Cô mời các con cùng hướng lên màn hình xem ban tổ chức đưa ra hình ảnh gì nữa đây? ( cô cho trẻ quan sát hình ảnh bé qua đường)
- Bức tranh có hình ảnh mẹ dắt bé qua đường. Dưới tranh có từ “bé qua đường”.
- Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung của bức tranh:
- Cô giáo có bức tranh gì đây?
- Mẹ và bé đang làm gì?
- Ai đang dắt bé qua đường?
- Khi qua đường các con phải có người lớn dắt và khi qua đường các con phải quan sát 2 phía, nếu có xe cộ đến gần không được đi vội nhé.
- Cho trẻ đọc từ “bé qua đường”.
- Bạn nào tinh mắt tìm cho cô những chữ cái đã học trong từ “bé qua đường” và tìm cho cô chữ cái đặc biệt trong từ “bé qua đường”.
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề: Giao thông - Chủ điểm: Bé với an toàn giao thông - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Chủ đề: Giao thông
Chủ điểm: Bé với an toàn giao thông
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Tên hoạt động: Làm quen chữ cái p, q
Độ tuổi: ghép 3 độ tuổi
Thời gian: 30-35 phút
Ngày soạn: Ngày 18/03/2018
Ngày dạy:
Người dạy: Phạm Thị Dịu
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức.
* Trẻ 3 tuổi:
- Trẻ biết nhìn vào hình ảnh minh hoạ và gọi tên hình ảnh.
- Trẻ biết phát âm chữ cái theo cô và các bạn, anh chị 5 tuổi.
* Trẻ 4 tuổi:
- Trẻ biết phát âm chữ cái p, q
- Biết chơi trò chơi với chữ cái theo yêu cầu của cô
* Trẻ 5 tuổi:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của chữ cái p, q.
- Nhận ra chữ cái p, q trong các từ chọn vẹn.
- Trẻ nêu được đặc điểm của chữ p, q biết so sánh chữ cái.
- Biết chơi trò chơi với chữ cái một cách hứng thú và đúng luật.
2. Kĩ năng.
* Trẻ 3 tuổi:
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn kỹ năng phát âm cho trẻ
- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc.
* Trẻ 4 tuổi:
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn kỹ năng phát âm cho trẻ
- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc.
* Trẻ 5 tuổi:
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn khả năng nhận biết, phân biệt và so sánh cho trẻ.
- Rèn tính nhanh nhẹn, linh hoạt .
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Giáo dục
- Trẻ học bài sôi nổi và hứng thú. Có tinh thần thi đua và đoàn kết.
- Giáo dục trẻ chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng của cô.
- Nhạc bài “Em đi qua ngã tư đường phố”.
- Tranh biển báo “cấm rẽ phải” tranh “bé qua đường” trên máy.
- Chữ cái p, q trên máy.
- Trò chơi “Vòng xoay kì diệu”.
- 2 tấm bìa cứng hình vuông có viết chữ cái, tượng trưng cho “bến xe”
- Biển bến xe có gắn chữ cái p, q
2. Đồ dùng của trẻ.
- Vô lăng có gắn chữ cái p, q để trẻ chơi trò chơi.
- Trang phục gọn gàng.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động của trẻ
Hoạt động của cô
1. Hoạt động 1. Gây hứng thú.
- Kính chào quý vị đại biểu, cùng toàn thể các bạn đến với chương trình “Bé vui học chữ”.
- Người dẫn chương trình ngày hôm nay là cô giáo Phạm Thị Dịu và đồng hành cùng với cô giáo xin 1 tràng pháo tay thật lớn để chào đón 2 cô.
- Tới dự với chương trình của chúng ta cô xin chân trọng giới thiệu các cô giáo đến từ trường Mầm non Hương Sen Chiềng Cang đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
- Đến với chương trình “Bé vui học chữ” ngày hôm nay còn có những gương mặt ngộ nghĩnh và đáng yêu của các bạn đến từ Trường Mầm non Hương Sen Chiềng Cang xin lồng nhiệt chào đón tất cả các bé.
Chương trình của chúng ta hôm nay gồm có 2 phần:
+ Phần chơi thứ nhất mang tên: “Sự hiểu biết của bé”
+ Phần chơi thứ 2: “Vượt qua thử thách”
- Mở đầu chương trình là tiết mục văn nghệ chào mừng của các bé đến từ trường Mầm non Hương Sen Chiềng Cang, với bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”. Nào xin mời các con.
- Các con vừa thể hiện hát bài gì?
- Khi đi qua ngã tư đường phố thấy tín hiệu đèn đỏ thì các con phải làm gì?
- Khi có tín hiệu đèn xanh thì như thế nào?
- Khi đi bộ trên đường phố các con phải đi như thế nào?
- Khi đi qua ngã tư đường phố phải đi ở đâu? (đi ở vạch dành riêng cho người đi bộ)
- Cô giáo dục trẻ khi đi bộ trên đường phố phải đi trên vỉa hè bên phải đường. Khi qua ngã tư đường phố đi ở vạch dành riêng cho người đi bộ và có người lớn dắt mới được qua.
2. Hoạt động 2: Làm quen chữ p, q.
- Sau đây phần chơi thứ nhất mang tên: “ Hiểu biết” xin được bắt đầu.
a - Làm quen chữ “p”.
- Cô mời các con cùng hướng lên màn hình xem ban tổ chức đưa ra hình ảnh gì đây? (cô cho trẻ quan sát hình ảnh biển báo cấm rẽ phải)
- Các bạn trả lời rất giỏi đây là hình ảnh biển báo cấm rẽ phải. Dưới tranh có từ : “Cấm rẽ phải”
- Cô nhấn chuột vi tính, màn hình xuất hiện bức tranh có hình ảnh: Biển báo cấm rẽ phải, bên dưới có từ: “Cấm rẽ phải”
- Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung của bức tranh.
- Biển báo cấm rẽ phải có hiệu lực gì vậy?
- Biển báo có hiệu lực cấm các loại xe (Xe cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía phải trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định.
- Cho trẻ đọc từ: “Cấm rẽ phải”
- Cô nói: Trong từ “Cấm rẽ phải” có chứa những chữ cái mà các con đã được học rồi đấy, bạn nào lên tìm giúp cô những chữ cái đã được học trong từ “cấm rẽ phải” và tìm cho cô chữ cái đặc biệt trong từ “Cấm rẽ phải”.
- Đây là chữ cái đặc biệt mà trong chương trình: “Bé vui học chữ” hôm nay chúng mình sẽ được làm quen đấy. Đó là chữ P. Các con nhìn xem chữ “p” trong từ “cấm rẽ phải” của cô có giống chữ “p” trong thẻ chữ cái không?
- Các con hãy quan sát kỹ chữ p và cho cô biết con có nhận xét gì về đặc điểm chữ p.
- Cô tổng hợp ý kiến của trẻ và giải thích giúp trẻ hiểu rõ “chữ p gồm 2 nét: 1 nét sổ thẳng ở bên trái và đặt sát với 1 nét cong tròn không khép kín ở bên phải” (Cô phân tích rõ từng nét chữ trên máy) (Có thể cho trẻ nhắc lại đặc điểm chữ p).
- Cô giới thiệu chữ “p” in thường, chữ “p” viết thường, chữ “P” in hoa, các chữ p này tuy có cách viết khác nhau nhưng chúng đều có cách phát âm giống nhau nếu các con thấy chữ này ở đâu thì các con đọc là p nhé.
- Cho cả lớp phát âm.
* Màn hình xuất hiện chữ p in thường phóng to.
- Cô phát âm mẫu 3 lần “Pờ, pờ, pờ”.
- Khi phát âm các con chú ý bật môi ra.
- Cô mời cả lớp cùng phát âm nào
- Tổ phát âm
- Cá nhân trẻ phát âm
(Cô tuyên dương, động viên sửa sai cho trẻ)
- Các con ạ! Có 1 bài thơ nói về 1 bạn nhỏ rất ngoan, bạn đã biết nghe lời cô giáo dậy đấy. Các con có biết bài thơ đó là gì không?
- Cô cho trẻ đọc bài “Cô dậy con”.
- Bạn nhỏ trong bài thơ rất ngoan, bạn đã biết nghe lời cô giáo dậy đấy. Các con phải nhớ khi đi ra đường các con phải đi sát lề đường đi bên tay phải, khi sang đường phải có người lớn dắt nhé.
B - Làm quen chữ q.
- Cô mời các con cùng hướng lên màn hình xem ban tổ chức đưa ra hình ảnh gì nữa đây? ( cô cho trẻ quan sát hình ảnh bé qua đường)
- Bức tranh có hình ảnh mẹ dắt bé qua đường. Dưới tranh có từ “bé qua đường”.
- Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung của bức tranh:
- Cô giáo có bức tranh gì đây?
- Mẹ và bé đang làm gì?
- Ai đang dắt bé qua đường?
- Khi qua đường các con phải có người lớn dắt và khi qua đường các con phải quan sát 2 phía, nếu có xe cộ đến gần không được đi vội nhé.
- Cho trẻ đọc từ “bé qua đường”.
- Bạn nào tinh mắt tìm cho cô những chữ cái đã học trong từ “bé qua đường” và tìm cho cô chữ cái đặc biệt trong từ “bé qua đường”.
- Đây là chữ cái đặc biệt mà trong chương trình: “Bé vui học chữ” hôm nay chúng mình sẽ được làm quen đấy. Đó là chữ q. Các con nhìn xem chữ “q” trong từ “bé qua đường” của cô có giống chữ “q” trong thẻ chữ cái không?
- Các con hãy quan sát kỹ chữ q và cho cô biết con có nhận xét gì về đặc điểm chữ q.
- Cô tổng hợp ý kiến của trẻ và giải thích giúp trẻ hiểu rõ “chữ q gồm 2 nét: 1 nét cong tròn không khép kín ở bên trái và đặt sát với 1 nét sổ thẳng ở bên phải” (Cô phân tích rõ từng nét chữ trên máy) (Có thể cho trẻ nhắc lại đặc điểm chữ q).
- Cô giới thiệu chữ “q” in thường, chữ “q” viết thường, chữ “Q” in hoa, các chữ q này tuy có cách viết khác nhau nhưng chúng đều có cách phát âm giống nhau nếu các con thấy chữ này ở đâu thì các con đọc là q nhé.
- Cho cả lớp phát âm (chữ “q” in thường, chữ “q” viết thường, chữ “Q” in hoa).
* Màn hình xuất hiện chữ q in thường phóng to.
- Cô cho trẻ quan sát chữ q trên máy và giới thiệu chữ q: Đây là chữ q được phát âm là “cu”.
- Cô phát âm mẫu 3 lần “Cu, cu, cu”.
- Khi cô phát âm chữ "q" thì miệng cô hơi tròn và nhọn.
- Cô mời cả lớp cùng phát âm nào
- Tổ phát âm
- Cá nhân trẻ phát âm
(Cô tuyên dương, động viên sửa sai cho trẻ)
- Cô cho trẻ phát âm chữ q.
* So sánh chữ cái p, q:
- Màn hình xuất hiện chữ cái p, q.
- Các con vừa được làm quen với mấy chữ cái?
- Cho cả lớp đếm số chữ cái vừa học.
- Cho cả lớp phát âm chữ p, q (1-2 lần).
- Các con hãy quan sát xem chữ p và chữ q có điểm gì giống nhau? Cô mời bạn nào giỏi trả lời giúp cô nào?
- Các con hãy quan sát xem chữ p và chữ q có điểm gì khác nhau? Cô mời bạn nào giỏi trả lời giúp cô nào?
- Cô khái quát lại đặc điểm giống và khác nhau của chữ q và chữ q:
- Giống nhau: Cả 2 chữ p, q đều có 2 nét là: 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong tròn không khép kín.
- Khác nhau: Chữ p có 1 nét sổ thẳng bên trái, chữ q lại có 1 nét sổ ở bên phải. Chữ p có nét cong tròn không khép kín ở bên phải, còn chữ q lại có nét cong tròn không khép kín ở phía bên trái, và khác nhau ở chỗ cách phát âm.
- Vừa rồi chúng ta đã rất xuất sắc vượt qua phần chơi thứ nhất.
- Và tiếp theo chúng ta cùng đến với phần chơi thứ 2: “Vượt qua thử thách”
* Trò chơi luyện tập, củng cố.
- Ở phần chơi này ban tổ chức đã dành tặng chúng ta 2 trò chơi
+ Trò chơi 1: Vòng xoay kì diệu.
- Các con hãy quan sát lên màn hình xem khi cô quay mũi tên, mũi tên dừng lại và chỉ vào chữ nào thì các con đọc to chứ đó lên các con nhớ chưa.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi.
- Cô động viên và khích lệ trẻ chơi.
+ Trò chơi 2: Về đúng bến.
- Cách chơi:
- Trước khi chơi, cô nhắc trẻ: Các con phải đi đúng luật giao thông, không chen lấn, xô đẩy nhau, ai đến trước thì đứng trước, ai đến sau thì đứng sau.
- Khi nào cô nói: “Xe chạy” các con làm “tài xế” cầm “vô lăng” làm động tác lái xe chạy xung lớp chơi, vừa chạy vừa hát bài hát “Em tập lái ô tô” khi nghe hiệu lệnh của cô: “Về bến” các con sẽ chạy đến đúng “bến xe” của mình (Chữ cái trên “vô lăng” giống với chữ cái của “bến xe”). Bạn nào đi nhầm bến sẽ phải lái “vô lăng” về đúng “bến xe” của mình.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi.
- Cô động viên và khích lệ trẻ chơi.
3. Hoạt động 3. Bé vui đọc thơ.
- Vừa rồi các con đã rất xuất sắc vượt qua cả 2 phần chơi, và với chủ đề “Giao Thông”, những người làm chương trình xin gửi tới các bé một thông điệp là “hãy chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông”, và trước khi chia tay chúng ta hãy đọc tặng cô và các quý vị đại biểu bài thơ đèn đỏ, đèn xanh nào.
- Cho trẻ đọc bài thơ Đèn đỏ, đèn xanh.
- Chương trình “Bé vui học chữ” xin khép lại tại đây. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn các bé đã nhiệt tình tham gia chương trình, cảm ơn sự cổ vũ nhiệt tình của quí vị khán giả . Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại trong chương trình lần sau.
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ đọc
- Trẻ lên tìm
- Trẻ tìm chữ cái đặc biệt
- Trẻ so sánh
- Trẻ nhận xét
- Trẻ nhắc lại
- Vâng ạ
- Trẻ phát âm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe và quan sát
- Trẻ đàm thoại
- Trẻ trả lời
- Vâng ạ
- Trẻ đọc
- Trẻ lên tìm
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét
- Trẻ nhắc lại
- Vâng ạ
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ phát âm
- Trẻ trả lời
- Trẻ phát âm
- Giống nhau: Cả 2 chữ p, q đều có 2 nét là: 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong tròn không khép kín.
- Khác nhau: Chữ p có 1 nét sổ thẳng bên trái, chữ q lại có 1 nét sổ ở bên phải. Chữ p có nét cong tròn không khép kín ở bên phải, còn chữ q lại có nét cong tròn không khép kín ở phía bên trái, và khác nhau ở chỗ cách phát âm.
- Trẻ nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe cô hướng dẫn
- Trẻ chơi
- Trẻ nghe cô hướng dẫn
- Trẻ chơi
- Trẻ đọc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lop ghep 3 4 5 tuoi_12313404.doc