
- Một số tranh phương tiện giao thông: tàu thủy, ca nô, xuồng ba lá, thuyền buồm,
- Các bức tranh về nơi hoạt động của các phương tiện.
III. HƯỚNG DẪN:
19 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 18119 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 30 - Chủ đề nhánh: Bé với phương tiện giao thông đường thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền
THỂ DỤC
- Tung bóng lên cao kết hợp bắt bóng
- TC: Lái máy bay
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
Giáo dục trẻ biết kính trọng những người điều khiển các loại PTGT (tài xế, lơ xe,), khi đi trên đường không đùa giỡn hay thò đầu ra ngoài, luôn chấp hành một số luật lệ giao thông khi đi đường, trên tàu, xe, máy bay.
KẾ HOẠCH TUẦN 30
CHỦ ĐỀ: BÉ THAM GIA GIAO THÔNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH : BÉ VỚI PTGT ĐƯỜNG THỦY
Thời gian từ 03/04 – 08/04/2017
Thứ hai
03/04/2017
Thứ ba
04/04/2017
Thứ tư
05/04/2017
Thứ năm
06/04/2017
Thứ sáu
07/04/2017
ĐÓN TRẺ
- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ và cá tính của trẻ.
- Cho trẻ ăn sáng.
- Nhắc nhở phụ huynh việc thực hiện đúng giờ đưa đón trẻ và mặc đồng phục đúng theo qui định.
- Cho trẻ chơi tự chọn.
THỂ DỤC SÁNG
- Tập thể dục sáng :
- Khởi động: Cho trẻ đi thường, đi kiễng gót, Chạy chậm, chạy nhanh,... Sau đố đứng thành hàng ngang.
- Trọng động:
+ Động tác cổ: Nghiêng đầu sang bên trái,nghiêng đầu sang phải.(4 lần / 8 nhịp)
- Động tác tay: Tay đưa lên cao- hạ xuống.( (4 lần / 8 nhịp)
- Động tác Chân: Hai tay chống hông, chân đưa sang bên trái,chân đưa sang bên phải. (4 lần / 8 nhịp)
- Động tác bụng lườn: Hai tay để trước ngực, nghiêng người sang 2 bên. (4 lần / 8 nhịp)
- Động tác bật nhảy: Bật tại chỗ, hai tay đưa lên cao. (4 lần / 8 nhịp)
+ Hồi tỉnh: Cho trẻ đi vòng tròn nhẹ nhàng hít thở.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chuyện đầu tuần
- Cô cùng trẻ kể về ngày nghĩ.
-Cho trẻ xem tranh ảnh về một số loại phương tiện giao thông đường thủy
- TCVĐ: Thuyền vào bến
- Cho trẻ chơi tự do.
Quan sát hình ảnh Ca Nô
-Chuẩn bị: Hình ảnh: ca nô
-Yêu cầu:Trẻ biết gọi tên và đặc điểm của Ca Nô, Công dụng dùng để chở người và hàng hóa
- Giáo dục: Trẻ biết chấp hành một số luật giao thông đường thủy
- TCVĐ : Đua thuyền
- Cho trẻ chơi tự do.
Quan sát hình ảnh chiếc xuồng
-Chuẩn bị: Hình ảnh: chiếc xuồng
-Yêu cầu:Trẻ biết gọi tên và đặc điểm của chiếc xuồng, Công dụng dùng để chở người và hàng hóa
- Giáo dục: Trẻ biết bảo vệ mình khi đi tàu thuyền
*TCVĐ: Chèo thuyền
- Cho trẻ chơi tự do.
Quan sát hình ảnh tàu Thủy
-Chuẩn bị: Hình ảnh: tàu thủy
-Yêu cầu:Trẻ biết gọi tên và đặc điểm của tàu thủy Công dụng dùng để chở người và hàng hóa
- Giáo dục: Trẻ không đùa giởn khi đi trên tàu thuyền
- TCVĐ : Thuyền vào bến
- Cho trẻ chơi tự do.
Quan sát hình ảnh thuyền Buồm
-Chuẩn bị: Hình ảnh: thuyền buồm
-Yêu cầu:Trẻ biết gọi tên và đặc điểm của thuyền buồm. Công dụng dùng để đánh bắt cá.Thuyền buồm chạy nhờ sức gió và sức người.
- Giáo dục: Trẻ biết tuân thủ một số qui định khi tham giao thông đương thủy
-TCVĐ:
Đua thuyền
- Cho trẻ chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG
CÓ CHỦ ĐÍCH
THỂ DỤC
-VĐCB: Bật sâu
- TC: Đua thuyền
- ÂM NHẠC
Hát:"Em đi chơi thuyền"
-VĐ: Vỗ đệm theo phách
-NH: “Bạn ơi có biết”
-TC:"Ai tinh hơn"
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
- Bé cùng quan sát ca nô tàu thủy
LQVT
- Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 5
LQVH
-Truyện “Chị em thỏ trắng”
TẠO HÌNH
- Tô màu chiếc thuyền
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc đóng vai: Phòng bán vé, Quầy giải khát
2. Góc xây dựng: Xây bến tàu Cà Mau
3. Góc nghệ thuật:Tô màu những chiếc xuồng ba lá, tàu thủy,
4. Góc học tập: Phân loại tàu thuyền
5. Góc thiên nhiên: Thả thuyền
SINH HOẠT CHIỀU
- Ôn bài: “ Bật xa 30 cm ”
- ÂN: Em đi chơi thuyền
- LQ: “Bé cùng quan sát ca nô tàu thủy”
- Tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ cắm cờ.
- Ôn bài : “Bé cùng quan sát ca nô tàu thủy”
- LQ: Ôn nhận biệt số lượng trong phạm vi 5
- Tuyên dương trẻ
- Cho trẻ cắm cờ.
- Ôn: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 5
- LQ : Truyện “Anh em thỏ trắng”- Tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ cắm cờ.
- Ôn : Truyện “Anh em thỏ trắng”
- LQ: Tô màu chiếc thuyền
-Tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ cắm cờ.
- Ôn các bài thơ, bài hát trong tuần.
- Tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ cắm cờ.
\
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề nhánh: BÉ VỚI PTGT ĐƯỜNG THỦY
1 Tuần: (Từ ngày 03/04 – 08/04/2017 )
I-YÊU CẦU:
- Trẻ thể hiện được chủ đề nhánh: “Bé với phương tiện giao thông đường thủy”.
- Trẻ biết cùng nhau thảo luận để bầu ra nhóm trưởng, biết phân nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm chơi.
- Trẻ sử dụng ngôn ngữ vai chơi, biết liên kết góc chơi.
- Trẻ nhập vai, thể hiện tính đoàn kết trong khi chơi.
1.Góc phân vai:Phòng bán vé, quầy giải khát
- Người bán hàng: Biết cách xưng hô, biết chào hỏi khách mua hàng, vui vẻ mời khách mua hàng.
- Người mua hàng: Biết chọn hàng và biết trả tiền.
2. Góc xây dựng: Xây bến tàu Cà Mau
- Biết dùng các nguyên vật liệu bố trí công trình chính: Bến cảng Cà Mau
- Tập cho trẻ bố trí sáng tạo công trình phụ: Cây xanh, ghế đá,hàng rào...
- Giáo dục trẻ tính làm việc tập thể.
3. Góc nghệ thuật: Tô màu những chiếc xuồng ba lá, tàu thủy
- Trẻ có kỹ năng tô màu những chiếc xuồng ba lá, tàu thủy
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm
4.Góc học tập: phân loại tàu thuyền
-Trẻ biết phân loại xuồng ba lá, ca nô, tàu thủy , thuyền buồm.
5. Góc thiên nhiên: Thả thuyền
- Trẻ biết thả thuyền và biết cẩn thận để không bị ướt,
- II. CHUẨN BỊ:
1 Góc phân vai: Phòng bán vé, quầy giải khát
- Một số loại nước giải khát
- Một số loại vé đi các huyện
- Tiền, bọc, điện thoại,
2. Góc xây dựng:Xây bến tàu Cà Mau
- Khối gỗ, gạch xây dựng.
- Cây xanh, ghế đá, hàng rào.
- Nón bảo hộ.
- Bờ kè bến cảng
3. Góc nghệ thuật:. Tô màu những chếc xuồng ba lá, tàu thủy
- Bút màu
- Tranh những chiếc xuồng ba lá, tàu thủy
4.Góc học tập: Phân loại tàu thuyền
- Một sô loại phương tiện giao thông đường thủy: xuồng ba lá, ca nô, tàu thủy,
5. Góc thiên nhiên: thả thuyền
- Hồ nước
- Thuyền,..
III. HƯỚNG DẪN:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cho trẻ hát “ Em đi chơi thuyền”
- Sau giờ học đến giờ gì?
- Lớp chúng ta đang hoạt động ở chủ đề gì?
-Theo các con chúng ta nên tổ chức bao nhiêu góc chơi ta sẽ chơi trò chơi gì ở các góc ?
- Dự kiến tổ chức hoạt động góc cho trẻ:
1. Thỏa thuận trước khi chơi:
* Góc xây dựng: Xây bến tàu Cà Mau
+ Để thực hiện được công trình này thì cần có những ai? ( Chủ công trình và chú công nhân)
+ Khi làm việc thì các chú công nhân phải như thế nào?
+ Nếu bạn là chủ công trình thì bạn sẽ xây gì cho Bến cảng Cà Mau
* Góc đóng vai:Phòng bán vé, quầy giải khát
- Góc phân vai con sẽ chơi gì? ( Phòng bán vé, quầy giải khát)
+ Người bán làm công việc gì?
+Khách hàng như thế nào?
* Góc nghệ thuật:Tô màu những chiếc xuồng ba lá, tàu thủy
+ Góc nghệ thuật con sẽ chơi gì? ( Tô màu xuồng, tàu thủy)
+ Mình sẽ chơi như thế nào?
* Góc học tập: Phân loại tàu thuyền
+ Các bạn chơi gì?( Phân loại tàu thuyền )
- Con chơi như thế nào?
*Góc thiên nhiên
+ Bạn nào thích chơi ở góc thiên nhiên nói cho cô và các bạn biết hôm nay góc thiên nhiên sẽ chơi gì? ( thả thuyền)
Ngay bây giờ mời tất cả các bạn hãy về nhóm bầu nhóm trưởng và thể hiện những vai chơi của mình đi nào!
* Cô cho trẻ về nhóm thảo luận và phân công vai chơi cụ thể của từng thành viên trong từng góc chơi.
2. Quá trình chơi:
- Cho trẻ chơi, trẻ tự nhận vai chơi và thỏa thuận cách chơi với nhau trong nhóm.
- Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi.
- Ví dụ: khi góc phân vai: Nhóm bán hàng chưa bán được nhiều vé. Cô có thể lại nhập vai là người mua hàng để hỏi mua vé đi huyện và mua nước giải khát và chơi cùng trẻ.
- Để người bán, bán được nhiều hàng thì các bạn phải như thế nào.
- Biết liên kết giữa các góc chơi.
- Trẻ gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ.
- Trẻ sếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp.
3. Nhận xét sau khi chơi:
* Nhận xét hành động qua vai chơi:
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét các vai chơi trong nhóm.
- Cô đến từng góc chơi nhập vai chơi đàm thoại với trẻ về kết quả chơi, lưu ý trẻ cần bổ sung gì cho lần chơi sau.
* Nhận xét buổi chơi:
- Cho cả lớp tham quan góc chơi tốt nhất , cho trẻ giới thiệu về góc chơi của mình. Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau.
- Nhận xét cả lớp.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
- Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể.
-Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Chủ công trình, công nhân xây dựng.
- Khi làm phải đội nón bảo hộ, làm việc cẩn thận, không đùa giỡn. chú ý giữ gìn sức khỏe
- Trẻ trả lời: Theo suy nghĩ.
- Trẻ trả lời tự do
- Trẻ trả lời tự do
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- Trẻ trả lời tự do.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
-Trẻ thực hiện
- Trẻ Thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
-Trẻ thự
- Trẻ thực hiện
Thứ hai, ngày 03 tháng 4 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI: BẬT SÂU
I. YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ thực hiện được vận động bật sâu.
- Trẻ biết dùng sức mạnh của tay; chân để bật sâu và chạm đất nhẹ nhàng mũi bàn chân.
2. Kỹ năng:
- Trẻ thực hiện đúng kỹ năng bật sâu.
- Trẻ thực hiện cùng cô các động tác bài tập phát triển chung.
- Di chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ giữ gìn sức khỏe, thương xuyên tập luyện thể dục.
- Không đùa giỡn trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
- Sân tập sạch sẽ
- Bụt thể dục
- Nhạc theo chủ đề
III. HƯỚNG DẨN:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Gây hứng thú: hát “ Em đi chơi thuyền”
- Trong bài hát nói đến điều gì?
- Các con có muốn giống như bạn nhỏ trong bài hát không?
- Vậy ngoài việc ăn uống đầy đủ thì các con cần phải làm gì để mau lớn và khỏe mạnh?( Tập thể dục)
- Vậy cô trò mình cùng nhau tập thể dục nhé!
*Hoạt động 1: Khởi động
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu kiểng chân,đi thường chạy chậm
- Trẻ về đội hình 4 hàng ngang tập thể dục
*Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Động tác cổ: (2 x 4 nhịp).
- Động tác tay 2: Tay đưa phía trước, đưa lên cao.(2 x 4nhịp).
- Động tác bụng: Đứng cúi gặp người về phía trước, tay chạm ngón chân.(2 x 4 nhịp).
- Động tác chân 3 : Bước khụy một chân ra trước.(4 x 4 nhịp).( ĐTNM)
- Đông tác bật : Bật tách khép chân.
b. Vận động cơ bản: Bật sâu.
- Hôm nay cô hướng dẫn các bạn thực hiện vận động Bật sâu
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát:
+ Làm mẫu lần 1.(không giải thích).
+ Cô làm mẫu lần 2 phân tích:
TTCB: Trẻ bước từng chân lên bục thể dục đứng thẳng tự nhiên, hay tay thả lỏng, mắt nhìn thẳng.
TTVĐ: Khi nghe hiệu lệnh của cô, các con đưa tay ra trước đồng thời đánh tay ra sau, gối khụy xuống nhún mạnh lấy đà bật sâu xuống bụt, và đánh tay ra trước giữ thăng bằng và tiếp đất nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân..
- Sau đó cô cho cả lớp thực hiện dưới hình thức thi đua của 2 nhóm.(Chú ý cho tất cả các trẻ đều được thực hiện).
c. Trò chơi vận động : “Đua thuyền”
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội ( Ca nô, Tàu thủy và xuồng ba lá) Các con ngồi thành một hàng dọc, chân bạn ngồi sau ôm vào bụng bạn ngồi trước. Khi cô ra hiệu lệnh xuất phát cả đội phải dùng sức của tay nâng người để di chuyển về đích. Đội nào về đích trước là đội thắng cuộc
- Luật chơi:Các đội không để thuyền của mình bị đứt đoạn
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
*Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng thành vòng tròn
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
-Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết học:
.
Thứ hai, ngày 03 tháng 04 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
MÔN: ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: EM ĐI CHƠI THUYỀN
VẬN ĐỘNG: VỖ ĐỆM THEO PHÁCH
NGHE HÁT: BẠN ƠI CÓ BIẾT
I.YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ thuộc bài hát và hát nhịp nhàng cùng cô.
- Trẻ biết vỗ đệm theo phách cùng cô
- Trẻ biết chú ý xem cô minh họa “ Bạn ơi có biết”
2. Kỹ năng
- Hứng thú tham gia hoạt động nhóm trò chơi âm nhạc
- Khả năng ghi nhớ có chủ định
- Phối hợp các vận động một cách nhịp nhàng khéo léo
- Phát triển và củng cố kỹ năng nghe nhạc
- Phát triển kỹ năng vận động và óc sáng tạo.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ mình khi đi tàu thuyền. Không được chơi đùa dưới lòng đường nguy hiểm.
II. CHUẨN BỊ
- Đoạn phim các bạn đi chơi thảo cầm viên
- Nhạc bài hát: “Em đi chơi thuyền”, “ Bạn ơi có biết”
- Trống lắc, phách tre,..dụng cụ âm nhạc.
III. HƯỚNG DẪN
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động gây hứng thú: Bé đi thảo cầm viên
- Cho trẻ xem đoạn phim về hình ảnh bé đi chơi thảo cầm viên?
- Các con nhìn thấy hình ảnh gì?( Các bạn đang chơi trong thảo cầm viên)
- Cô cũng có một bài hát nói về các bạn nhỏ chơi trò chơi trong thảo cầm viên các con cùng lắng nghe nhé!
* Hoạt động 1:Hát “Em đi chơi thuyền”
- Cô mở giai điệu bài hát trẻ đoán tên bài hát.
* Nội dung: Bài hát “em đi chơi thuyền” tác giả “ Trần Kiết Tường”. Nói về một bạn nhỏ đi chơi thuyền trong thảo cầm viên và biết nghe lời mẹ dặn
- Cả lớp hát cùng cô 2- 3 lần
* Giáo dục : trẻ biết vâng lời, khi đi tàu thuyền không đùa giỡn...
* Hoạt động 2: Vổ đệm theo phách
- Để bài hát thêm sinh động hơn, cô và các con cùng vận động vổ đệm theo phách.
- Cô hát và vận động vỗ đệm theo phách lần 1.
- Cô hát và vận động vỗ đệm lần 2 sau đó cô phân tích: Vỗ đệm theo phách là mỗi phách trong ô nhịp vỗ 1 tiếng ứng với bài hát này ta vỗ vào chữ “Em” và cứ như thế ta vỗ liên tục cho đến hết bài hát.
- Cả lớp vận động vỗ đệm 2-3 lần
- Tổ vận động
- Nhóm bạn trai bạn gái vận động
- Cá nhân vận động
- Cả lớp vận động
- Cô chú ý sửa sai nếu có
- Vận động sáng tạo:
+ Ngoài vận động minh họa ra các con còn có thể vận động bằng cách nào nữa?( nhún chân, giậm châm, vỗ tay theo phách,)
- Cô cho trẻ về nhóm thỏa thuận vận động
- Cho trẻ vận động tự do 1 lần
- Cô động viên trẻ hát đúng nhịp điệu và vận động minh họa
- Cô mời từng nhóm đứng lên biểu diễn.
* Hoạt động 3: Nghe hát: Bạn ơi có biết
- Cô mở nhạc và cho trẻ đoán tên bài hát.
Đó là bài hát “ Bạn ơi có biết” Của tác giả Hoàng Văn Yến nói về qui định khi đi bộ là phải đi đường bên phải.
- Cô hát và vận động minh họa cho trẻ xem.
- Lần 2: Cô và trẻ cùng vận động tự do.
* Kết thúc:
- Trẻ xem phim
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ vận động.
- Trẻ nghe và đoán tên bài hát
- Trẻ vận động
Nhận xét tiết học:
.
Thứ ba , ngày 4 tháng 4 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MÔN: MTXQ
ĐỀ TÀI: BÉ CÙNG QUAN SÁT CA NÔ, TÀU THỦY
I. YÊU CẦU:
Kiến thức
- Trẻ biết gọi đúng tên và nơi hoạt động của một số PTGT đường thủy
- Biết một số đặc điểm nổi bật của ca nô, tàu thủy
2. Kỹ năng
- Giáo dục trẻ kỹ năng tạo nhóm và hoạt động nhóm.
- Khả năng ghi nhớ có chủ định
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua đàm thoại
- Thông qua trò chơi rèn khả năng nhận biết và phán đoán.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết chấp hành một số qui định giao thông đường thủy
- Khi đi tàu thuyền các con phải ngồi ngay ngắn không đùa giỡn, mặc áo phao
II. CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh ca nô, tàu thủy, xuồng ba lá,
- Chương trình power point hình ảnh ca nô, tàu thủy, xuồng ba lá, nơi hoạt động của chúng.
- Một số tranh phương tiện giao thông: tàu thủy, ca nô, xuồng ba lá, thuyền buồm,
- Các bức tranh về nơi hoạt động của các phương tiện.
III. HƯỚNG DẪN:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động gây hứng thú
- Hát “Em đi chơi thuyền”
- Trong bài hát nói đến điều gì? Thuyền chạy ở đâu?
- Có rất nhiều loại phương tiện giao thông đường thủy có ích cho con người. Hôm nay cô trò mình sẽ cùng nhau tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường thủy nhé!
*Hoạt động 1:Bé cùng quan sát
* Quan sát hình ảnh Ca nô
- Cô có hình ảnh gì?( Ca nô)
- Ca nô có những bộ phận nào?( Mũi ca nô và thân ca nô)
- Ca nô có đặc điểm gì? ( nhỏ, chạy rất nhanh)
- Ca nô dùng để làm gì?( chở người nhưng ít)
- Ca nô chạy bằng gì?( bằng động cơ)
- Ca nô được chạy ở đâu?( kênh gạch, sông lớn)
- Ca nô là phương tiện giao thông đường gì?( đường thủy)
=> Ca nô là phương tiện giao thông đường thủy, có hai bộ phân là mũi và thân chạy bằng động cơ. Ca nô là loại phương tiện giao thông dùng để chở người được chạy trong kênh gạch và các con sông vừa.
* Quan sát hình ảnh Tàu thủy
- Cô có hình ảnh gì? ( Tàu thủy)
- Tàu thủy có những bộ phận nào?( mũi tàu, khoang tàu và thân tàu, đuôi tàu)
- Tàu thủy có đặc điểm gì?( lớn, chạy chậm)
- Tàu thủy chạy ở đâu?( Trên biển trên sông lớn)
- Tàu thủy dùng để làm gì? ( chở nhiều người, chở hàng hóa)
- Tàu thủy chạy bằng gì?( động cơ)
- Tàu thủy là phương tiện giao thông đường gì?( đương thủy)
=> Tàu thủy có các bộ phận: Mũi tàu, khoang tàu, thân tàu và đuôi tàu. Tàu thủy là phương tiện giao thông đường thủy, chạy bằng động cơ dùng để chở người và chở hàng hóa trên biển và sông lớn
- Ngoài tàu thủy ra các con còn biết những loại phương tiện giao thông đường thủy nào nữa?( xuồng ba lá, thuyền thúng, tàu cao tốc, xuồng máy,)
. - Mở rộng: Ngoài ca nô và tàu thủy cô còn có rất nhiều loại phương tiện giao thông đường thủy khác nữa, các con cùng quan sát nhé( Phà, thuyền thúng, xuồng ba lá, xuồng máy, thuyền buồm)
- Giáo dục: Khi đi tàu thuyền các con phải ngồi ngay ngắn không đùa giỡn, phải mặc áo phao và đi cùng người lớn.
* Bé so sánh giỏi
Ca nô
Tàu thủy
Giống nhau
- Đều là phương tiện giao thông đường thủy
- Chạy bằng động cơ
- Chở người, chở hàng hóa
Khác nhau
- Nhỏ, chạy rất nhanh
- Chạy trên kênh gạch và sông nhỏ
- Không chở được hàng hóa
- Lớn, chạy chậm
- Chạy trên biển và sông lớn
- Chở được hàng hóa
* Hoạt động3: “Mắt ai tinh”
+ Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 nhóm ( Ca nô, tàu thủy), mỗi nhóm có những bức tranh. Nhiệm vụ của mỗi đội là tìm đúng nơi hoạt động của các phương tiện .
- Luật chơi: Trong thời gian là một bài hát nhóm nào có ít hình ảnh sai sẽ là đội thắng cuộc
* Hoạt động 4 : Thuyền về bến
- Cách chơi: Các con sẽ chon phương tiện mà mình thích. Sau đó các phương tiện sẽ xuất bến. Các con vừa đi vừa hát “Em đi chơi thuyền” khi kết thúc bài hát những phương tiện sẽ về đúng bến của mình.
- Luật chơi: Bạn nào về không đúng sẽ phải ra ngoài một lần chơi.
* Kết thúc :
-Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ chơi hứng thú.
Nhận xét tiết học:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ Tư, ngày 05 tháng 4 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI: ÔN NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 5
I. YÊU CẦU:
* Kiến thức:
- trẻ biết tạo nhóm số lượng trong phạm vi 5.
- Củng cố nhận biết số lượng trong phạm vi 5
* Kĩ năng:
- Trẻ có kỹ năng tạo nhóm trong phạm vi 5
- Rèn kỹ năng đếm số lượng trong phạm vi 5.
* Thái độ:
- Rèn ý thức tham gia hoạt động tập thể trong môn học toán.
- Giáo duc trẻ ngoan, tuân thủ một số qui định giao thông đường thủy
II. CHUẨN BỊ :
- Hình ảnh: , 5 tàu thủy, 5 ca nô, 5 chiếc đò và các thẻ chữ số từ 1-5
- Nhạc theo chủ đề.
- Hình ảnh các loại tàu: tàu thủy, ca nô, xuồng ba lá, ...
- Hình ảnh các phương tiện giao thông.
III. HƯỚNG DẪN:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Gây hứng thú: Hát “em đi chơi thuyền”.
- Các con vừa hát bài hát gì?
*Hoạt động 1: Bến tàu Cà Mau
- Hôm nay cô sẽ cho các bạn tham quan bến tàu Cà Mau
- Ở bến tàu hôm nay rất đông có nhiều loại tàu thuyền đậu ở đây,. Bây giờ chúng ta cùng đếm xem có bao nhiêu loại tàu nhé!.
- Cô thấy có nhiều chiếc Ca nô, Các con đếm xem có bao nhiêu chiếc ca nô nhé!( 3chiếc)( trẻ đếm và gắn chử số tương ứng.)
- Kia là những chiếc tàu thủy, các con đếm xem có bao nhiêu chiếc tàu thủy nhé ( 4 chiếc) ( trẻ đếm và gắn chử số tương ứng)
- Còn những chiếc đò đưa khách sang sông các con hãy đếm xem có bao nhiêu chiếc đò nhé?( 5 chiếc)( trẻ đếm và gắn chử số tương ứng.)
*Hoạt động 2: Thuyền về đúng bến
- Bây giờ cô chia lớp mình thành 3 nhóm
- Cách chơi: Mỗi nhóm có một tờ giấy lớn, nhiệm vụ của mỗi đội là chọn những phương tiện giao thông đường thủy gắn vào sao cho phương tiện giao thông đường thủy này tương ứng với chữ số cho sẵn.
- Luật chơi: Trẻ biết chọn những phương tiện giao thông đường thủy và gắn chữ số tương ứng.
- Cô kiểm tra và nhận xét
*Hoạt động 3 Bé nhanh chân
- Cô có 3 vòng tròn to. Mỗi vòng là 1 chữ số 3,4 5,.
- Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát em đi chơi thuyền. Khi cô hô “Chọn số, chọn số” Trẻ trả lời “Số mấy số mấy” Cô hô số mấy thì các con về vòng tròn số đó.
- Luật chơi: Trẻ nào về sai sẽ bị phạt nhảy lò cò.
+ Cô nhận xét
* Kết thúc tiết học
Lớp ra ngoài rữa mặt rữa tay.
- Trẻ hát
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
-Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết học:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 06 tháng 4 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
MÔN: VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: TRUYỆN “CHỊ EM THỎ TRẮNG”
YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện “Chị em thỏ trắng”
- Trẻ nhớ tên nhân vật trong truyện “Chị em thỏ trắng”
2. Kỹ năng.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ qua cách thể hiên câu truyện, câu hỏi ở trẻ.
- Óc quan sát, trí tưởng tượng phong phú.
3. Thái độ
- Giaó dục trẻ tuân thủ một số qui định khi tham gia giao thông
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa nội dung câu truyện
III. HƯỚNG DẪN
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động gây hứng thú:
- Trò chơi “ con thỏ”
Trò chơi vừa rồi nhắc đến con gì?
*Hoạt động 1: Cô kể trẻ nghe
- Cô củng có một câu truyện nói về chị em thỏ. Các con cùng lắng nghe nhé!
- Cô kể diễn cảm lần 1. Giới thiệu tên câu truyện
=> Nội dung : Câu chuyện nói về hai chị em thỏ đi chơi nhưng khi qua đường không chú ý báo hiệu đèn nên suýt nữa xãy ra tai nạn. Khi được chú Thỏ xám là cảnh sát giao thông giải thích thì hai chị em thỏ đã hiểu và luôn luôn tuân thủ luật giao thông.
- Cô kể diễn cảm kết hợp hình ảnh.
*Hoạt động 2: Thử tài bé yêu
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu truyện có những ai?
- Trước khi đi thỏ mẹ dặn 2 chị em như thế nào?
- Trên đường đi hai chị em thấy gì?
- Tại sao thỏ nâu chạy qua đường?
- Nếu con là Bác Gấu con sẽ nói gì với hai chị em?
- Muốn đi qua đường phải như thế nào?
- GD : Không nên đi ra đường một mình, khi tham gia giao thông cùng ba mẹ tuân thủ các tín hiệu đèn giao thông,
*Hoạt động 3: Bé yêu đóng vai .
Cô sẽ cho các bạn nghe lại câu chuyện một lần nữa qua phần đóng vai của các bạn lớp mình.
- Trẻ đội mão đóng vai, cô là người dẫn truyện.
* Cả lớp hát bài hát: Đường em đi
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết học:
.........................................................................................................................................................
Chị em thỏ trắng
Vào một buổi sáng mùa xuân ấm áp, hai chị em Thỏ Nâu và Thỏ Trắng xin phép mẹ ra phố chơi. Mẹ đồng ý và dặn: “Các con đi đường cẩn thận nhé!”. Hai chị em vâng dạ rồi nhảy chân sáo ra khỏi nhà.
Ra đường, được ngắm trời ngắm đất và hít thở không khí trong lành, hai chị em Thỏ nói cười ríu rít. Thỏ Nâu bảo em:
– Em xem kìa, trên cành cây có một con chim xinh đang nhảy nhót bắt sâu đấy!
Thỏ Trắng nói:
– Chị ơi, bên kia đường có vườn hoa đẹp quá, chị em mình sang xem đi!
Thỏ Trắng kéo chị Thỏ Nâu chạy ào sang đường, chẳng chú ý gì cả.
Bỗng, kít, kít tiếng một loại xe phanh gấp nghe rợn cả người. Hai chị em nhìn lên, một đoàn xe dừng hết cả lại.
Bác Gấu lái xe tải thò đầu ra khỏi xe nói to:
– Hai cháu kia, tín hiệu đèn đỏ đang bật mà lại dám chạy sang đường à?
Đúng lúc ấy, chú Thỏ Xám là cảnh sát giao thông đi tới, dắt cả hai chị em quay lại vỉa hè. Chú ôn tồn giải thích:
– Các cháu có nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ kia không? Khi nào đèn đỏ tắt, đèn xanh bật lên các cháu mới được qua đường. Lần sau, hai cháu phải chú ý nhé!
Hai chị em Thỏ Nâu và Thỏ Trắng nhìn nhau. Thỏ Nâu nói:
– Chúng cháu xin lỗi chú, lần sau sang đường, chúng cháu nhớ nhìn tín hiệu đèn màu ạ!
Chú cảnh sát giao thông Thỏ Xám còn dặn tiếp:
– Các cháu còn bé nên khi qua đường phải có người lớn dắt, nếu không rất dễ xảy ra tai nạn đấy!
Từ hôm đó, hai chị em Thỏ luôn nhớ những lời dặn của chú Thỏ Xám: “Đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới được đi, khi qua đường phải có người lớn dắt”.
Thứ sáu, ngày 07 tháng 4 năm 2017
K
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PPCT tuần 30 , Bé với PTGT đường thủy, Mầm Trang.docx