Rèn sựnhanh nhẹn cho trẻthông qua việc tham gia các trò chơi.Tiếp
tục rèn cho trẻnói đủcâu, đủý
3. Thái độ
- Trẻhứng thú tham gia các hoạt động do cô tổchức
-Trẻbiết giúp đỡcô thu dọn đồdùng sau giờhọc
II. Chuẩn bị:
1. Đồdùng của cô:
- 1 hình vuông, hình chữnhật hoặc hình tam giác
- Hộp quà, nhiều mảnh vải có dạng hình vuông
- 2 bảng dấp dính, quần áo dài, và quần áo cộc tay,
- Đàn ghi lời bài hát, thước chỉ
2 - Đồdùng của trẻ:
- Mỗi trẻcó 1 hình vuông, 1hình tam giác, 1 cây hoa
- Mỗi trẻ1 mảnh vải có dạng hình vuông
13 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề lớn: Trường mầm non - Chủ đề nhỏ: Ngày hội đến trường của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : Từ ngày 5/9 đến ngày 8/9/ 2017
CHỦ ĐỀ LỚN: TRƯỜNG MẦM NON
CHỦ ĐỀ NHỎ: NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG CỦA BÉ
Thứ 3, ngày 5 tháng 9 năm 2017
KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI 2017 – 2018
HOẠT ĐỘNG HỌC: MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Đề tài: Đặc điểm công dụng, cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ nhận biết, phân biệt đặc điểm, chất liệu, công dụng. một số đồ dùng, đồ chơi như bút, vở, que tính, phấn, bảng, búp bê, bóng, và những đồ chơi ở các góc để phục vụ việc học tập của trẻ.
- Rèn khả năng quan sát, lắng nghe, so sánh, phân loại, phát triển lời nói.
- Giáo dục trẻ biết yêu trường lớp, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, thích đi học.
II. Chuẩn bị.
- Một số đồ dùng, đồ chơi.
- Băng đĩa hình cảnh hoạt động của trường mầm non, bài thơ bài hát về trường mầm non.
III. Hướng dẫn thực hiện.
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài
- Cô cho trẻ hát bài em đi mẫu giáo, trò chuyện về bài hát, về lớp mẫu giáo của bé.
- Các cháu vừa hát bài hát gì?
- Bài hát núi về gì?
- Các cháu đang học ở đâu?
- Ở trong lớp có những gì?
- Những đồ dùng đó khi các cháu dùng các cháu phải giữ gìn như thế nào?
- Cô giáo dục trẻ phải biết giũ gìn đồ dùng đồ chơi và biết cách cất lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
HĐ2: Phát triển bài
* Quan sát và đàm thoại.
- Cô cho 2 nhóm trẻ bắt thăm chọn cho nhóm mình một hộp đồ dùng, hay đồ chơi.
- Cô cho từng nhóm lên giới thiệu đồ dùng, đồ chơi của nhóm mình.
- Cô củng cố cho trẻ gọi tên, nói đặc điểm của các loại đồ dùng, đồ chơi đó.
* So sánh: Bút chì và bút màu.
- Tương tự cho trẻ so sánh (quả bóng nhựa và quả bóng cao su)
- Cô củng cố lại.
* Phân loại: Đồ chơi và đồ dùng.
- Cô cho trẻ xem băng hình về trường mầm non.
* Múa hát về trường mầm non
- Cô cho trẻ múa hát, đọc thơ về trường mn.
HĐ3: Kết thúc: Đọc thơ Gà học chữ
- Trẻ hát bài hát theo nhạc 2 lần, t/c với cô về bài hát, về lớp, về trường mầm non.
- Bài hát em đi mẫu giáo.
- Các bạn đi học ở lớp mẫu giáo.
- Cháu đang học ở lớp MG 4t TDP 4
- Trẻ kể tên đồ dùng.
- Cháu phải giữ gìn, chơi xong phải để đúng nơi quy định.
- Trẻ lắng nghe
- Mỗi nhóm chọn một nhóm đồ dùng mang về chỗ thảo luận.
- Từng nhóm lên giới thiệu đồ dùng, đồ chơi của nhóm mình, trẻ trong nhóm bổ sung.
- Nhóm 1 đồ dùng học tập( Vở tạo hình, vở toán, bút chì, bút sáp) .
- Nhóm 2 đồ chơi( Bóng, rổ, gấu, búp bê)
- Nhóm 3 (Khăn, ca, bát, thìa)
- Trẻ thực hiện.
- Giống nhau là đều viết được.
- Khác nhau Bút chì dùng để viết, bút màu dùng để tô.
- Trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 quả bóng.
- Trẻ phân loại đồ chơi riêng, đồ dùng riêng.
- Trẻ xem băng về trường mầm non.
- Trẻ múa hát, đọc thơ về trường MN.
- Trẻ đọc thơ Gà học chữ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Vẽ trường mầm non và lớp bằng phấn trên sân
TCVĐ: Bắt chước và làm theo cô giáo
Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết vẽ theo ý thích, biết cách chơi trò chơi
- Rèn luyện khéo léo cho trẻ, phát triển cơ bắp
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
- Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ - Trẻ biết đoàn kết khi chơi
II. Chuần bị
- Địa điểm: Sân sạch sẽ bằng phẳng, an toàn cho trẻ
- Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng phù hợp với thời tiết
- Trò chơi tự do: Vòng, bóng,phấn, .... đồ dùng ngoài trời như bập bênh, cầu trượt...
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1: Giới thiệu bài
*Trò chuyện
Cho trẻ đi dạo một vòng quanh sân trường và trò chuyện với trẻ về thời tiết. giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay
Cho trẻ hát bài “Ngày vui của bé”
Chúng mình vừa hát bài hát gì?bài hát nói về gì?
Cho trẻ kể về những điều trẻ biết về trường mầm non?
2.HĐ 2: Phát triển bài
* HĐCMĐ: Vẽ theo ý thích
Các con có biết chúng mình đang học chủ điểm gì không? chủ điểm của chúng mình nói về gì?
Vậy chúng mình thích vẽ gì? Vẽ như thế nào?
Cô phát phấn cho trẻ
Các con thích vẽ về ai? Vẽ như thế nào?
Cô cho trẻ thực hiện
Cô hướng dẫn gợi ý những trẻ yếu
Nhận xét bài cuả trẻ
* Trò chơi vận động: Bắt chước theo cô.
- Cách chơi: Cô sẽ làm những trạng thái cam xúc vui buồncác bạn sẽ bắt trước cô.
- Luật chơi: Bạn nào sai bị phạt nhảy lò cò
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2 - 3 lần
- Kết thúc chơi: Cô nhận xét, tuyên dương
* Chơi tự do
- Cho trẻ chơi theo ý thích với những đồ chơi cô đã chuẩn bị và đồ chơi trên sân trường. Cô bao quát trẻ xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong giờ chơi, đảm bảo cho trẻ chơi an toàn.
3. HĐ3 :Kết thúc.
Tập trung trẻ điểm danh, nhận xét động viên trẻ, khái quát nội dung học, cho trẻ đi rửa tay chuyển hoạt động
Cả lớp vừa đi và hát
Bài “ Ngày vui của bé”
Trẻ kể theo ý hiểu của trẻ
Trẻ nói ý tưởng vẽ của trẻ
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe và chơi theo hiệu lệnh của cô
Trẻ chơi tự do
Tập trung và đi rửa tay vệ sinh uống nước đi vào lớp
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Dạy trẻ trò chơi : Cướp cờ
Chuẩn bị: phấn, 1 lá cờ
Tiến hành:
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Cướp cờ”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi:
* Cách chơi:
+ Cô chia lớp thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ , đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5 các bạn phải nhớ số của mình.
+ Khi cô gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
+ Khi cô gọi số nào về thì số đó phải về
+ Một lúc cô có thể gọi hai ba bốn số
* Luật chơi:
- Chỉ được chạy lên cướp cờ khi gọi đúng số của mình.Bạn nào chạy sai số là trừ một điểm.
- Chỉ được đập nhẹ vào tay, vai, người bạn bên đối phương cầm cờ.
- Khi người cầm cờ chạy về qua vạch đích thì không được đập nữa
- Cô tổ chức chơi cùng trẻ 1- 2 lần, sau đó cô cho trẻ chơi.
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, đánh giá cuối ngày:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 4, ngày 20 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC: TOÁN
Đề tài: Xếp tương ứng 1 – 1
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻbiết ghép đôi xếp tương ứng 1- 1 từng đôi của 2 nhóm đồvật.
- Trẻnhận biết và gọi tên hình vuông và hình tam giác.
- Biết cách chơi trò chơi
2. Kỹnăng:
- Trẻphân biệt được tam giác, hình chữnhật. Rèn trí tưởng tượng cho
trẻqua cách sửdụng mảnh vải hình vuông đểgấp hình tam giác, hình vuông
- Trẻcó kỹnăng ghép đôi từng đối tượng của 2 nhóm đồvật bằng cách
xếp tương ứng 1 – 1.
- Rèn sựnhanh nhẹn cho trẻthông qua việc tham gia các trò chơi.Tiếp
tục rèn cho trẻnói đủcâu, đủý
3. Thái độ
- Trẻhứng thú tham gia các hoạt động do cô tổchức
-Trẻbiết giúp đỡcô thu dọn đồdùng sau giờhọc
II. Chuẩn bị:
1. Đồdùng của cô:
- 1 hình vuông, hình chữnhật hoặc hình tam giác
- Hộp quà, nhiều mảnh vải có dạng hình vuông
- 2 bảng dấp dính, quần áo dài, và quần áo cộc tay,
- Đàn ghi lời bài hát, thước chỉ
2 - Đồdùng của trẻ:
- Mỗi trẻcó 1 hình vuông, 1hình tam giác, 1 cây hoa
- Mỗi trẻ1 mảnh vải có dạng hình vuông
2. Đội hình: Trẻngồi hình chữu trên thảm
III. Hoạt động:
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
- Cô và trẻ cùng hát bài ‘’Mùa hè đến’’
+ Mùa hè các con thấy thời tiết thế nào?
+ Khi thấy trời nắng, nóng ra đường chúng mình phải làm gì?
- Cô củng cố và giáo dục trẻ: Vào mùa hè thời tiết thường nóng bức, trời thường có mưa rào đấy.
HĐ2. Phát triển bài
*Dạy trẻ xếp tương ứng 1 – 1
- Cô tổ chức cho trẻ đi chợ mua đồ chơi. Sau đó cô hỏi trẻ mua được những gì
+ Cô cũng mua được đồ chơi giống chúng mình đấy. Vào mùa hè bạn nhỏ rất thích mặc quần áo cộc, cô gắn 1 cái áo lên bảng
+ Yêu cầu trẻ gắn cùng cô.
+ Có áo rồi còn thiếu gì mới đủ bộ nhỉ?
- Cô gắn 1 cái quần xuống dưới áo, yêu cầu trẻ gắn cùng cô
+ Cô có mấy cái áo? Tương ứng với 1 cái áo là mấy cái quần?
- Cô đi quan sát trẻ xếp, hỏi cá nhân trẻ: Con xếp cái gì đấy? Con xếp được cái gì? Con xếp như thế nào?
+ Cứ 1 cái áo thì xếp với 1 cái quần, xếp như vậy đã đúng chưa?
+ Có bạn nào xếp khác không?
- Cô chốt lại cách xếp 1 cái áo tương ứng với 1 cái quần
HĐ3. Kết thúc
- Cô cho trẻ đọc bài thơ ‘’Cô giáo em’’ 1 - 2 lần cùng nhau và ra chơi.
- Trẻ hát cùng cô
- Trò chuyện cùng cô
- Trẻ chú ý lắng nghe cô.
- Trẻ đi chợ mua đồ chơi
- Trẻ trả lời, lắng nghe và chú ý quan sát cô thực hiện
- Cả lớp thực hiện
- Trẻ trả lời: Thiếu quần
- Cả lớp thực hiện
- Trẻ trả lời: Cô có 1 cái áo, tương ứng 1 cái quần.
- Trẻ thực hiện và trả lời theo ý hiểu câu hỏi của cô
- Trẻ trả lời: Đúng rồi!
- Trẻ trả lời: Không ạ!
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc thơ và ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Đề tài : HĐCCĐ: Làm quen bài thơ: Nghe lời cô giáo
TCVĐ: Tìm bạn
Chơi tự do
I. Mục đích,yêu cầu
- Trẻ biết tên bài thơ,hiểu nội dung bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ đọc đúng nhịp thơ. Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
- Trong TCVĐ: Trẻ chơi đúng luật và hứng thú khi chơi, nhận biết và phân biệt bạn cùng giới khác giới, biết giới thiệu về tên tuổi , lớp học , trường học
- Trong Chơi tự do: Trẻ chơi thoải mái, an toàn trong khi chơi
- Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: Sân sạch sẽ bằng phẳng, an toàn cho trẻ
- Nội dung bài thơ: Nghe lời cô giáo
- Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng phù hợp với thời tiết
- Trò chơi tự do: Vòng, bóng,phấn, đồ dùng ngoài trời như bập bênh, cầu trượt...
III.Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ1 : Giới thiệu bài
- Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc,kiểm tra sĩ số,trang phục phù hợp.
- Cô nói mục đích chơi ngày hôm nay.
- Chúng mình thấy thời tiết hôm nay thế nào? nóng hay lạnh.
- Chúng mình có biết mùa này đang là mùa gì không.
- Bầu trời như thế nào.
Giới thiệu bài thơ: Nghe lời cô giáo
2. HĐ2 : Phát triển bài
* HĐCCĐ: Làm quen bài thơ : Nghe lời cô giáo
- Cô đọc lần 1: hỏi tên bài thơ gì ?Tác giả ?
- Cô đọc lần 2 giảng nội dung bài thơ.
- Giáo dục trẻ chăm ngoan, học giỏi.
- Dạy trẻ đọc thơ: Lớp , tổ, cá nhân đọc(2-3 lần)
Cô sửa sai động viên khen ngợi trẻ .
*TCVĐ: Kết bạn
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô nêu cách chơi luật chơi.
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn hát bài hát “Cháu đi mẫu giáo” khi nghe thấy hiệu lệnh “Kết bạn” trẻ phải tìm cho mình 1 người bạn để tạo thành 1 đôi. Bạn nào không tìm được bạn cho mình thì phải nhảy lò cò
- Cô tiến hành cho trẻ chơi 4-5 lần động viên khen ngợi trẻ chơi
* Chơi theo ý thích
- Giới thiệu 1 số đồ dùng đồ chơi : Hỏi trẻ thích chơi gì ? chơi ở đâu ? chơi như thế nào?
- Cho trẻ chơi theo ý thích với những đồ chơi cô đã chuẩn bị và đồ chơi trên sân trường. Cô bao quát trẻ xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong giờ chơi, đảm bảo cho trẻ chơi an toàn.
3. HĐ3 :Kết thúc.
Tập trung trẻ điểm danh, nhận xét động viên trẻ, cho trẻ đi rửa tay chuyển hoạt động
Trẻ xếp hàng đi không chen lấn xô đẩy nhau
Trẻ quan sát và trả lời theo đặc điểm dấu hiệu thời tiết của ngày hôm đó
Trẻ chú ý nghe cô đọc
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ đọc thơ theo lớp, tổ, cá nhân
Nghe cô phổ biến cách chơi luật chơi
Tham gia trò chơi sôi nổi hào hứng
Trẻ chơi theo ý thích , đoàn kết khi chơi
Trẻ chú ý tập trung... đi rửa tay, vệ sinh uống nước chuyển hoạt động cùng cô
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Cô kể chuyện cho trẻ nghe truyện: Món quà của cô giáo.
*Chuẩn bị: Tranh chuyện “Món quà của cô giáo”
*Tiến hành:
- Cô giới thiệu tên truyện “Món quà của cô giáo”
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe qua tranh
- Cô giới thiệu và trích dẫn nội dung câu chuyện
- Cô cùng trẻ đàm thoại tên nhân vật và nội dung các bức tranh, nội dung câu chuyện
- Cô giáo dục trẻ
- Cô cùng trẻ kể lại truyện theo tranh.
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, đánh giá cuối ngày
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 5, ngày 8 tháng 9 năm 2016
HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC
Đề tài: Tung bóng lên cao và bắt bóng.
TCVĐ: "Chạy tiếp sức"
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay tung lên cao và bắt bóng bằng 2 tay khi bóng rơi xuống. Biết chơi trò chơi.
- Rèn cho trẻ kỹ năng phối hợp sức mạnh toàn thân, phát triển khả năng thăng bằng, phát triển cơ bắp của đôi chân trẻ.
- Trẻ biết tập thể dục giúp cho cơ thể khỏe mạnh, thích tập thể dục.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập, trang phục của cô và trẻ gọn gàng
- 6 hàng kẻ song song cách nhau 30 – 35 cm.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Khởi động
- Hát "Trường chúng cháu là trường mầm non" Đi các kiểu kết hợp chạy theo vòng tròn.
->Về đội hình 2 hàng ngang.
HĐ 2. Trọng động:
* Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay 2: Đưa tay ra trước, sang ngang.
- Động tác lưng, bụng 3: Nghiêng người sang bên
- Động tác chân 1: Khuỵu gối
- Bật chụm tách chân
-> Chuyển thành đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.
* Bài vận động cơ bản: "Tung bóng lên cao và bắt bóng"
- Cô thực hiên mẫu 2 lần, lần 2 kết hợp giải thích: Cô ra rổ lấy bóng, cầm bóng bằng 2 tay sau đó tung bóng lên cao, mắt nhìn theo bóng và bắt bóng bằng 2 tay , không để bóng rơi xuống đất.
- Mời 2 trẻ khá thực hiện.
- Lần lượt 5 trẻ lên thực hiện bật.
- Cho trẻ thực hiện bật 2-3 lần
- Cô bao quát và sửa sai cho trẻ.
- Cô nhận xét, cho trẻ nhắc lại tên bài tập.
Giáo dục trẻ tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh
* Trò chơi vận động: "Chạy tiếp sức"
- Cô nêu cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ sau khi chơi.
HĐ 3: Hồi tĩnh:
- Cô hỏi trẻ lại vận động ?
- Đi nhẹ nhàng 1 đến 2 vòng quanh sân
- Trẻ đi, chạy theo hiệu lệnh của cô kết hợp hát. (Đội hình vòng tròn)
- Chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô
- 3 lần x 8 nhịp.
- 2 lần x 8 nhịp.
- 2 lần x 8 nhịp.
- 2 lần x 8 nhịp.
- Chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ quan sát và lắng nghe.
- 2 trẻ lên thực hiện.
- Lần lượt trẻ thực hiện.
- Trẻ yếu thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Thi đua 2 đội, chơi 2 lần.
- Trẻ trả lời: Tung bóng lên cao và bắt bóng
- Đọc thơ "Nghe lời cô giáo".
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Tham quan quang cảnh lớp mẫu giáo của bé
Trò chơi vận động: Kéo co
Chơi tự do
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ được đi dạo chơi, tham quan quang cảnh xung quanh lớp mẫu giáo của bé. Được chơi trò chơi.
- Rèn óc quan sát, ghi nhớ có chủ định, nhanh nhẹn khi chơi trò chơi.
- Trẻ hứng thú thực hiện các hoạt động.
II. Chuẩn bị: - Sân chơi rộng, bằng phẳng. Xung quanh lớp học sạch sẽ, trang trí đẹp. Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Giới thiệu bài:
-Trò chuyện với trẻ về mục đích của buổi dạo chơi.
Cho trẻ hát bài “Đi chơi” và đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết, cây cảnh xung quanh trường, hít thở không khí trong lành.
HĐ 2: Phát triển bài:
HĐCCĐ “ Tham quan quang cảnh lớp mẫu giáo của bé”
- Cô cho trẻ đi dạo chơi xung quanh lớp học của bé (Trong và ngoài lớp), nhắc trẻ quan sát lớp mình xem có đặc điểm gì?
- Cho trẻ kể về lớp học của mình những gì mà trẻ quan sát được.- Cô bao gợi ý câu hỏi giúp trẻ kể.
- Cô nhận xét. Giáo dục trẻ yêu thích lớp mình, giữ gìn vệ sinh lớp, chăm sóc cây cảnh
* Trò chơi vận động: Kéo co
- Cách chơi: Cô chọn 2 đội chơi có số lượng trẻ bằng nhau. Nhiệm vụ của 2 đội là phải đoàn kết dùng sức mạnh của cả đội để kéo được chiếc nơ qua vạch chuẩn về phía đội của mình.
- Luật chơi: Đội nào kéo được nơ về qua vạch của đội mình thì đội đó chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2 - 3 lần
- Kết thúc chơi: Cô nhận xét, tuyên dương.
* Chơi tự do:
Cô giới thiệu 1 số đồ dùng đồ chơi trên sân trường
Cháu thích chơi gì ? khi chơi phải chơi như thế nào?
Giáo dục trẻ chơi an toàn , đoàn kết với nhau trong khi chơi
HĐ 3: Kết thúc:
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ, cho trẻ hát bài “Ngày vui của bé”
- Trò chuyện cùng cô
Trẻ quan sát lớp học của mình,
- 4-5 trẻ kể về những gì trẻ biết, quan sát được.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi hứng thú cùng cô
Chơi tự do trên sân
- Hát và đi vào lớp
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Ôn xếp tương ứng 1-1
*Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 cái quần, 1 cái áo. Một số đồ dùng đồ chơi ở các góc và xung quanh lớp
*Tiến hành:
- Cô gắn 1 cái quần bên dưới áo, yêu cầu trẻ gắn cùng cô
+ Cô hỏi trẻ có mấy cái áo? Tương ứng với 1 cái áo là mấy cái quần?
- Cô đi quan sát trẻ xếp, hỏi cá nhân trẻ: Con xếp cái gì đấy? Con xếp được cái gì? Con xếp như thế nào?
+ Cứ 1 cái áo thì xếp với 1 cái quần, xếp như vậy đã đúng chưa?
+ Có bạn nào xếp khác không?
- Cô chốt lại cách xếp 1 cái áo tương ứng với 1 cái quần
- Cô cho trẻ đi xung quanh lớp xem có những đồ dùng gì xếp tương ứng 1-1
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
*Nêu gương, đánh giá cuối ngày”
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 6, ngày 8 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC: VĂN HỌC
Đề tài: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ “Nghe lời cô giáo”
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ và đọc thuộc bài thơ.
- Rèn kĩ năng đọc thuộc thơ cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết kính trọng, nghe lời cô giáo,
II. Chuẩn bị:
- Tranh theo nội dung bài thơ “Nghe lời cô giáo”
- Hệ thống câu hỏi phù hợp.
- Nhạc bài hát “Em biết vâng lời”
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài
- Cho trẻ hát theo nhạc bài “Em biết vâng lời” .
- Trò chuyện về bài hát ,về chủ điểm dẫn dắt vào bài thơ .
HĐ2: Phát triển bài: Dạy trẻ đọc thuộc thơ “Nghe lời cô giáo”
- Cô đọc bài thơ 1 lần, giới thiệu tên tác giả.
- Cô đọc trích dẫn và giảng nội dung bài thơ: Bé mới được đi học, khi về hát rất ngoan, Biết nghe lời cô giáo: rửa tay trước, ăn thì mời cha mẹ, nhường em bé phần hơn, không để vãi rơi cơm
- Cô đọc bài thơ lần 2 .
- Cho cả lớp đọc thơ 2-3 lần
*Đàm thoại :
- Cả lớp vừa đọc bài thơ gì ?
- Bài thơ nói về ai ?
- Các bạn nhỏ đã biết nghe lời cô giáo như thế nào ?
- Các con có biết nghe lời cô giáo không?
- Nghe lời cô cô thì phải làm gì?
*Cho trẻ đọc thơ:
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ: với nhiều hình thức khác nhau( đọc luân phiên, nối tiếp, theo tổ).
- Cô sửa sai cho trẻ
-> Cô giáo dục trẻ yêu và kính trọng cô giáo. Biết vâng lời cô.
HĐ3: Kết thúc:
- Hát, vận động bài “Em biết vâng lời”
- Trẻ hát cùng cô bài hát 2 lần
- Trẻ trò chuyện cùng cô
-Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo đọc thơ
- trẻ lắng nghe
- trẻ lắng nghe
- trẻ đọc cùng cô.
- “Nghe lời cô giáo”
- Các bạn nhỏ
- Khi về hát rất ngoan, rửa tay trước khi ăn, ăn thì mời cha mẹ, nhường em bé phần hơn
- Có ạ.
- 3-4 trẻ kể
- lớp, tổ, cá nhân trẻ đọc thơ.
-Trẻ đọc thơ theo nhiều hình thức khác nhau
- Trẻ yếu đọc thơ
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ hát, vận động và ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Lao động vệ sinh
TCVĐ: Bóng tròn to
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết vệ sinh môi trường lớp học.
- Rèn kỹ quan sát.
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn , giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
II. Chuẩn bị: - Một số bài hát, nhạc
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Trò chuyện :
- Cô cho trẻ đi dạo chơi quanh sân trường và hát bài : “ Đường và chân”.
HĐ 2: Nội dung
- Đàm thoại cùng trẻ về cảnh quan môi trường, thời tiết xung quang trường.
-Trò chuyện về thời tiết , môi trường đối với sức khỏe bản thân.
- Sân trường chúng mình có gì ?
- Cây có tác dụng gì ?
- Cô cho trẻ nhặt lá, nhổ cỏ và vệ sinh sân trường, lớp học.
HĐ 2. Kết thúc:
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: Tay ngoan
- Cả lớp hát.
- Trẻ quan sát và đàm thoại cùng cô.
- Có cây cối.
- Cho quả và bóng mát.
- Trẻ thực hiện.
- Lớp đọc thơ
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Biểu diễn văn nghệ cuối tuần
* Biểu diễn văn nghệ cuối tuần
- Cô giới thiệu buổi biểu diễn văn nghệ thông qua bài thơ “bàn tay cô giáo” cô dẫn dắt vào đề và giới thiệu ban nhạc và các diễn viên.
- Mở đầu chương trình là bài hát “Vui đến trường” do tập thể lớp biểu diễn
- Đọc thơ “Bàn tay cô giáo” do tốp nữ trình bày.
- Tiếp theo chương trình là bài hát và gõ đệm theo phách bài hát “Mời bạn ăn” do tập thể lớp biểu diễn.
- Tiếp theo là bài múa “Múa đêm trung thu” do tổ hoa hồng biểu diễn.
- Hát và vỗ tay theo phách bài “Gác trăng” do tam ca ba con mèo trình bày.
- Cá nhân hát “Gác trăng”, “Mời bạn ăn”
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Trường mẫu giáo yêu thương” cho trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Cô giới thiệu chương trình tới đây là kêt thúc.hẹn gặp lại trong chương trương trình gần nhất.
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, cắm cờ, phát phiếu bé ngoan:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 1nguyệt ngày hội đến trường - Copy.doc