I. Mục đích yêu cầu:
- Phát triển khả năng định hướng trong không gian – rèn đi đa dạng trong nhiều tư thế khác nhau
- Giáo dục trẻ mạnh dạn kiên trì vận động, rèn tính kỹ luật trong hoạt động
II. Chuẩn bị:
- Một số con vật nhựa bằng đồ chơi trong sân
III. Cách tiến hành
*Hoạt động 1 : Trò chuyện cùng bé.
- Trẻ đọc thơ “Mèo đi câu cá” trò chuyện về chủ đề
- Bài thơ nói đến con gì?
- Mèo con đi làm việc gì?
- Ngoài những con vật nuôi còn có động vật sống ở rừng nữa
Cô giáo dục trẻ và dẫn dắt vào bài.
*Hoạt động 2 : Bé học các khối
+ Ôn cho Trẻ tìm đồ dùng, đồ chơi được làm từ các hình tam
giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn như ngôi nhà,đu quay
- Cô đưa hình lên, trẻ nói tên hình.
- Cô và trẻ cùng làm, trẻ lấy hình ra lăn xem hình nào lăn được mấy phía.
- Cô lấy hình vuông lên trẻ nói tên hình
- hình vuông có mấy cạnh, mấy góc,cạnh của hình vuông như thế nào với nhau.
23 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 8994 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Những con vật đáng yêu xung quanh bé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con vừa hát bài hát nói về những con vật nào?
- Những con vật đó sống ở đâu?
- Ngoài những con vật đó ra còn có những con vật nào sống trong gia đình nữa?
- Nhà các con có nuôi những con vật đó không?
- Các con thấy những con vật nuôi trong gia đình như thế nào?
- Các con có yêu thích những con vật đáng yêu của gia đình mình không?....
- Vậy hôm nay lớp mình sẽ tổ chức thi tìm hiểu về những con vật đáng yêu trong gia đình nhé?
* Hoạt động 2 : Bé khám phá những con vật đáng yêu
- Các con ạ, cô cũng rất yêu quý những con vật trong gia đình nên cô đã sưu tầm được 1 số tranh, ảnh về những con vật đáng yêu đó, các con chú ý xem đó là những con gì nhé?
- Cô lần lượt treo tranh cho trẻ quan sát và đọc tên từng con vật
- Cho trẻ chia 2 nhóm thảo luận
+ Nhóm 1 thảo luận nhóm gia cầm
+ Nhóm 2 thảo luận nhóm gia súc
- Cho trẻ chơi mô phỏng bắt chước tiếng kêu của một số con vật đáng yêu
- Các nhóm cùng cử bạn trong nhóm lên trình bày theo sự suy nghĩ của nhóm về đặc điểm, tính cách, vận động, thức ăn . . .của con vật đáng yêu
- Cô chú ý cho trẻ diễn đạt
- Cô tóm tắt lại. . .
* So sánh : Gà – Vịt, Chó – Mèo.
- Liên hệ mở rộng, cho trẻ xem tranh . . .
- Giáo duc. . . .
- Luyện tập:
- Cho trẻ chơi tranh lô tô
+ Trẻ giơ tranh theo yêu cầu của cô
+ Xếp tranh theo nhóm gia súc, gia cầm
- Trẻ hát : “Thương con mèo ”
Hoạt động 3 : Thi tài chọn giống vật nuôi.
- Cho 2 đội lên chơi
+ 1đội chọn mua giống gia cầm
+ 1 đội chọn mua giống gia súc
- 2 đội đi mua giống phải bật qua 3 vòng
* Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Con gà trống” ra ngoài
Thứ tư ngày 31 tháng 1 năm 2018
Môn : Hoạt động tạo hình
Đề tài : Vẽ đàn gà
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ được con gà mái đàn gà
- Sáng tạo và bố cục màu sắc ý tưởng trong sản phẩm, về kiểu dáng, tư thế con gà
- Phát triển trí tưởng tượng, sắp xếp bố cục
- Rèn kỹ năng mô tả- diễn đạt cung cấp từ mới: Gà mái
- Giaó dục trẻ yêu quý các con vật - Thích tạo ra cái đẹp
II.Chuẩn bị:
- Tranh mẫu: Gà mái
- Vở tạo hình, bút chì, đĩa nhạc
III. Cách tiến hành:
*Hoạt động 1 : Trò chuyện cùng bé
- Lớp hát bài “ Gà trống, mèo con và cún con”
- Bài hát nói đến con gì ?
- Trong nhà con có nuôi những con vật gì ?
- Hôm nay chúng ta sẽ về về đàn gà nhé !
*Hoạt động 2: Bé xem tranh
Cho trẻ xem tranh và nhận xét tranh
+Phân tích - đàm thoại :
- Trẻ quan sát tranh mẫu về đàn gà
- Đặt câu hỏi theo nội dung của từng bức tranh
- Bức tranh vẽ gì ?
- Vẽ đàn gà có mấy con?
- Gà những bộ phận nào ?
- Đầu gà vẽ nét gì ?
- Mình gà vẽ nét gì ?
- Chân, cánhvẽ bằng nét gì ?
- Lông gà tô màu gì ?
- Lần lượt cô đưa tranh ra cho trẻ gọi tên và nêu nội dung
các bức tranh.
- Cho trẻ quan sát tranh
+ Cô vẽ mẫu : Đầu tiên cô vẽ mình gà bằng một vòng tròn to, tiếp đến vẽ đầu gà bằng một vòng tròng nhỏ, vẽ cổ bằng hai nét xiên, vẽ chân bằng hai nét thẳng đứng, tiếp tục như vậy vẽ thành một đàn gà nhiều con.
*Hoạt động 3 : Họa sĩ tí hon
- Trẻ chơi mô phỏng đàn gà. .. . . . . Mở nhạc
- Trẻ vẽ vào vở cô chú ý quan sát cô đến từng trẻ hỏi trẻ vẽ gì ? Cô bổ sung ý tưởng của trẻ
*Hoạt động 4 : Triển lãm tranh.
- Trẻ treo sản phẩm lên giá, mời trẻ lên nhận xét sản phẩm của mình của bạn – Cô giợi ý gúp trẻ khen trẻ kịp thời
- Cô bổ sung và nhận xét chung
+ Kết thúc : Lớp hát đi ra ngoài
Thứ năm ngày 1 tháng 2 năm 2018
Môn : LQVH
Đề tài : Mèo đi câu cá
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ và diễn tả điệu bộ phù hợp.
- Trẻ cảm nhận được âm điệu của bài thơ
- Giáo dục trẻ yêu quý các con vật và chăm chỉ lao động
II. Chuẩn bi:
- Phách, xắc xô, đĩa nhạc, nhạc lời bài nghe hát, bức tranh về hình ảnh chú mèo
- Tranh viết bài thơ có xen kẽ hình ảnh, tranh minh họa bài thơ và một số tranh để chơi trò chơi
III. Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Ai đoán giỏi
Trò chơi: Trời tối – Trời sáng
- Trẻ bắt chước tiếng kêu của chú mèo
- Các con xem cô có bức tranh về con vật nào ?
- Các con có yêu quý chú mèo không ?
- Hình ảnh của chú mèo được thể hiện qua bài hát “ Thương con mèo ”. Giờ chúng mình cùng hát bài hát nhé.
* Hoạt động 2: Bé làm ca sỹ
- Dạy hát
- Cả lớp hát bài hát 1 lần.
- Gỉang nội dung: Bài hát đã nói lên hình ảnh chú mèo thật đáng thương, qua bài hát chúng mình phải yêu thương và bảo vệ chú mèo. . . .
- Để bài hát hay hơn các con cùng minh họa các động tác theo bài hát nhé !
-Vỗ tay theo tiết tấu kết hợp cho bài hát - hát nối đuôi to – nhỏ
* Nói lên t/c của các con dành cho các con vật đáng yêu , chúng mình cùng thể hiện bài hát “Gà trống,mèo con và cún con ”
-Các con hãy cầm nhạc cụ và biểu diễn nhé.
-Bạn nào nghĩ ra động tác nhảy múa theo nhịp nào.
À không những có bài hát nói về chú mèo mà còn có rất nhiều bài thơ hay viết về chú chú mèo nữa đấy. Trẻ đọc thơ “ Mèo đi câu cá ”
- Trẻ vận động sáng tạo trên cơ thể.
* Hoạt động 3:
- Nghe hát “Lý con sáo gò công”
- Giờ các con cùng nghe cô thể hiện bài hát “Lý con sáo gò công ” nhé !
-Cô hát 1lần thể hiện tình cảm
- Tâm tình bài hát . . .
- Cô mở băng lớp minh họa cùng cô
* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc
- Trò chơi “Tiếng kêu của 2 chú mèo ”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi cho trẻ cùng chơi.
* Kết thúc : Trẻ hát “ Thương con mèo”
Thứ sáu ngày 2 tháng 2 năm 2018
Môn: Làm quen chữ cái
Đề tài: Tập tô chữ cái i, t, c.
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tô được chữ cái i-t-c theo chiều mũi tên trên đường kẻ ngang không tô lem ra ngoài, nhớ biểu tượng đường nét chữ i-t-c thông qua kỹ năng tô
- Giáo dục trẻ yêu thích học chữ cái, thích tô viết chữ
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ con vịt, vở tập tô.
III. Cách tiến hành:
* Hoạt động 1 : Thi xem ai biết nhiều
- Hát “ gà trống, mèo con và cún con ”Trò chuyện với trẻ về con vật nuôi trong gia đình, có chứa các chữ cái được làm quen . . . .
*. Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 2: Ai tinh mắt
- Đưa thẻ chữ i hỏi trẻ, cho trẻ đọc chữ i
- Treo tranh tô chữ i hỏi, trong tranh có chữ cái gì ?
- Dưới tranh có từ. . cho trẻ đọc từ
-HD trẻ tô chữ i ( HDtỉ mỉ )
* Trẻ tô : Cô hỏi trẻ cách cầm bút khi tô, cách ngồi
- Cô chú ý quan sát trẻ tô, cách ngồi cầm bút khi tô. ......
* Tương tự cô cho trẻ làm quen chữ t-c
* Hiệu lệnh kết thúc :
- Cô chọn vở tô đẹp, đúng
- Cô nhận xét vở tô đúng - đẹp
- Bổ sung một số bài tô chưa đúng
- Kết thúc : Trẻ minh họa chú voi con hát ra ngoài.......
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN LỚP LÁ
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHỮNG CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG
( TUẦN II: TỪ NGÀY 5 -9/2/2018)
Tên hoạt động
Thứ hai
5/2/2018
Thứ ba
6/2/2018
Thứ tư
7/2/2018
Thứ năm
8/2/2018
Thứ sáu
9/2/2018
Đón trẻ
-Trao đổi với phụ huynh về hoạt động của trẻ ở nhà. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng,hướng dẫn trẻ về góc chơi gắn với chủ đề
-Trò chuyện với trẻ về nội dung của chủ đề.
-Cho trẻ nghe nhạc , xem tranh ảnh về chủ đề.
Thể dục sáng
- Tập bài nhịp điệu theo chủ đề, thế giới động vật.Tập bài “Chú voi con ”cho trẻ đi đều nhẹ nhàng (Nhún, lắc mông, đưa tay cao, dang ngang, nhảy. . ) Theo nhịp điệu bài hát, kết hợp với các động tác : Hô hấp, tay, chân, bụng, bật
Hoạt động ngoài trời
-Quan sát thời tiết ,dạo chơi sân trường.Lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân chơi.
-Nghe kể chuyện , đọc thơ ,hát liên quan đến chủ đề
-Trò chơi vận đông: Gấu và ong.
-Trò chơi dân gian: Rồng rắn.
-Chơi tự do: với hột hạt, tranh lô tô – các hình học.
Hoạt động chủ đích
-PTNT:
Ôn Nhận biết phân biệt hình vuông, hình tròn, hình tam giác, chữ nhật
-KPKH
Trò chuyện những con sống trong rừng.
-HĐTH:
Vẽ động vật sống trong rừng
LQVH:
Truyện:
Chú dê đen
.
LQCC
(Ôn )Tập tô cc: i,t,c.
Hoạt động góc
-Góc xây dựng: Xây vườn bách thú.
-Góc phân vai: bán hàng(thức ăn cho động vật rừng).
-Góc nghệ thuật: Vẽ ,nặn, cắt , dán, xếp hột hạt.Hát múa vận động về chủ đề.
Đóng kịch : Chú đê đen.
-Góc thư viện: Xem tranh về các con vật trong rừng,chơi lô tô các con vật kể chuyện sáng tạo theo tranh...
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc động vật nuôi trong các góc.
Hoạt động chiều
-Ôn bài cũ bằng hình thức trò chơi, chú ý trẻ chậm.
-Làm quen kiến thức mới, hát , đọc thơ về chủ đề.
-Hoạt động góc vui chơi theo ý thích.
Trả trẻ
-Bình cờ cuối ngày.
-Trẻ rửa mặt,tay chân sạch sẽ ,vệ sinh ra về.
Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2018
Chủ đề : Thế giới động vật
Chủ đề nhánh : Những con sống trong rừng.
Môn: Làm quen với toán
Đề tài: Ôn Nhận biết phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, đếm theo khả năng(ôn)
I. Mục đích yêu cầu:
- Phát triển khả năng định hướng trong không gian – rèn đi đa dạng trong nhiều tư thế khác nhau
- Giáo dục trẻ mạnh dạn kiên trì vận động, rèn tính kỹ luật trong hoạt động
II. Chuẩn bị:
- Một số con vật nhựa bằng đồ chơi trong sân
III. Cách tiến hành
*Hoạt động 1 : Trò chuyện cùng bé.
- Trẻ đọc thơ “Mèo đi câu cá” trò chuyện về chủ đề
- Bài thơ nói đến con gì?
- Mèo con đi làm việc gì?
- Ngoài những con vật nuôi còn có động vật sống ở rừng nữa
Cô giáo dục trẻ và dẫn dắt vào bài.
*Hoạt động 2 : Bé học các khối
+ Ôn cho Trẻ tìm đồ dùng, đồ chơi được làm từ các hình tam
giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn như ngôi nhà,đu quay
- Cô đưa hình lên, trẻ nói tên hình.
- Cô và trẻ cùng làm, trẻ lấy hình ra lăn xem hình nào lăn được mấy phía.
- Cô lấy hình vuông lên trẻ nói tên hình
- hình vuông có mấy cạnh, mấy góc,cạnh của hình vuông như thế nào với nhau.
- Trẻ lấy hình vuông ra và lăn xem có lăn được không?
- Vì sao hình vuông không lăn được?
- tương tự cho trẻ lấy hình chữ nhật, hình tam giác.
* So sánh: hình vuông và hình chữ nhật.
Hình tam giác với hình tròn.
* Luyện tập:
- Cho trẻ lên chọn hình theo yêu cầu của cô .
- Cho trẻ lên tìm hình trong túi kín theo yêu cầu
*Hoạt động 3: Bé làm thợ xây
- Cô nói luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ thi nhau chơi “Xây vườn bách thú”
- Nhận xét sau khi chơi
Thứ ba ngày 6 tháng 2 năm 2018
Môn: Khám phá khoa học
Đề tài : Tìm hiểu những con vật sống trong rừng.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ gọi tên và biết được một số đặc điểm của những con vật ngộ nghĩnh: Cấu tạo, vận động, sinh sản, cách bắt mồi
- So sánh giữa các con vật, nêu đặc điểm riêng
- Phát triển ngôn ngữ : khả năng phân nhóm. . .
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ các con vật, ngăn chặn hành vi săn bắn động vật quý hiếm – biết cách tránh xa các con vật nguy hiểm
II.Chuẩn bị:
- Tranh các con vật sông trong rừng: Tranh chung, tranh tổng hợp, to chính xác hình dạng của chúng - tranh lô tô, bút màu cho trẻ
III. Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Bé biết gì về động vật rừng
- Trẻ hát bài “Chú voi con”
- Bài hát nói đến con vật gì? Con voi sống ở đâu?
- Ngoài con voi ra còn có những con gì sống trong rừng nữa?
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề và giới thiệu vào bài học
* Hoạt động 2: Cùng bé khám phá
- Cho trẻ chơi mô phỏng về các con vật ngộ nghĩnh
- Cho trẻ đi xem tranh quanh giá 1 vòng
- Mời 1 trẻ nhanh nhẹn hỏi đố các bạn về các con vật đó
- Cô bao quát nghe trẻ cùng bình luận đố nhau, gợi cho trẻ các chi tiết, đặc điểm như : chân có nệm, lông vằn... Cô giải thích những thắc mắc của trẻ kịp thời
- Cho trẻ chơi : Con voi
- Mời 1 trẻ lên chọn tranh giới thiệu con vật đó- Cô hướng dẫn trẻ nêu đặc điểm riêng- Cách kiếm ăn, vận động
* Đàm thoại:
- Cô hỏi những câu hỏi kích thích tính tư duy
- Theo con nó có ích gì ?
- Con thử đoán xem con voi nó tìm thức ăn như thế nào
- Tại sao con voi to mà nó đi không lún chân. . . .
- Tương tự với những trẻ khác, bức tranh khác: con khỉ, con hổ, con hươu và đàm thoại theo bức tranh
- Trẻ kể về một số con vật qua tranh
* So sánh : Con voi – Con khỉ, Con hươu – Con hổ
- Liên hệ mở rộng: Cho trẻ kể thêm các con vật khác – Cô cho trẻ xem tranh sau đó cô đưa ra kết luận chung
* Hoạt động 3: Thi xem ai nhớ nhiều
- 1 trẻ lên mô phỏng về con vật mà trẻ thích
- 1 Trẻ khác lên chọn tranh theo yêu cầu
- Cả lớp xếp tranh theo yêu cầu của cô
- Trẻ hát : “Chú voi con ”
Hoạt động 4: Cùng thi tài
* Trò chơi:
- Chọn thức ăn cho các con vật .
- Cho trẻ ghép hình các con vật .
Thứ tư ngày 7 tháng 2 năm 2018
Môn : Hoạt động tạo hình
Đề tài: Vẽ động vật sống trong rừng
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ được các con vật quý hiếm
-Sáng tạo và bố cục màu sắc ý tưởng trong sản phẩm, về kiểu dáng, tư thế con vật
- Phát triển trí tưởng tượng, sắp xếp bố cục
- Rèn kỹ năng mô tả hình dáng, hung dữ màu lông. . .
- Giaó dục trẻ bảo vệ các con vật quý hiếm - Thích tạo ra cái đẹp
II. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu: Con voi - con khỉ - con hổ - chim rừng. . . . .
- Vở tạo hình, bút chì, đĩa nhạc
III. Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Thi tài
- Hát : “ Chú voi con ” -Trò chuyện với trẻ về một số con vật sống trong rừng: To nhỏ, hung dữ, leo trèo, hiền lành. . .
HĐ2: “ Cùng kể chuyện ”
Cho trẻ kể về con vật quý hiếm- Cách bảo vệ, ích lợi, chăm sóc
- Cô nêu nhiệm vụ
- Hãy nêu ý định vẽ con vật quý hiếm như : Vẽ con voi, con hổ, con khỉ. . . như thế nào ? ( Bổ sung ý tưởng của trẻ )
HĐ3: “ Tấm ảnh sinh động ”
- Hãy chơi bắt chước dáng đi của chú voi, tiếng kêu của hổ, tiếng hầm hừ của hổ. . .
- Cho trẻ xem tranh mẫu, cho trẻ nêu nội dung trong tranh
- Đặt câu hỏi theo nội dung của từng bức tranh
- Những con vật đang làm gì ?
- Lần lượt cô đưa tranh ra cho trẻ gọi tên và nêu nội dung các bức tranh.
HĐ4 : Thi ai khéo tay
- Trẻ chơi mô phỏng . .. . . . . Mở nhạc
- Trẻ vẽ vào vở cô chú ý quan sát cô đến từng trẻ hỏi trẻ vẽ gì ? Cô bổ sung ý tưởng của trẻ
HĐ5: Trưng bày nhận xét sản phẩm.
-Trẻ treo sản phẩm lên giá, mời trẻ lên nhận xét sản phẩm của mình của bạn – Cô giợi ý gúp trẻ khen trẻ kịp thời
- Cô bổ sung và nhận xét chung
- Giaó dục trẻ biết lợi ích của các con vật quý hiếm, cách bảo vệ chúng
Kết thúc : Trẻ bắt chước dáng đi của voi, thu dọn đồ dùng
Thứ năm ngày 8 tháng 2 năm 2018
Môn : Hoạt động âm nhạc- Làm quen văn học
Đề tài: Truyện : chú dê den
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được nghe và hiểu được nội dung câu chuyện
- Trẻ thuộc và kể chuyện diễn cảm, sáng tạo về cử chỉ điệu bộ
- Phát triển khả năng phán đoán – suy diễn và khả năng bắt chước - đặt tên chuyện
II. Chuản bị:
- Đồ dùng có dạng khối cầu, trụ để xung quanh lớp
III. Cách tiến hành:
Hoạt động 1 : Bé biết gì về những con trong rừng
- Hát “ lại đây với cô ” Trẻ đến xung quanh cô sau đó ngồi xuống và hát bài “ Chú voi con”. Các con vừa hát bài hát nói về con gì? Con voi sống ở đâu?
- Ngoài con voi ra các con còn biết có những con gì sống trong rừng nữa?
- Cô trò chuyện với trẻ về những con vật ngộ nghĩnh và giới thiệu vào câu chuyện “Chú dê đen”
Hoạt động 2: Cùng lắng nghe.
- Cô kể lần 1: theo tranh minh họa
- Gỉang nội dung: Câu chuyện đã kể về chú dê trắng nhút nhát còn chú dê đen dũng cảm và cuối cùng dê đen không bị chó sói ăn thịt. . ..
- Cô kể lần 2 : Theo tranh viết câu chuyện kèm theo hình ảnh. Kể trích dẫn theo nội dung chuyện
- Đàm thoại :
- Câu chuyện có tên là gì ?
- Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Dê trắng đã gặp ai ? Dê trắng trả lời như thế nào ?
- Chó sói đã làm gì chú dê trắng ?
- Theo con dê đen trả lời chó sói như thế nào ?
- Khi nghe dê đen nói tâm trạng của chó sói như thế nào ?
- Giáo dục trẻ dũng cảm, mạnh dạn khi gặp chuyện dữ, bình tĩnh tìm cách giải quyết. . . .
- Đặt tên : Trẻ đặt tên câu chuyện
- Cô cùng trẻ thống nhất tên câu chuyện
-Trẻ kể chuyện :
- Trẻ kể chuyện theo tranh
- Kể không có tranh, kể theo tranh.
- Trẻ kể làm cử chỉ điệu bộ minh hoạ..
- Cho lớp bắt chước tập kể các nhân vật trong chuyện
- Cá nhân trẻ lên kể cô khen trẻ kịp thời.
*Hoạt động 3 : “Ai hay hơn”
- Tìm chữ cái đã học có trong tên chuyện
- Cho trẻ vẽ, tô màu các nhân vật trong chuyện.
- Kết thúc : Trẻ thu dọn đồ dùng
Thứ sáu ngày 9 tháng 2 năm 2018
Môn: - Làm quen chữ cái
Đề tài: - Tập tô chữ cái i , t, c
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tô được chữ cái i-t-c theo chiều mũi tên trên đường kẻ ngang không tô lem ra ngoài, nhớ biểu tượng đường nét chữ i-t-c thông qua kỹ năng tô
- Giáo dục trẻ yêu thích học chữ cái, thích tô viết chữ
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa câu chuyện, tranh chữ viết câu chuyện, một số hình ảnh minh họa
- Tranh hướng dẫn bé tập tô, bút chì, vở tập tô
III. Cách tiến hành:
Hoạt động 1 : Trò chuyện cùng bé
- Cho trẻ hát bài “Chú nvoi con”
- Bài hát nói về con gì?
- Con voi là động vật sống ở đâu ?
- Ngoài con voi ra các con còn biết những con gì ở trong rừng nữa?
- Dẫn dắt giới thiệu bài tâp tô chữ cái i, t, c
Hoạt động 2 : Cùng xem và lắng nghe
- Cô đưa thẻ chữ i lên hỏi chữ gì ?
- Cô gắn tranh hướng dẫn lên và hỏi trong tranh vẽ gì ?
- Cả lớp đọc từ dưới tranh
- Cô hướng dẫn trẻ tập tô chữ i, tô trùng khít lên nét chấm mờ, tô theo chiều mũi tên từ trái sang phải tô xong chữ i ở hàng trên thì chúng ta tô chữ i trong từ ở hàng dưới
Hoạt động 3 : Thi ai khéo tay
- Cô hướng dẫn cách cầm bút, tư thế ngồi và cho trẻ tô.
- Trong khi trẻ tô cô đến từng cá nhân quan sát trẻ tô và kịp thời sửa sai cho trẻ.
+ Chữ t, c : Cô hướng dẫn tương tự
- Kết thúc : Cô nhận xét bài tô , cho trẻ đọc thơ “Con vỏi con voi” và đi ra ngoài.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN LỚP LÁ
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG KHẮP NƠI
( TUÂN V: TỪ NGÀY 26/02-02/03/2018)
Tên hoạt động
Thứ hai
26/2/2018
Thứ ba
27/2/2018
Thứ tư
28/2/2018
Thứ năm
1/3/2018
Thứ sáu
2/3/2018
Đón trẻ
-Trao đổi với phụ huynh về hoạt động của trẻ ở nhà. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng,hướng dẫn trẻ về góc chơi gắn với chủ đề
-Trò chuyện với trẻ về nội dung của chủ đề.
-Cho trẻ nghe nhạc , xem tranh ảnh về chủ đề.
Thể dục sáng
- Tập bài nhịp điệu theo chủ đề, thế giới động vật.Tập bài “ Chim bồ câu trắng”cho trẻ đi đều nhẹ nhàng, tập theo khối lá (Nhún, lắc mông, đưa tay cao, dang ngang, nhảy. . ) Theo nhịp điệu bài hát, kết hợp với các động tác : Hô hấp, tay, chân, bụng, bật
Hoạt động ngoài trời
-Quan sát thời tiết ,dạo chơi sân trường.Lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân chơi.
-Nghe kể chuyện , đọc thơ ,hát liên quan đến chủ đề
-Trò chơi vận đông: Thỏ đổi Chuồng.
-Trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột.
-Ch Chơi tự do: với cát nước, lá cây
Hoạt động chủ đích
-TDKN:
Đi bước qua chướng ngại vật.
TC: Nhảy như ếch.
- KPKH
Những con vật quanh ta
- HĐTH:
Vẽ con chim
- GDÂN
Hát : Thật là hay
- PTNN: Truyện:
Chú chim sâu.
Hoạt động góc
-Góc xây dựng: Xây rừng, sông suối, cây xanh...
-Góc phân vai: cửa hàng chế biến thức ăn từ động vật
-Góc nghệ thuật: Vẽ ,nặn, cắt , dán, xếp hột hạt.Hát múa vận động về chủ đề.
-Góc thư viện: Xem tranh về các con vật,chơi lô tô các con vật
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc vật nuôi.
Hoạt động chiều
- Ôn kiến thức đã học : Lăn bóng bằng 2 tay.
- Làm quen kiến thức mới :
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích.
- Trẻ đọc thơ, hát các bài về chủ đề.
- Tập nề nếp và các đội hình cho các hoạt động.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
Trả trẻ
-Bình cờ cuối ngày.
-Trẻ rửa mặt,tay chân sạch sẽ ,vệ sinh ra về.
Thứ hai ngày 26 tháng 02 năm 2018
Chủ đề: Thế giới động vật.
Chủ đề nhánh: Động vật sống khắp nơi.
Môn : Giáo dục thể chất
Đề tài : -TDKN: Đi bước qua chướng ngại vật.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ đi bước qua chướng ngại vật không vấp ngã, trẻ có thể tránh các chướng ngai vật khi đi - tốc độ đi nhanh và khó dần lên.
- Phát triển khả năng định hướng trong không gian – rèn đi đa dạng trong nhiều tư thế khác nhau.
- Giáo dục trẻ mạnh dạn kiên trì vận động, rèn tính k ỷ luật trong hoạt động
II. Chuẩn bị:
- Một số con vật nhựa bằng đồ chơi trong sân
III. Cách tiến hành
Hoạt động 1 :
- Cô dẫn dắt vào bài “ Đi bước qua chướng ngại vật”.
Hoạt động 2 : Cùng bé thi tài
* Khởi động: “Chơi làm con tôm cá bơi dưới nước”
- Cô cùng trẻ hát “Tôm, cá, cua thi tài” vận động nhẹ nhàng
- Cho trẻ làm mô phỏng bắt chước vận động của các con vật. * Trọng động : Mở máy cho trẻ tập theo băng bài “Cá vàng bơi”
+ Bài tập phát triển chung
- Cô tập và động viên trẻ tập . Nhấn mạnh động tác chân, bật, nhắc trẻ chú ý tập chính xác theo cô.
- Bài tập cơ tay động tác 5 (2 lần).
- Bài tập cơ chân, động tác 1 ( 3 lần).
- Bài tập cơ bụng, động tác 3 (2 lần).
- Bài tập cơ bật, động tác 1 (3 lần).
+ Vận động cơ bản : Đi bước qua chướng ngại vật
- Cô làm mẫu 1 lần ( Lần 2 phân tích).
- TTCB : Đứng trước vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh bắt đầu đi bình thường đến chỗ có chướng ngại vật lần lượt bước chân qua nhẹ nhàng rồi lại đi tiếp cứ như vậy đến hết chướng ngại vật rồi đi về cuối hàng.
- Thực hành:
- Cho 1 trẻ lên làm thử.
- Lần lượt cô cho các trẻ lên thực hiện, cô chú ý sửa sai từng động tác cho trẻ, nhắc trẻ kiên nhẫn, cẩn thận khi thực hiện vận động
* Trò chơi: “ Nhảy như ếch ”
- Cô hướng dẫn luật chơi, cách chơi và cho trẻ cùng chơi.
Hoạt động 3 : Bé thư giãn
+ Hồi tĩnh : Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu - Kết thúc.
Thứ ba ngày 27 tháng 02 năm 2018
Môn : Khám phá khoa học
Đề tài : Những con vật quanh ta
I.Mục đích yêu cầu
- Trẻ gọi tên và biết được một số đặc điểm của những con vật sống quanh ta Cấu tạo, vận động, sinh sản, cách bắt mồi
- So sánh giữa các con vật sống quanh ta, nêu đặc điểm riêng
- Phát triển ngôn ngữ : khả năng phân nhóm. . .
- Giaó dục trẻ ý thức bảo vệ các con vật.
II. Chuẩn bị
- Một số con vật sống khắp nơi ( vật thật)
-Tranh các con vật sống khắp nơi: Tranh chung, tranh tổng hợp, to chính xác hình dạng của chúng - tranh lô tô, bút màu , đất nặn cho trẻ
III. Cách tiến hành
*Hoạt động 1: Cùng bé trò chuyện
- Trẻ cùng cô chơi trò chơi làm chim bay, đến thăm triển lãm tranh về các độg vật
- Trò chuyện về các động vật sống ở khắp nơi, những con vật đó sống ở những đâu
- Các con vật có ích lợi gì với con người.Cô dẫn dắt vào bài
*Hoạt động 2: Thăm quan thú vị
- Phân tích + đàm thoại
- Cho trẻ đi quan sát một số con vật sống khắp nơi
- Mời 1 trẻ nhanh nhẹn hỏi đố các bạn về các con vật đó
- Cô bao quát nghe trẻ cùng bình luận đố nhau, gợi cho trẻ các chi tiết, đặc điểm như: môi trường sống thức ăn, sinh sản của các động vật
- Cho trẻ chơi : “ Chim bay ”
- Mời 1 trẻ lên chọn con vật mà trẻ thích
- Cô hướng dẫn trẻ nêu đặc điểm riêng- Cách kiếm ăn,vận động của con con vật sống khắp nơi
- Cô hỏi những câu hỏi kích thích tính tư duy
- Theo con chim có ích gì ?
- Con chim sống ở đâu ?
*Tương tự cô cho trẻ nói về con vật khác
* So sánh : Con chim – Con khỉ
* Liên hệ mở rộng
- Cho trẻ kể thêm các con vật khác – Cô cho trẻ xem tranh sau đó cô đưa ra kết luận chung
- Giáo dục có nhiều loại động vật sống khắp nơi,cần được bảo vệ chúng vì nó là vốn quý, là tài sản thiên nhiên vô giá của đất nước
*Hoạt động 3: cùng nhau thi tài
*Luyện tập cả lớp
- Đoán các con vật qua câu đố
- Tập làm cách vận động của các con vật
* Luyện tập cá nhân
- Xếp lô tô theo nhóm: con vật biết bay,không biết bay, con có lợi, có hại
- Trò chơi “ Đàn cá bơi”
*Hoạt động 4 : Thi xem ai nhanh
- 3 đội thi nhau lên xếp các động vật sống dưới nước, trên cạn, trong rừng
- Khi lên chọn phải bật qua vòng, nếu ai chạm vòng không tính
- Cô động viên trẻ chơi
- Kết thúc : Trẻ thu dọn đồ dùng vào nơi quy định
Thứ tư ngày 28 tháng 2 năm 2018
Môn : Hoạt động tạo hình
Đề tài : Vẽ con chim
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ được những con chim bé yêu thích
- Sáng tạo và bố cục màu sắc ý tưởng trong sản phẩm, về kiểu dáng, tư thế con vật
- Phát triển trí tưởng tượng, sắp xếp bố cục
- Rèn kỹ năng mô tả hình dáng, cách vận động .
- Giáo dục trẻ bảo vệ các con vật sống khắp nơi
II. Chuẩn bị:
- Đĩa nhạc, mẫu vẽ
- vỡ vẽ, bút chì, bút màu, giá treo.........
III. Cách tiến hành
*Hoạt động 1 : Bé biết gì về các loài chim
- Hát “Chim mẹ chim con” .Trò chuyện với trẻ về một số loài chim, cô dẫn dát giới thiệu vào bà
*Hoạt động 2 : Xem ai biết nhiều
- Cho trẻ kể về con vật bé yêu thích - Cách bảo vệ, ích lợi, chăm sóc
- Cô nêu nhiệm vụ
- Hãy nêu ý định vẽ con chim gì? như thế nào ? ( Bổ sung ý tưởng của trẻ )
+ Cùng xem mẫu
- Cho trẻ xem mẫu vẽ, cho trẻ nêu nội dung mẫu
- Đặt câu hỏi theo nội dung của từng mẫu tranh vẽ
( con chim này như thế nào, đang làm gì ?... )
*Hoạt động 3 : Thi ai khéo tay
- Trẻ chơi mô phỏng . .. . . . . Mở nhạc
- Trẻ vẽ cô chú ý quan sát cô đến từng trẻ hỏi trẻ vẽ con chim đang làm gì ? ở tư thế vận động gì ? Cô bổ sung ý tưởng của trẻ
*Hoạt động 4 : Triển lãm tranh
- Trẻ treo sản phẩm lên giá, mời trẻ lên nhận xét sản phẩm của mình của bạn – Cô giợi ý gúp trẻ khen trẻ kịp thời
- Cô bổ sung và nhận xét chung
- Giáo dục trẻ biết lợi ích của các con vật, cách bảo vệ chúng
* Kết thúc : Trẻ cùng cô thu dọn đồ dùng
Thứ năm ngày 01 tháng 3 năm 2018
Đề tài : Hát : Thật là hay
Nghe hát : Chim bay (Dân ca nam bộ )
Trò chơi: Ai nhanh nhất
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ hát vận động nhịp nhàng, kết hợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mam non lop la_12451662.doc