I. Mục đích:
* Trẻ biết bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4m theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ biết chơi trò chơi, nắm được luật chơi, cách chơi.
* Rèn cho trẻ kỹ năng thực hiện theo hiệu lệnh, bò tay nọ chân kia.
- Rèn trẻ cách chơi, chơi theo luật.
* Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng
- Vòng, phấn, bóng, trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Rổ đựng lá cây.
- Tranh có nội dung bài thơ: Bé tới trường.
18 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề lớn: Trường mầm non - Chủ đề nhỏ: Cô giáo và các bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u kết hợp giải thích.
- Bước 1: Làm ướt hai bàn tay xoa xà phòng vào lòng bàn tay trà sát hai lòng bàn tay vào với nhau.
- Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Dùng lòng bàn tay này trà sát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại
- Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giũa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại
- Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi xoay lại.
- Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.
HĐ2: Trẻ thực hiện
- Cô cho từng nhóm trẻ thực hiện
- Quan sát hướng dẫn và sửa sai cho trẻ
- Các con vừa thực hiện thao tác gì ?
- Mình rửa tay khi nào ?
- Khi sử dụng nước các con sử dụng như thế nào ?
- Nhận xét động viên tuyên dương trẻ
HĐ3 : Kết thúc: Đọc thơ : Bàn tay
- Cả lớp hát
- Bài Tay thơm tay ngoan
- Trẻ trả lời
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Bạn không rửa tay trước khi ăn
- Bạn Mai không sao vì bạn Mai rửa tay trước khi ăn
- Quan sát cô làm và lắng nghe cô giảng giải các bước
- Trẻ thực hiện theo nhóm
- Rửa tay
- Tiết kiệm nước
- Chú ý nghe cô nhận xét
- Cả lớp đọc thơ và ra chơi
HĐCCĐ: Quan sát vườn hoa
TCVĐ: Kéo cưa lừa xẻ
Chơi tự do: Vòng, bóng, phấn
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ được đi dạo chơi, quan sát vườn hoa. Biết chơi trò chơi.
- Phát triển trí nhớ và ngôn ngữ cho trẻ. Chơi trò chơi đúng luật.
- Trẻ có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị;
- Bóng nhựa; vòng
- Phấn, đồ dùng góc chơi
III. Tiến hành hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Giới thiệu bài.
Cô cùng trẻ đi dạo chơi, hít thở không khí trong lành. Trò chuyện về thời tiết trong ngày.
HĐ 2: Phát triển bài.
*) HĐCCĐ: Quan sát vườn hoa.
- Cô cùng trẻ hát bài đi dạo và đến bên vườn hoa.
Cô hỏi trẻ:
- Trong vườn hoa có những loại hoa gì mà cháu biết ?
+ Có những màu gì ?
+ Hoa có đẹp không ?
- Trò chuyện về các loại hoa:
+ Hoa đồng tiền có đặc điểm gì ?( Hoa, lá màu gì ?)
+ Hoa hồng, hoa cúc có đặc điểm gì ?...
- Ngoài hoa ra còn có những cây gì nữa ?
- Các cô, bác trồng hoa để làm gì ?
- Ai chăm sóc cho hoa, cây
- Để vườn trường thêm đẹp chúng mình phải làm gì ?
-> Cô khái quát lại->gd trẻ không được hái hoa, bẻ cây, giữ gìn bảo vệ môi trường.
*) TCVĐ: Kéo cưa lừa xẻ
+Cô giới thiệu cách chơi:
- Trẻ ngồi đối diện nắm tay nhau, vừa làm động tác kéo cưa theo nhịp của bài đồng dao. Đọc tiếng kéo trẻ A đẩy trẻ B người hơi chúi về trước và ngược lại
- Trẻ chơi
*) Chơi tự do. Cô gợi ý cho trẻ chơi với phấn, vòng, bóng đồ dùng góc chơi
Đồ chơi ngoài trời
Theo ý thích của trẻ
- Cô quan sát trẻ chơi an toàn
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
Cô nhận xét chung ->GD trẻ và cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay.
-Trẻ đi dạo và trò chuyện cùng cô.
-Trẻ trả lời theo gợi ý của cô.
- 5- 6 trẻ trả lời ( hoa hồng, cúc huệ, đồng tiền..)
- Có ạ
- 2- 3 trẻ trả lời( Hoa đồng tiền màu đỏ có nhiều cánh nhỏ. Lá màu xanh dài)
Trẻ trả lời
Cây ăn quả...
3- 4 trẻ trả lời( để cắm, để trường đẹp hơn)
Cô giáo , các bạn ..
- 2- 3 trẻ trả lời( không hái hoa, ngắt lá)
- Cả lớp lắng nghe
Trẻ lắng nghe
- Lớp lắng nghe cô phổ biến cách chơi
-Trẻ chơi theo hướng dẫn.
- Trẻ chơi theo gợi ý của cô ở các góc chơi.
Trẻ đi rửa tay
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Hướng dẫn trẻ chơi hoạt động góc
(Góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật)
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết tên và cách sử dụng đồ chơi trong góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật; Biết nhận vai chơi, biết nhiệm vụ vai chơi của mình và của bạn
- Thể hiện được thao tác của vai chơi phù hợp, phối hợp hành động chơi trong nhóm, tạo ra được sản phẩm theo yêu cầu của vai chơi.
- Hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi, chơi đoàn kết
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng đồ chơi đầy đủ ở các góc phân vai, góc xây dựng
III. Hướng dẫn thực hiện
- Cho trẻ thực hiện
* Nêu gương, cắm cờ
- Cô nhận xét chung các hoạt động trong ngày của trẻ.
- Cô gợi ý trẻ nhận xét về mình và các bạn trong lớp(Bạn nào ngoan bạn nào chưa ngoan vì sao)
- Cô nhận xét những trẻ đã đạt được và những trẻ chưa đạt được; Cô động viên, khuyến khích trẻ chưa đạt.
- Cho từng trẻ cắm cờ vào ống
*GD:Trẻ chăm ngoan học giỏi và đi học đều
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 3, ngày 12 tháng 9 năm 2017
Hoạt động học : Thể dục kỹ năng
Đề tài : Bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4m
Trò chơi : ném bóng rổ
I. Mục đích:
* Trẻ biết bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4m theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ biết chơi trò chơi, nắm được luật chơi, cách chơi.
* Rèn cho trẻ kỹ năng thực hiện theo hiệu lệnh, bò tay nọ chân kia.
- Rèn trẻ cách chơi, chơi theo luật.
* Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng
- Vòng, phấn, bóng, trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Rổ đựng lá cây.
- Tranh có nội dung bài thơ: Bé tới trường.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Khởi động
- Giới thiệu hội thi “bé khỏe - bé khéo” lớp
4 tuổi , giới thiệu 2 đội chơi.
- 2 đội cùng giao lưu đi vòng tròn, đi, chạy các kiểu chân.
HĐ 2: Phát triển bài
* BTPTC:Ai tập đúng hơn, bền hơn.
Cho trẻ tập cùng cô từng động tác theo nhịp đếm.
- Tay: Hai tay đưa ngang, gập sau gáy.
- Bụng : Cúi gập người về phía trước.
- Chân: Ngồi xuống, đứng lên liên tục.
- Bật: Bật tại chỗ.
Cho trẻ chuyển đội hình thành hai hàng ngang
* VĐCB:Bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4m.
- Cô giới thiệu tên vận động.
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích.
- Cô làm mẫu lần 2 và phân tích: Đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh, bò bằng bàn tay và bàn chân, chú ý tay nọ chân kia.
- Cho 1 trẻ khá tập cô quan sát.
- Cho trẻ thực hiện:
+ Lần 1: Lần lượt trẻ tập, không thi đua.
+ Lần 2: Cuộc thi chính thức của 2 đội, đếm số bạn làm được trong mỗi đội và so sánh. Cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ.
- Củng cố: Hỏi và nhắc lại tên bài tập, cho một trẻ tập tốt lên tập lại.
*TCVĐ:Ném bóng rổ.
- Cho trẻ tiếp tục thi đua giữa 2 đội xem đội nào có nhiều bạn ném bóng đúng rổ.
HĐ 3:Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 2-3 vòng quanh sân tập kết hợp đọc bài thơ Lên bốn.
- Trẻ hưởng ứng.
- Trẻ đi chạy các kiểu.
- 2 lần x 8 nhịp.
- 2 lần x 8 nhịp.
- 3lần x 8 nhịp.
- 2 lần x 8 nhịp.
- Chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát cô làm.
- 1 Trẻ tập .
- Trẻ lên vận động.
- Trẻ thi đua theo 2 tổ.
- Trẻ nhắc lại tên bài tập và tập lại.
- Trẻ chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng và đọc thơ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Vẽ theo ý thích bằng phấn trên sân
TCVĐ:Mèo và chim sẻ
Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết vẽ các đồ dùng đồ chơi trong lớp học trên sân bằng phấn.Biết cách chơi trò chơi ‘’Mèo và chim sẻ’’
- Rèn kỹ năng cầm phấn, vẽ của trẻ.
- Trẻ hứng thú theo ý tưởng của trẻ. Trẻ chơi đoàn kết với các bạn.
II. Chuẩn bị
- Phấn, giẻ lau tay.
- Sân rộng,sạch sẽ.
III. Hướng đẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
- Cô cho trẻ hát bài ‘’Vui đến trường’’ và cho trẻ ra sân, đi dạo quanh sân trường, ổn định tổ chức.
HĐ2. Phát triển bài
- Cô phát phấn đủ cho trẻ. Trò chuyện về các đồ dùng đồ chơi có ở trong lớp.
+ Trong lớp có những loại đồ dùng đồ chơi nào?
+ Trông chúng như thế nào?
+ Chúng mình có muốn vẽ những đồ dùng đồ chơi đấy để tặng các bạn không?
- Cho trẻ vẽ các đồ dùng đồ chơi trên sân bằng phấn.
- Cô vẽ mẫu trên sân và phân tích cách vẽ. Cô hỏi trẻ cách vẽ về các loại đồ dùng đồ chơi.
+ Con vẽ đồ dùng gì, đồ chơi gì? Vẽ như thế nào?
- Cô cho trẻ vẽ -> Cô bao quát, hỏi ý tưởng của trẻ và giúp trẻ thực hiện
- Cô và trẻ nhận xét các bài vẽ. Cô động viên, khen trẻ.
* Trò chơi “Mèo và chim sẻ”
- Luật chơi:Khi nghe tiếng mèo kêu, các con chim sẻ bay nhanh về tổ. Mèo chỉ được bắt chim sẻ ở ngoài vòng tròn.
Cách chơi:
Chọn một trẻ làm mèo ngồi ở một chỗ, cách tổ chim sẻ 3-4m. Các trẻ khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu "chích, chích, chích" (thỉnh thoảng lại ngồi gõ tay xuống đất giả như đang mổ thức ăn). Khoảng 30 giây mèo xuất hiện. Khi mèo kêu "meo, meo, meo" thì các chú chim sẻ phải nhanh chóng bay về tổ của mình. Chú chim sẻ nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi. Trò chơi tiếp tục khoảng 3- 4 lần. Mỗi lần, chim sẻ đi kiếm mồi khoảng 30 giây thì mèo lại xuất hiện.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô động viên trẻ
*Chơi tự do
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích
- Cô giới thiệu các loại đồ chơi ngoài trời
cô bao quát trẻ chơi an toàn
HĐ3. Kết thúc
- Cô cho trẻ đọc thơ “Bạn mới” đi vào lớp quan sát lớp học.
- Trẻ hát cùng cô và ra sân, đi dạo
- Trẻ quan sát, lắng nghe
- Trẻ trả lời theo nhũng gì quan sát được
- Trẻ trả lời: Có ạ!
- Trẻ quan sát, nhận xét và trả lời
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ thực hiện vẽ
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và nắm được cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi cùng cô
- Trẻ chơi sôi nổi
- Trẻ chơi tự do theo ý thích
- Trẻ đọc thơ và đi vào lớp.
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Trò chuyện về cô giáo và các bạn
- Nêu gương cắm cờ
- Cô giới thiệu tên, tuổi của
- Cô trò chuyện với trẻ về công việc hàng ngày của cô
- Cô trò chuyện với trẻ về các cô trong trường
- Cho trẻ giới thệu về tên tuổi của trẻ
- Hàng con đến lớp được học những gì.
- Được tham gia các hoạt động gì trong lớp
* Nêu gương, cắm cờ
- Cô nhận xét chung các hoạt động trong ngày của trẻ.
- Cô gợi ý trẻ nhận xét về mình và các bạn trong lớp(Bạn nào ngoan bạn nào chưa ngoan vì sao)
- Cô nhận xét những trẻ đã đạt được và những trẻ chưa đạt được; Cô động viên, khuyến khích trẻ chưa đạt.
- Cho từng trẻ cắm cờ vào ống
*GD:Trẻ chăm ngoan học giỏi và đi học đều
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 4, ngày 13 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC: TOÁN
Đề tài: - Phát hiện và sao chép lại theo quy tắc
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ phát hiện ra quy tắc và biết sắp xếp các đối tượng theo quy tắc cho trước, theo ý thích.
- Nhận ra quy tắc sắp xếp và sao chép lại; Sáng tạo ra mẫu sắp xếp và xếp theo mẫu; Diễn đạt quy tắc sắp xếp rõ ràng mạch lạc.
- Trẻ có ý thức nề nếp trong hoạt động; Hào hứng tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Các loại hoa với các mầu khác nhau
- Que chỉ.
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
*Ôn tập xếp tương ứng 1- 1
- Xin chào mừng các bé đến với chương trình: “Bé vui học toán” của lớp MG4T – TDP Số 4 của trường Mầm non Số 1 Phong Hải.
- Mở đầu chương trình các bé có muốn hát một bài hát thật hay để tặng các bác các cô không?
- Để tiết mục được hấp dẫn hơn, bạn áo đỏ sẽ đứng cạnh bạn áo vàng nhé!
- 1 bạn áo đỏ, đứng cạnh 1 bạn áo đỏ ,đến 1 bạn áo vàng, 1 bạn áo vàng, chúng mình đang xếp hàng theo tương ứng gì đấy nhỉ?
- Nào bây giờ cô con mình cùng biểu diễn nào?
Trẻ hát: “Vui đến trường” (Kết hợp với vận động) khi hết bài hát cô nói tìm bạn thân thì các con tìm một bạn nữa cho mình nhé
- Cô cho trẻ hát và tìm bạm của mình
- Các con đứng như thế này theo theo tương ứng gì nhỉ?
- Các bé rất là giỏi cô thưởng cho chúng mình một trò chơi chúng mình có thích không nào?
- Trò chơi: Ai thông minh:
+ Có mấy loại hoa?
+ Các bông hoa này được xếp như thế nào?
(Xếp theo quy tắc 1-1 ạ)
+ Vì sao con biết đây là quy tắc 1-1?
Vì có 2 loại hoa được sắp xếp lập đi lập lại, cứ bông hoa hồng xếp cạnh 1 bông hoa cúc lại đến 1 bông hoa hồng xếp cạnh 1 bông hoa cúc
- Cho trẻ xem lại cách sắp xếp: Lần này khó hơn, các bé hãy nhìn thật kĩ loại hoa nào còn thiếu trong quy tắc 1-1 trên nhé!
(1 hoa huệ, 1 hoa sen)
+ Có mấy loại hoa trong chu kì, các loại hoa xếp theo thứ tự như thế nào? Cho trẻ nhắc lại
+ Các bé có muốn chơi nữa không?
Trên màn hình của cô là các loại hoa được xếp theo quy tắc 1-1, nhưng có một loại bị xếp nhầm chỗ bé nào giỏi lên chỉ cho cô biết loại hoa nào xếp nhầm nào.
*Dạy trẻ sắp xếp theo quy tắc 1-1-1
- Các bé thử nhìn xem có bao nhiêu bông hoa vàng, bao nhiêu bông hoa đỏ, bao nhiêu bông hoa hồng.
+ Số hoa vàng đỏ hồng như thế nào với nhau?
+ Có thể xếp các bông hoa này theo cách nào?
+ Trong chu kì trên con bao nhiêu bông hoa vàng, bao nhiêu bông hoa đỏ, bao nhiêu bông hoa hồng?
- Quy tắc sắp xếp như trên có 3 loại hoa trong 1 chu kì và được lặp lại theo trật tự 1 hồng, 1 vàng, 1 đỏ được gọi là quy tắc 1-1-1.
- Cho trẻ thực hành xếp theo quy tắc cùng cô với các loại hoa.
+ Xếp theo mẫu: 1 hoa đỏ, 1 hoa vàng, 1 hoa hồng
* Luyện tập củng cố
- Trò chơi 1: Ai nhanh hơn
+ Cách chơi: Trẻ chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm có một bảng bài tập dán các quy luật sắp xếp chưa hoàn chỉnh. Trẻ quan sát thảo luận và hoàn chỉnh các quy luật sắp xếp đó.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Trò chơi 2: Nhân viên vườn hoa
- Sắp xếp các loại hoa theo 1 quy luật nhất định.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét trẻ chơi
HĐ3. Kết thúc
- Cho trẻ hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” và ra chơi
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu chương trình.
- Có ạ
- Vâng ạ
- Xếp tương ứng 1-1
- Trẻ biểu diễn
- Chú ý lắng nghe
- Hai trẻ đứng đối mặt vào nhau
Tương ứng 1-1
- Có ạ
- Trẻ trả lời theo quan sát
- Xếp theo quy tắc 1-1 ạ
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ xem lại cách xắp xếp
- Trẻ nhắc lại
- Có ạ
- Trẻ lên chỉ
- Đều bằng nhau
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ xếp cùng cô
- Trẻ xếp theo mẫu
- Trẻ lắng nghe cô nêu cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi hào hứng
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát và ra chơi
Hoạt động ngoài trời:
- Làm quen bài hát : Vui đến trường.
- TCVĐ: Tung bóng
- Chơi tự do.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên bài hát và biết hát đúng giai điệu của bài hát. Biết tên trò chơi, hiểu luật chơi và cách chơi.
2. Kỹ năng :
- Kỹ năng hát, chơi trò chơi.
- Phát triển kỹ năng tung cho trẻ.
3. Giáo dục :
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết và giữ gìn đồ chơi.
II, CHUẨN BỊ: - Bài hát, sân chơi, bóng.
III, TIẾN TRÌNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HĐ1: Giới thiệu bài
Cô cho trẻ dạo chơi xung quanh trường và trò chuyện về cảnh quan trường lớp
HĐ2: Phát triển bài
* Làm quen bài hát:
- Cô giới thiệu cho trẻ tên bài hát, tên tác giả; “Vui đến trường”.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 và giảng nội dung. Cô hỏi tên bài hát.
- Cô dạy trẻ hát: theo lớp, tổ , nhóm, cá nhân .
- Cô động viên trẻ hát và khen trẻ.
* Trò chơi vận động: “Tung bóng”
- Cô nêu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi.
- Cách chơi: Cô chia lớp ra làm 2 đội đứng theo hàng ngang và quay mặt vào nhau,Mỗi bạn sẽ cầm 1 quả bóng tung cho bạn ở đội đối diện, đội nào có số bạn làm rơi bóng ít hơn thì đội đó sẽ thắng.
- Luật chơi: đội nào thua sẽ bị phạt nhảy lò cò.
- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần
- Cô hướng dẫn, động viên và chơi cùng trẻ.
Chơi tự do:
- Cô cho trẻ chơi tự do.
HĐ3: Kết thúc: Đọc thơ Lên bốn
- Trẻ dạo chơi và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nhắc lại tên bài hát
- Cả lớp cùng hát.
- Trẻ trả lời bài hát em đi mẫu giáo.
- Trẻ tập hát bài hát
- Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi.
- Cả lớp chơi trò chơi.
- Trẻ chơi tự do
- Trẻ đọc và đi ra ngoài
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Kể chuyện về Bác Hồ
“Những bức thư của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi”
- Cô giới thiệu nội dung cần dạy
- Cô kể diễn cảm câu chuyện lần 1
- Cô kể lần 2 kết hợp tranh và giảng nội dung: Còn nhớ, tháng 7-1926, Bác đã có ý định gửi một số gương mặt thiếu nhi tiêu biểu của nước ta sang đào tạo ở Liên Xô. Chỉ vì lý do là thiếu nhi nước ta đã quen với khí hậu khô nóng. Quả thật, tấm lòng đó của Bác đối với tuổi thơ đã gây những xúc động đặc biệt cho mọi người.
- Cô kể lần 3.
- Cô cùng trẻ đàm thoại :
+ Cô vừa kể chuyện gì?
+ Bác Hồ muốn đưa các bạn thiếu nhi đi đâu?
+ Bác đã hỏi điều gì? Bác có lo lắng cho các cháu thiếu nhi không?
+ Các cháu có yêu quý Bác Hồ không?
- Cô cùng cả lớp kể chuyện 2-3 lần.
- Cô khái quát lại-> giáo dục trẻ: Yêu quý, biết ơn, kính trọng Bác.
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 5, ngày 14 tháng 9 năm 2017
ÂM NHẠC
Tên đề tài: - Dạy hát ‘’Vui đến trường’’
- NH: ‘’Bàn tay cô giáo’’
- TC: ‘’Đoán tên bạn hát’’
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ thuộc bài hát biết tên bài hát, nội dung bà hát ‘’Vui đến trường’’. Biết cách chơi trò chơi đúng luật.
- Rèn trẻ hát đúng giai điệu bài hát ‘’Vui đến trường”, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ hứng thú học hát .
II. Chuẩn bị
- Bài hát ‘’Cháu đi mẫu giáo’’; ‘’Trường chúng cháu là trường mầm non’’
- Thanh gõ, sắc sô, mũ chóp.
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
- Cô cho trẻ đọc bài thơ ‘’Bạn mới’’.
- Trò chuyện về nội dung bài thơ, về chủ đề ‘’Vui đến trường’’.
HĐ2. Phát triển bài
*Dạy hát ‘’Vui đến trường’’
- Cô giới thiệu tên bài hát ‘’Vui đến trường”, tên tác giả
- Cô hát 1 lần cho trẻ nghe. Nhắc lại tên bài hát, tác giả.
- Cô hát lần 2. Giảng nội dung bài hát: Bài hát nói về niềm vui của các bạn nhỏ khi được đến trường, có những chú chim hót líu lo chào đón các bạn nhỏ đén lớp còn các bạn nhỏ dậy sớm đáng răng được mẹ đưa đến lớp gặp lại cô và bạn bè rấtvui.
-> Cô giáo dục trẻ yêu quí vâng lời và kính trọng nghe lơi cô giáo chăm ngoan học giỏi.
- Cô dạy trẻ hát lần lượt từng câu, từ đầu đến hết bài.
+ Cô cùng cả lớp hát 2->3 lần .
+ Cô mời trẻ hát.
+ Cô sửa cho trẻ hát đúng giai điệu
- Đàm thoại:
+ Các cháu vừa hát bài gì?
+ Do ai sáng tác?
+ Bài hát nói về ai? + Bạn nhỏ đi học như thế nào?
- Cô củng cố và giáo dục trẻ: Đi học đều, ngoan, nghe lời cô giáo
*Nghe hát bài ‘’Bàn tay cô giáo’’
- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả
- Cô hát bài hát 1 lần
+ Cô giảng nội dung bài hát.
- Cô hát bài hát lần 2 cho trẻ hưởng ứng cùng cô .
*Trò chơi “Đoán tên bạn hát”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô nói luật chơi và hướng dẫn trẻ cách chơi trò chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
HĐ3. Kết thúc
- Cô cho trẻ hát bài ‘’Cháu đi mẫu giáo’’ và ra chơi.
- Trẻ đọc cùng cô bài thơ trò chuyện về nội dung bài thơ, chủ đề.
- Trẻ nắm được tên bài hát, tác giả.
- Trẻ lắng nghe cô hát .
- Trẻ chú ý lắng nghe và nắm được nội dung của bài hát
- Trẻ hát theo cô
- Cả lớp hát
- Nhóm trẻ, cá nhân trẻ hát và vận động cùng cô
- Trẻ trả lời: Cháu đi mẫu giáo
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý nghe cô giáo hát
- Trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Trẻ nắm được tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
- Trẻ chơi cùng cô
- Trẻ hát và ra chơi .
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: QS thời tiết trong ngày
TCVĐ: Tung bóng
Chơi tự do
I. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ nhận ra thời gian, thời tiết trong ngày; Những ảnh hưởng của thời tiết đối với con người. Biết cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên: Trời mây, cỏ cây, hoa lá.
- Rèn kỹ năng quan sát, tập trung, chú ý.
- Yêu thích thiên nhiên, biết ăn mặc phù hợp theo mùa
II. Chuẩn bị
- Địa điểm quan sát sạch sẽ, mát mẻ.
- Đồ dùng, đồ chơi để tổ chức trò chơi cho trẻ.
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
- Cô cho trẻ hát bài ‘’Cháu đi mẫu giáo’’ và xếp hàng đi ra sân.
HĐ2. Phát triển bài
*Quan sát thời tiết mùa thu
- Cô cho trẻ đi dạo 1 vòng xung quanh sân trường. Cô hỏi trẻ:
+ Bây giờ là tháng mấy? Đang là mùa gì?
+ Hôm nay là thứ mấy? Ngày bao nhiêu?
+ Thời tiết mùa thu như thế nào?
+ Hãy nhìn ngắm xem xung quanh có những gì?
+ Bầu trời hôm nay như thế nào? Có gì trên bầu trời?
- Cô cho trẻ hát bài ‘’Vườn trường mùa thu’’.
*) Trò chơi “Tung bóng”
- Cô nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô động viên trẻ
*) Chơi tự do
- Trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ.
HĐ3. Kết thúc
- Cho trẻ hát ‘’Trường chúng cháu là trường mầm non’’ và vào lớp
- Trẻ hát và xếp hàng ra sân
- Trẻ đi dạo vòng quanh sân trường và quan sát thời tiết.
- Trẻ trả lời: Tháng 8, mùa thu
- Trẻ trả lời: Thứ 5, ngày 27/8
- Trẻ trả lời: Mát mẻ, dễ chịu.
- Trẻ trả lời: Cây cối trong sân trường.
- Trẻ trả lời: Bầu trời trong xanh, có nhiều mây.
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ lắng nghe và nắm được cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi cùng cô
- Trẻ chơi tự do theo ý thớch
Trẻ hát và vào lớp
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Ôn : Văn học chuyện “Đôi bạn”
- Cho trẻ hát bài hát: “Cháu đi mẫu giáo”.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề lớp học của bé.
- Cô giới thiệu tên truyện “Đôi bạn”
- Cô kể cho trẻ nghe 1 lần, và nhắc lại tên truyện, giới thiệu tên tác giả.
- Lần 2: Cô kể chuyện và giới thiệu nội dung của chuyện
- Cô kể truyện lần 3 kết hợp chỉ tranh cho trẻ nghe
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 6 ngày 15 tháng 9 năm 2017
Hoạt động học: Tạo hình
Đề tài: Tô màu trường mầm non
I- Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết trò chuyện về chủ đề, biết cầm bút và tô màu bức tranh trường mầm non của bé. Hát thuộc bài hát: Trường chúng cháu là trường mầm non.
- Rèn trẻ kỹ năng vẽ, tô màu, rèn cách cầm bút, cách ngồi tô vẽ.
- Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm, yêu thích tạo hình.
II- Chuẩn bị.
- Giấy A4, bút màu cho trẻ.
- Tranh vẽ trường mầm non của bé.
- Tranh mẫu đã tô màu.
III- Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Cho trẻ hát: Cháu đi mẫu giáo.Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề trường mầm non.
2- Hoạt động 2: Phát triển bài
a- Quan sát đàm thoại.
- Cô cùng trẻ quan sát, đàm thoại về tên gọi, đặc điểm nổi bật, màu sắc, bố cục của tranh mẫu tô trường mầm non của bé.
+ Đặc điểm bố cục, màu sắc của tranh cô đã tô như thế nào?
- Tương tự cho trẻ đàm thoại cùng cô về các đặc điểm còn lại. Cô khái quát lại về màu sắc bức tranh của cô.
b- Cô làm mẫu:
- Cô thực hiện tô mẫu, vừa tô vừa phân tích từng thao tác tô trùng khít, và không tô ra ngoài. Cô chú ý nhấn mạnh chọn màu sắc.
c- Trẻ thực hiện:
- Cho trẻ trao đổi về cách cầm bút và cách ngồi vẽ.
- Cô cho trẻ tiến hành tô và bao quát trẻ tô tranh trường mầm non của bé.
- Cô đi đến từng trẻ gợi ý, động viên trẻ tô đẹp sáng tạo.
d- Nhận xét sản phẩm:
- Cho 3-4 trẻ lên tự giới thiệu bài của mình và nhận xét bài của bạn.
- Cô bổ xung động viên trẻ.
3- Hoạt động 3: Kết thúc
Hát ”Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Trẻ hát 1 lần.
- Trẻ trò chuyện về chủ đề.
- Trẻ quan sát, đàm thoại về đặc điểm bố cục màu sắc của tranh trường mầm non của bé.
- Trẻ nêu nhận xét.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe.
- Trẻ nhắc lại cách cầm bút.
- Trẻ thực hiện tô màu.
- Trẻ nhận xét cùng cô.
- Trẻ hát
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Quan sát sân trường
TCVĐ: Nu na nu nống
CTD: Chơi theo ý thích
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết cách nhận xét về quang cảnh sân trường, khu vực lớp học, khu vui chơi
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định, Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo khi tham gia trò chơi.
- Trẻ biết tham gia các trò chơi vui vẻ, đoàn kết với bạn, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: Sân trường bằng phẳg, rộng rãi, an toàn cho trẻ.
- Trang phục của cô, trẻ gọn gàng, sạch sẽ.
- Vòng, bóng chơi trò chơi.
III. Hướng dẫn thực hiện.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1. Giới thiệu bài.
Cho cả lớp xếp hàng ra sân, hướng dẫn trẻ quan sát sân trường
Trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Trò chuyện về thời tiết
HĐ 2: Phát triển bài.
*) Quan sát sân trường
+ Ngoài sân trường có những gì?
- Hướng dẫn trẻ quan sát từng đồ chơi trong trường.
- QS cái cầu trượt: + Màu sắc cầu trượt thế nào?
+ Khi chơi phải thế nào?
- Lần lượt quan sát các đồ chơi khác trong sân trường: xích đu, nhà rông,
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ, giữ gìn đồ chơi, biết nhường nhịn khi chơi.
- Qs vườn hoa
+ Trong vườn trường mình có những cây, hoa nào?( trẻ kể tên)
+ Trồng cây và hoa có tác dụng gì?
+ Muốn có những cây hoa đẹp chúng ta cần làm gì?
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc vườn hoa cây cảnh, không ngắt lá bẻ cành.
- Ngoài ra cho trẻ quan sát các khu vực khác xung quanh trường.
*) Trò chơi: Nu na nu nống
- Cô giới thiệu trò chơi nu na nu nống
- Cô hướng dẫn cách chơi: Số lượng khoảng từ 8 - 10 trẻ. Những người chơi ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi thẳng chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc các câu đồng dao. Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân, bắt đầu từ đầu tiên của bài đồng d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuấn 2 - 2017 - Copy.doc