I. Yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết một số việc làm có hại cho môi trường.
- Dạy trẻ nhận biết những việc làm có ích cho môi trường.
2. Kĩ năng
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh, - Phát triển quá trình tư duy: Quan sát, tổng hợp, ghi nhớ có chủ định. phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Một đoạn phim hoặc hình ảnh : Xả rác, chặt cây phá rừng, ống khói và hậu quả: Lũ lụt, hạn hán, động vật chết, người bị bệnh.
- Một đoạn phim hoặc hình ảnh: Quét rác, bỏ rác vào thùng, trồng và chăm sóc cây, nhà máy xử lý chất thải công viên hoa-cây xanh, các bạn nhỏ tung tăng nô đùa.
- 3 khung tranh lớn, các hình ảnh có ích về môi trường, giấy màu, kéo, hồ dán, bút màu
- Nhạc nhẹ bài “ em yêu cây xanh”.
20 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 9891 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 30 - Chủ đề nhánh: Môi trường quanh bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chơi .
- Chuẩn bị: Lớp học có nhiều đồ dùng, đồ chơi.
-Yêu cầu: Trẻ biết ý nghĩa của việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp.
* TCDG “Lộn cầu vồng”.
-Cho trẻ chơi tự chọn.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
8h40
->9h10
THỂ DỤC
- VĐCB: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát.
KPXH:
-Những việc làm có ích cho môi trường
TẠO HÌNH
Vẽ chiếc ô
LQVT
-Đếm đến 7, làm quen chữ số 7.
LQVH
- Thơ: Tiếng chổi tre.
ÂM NHẠC
- Hát: Cho tôi đi làm mưa với.
- VĐ: Vỗ tay theo lời ca.
- NH: “Lý cây bông”
HOẠT ĐỘNG GÓC
9h20-> 10h10
* Góc đóng vai: Quầy giải khát . Bán hoa- bán cây giống
* Góc xây dựng: Xây công viên xanh
* Góc nghệ thuật: Trẻ sử dụng các nguyên vật liệu tận dụng từ rác để làm đồ chơi.
* Góc học tập: Phân loại tranh. Xem tranh kể chuyện theo tranh về môi trương
* Góc thiên nhiên: Thực hành chăm sóc cây ..
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
15h30
->17h30
- Ôn kỹ năng: Đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát.
- LQ: Dán chiếc xe đẩy của cô công nhân vệ sinh môi trường.
- Rèn nề nếp đội hình đội ngũ cho trẻ
- Nhận xét, tuyên dương.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Cho trẻ cắm cờ bé ngoan
- Ôn: Những việc làm có ích cho môi trường.
- LQ: Đếm đến 9, làm quen chữ số 9.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Cho trẻ cắm cờ bé ngoan
- Ôn: Đếm đến 9, nhận xét chữ số 9.
- LQ: Thơ: Tiếng chỗi tre.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Cho trẻ cắm cờ bé ngoan
- Ôn : Thơ “Tiếng chổi tre.”
- Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm nhưng không kéo dài.
- LQ: “ Cho tôi đi làm mưa với.”
- Nhận xét, tuyên dương.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Cho trẻ cắm cờ bé ngoan
- Ôn vận động của bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Nhận xét cuối tuần.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Cho trẻ cắm cờ bé ngoan
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MÔI TRƯỜNG QUANH BÉ
Từ ngày 27/04-31/04/2017
I. YÊU CẦU CHUNG
- Cho trẻ thể hiện chủ đề: “ Môi trường quanh bé”
- Trẻ sử dụng đúng ngôn ngữ vai chơi khi thực hiện trò chơi
- Giáo dục trẻ có thái độ làm việc nghiêm túc, chăm chỉ, không đùa giỡn.
- Cháu có sự liên kết góc chơi và vai chơi
1. Góc phân vai: Bán hoa, bán cây giống- Quầy giải khát
*Nhóm cửa hàng bán hoa-cây giống:
- Chủ cửa hàng: Biết giới thiệu các mặt hàng hoa, cây giống và niềm nở với khách.
- Nhân viên: Biết phụ giúp chủ bán hàng, dọn dẹp và chào mời khách.
*Nhóm cửa hàng giải khát:
- Người bán hàng giải khát: Vui vẻ chào mời khách, biết cảm ơn khách mua hàng.
- Nhân viên phục vụ: Vui vẻ , niềm nở chào mời khách; Biết hỏi khách dùng gì? Biết tính tiền, lau bàn, dọn dẹp bàn ghế sau khi khách uống nước xong.
*Yêu cầu chung: Có ý thức bỏ rác vào thùng đúng nơi qui định và đảm bảo vệ sinh tại cửa hàng.
2. Góc xây dựng: Xây công viên xanh
- Trẻ biết nhiệm vụ của các vai chơi trong nhóm.
- Biết cùng nhau làm việc để hoàn thành công trình đúng tiến độ.
- Chủ công trình biết phân công nhiệm vụ cho từng chú công nhân.
- Biết bố trí các khu vực trong công viên hợp lý.
- Giáo dục trẻ tính làm việc tập thể
3. Góc học tập : Phân loại tranh. Xem tranh kể chuyện theo tranh về môi trường
- Trẻ phân loại tranh có nội dung về những việc làm có ảnh hưởng tốt và không tốt đến môi trường.
- Rèn phát âm chuẩn, chính xác cho trẻ.
4. Góc nghệ thuật: Trẻ sử dụng các nguyên vật liệu tận dụng từ rác để làm đồ chơi
- Rèn kĩ năng xé dán, vẽ, tô màu tranh tuyên truyền có nội dung bảo vệ môi trường.
- Biết sử dụng các nguyên vật liệu tận dụng từ rác để làm đồ chơi
- Rèn tính kiên trì, tập chung chú ý khi hoạt động. Kích thích tư duy sáng tạo cho trẻ
5. Góc thiên nhiên: Thực hành chăm sóc cây .
- Trẻ biết dùng bao tay nhổ cỏ và nhặt lá vàng.
- Biết bỏ rác vào thùng.
- Biết múc nước tưới cho cây không làm đổ ra ngoài..
II. CHUẨN BỊ
1. Góc phân vai: Bán hoa, bán cây giống- Quầy giải khát
* Nhóm bán hoa-cây giống:
- Hoa, cây giống các loại trống trong chậu.
- Dụng cụ trồng va chăm sóc cây.
* Nhóm giải khát
- Kệ 3 tầng, các loại nước giải khát:
- Các loại dụng cụ: Ly, ca, muỗng, đường, ống hút..
- Bàn ghế cho khách hàng ngồi uống; Tiền; Thực đơn
2. Góc xây dựng: Xây công viên xanh
- Cổng, đồ chơi ngoài trời,gạch,hàng rào,ghế đá,nhiều cây xanh, hoa,thảm cỏ, ,xe chở gạch Cột đèn, thùng rác.
- Gạch lớn, gạch nhỏ. Hàng rào
3. Góc học tập: Phân loại tranh. Xem tranh kể chuyện theo tranh về môi trường
- Hình ảnh có nội dung về môi trường: Không bẻ cành ngắt lá, nhặt rác.
- Các tranh có nội dung về giáo dục môi trường
4. Góc nghệ thuật: Trẻ sử dụng các nguyên vật liệu tận dụng từ rác để làm đồ chơi
- Bút màu, kéo, hồ dán, giấy thủ công, giấy A4
- Các loại hộp , bìa cứng, bọc, lá cây khô
5. Góc thiên nhiên: Thực hành chăm sóc cây .
- Cây xanh. Thùng tưới nước,bao tay,thùng rác.
III. HƯỚNG DẪN:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Ổn định:
- Cô cho cả lớp hát một bài về chủ điểm: “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Lớp chúng ta đang hoạt động ở chủ đề gì?
- Theo các bạn, hôm nay chúng ta sẽ tổ chức bao nhiêu góc chơi?
- Dự kiến các góc chơi cho trẻ
1. Thỏa thuận trước khi chơi
* Góc phân vai: Quầy giải khát
- Nhìn vào đồ chơi ở góc phân vai, hôm nay các bạn nên chơi gì cho phù hợp chủ đề ?
- Với trò chơi ấy, cần phải có những vai chơi nào?
- Công việc của từng vai chơi?
- Thái độ của từng vai chơi thế nào?
* Góc xây dựng: Xây công viên xanh
- Góc xây dựng hôm nay các bạn dự định nên chơi gì?
- Để xây được công viên xanh thì cần phải có những ai?
- Con định xây công xanh ấy như thế nào?
+ Xây công viên xanh: Có khu trồng hoa, khu trồng cây, khu vui chơi
- Khi xây công trình ấy, con sẽ bố trí thêm những gì?
- Những người trong công trình làm những việc gì?( chủ công trình làm gì? Các chú công nhân xây dựng có nhiệm vụ gì? )
- Để công trình hoàn thành đúng tiến độ, mọi người phải làm việc như thế nào?
* Góc học tập: Phân loại tranh. Xem tranh kể chuyện theo tranh về môi trường
- Góc học tập hôm nay các con thích chơi gì?
- Các con sẽ chơi trò chơi phân loại tranh như thế nào? (những việc làm có ảnh hưởng tốt đến môi trường con sẽ dán lên khung ảnh màu xanh, những việc làm có ảnh hưởng không tốt đến môi trường sẽ dán lên khung hình màu đỏ)
- Cô đưa ra yêu cầu của trò chơi trẻ chọn?
* Góc nghệ thuật: Trẻ sử dụng các nguyên vật liệu tận dụng từ rác để làm đồ chơi
- Hôm nay góc nghệ thuật con dự định sẽ chơi gì?
- Con sẽ chơi như thế nào?
* Góc thiên nhiên: Thực hành chăm sóc cây .
- Góc thiên nhiên hôm nay các con sẽ chơi gì?
- Con sẽ tổ chức chơi như thế nào?
- Cô đưa ra yêu cầu của góc chơi?
2. Quá trình chơi
- Cô cho trẻ về góc chơi đã chọn để thỏa thuận vai chơi và bầu nhóm trưởng.
- Cô bao quát trẻ, cho trẻ tự lấy đồ dùng đồ chơi và sử dụng đồ dùng đồ chơi để thực hiện nhiệm vụ của vai chơi. Cô nhắc trẻ khi chơi nói chuyện vừa nghe, không la hét và tranh giành đồ chơi với bạn.
- Cô đến từng góc nhập vai chơi cùng trẻ. Sử dụng ngôn ngữ vai chơi để giao tiếp, nhắc nhở, uốn nắn, mở rộng nội dung chơi cho trẻ.
- Cô luôn tạo tình huống để kích thích trẻ nhập vai, biết cùng nhau phối hợp nhiệm vụ trong nhóm và liên kết với các góc chơi khác.
3. Nhận xét sau khi chơi
*Nhận xét hành động qua vai chơi: Cô đến từng góc chơi gợi mở để trẻ nhận xét về vai chơi của mình và của bạn cùng góc chơi. Nhập vai và dùng ngôn ngữ vai chơi nhận xét hành động của từng vai chơi.
*Nhận xét buổi chơi:
- Cô tập chung trẻ lại một góc tốt nhất để cả lớp rút kinh nghiệm học hỏi.
- Cô nhận xét quá trình chơi của cả lớp. Khen góc chơi tốt nhất, khen những bạn chơi tốt, đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng và động viên trẻ chơi tốt hơn ở giờ chơi sau.
- Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng và làm vệ sinh cá nhân.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ về góc chơi và thực hiện nhiệm vụ vai chơi của mình.
Thứ hai, ngày 03 tháng 04 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài : ĐI TRÊN GHẾ THỂ DỤC, ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT.
TCVĐ: Nhảy tiếp sức.
I. YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ thực hiện vận động “Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát.”
- Trẻ biết dùng 1 tay giữ mép ghế, 1 tay giữ thành ghế, đi trên ghế đầu đội túi cát, chân kia bước qua ghế chạm đất.
2. Kĩ năng:
- Luyện kỹ năng khéo léo khi phối hợp giữa tay và chân khi, giữ thăng bằng khi đi trên ghế thể dục, đầu có đội túi cát.
- Trẻ thực hiện đều và chính xác các động tác của bài tập phát triển chung.
- Tham gia chơi trò chơi hứng thú.
- Khả năng định hướng khi vận động.
- Phát triển các tố chất về thể lực: Khỏe, nhanh, bền, khéo léo, linh hoạt ( chân, tay, cột sống)
- Có kỹ năng chuyển đội hình, đội ngũ trong khi tập.
3. Thái độ:
- Mạnh dạn, tự tin, ý thức học tập.
II. CHUẨN BỊ
- Ghế, vạch chuẩn.
- Sân tập bằng phẳng, rộng, thoáng.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
- Nhạc theo chủ đề.
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú
- Hát “ Em vẽ môi trường xanh”.
- Để môi trường xanh sạch đẹp các bạn sẽ làm gì?
* Hoạt động 1 : Nào chúng ta cùng khởi động
Khởi động:
- Mở nhạc bài : « Nắng sớm » cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu: Đi thường, đi nhón chân, đi thường, đi kiễng gót, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm dần,đổi chiều, chạy chậm, chạy nhanh..
* Hoạt động 2: Trọng động
a) Bài tập phát triển chung
+ Động tác tay 1: Hai tay đưa ra phía trước, đưa lên cao(4 lần 4 nhịp)
+ Động tác bụng 3: Đứng cúi gặp người về phía trước, tay chạm ngón chân(4 lần 4 nhịp)
+ Động tác chân 4: Bước khuỵu 1 chân ra phái trước, chân sau thẳng (8 lần 4 nhịp) (ĐTNM)
+ Động tác bật 2: Bật tách chân ra 2 bên, tay chống hông. (4 lần 4 nhịp)
b)Vận động cơ bản : Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát.
- Các bạn nhìn xem cô có gì đây?
- Vậy các bạn hãy chú ý xem, cô làm gì nhé!
- Bây giờ cô sẽ chơi thử 1 lần cho các bạn xem.
+ Cô làm mẫu lần 1.
+ Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích:
- TTCB: Đi đến đầu ghế,.
- TH: Khi có hiệu lệnh bước từng chân lên ghế sau đó đặt túi cát lên đầu hai tay chống hông, mắt nhìn thẳng đầu không cúi đi tiếp tục đến đầu ghế kia tay cầm túi cát bước xuống từng chân rồi về cuối hàng đứng. .
* Trẻ thực hiện:
- Chia trẻ đứng thành 2 hàng dọc, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp (2 lần).
- Cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc và thi đua giữa 4 đội.
- Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác.
* Củng cố: Cô hỏi lại tên bài tập. Mời 2 trẻ khá nhất thực hiện lại động tác cho cả lớp cùng xem.
c) Trò chơi: Nhảy tiếp sức.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 tổ đều nhau xếp theo hàng dọc. Khi các con nghe thấy hiệu lệnh cô đếm “2,3” của cô thì cháu thứ nhất ở cả 3 hàng nhảy liên tiếp lên phía trước lấy 1 lá cờ chạy nhanh về đưa cho bạn thứ 2. Khi cháu thứ 2 nhận được cờ thì tiếp tục nhảy lên đến ống cờ đổi cờ khác đưa cho ban thứ 3. Cháu nào nhảy xong xuống đứng ở cuối hàng cứ tiếp tục như vậy cho đếm hết, tổi nào xong trước sẽ thắng cuộc.
- Luật chơi: khi nhảy đến ống cờ phải đổi cờ rồi chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng. Khi nhận được cờ bạn đầu hàng mới được nhảy tiếp
- Khi trẻ chơi được vài lần cô cho trẻ dừng lại đổi cặp với nhau sau đó tiếp tục chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. (trong quá trình trẻ chơi cô giáo phụ đánh trống cho trẻ chơi).
- Cô quan sát trẻ chơi, tuyên dương đội thắng cuộc, động viên khuyến khích đội thua cố gắng hơn.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai, ngày 03 tháng 04 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài : VẼ CHIẾC Ô
I. YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng kỹ năng vẽ nét cong, nét thẳng, để vẽ thành chiếc ô
- Biết được một số đặc điểm nổi bật của cái ô
- Trẻ biết tô màu tranh đẹp, hợp lý.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vẽ và tô màu cho trẻ.
- Rèn kỹ năng quan sát, tư duy và trả lời các câu hỏi một cách rõ ràng, mạch lạc.
- Biết nhận xét bài của mình và của bạn.
3. Thái độ:
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Biết đoàn kết và giữ gìn sản phẩm.
- GD trẻ biết giữ gìn sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh bé đang cầm chiếc ô, chiếc ô.
- Tranh vẽ mẫu chiếc ô
- Hồ, Giấy A4, giấy màu ( Đỏ, vàng, xanh....)
- Bàn ghế cho trẻ ngồi.
- Góc trưng bày sản phẩm.
- Nhạc không lời.
III. TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú:
Câu đố:
Làm việc thì đầu tròn to,
Dù cho mưa nắng chẳng lo đâu mà,
Khi nào mà đi về nhà,
Cho nó nhỏ lại nghĩ mà hay hay
Đố bé là gì?
* Hoạt động 1: Những chiếc ô xinh
a) Quan sát hình ảnh chiếc ô
* Cô cho trẻ quan sát chiếc ô
+ Các con vừa thấy hình ảnh gì?
+ Chiếc ô có đặc điểm gì? ( Phía trên có ô, phía dưới có tay cầm )
+ Chiếc ô dùng để làm gì?
Gd:ô dung để che nắng,che mưa.Vì vậy khi đi dưới trời nắng trời mưa các con nhớ đội ô ,đội mũ,đội nón để cho mình đỡ bị cảm nắng,cảm mưa nhé.
+ Ngoài ra cô có rất nhiều chiếc ô với nhiều màu sắc khác nhau, các bạn cùng xem nhé.
b) Quan sát tranh mẫu
- Ngoài ra cô còn vẽ tặng cho các bạn 1 bức tranh nữa các bạn cùng ngắm nhìn nhé!
- Cô cho trẻ xem tranh mẫu:
-Cho trẻ quan sát mẫu
+ Đây là bức tranh gì? (Cái ô)
+ Các con có nhận xét gì về cái ô?
+ Màu sắc ô như thế nào?
Cô nhấn mạnh: Muốn vẽ được cái ô thì các con cầm bút bằng tay phải,cầm bằng ba đầu ngón tay,Tay trái giữ vở Đầu tiên các con vẽ 1 nét cong từ trái qua phải thành nửa hình tròn, chia nét cong nửa tròn thành 3 phần sau đó nối lại với nhau, tiếp đến là vẽ một nét thẳng từ trên ô xuống làm tay cầm.
+ Để cho bức tranh thêm đẹp chúng ta vẽ thêm gì? (mây, mưa hoặc ông mặt trời)
- Thế các con dự định vẽ chiếc ô như thế nào?
- Cô mời trẻ nói lại kỹ năng vẽ chiếc ô
- Vậy các muốn vẽ những chiếc ô xinh không? Mời các bạn về vị trí
* Hoạt động 2: Bé vui thử tài:
- Cô cho trẻ về nhóm thực hiện.
- Các nhóm thực hiện theo ý tưởng của mình.
- Cô bao quát và động viên cháu thực hiện sản phẩm của mình. Giáo dục trẻ khi vẽ con cá phải giữ gìn vệ sinh và giữ gìn sản phẩm của mình nhé!
* Hoạt động 3:Sản phẩm bé yêu
- Sau khi hoàn thành xong cô cho trẻ đem sản phẩm treo lên giá và nhận xét:
+ Cô mời một vài bạn lên chọn sản phẩm nào con thích nhất? Vì sao con thích?
+ Mời tác giả lên giới thiệu sản phẩm của mình.
+ Cô nhận xét một vài sản phẩm đẹp, khen ngợi trẻ.
+ Mời trẻ trình bày lại kỹ năng vẽ con cá
- Động viên những trẻ chưa hoàn thành, lần sau cố gắng hơn nữa.
* Kết thúc: Lớp hát 1 bài. Nhắc trẻ rửa tay.
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nêu ý tưởng.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ nêu ý
Nhận xét tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 04 tháng 04 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : NHỮNG VIỆC LÀM CÓ ÍCH CHO MÔI TRƯỜNG
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết một số việc làm có hại cho môi trường.
- Dạy trẻ nhận biết những việc làm có ích cho môi trường.
2. Kĩ năng
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh, - Phát triển quá trình tư duy: Quan sát, tổng hợp, ghi nhớ có chủ định. phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Một đoạn phim hoặc hình ảnh : Xả rác, chặt cây phá rừng, ống khóivà hậu quả: Lũ lụt, hạn hán, động vật chết, người bị bệnh.
- Một đoạn phim hoặc hình ảnh: Quét rác, bỏ rác vào thùng, trồng và chăm sóc cây, nhà máy xử lý chất thảicông viên hoa-cây xanh, các bạn nhỏ tung tăng nô đùa.
- 3 khung tranh lớn, các hình ảnh có ích về môi trường, giấy màu, kéo, hồ dán, bút màu
- Nhạc nhẹ bài “ em yêu cây xanh”.
III.Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Ổn định
Trẻ cùng cô đọc bài thơ “Tiếng chổi tre”
* Hoạt động 1: Bé xem phim
a. Những việc làm bảo vệ môi trường
- Cho trẻ xem phim hoặc xem ảnh những việc làm có ích cho môi trường: Quét rác, bỏ rác vào thùng, trồng và chăm sóc cây xanh, nhà máy xử lý chất thải
- Cho trẻ đưa ra ý kiến nhận xét tự do về những gì mình vừa được quan sát.
- Theo con việc làm nào có ích cho môi trường? việc làm ấy đem đến lợi ích gì?
- Trẻ xem một số hình ảnh: Những công viên có vườn hoa, cây xanh đẹp mắt; các bạn nhỏ nô đùa tung tăng; những khu du lịch đẹp mắt
- Giáo dục trẻ trân trọng những việc làm có ích cho môi trường và nhắc nhở mọi người làm theo.
b. Bé nên làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
- Vậy theo các bạn, các bạn sẽ làm gì để giúp môi trường thêm sạch, đẹp?
- Cho nhiều trẻ lời theo ý kiến riêng của mình
- Hướng trẻ trả lời các việc làm có ích cho môi trường ở lớp, ở nhà, ở những nơi công cộng.
Cô nhấn mạnh: các bạn tuy còn nhỏ nhưng có thể làm những việc nhỏ để góp phần giúp môi trường thêm sạch, đẹp như: Không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định, không ngắt lá, bẻ cành, chăm sóc cây, tưới cây, tỉa lá úa cho cây,.
* Hoạt động 2: Trò chơi: Chọn nhanh chọn đúng
Cách chơi: Trên màng hình hiện ra nhiều những hình ảnh về những việc không nên làm và việc nên làm để bảo vệ môi trường, Nhiệm vụ của các bạn sẽ chọn những hình ảnh theo yêu cầu:
+ Lần 1: Chọn những việc không nên làm
+ Lần 2: Chọn những việc nên làm
- Cô mời trẻ tham gia trò chơi
- Cô quan sát, nhận xét
* Hoạt động 3: Những bức thông điệp của bé.
-Trẻ về nhóm chơi.
- Cô phát cho mỗi nhóm một khung tranh lớn.
- Yêu cầu trẻ thảo luận cùng nhau và thống nhất xem nhóm mình sẽ làm thông điệp gì để bảo vệ môi trường.
- Cô chuẩn bị sẵn cho mỗi nhóm hững hình ảnh, hoặc giấy màu, bút màu để trẻ thực hiện.
- Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ thực hiện.
- Sau thời gian 3 phút, các nhóm mang tranh lên phía trên .
- Mỗi nhóm cử một đại diện lên giải thích về thông điệp của nhóm mình
- Cô động viên và khen ngợi trẻ.
- Giáo dục trẻ luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
*Kết thúc: Cho trẻ vệ sinh và nghỉ ngơi nhẹ nhàng.
- Trẻ đọc cùng cô
-Trẻ xem phim hoặc ảnh.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ xem phim hoặc ảnh.
- Trẻ thảo luận tự do.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ xem ảnh và trò chuyện.
-Trẻ về nhóm chơi.
-Trẻ thực hiện.
Trẻ nghỉ ngơi nhẹ nhàng.
Nhận xét tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ Tư, ngày 05 tháng 04 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : ĐẾM ĐẾN 7 NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 7
I/ YÊU CẤU:
Kiến thức:
- Trẻ biết đếm đến 7 và tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 7 . Nhận biết số 7
2. Kỹ năng:
- Rèn khả năng đếm và tạo nhóm.
- Phát triển khả năng quan sát, tư duy cho trẻ
- Củng cố kỹ năng tạo nhóm có 7 đối tượng , đếm đến 7.
- Thông qua trò chơi rèn cho trẻ phản xạ nhanh kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định và khả năng so sánh cho trẻ
- Phát triển quá trình tư duy: Quan sát, tổng hợp
3. Thái độ
- Trẻ biết lắng nghe, chú ý và biết nhường nhịn nhau khi chơi.
- Giáo dục tính tự tin trong hoạt động
- Trẻ biết phải thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông .
II. CHUẨN BỊ
- Hình ảnh một số loại cây : 5 cây si, 6 cây bàn, 7 cây thông.
- Các số 3, 4, 5, 6 , 7 .
- Nhạc theo chủ điểm.
III-TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ hát bài : “ Em yêu cây xanh. ”
- Trò chuyện về các loại cây .
+ Các bạn ơi các bạn có biết cây là loài hít khí CO2 và thở ra khí O2, đều hòa không khí, che bóng mát cho chúng ta không?
+ Cây được trồng ở đâu?
À cây là loài thực vật trồng để bảo vệ môi trường, che bóng mát được trồng rất nhiều ở trên đường, trong nhà, và nơi công cộng. Nhà bạn Lan cũng trồng rất nhiều loại cây xanh khác nhau, nhưng bạn ấy không thể nào đếm hết và bạn ấy muốn nhờ các bạn đến chơi và đếm cây xanh với bạn ấy, các bạn có thích không nào?
* Hoạt động 1: Cùng tìm hiểu. ( Ôn số lượng 4, 5, 6)
- Cô cho trẻ đi tham quan khu vườn nhà bạn Lan.
Câu hỏi của cô:
+ Đây là cây gì?(Cây si)
+ Có mấy cây si?(Cho cả lớp đếm_4 cây và chọn chữ số tương ứng)
+ Đây là hình ảnh của cây gì?(Cây bàn)
+ Có mấy cây bàn?(Cho cả lớp đếm_5 cây và chọn chữ số tương ứng).
+ Còn đây là cây gì?(Cây thông )
+ Có mấy cây thông?(Cho cả lớp đếm_6 cây và chọn chữ số tương ứng).
+ Chúng được trồng ở đâu ? ( Trên mặt đất)
+ Để bảo vệ môi trường thì các bạn phải làm gì?(Không được hái hoa bẻ cành của các loại cây xanh)
* Hoạt động 2 : Thi xem ai giỏi ( Đếm đến 7 . Làm quen chữ số 7)
- Nhìn xem nhìn xem.
- Các bạn hãy quan sát xem trên màn hình cô có gì nhé?
- À đúng rồi, đây là cây thông.
- Chúng mình cùng xếp những cây xanh ra bảng theo hàng ngang từ trái qua phải nào. Có mấy cây thông ? ( 6 cây - chọn chữ số tương ứng)
- Nếu thêm 1 cây thông nữa vậy chúng ta được mấy cây thông (7 cây - chọn chữ số tương ứng)
- Và 1 yêu cầu nữa dành cho các bạn là các bạn hãy đếm xem có mấy cây sọp ? ( 7 cây - chọn chữ số tương ứng)
- Cô cho trẻ đọc chữ số 7 nhiều lần
- Cô giới thiệu số 7: Số 7 được cấu tạo như thế nào ?
- Cấu tạo chữ số 7: Chữ số 7 có một nét ngang phía trên và một nét xiên trái.
* Hoạt động 3 : Ai nhanh hơn.
- Ở phần thi ai nhanh hơn này sẽ có 2 phần thi nhỏ.
- Phần thứ 1:
- Cách chơi: Cô có chuẩn bị cho 3 đội, mỗi đội 1 rổ đồ dùng có chứa rất nhiều hình ảnh về các loại cây xanh khác nhau. Nhiệm vụ của mỗi đội sẽ lên chọn và xếp chúng cùng tên gọi với nhau sao cho có số lượng đều là 6.
- Luật chơi: Trong thời gian một bài hát nếu đội nào thực hiện đúng và nhanh hơn sẽ là đội thắng cuộc.
- Nào xin mời 3 đội vào vị trí .
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô nhận xét để tìm đội chiến thắng
- Phần thứ 2:
- Cách chơi : Mỗi trẻ cầm thẻ số khác nhau 5, 6, 7. Trẻ có thẻ số bao nhiêu thì chạy về nhà có mang thẻ chấm tròn có số lượng tương ứng với thẻ số của mình .
- Luật chơi: Nếu trẻ nào về không đúng sẽ bị phạt nhảy lò cò vòng quanh lớp 1 vòng.
- Cô cho trẻ tham gia trò chơi.
- Cô nhận xét trò chơi.
Kết thúc: Trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô và nghỉ ngơi nhẹ nhàng.
- Cô và trẻ hát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc
- Trẻ trả lời
Nhận xét tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 06 tháng 04 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài : Thơ “TIẾNG CHỔI TRE”
I . YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài thơ và biết đọc thơ diễn cảm.
- Qua bài thơ công việc cực khổ và đầy ý nghĩa của chị lao công.
- Tập cho trẻ đọc thơ diễn cảm, thể hiện các ngữ điệu nhịp điệu bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, dùng từ chính xác .
3. Phát triển
- Phát triển ngôn ngữ
- Phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
4. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh chung và biết bỏ rác đúng nơi quy định
- Giáo dục luôn có ý thức yêu quí, chăm sóc và bảo vệ hoa và cây xanh
II. CHUẨN BỊ :
- Bức ảnh cô lao công đang quét rác.
- Hình ảnh minh họa bài thơ.
- Chổi nhỏ cho trẻ và nhạc bài hát “ Bé quét nhà”.
III. TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú: Trò chơi “ Bé chọn số nào?”
Cách chơi: Phía trên có những ô số. Bí mật đằng sau các số này. Chia lớp thành 2 đội nhiệm vụ của 2 đội là luân phiên lật các ô số ra và phía dưới các ô số là 1 hình bức tranh nền. Đội nào đoán được nội dung bức tranh đó đội đó thắng cuộc
- Bức tranh là hình ảnh của ai ? đang làm gì?
* Hoạt động 1: Bé làm quen bài thơ
- Đây là hình ảnh chị lao công đang làm việc. Để biết chị làm việc như thế nào, mời các bạn hãy cùng lắng nghe nhé!
- Cô trích dẫn 2 đoạn đầu đọc thật diễn cảm cho trẻ nghe.
- Bài thơ nói về điều gì?
Bài thơ Tiếng chổi tre của tác giả Tố Hữu nói về chị lao công hàng ngày quét rác bất kể mùa hè hay mùa đông thì tiếng chổi tre cũng xao xác hàng me và thịt da của chị như sắt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 30 - moi truong quanh be - choi - NHI.doc