Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Hoạt động học: Môi trường xung quanh - Đề tài: Sở thích thói quen của những người thân yêu

Các con hãy xếp 3 chiếc hộp giống cô. Các con hãy chỉ vào và nói cho cô biết:

+Hộp hồng

+ Hộp xanh

+ Hộp vàng

+ Nhỏ nhất

+ Nhỏ hơn

+ To nhất

- Hộp xanh so với hộp hồng và hộp vàng như thế nào?

- Bây giờ khó hơn. Các con nhắm mắt chọn hộp theo đúng yêu cầu của cô

 

doc20 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Hoạt động học: Môi trường xung quanh - Đề tài: Sở thích thói quen của những người thân yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô nói mục đích chơi ngày hôm nay. + Chúng mình thấy thời tiết hôm nay thế nào? + Chúng mình có biết mùa này đang là mùa gì không? + Bầu trời như thế nào? + Cây cối thì làm sao nhỉ? - Mùa thu thời tiết mát mẻ hơn mùa hè nhưng lại cũng hay có nhiều dịch bệnh vì những lúc thời tiết thay đổi đột ngột. Vì vậy khi đi ra ngoài chúng mình phải đội mũ nón, ăn mặc phù hợp theo mùa và tắm rửa sạch sẽ nhé. HĐ2.Trò chơi "mèo đuổi chuột" - Cô nêu cách chơi, luật chơi: Cô sẽ chọn 1 trẻ làm mèo và 1 trẻ làm chuột; Còn cả lớp sẽ cầm tay nhau giơ lên làm hang cho mèo và chuột, mèo và chuột đứng quay lưng vào nhau. Khi có hiệu lệnh chuột chạy thì mèo đuổi theo và chuột chạy vào hang nào thì mèo phải đuổi vào hang đó. - Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần. HĐ3. Chơi tự do - Cô cho trẻ chơi tự do với những đồ dùng đồ chơi mà trẻ thích như bập bênh,vòng , bóng... - Cô chú ý bao quát trẻ, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong giờ chơi *Kết thúc - Cô cho trẻ tập trung kiểm tra lại sĩ số, nhận xét tuyên dương, khen ngợi động viên, cho trẻ đi rửa tay uống nước đi vệ sinh chuyển hoạt động - Cả lớp xếp hàng, đi ra sân theo hướng dẫn của cô. - Trẻ trả lời theo đặc điểm dấu hiệu thời tiết ngày hôm đó - Mùa thu ạ. - Trẻ trả lời theo những gì quan sát được - Vâng ạ. -Trẻ chú ý lắng nghe và nắm được cách chơi, luật chơi. - Trẻ chơi hứng thú. -Trẻ chơi theo ý thích của mình. - Tập trung lại theo hiệu lệnh xắc xô sau đó đi rửa tay uống nước đi vệ sinh chuyển hoạt động HOẠT ĐỘNG CHIỀU Tên đề tài: Hướng dẫn trẻ chơi hoạt động góc (Góc phân vai) I . Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết tên và cách sử dụng đồ chơi trong góc phân vai. Biết nhận vai chơi, biết nhiệm vụ vai chơi của mình và của bạn - Thể hiện được thao tác của vai chơi phù hợp, phối hợp hành động chơi trong nhóm, tạo ra được sản phẩm theo yêu cầu của vai chơi. - Hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi, chơi đoàn kết II. Chuẩn bị: - Đồ dùng đồ chơi đầy đủ ở các góc phân vai III. Tiến hành: Họat động của cô Hoạt động của trẻ 1.HĐ 1: Giới thiệu bài: Ổn đinh tổ chức gây hứng thú cho trẻ qua bài hát'' Múa cho mẹ xem'' *Thỏa thuận - Hỏi trẻ về chủ đề chơi và các góc chơi, - Cho trẻ lấy biểu tượng về góc. 2.HĐ 2: Phát triển bài: * Quá trình chơi. - Cô hướng dẫn trẻ bầu ra nhóm trưởng, gợi ý nội dung và nhiệm vụ của từng vai chơi, hướng dẫn trẻ chọn vai chơi, cách sử dụng các đồ dụng đồ chơi trong góc chơi phân vai. 3.HĐ 3: kết thúc: * Nhận xét sau khi chơi. - Cô cho trẻ nhận xét lẫn nhau. - Cô nhận xét chung. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi. Trẻ hát bài và vận động '' Múa cho mẹ xem" - Chủ đề Gia đình - Trẻ kể 5 góc chơi - Trẻ cầm biểu tượng về góc chơi - Trẻ chơi theo gợi ý hướng dẫn của cô Trẻ nhận xét bạn chơi - Hát và thu dọn đồ chơi. Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : Thứ 3, ngày 10 tháng 10 năm 2017 Tên hoạt động : Thể dục kỹ năng Đề tài: Đập và bắt bóng tại chỗ TCVĐ: Tìm bạn I.Mục đích, yêu cầu - Trẻ biết đập và bắt bóng, cầm bóng bằng 2 tay đập bóng xuống phía trước mũi bàn chân và bắt bóng khi bóng nảy lên - Rèn luyện và phát triển co tay, phối hợp sức mạnh của toàn thân, phát triển khả năng di chuyển và khéo léo cho trẻ - Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động, có ý thức tổ chức trong giờ học, có tinh thần phối hợp với bạn của mình để hoàn thành bài tập II. Chuẩn bị - Xắc xô, bóng nhựa, rổ đựng bóng - Bài hát trong chủ điểm, bài thơ ‘’Tâm sự của cái mũi’’ III. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Khởi động - Cô cho trẻ đọc bài thơ Tâm sự của cái mũi + Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói về cái gì? + Ngoài cái mũi trên cơ thể chúng mình còn những bộ phận nào khác? + Chúng mình làm gì để giữ cho các bộ phận trên cơ thể luôn được sạch sẽ? + Ngoài ra để cơ thể luôn khỏe mạnh chúng mình phải làm điều gì nữa? - Cho trẻ hát bài ‘’Cái mũi’’ thực hiện các kiểu đi, chạy về 2 hàng ngang tập bài tập phát triển chung. HĐ2. Trọng động a. Bài tập phát triển chung (Tập kết hợp với vòng) - Tay 2: Đưa ra trước lên cao (3 lần 4 nhịp) - Chân 2: Bật đưa chân sang ngang (2 lần 4 nhịp) - Bụng 1: Đứng cúi về trước .(2 lần 4 nhịp) b.Vận động cơ bản - Cô giới thiệu bài tập sau đó cô tập mẫu. + Lần 1: Cô tập mẫu + Lần 2: Cô tập và giải thích: Từ đầu hàng cô đi đến vạch xuất phát, chân cô đứng sát mép vạch cầm bóng bằng 2 tay. Khi có hiệu lệnh đập, cô đập bóng xuống sàn phía trước mũi bàn chân và bắt bóng khi bóng nảy lên, sau đó cô đi về cuối hàng - Cho 3 - 4 trẻ lên tập thử - Cô nhận xét sửa sai cho trẻ động viên trẻ tập - Trẻ thực hiện: Mỗi trẻ thực hiện 3- 4 lần. + Lần 2: Tổ chức thi đua giữa 3 đội. Sau khi đập bóng xuống sàn và bắt bóng thì chạy lên lấy 1 lá cờ bỏ vào rổ của đội mình. Kết thúc thời gian đội nào có nhiều lá cờ đội đó thắng cuộc. - Cô cho trẻ thi đua kiểm tra kết quả sau khi chơi - Chú ý quan sát bao quát trẻ tập, động viên, sửa sai cho trẻ c. TCVĐ ‘’Tìm bạn’’ - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô nêu cách chơi luật chơi: Cô cho trẻ đi thành vòng tròn hát bài hát ‘’Cái mũi’’ khi nghe thấy hiệu lệnh "Tìm bạn cùng giới" trẻ phải tìm cho mình 1 người bạn (Bạn gái tìm bạn gái, bạn trai tìm bạn trai) . Hoặc khi nghe hiệu lệnh "Tìm bạn khác giới " trẻ phải tìm cho mình 1 người bạn (Bạn trai tìm bạn gái hoặc ngược lại); Ai không tìm được bạn thì phải tự giới thiệu về mình? (Họ tên? là bé trai hay bé gái?..) - Cô tiến hành cho trẻ chơi 4-5 lần động viên khen ngợi trẻ chơi HĐ3. Hồi tĩnh + Chúng mình vừa tập bài tập gì? - Cho 3 trẻ lên tập lại - Cho trẻ giả làm cánh chim bay nhẹ nhàng vận động 2- 3 vòng quanh sân tập, chuyển hoạt động - Tâm sự của cái mũi - Nói về cái mũi - Trẻ kể tên - Rửa mặt, tắm gội... - Tập thể dục sáng - Trẻ hát và thực hiện các kiểu đi, chạy theo hiệu lệnh của cô. - Trẻ tập cùng cô các động tác của bài tập phát triển chung - 3 lần 4 nhịp - 2 lần 4 nhịp - 2 lần 4 nhịp - Trẻ chú ý quan sát cô tập - Trẻ chú ý quan sát cô tập và nghe giải thích động tác - Trẻ chú ý lên tập - Trẻ thực hiện bài tập hào hứng và sôi nổi - Trẻ chú ý nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi nắm được cách chơi, luật chơi - Tham gia trò chơi sôi nổi , hào hứng Kiểm tra kết quả chơi cùng cô - Đập và bắt bóng - Trẻ lên tập lại -Trẻ thực hiện Tên hoạt động: HĐNT Đề tài: HĐCĐ: Nhặt lá cây làm đồ chơi Trò chơi vận động: Kéo co Chơi tự do I. Mục đích, yêu cầu - Trẻ biết cách sử dụng kéo, tăm tre, dây để tạo ra đồ chơi từ lá cây; Biết đặt tên cho sản phẩm. - Rèn kỹ năng sáng tạo, kỹ năng khéo léo của đôi tay để tạo thành các đồ chơi từ lá cây. - Trẻ hứng thú thực hiện các hoạt động. II. Chuẩn bị - Chỗ ngồi cho trẻ hoạt động: Trải chiếu dưới bóng cây. Một số loại lá cây, dây buộc, băng dính, tăm tre, kéo... - Một số sản phẩm của cô: Con sâu làm từ lá chuối, con trâu, con cào cào, đồng hồ... - Dây thừng dài (5m) có buộc dây đánh dấu ở giữa - Trang phục gọn gàng III. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Giới thiệu bài - Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. - Giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay HĐ2. Phát triển bài HĐCĐ “Nhặt lá cây làm đồ chơi” - Cho trẻ xem các sản phẩm cô đã chuẩn bị - Cô hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ lá cây, cô vừa hướng dẫn vừa làm cùng trẻ + Hướng dẫn trẻ làm đồng hồ, con sâu từ lá chuối + Hướng dẫn trẻ làm vương miệng công chúa từ lá mít... - Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn. - Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường: Không bẻ cành, hái lá, không vứt rác bừa bãicho trẻ thu dọn đồ chơi TCVĐ: Kéo co - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cách chơi: Cô chọn 2 đội chơi có số lượng trẻ bằng nhau. Nhiệm vụ của 2 đội là phải đoàn kết dùng sức mạnh của cả đội để kéo được chiếc nơ qua vạch chuẩn về phía đội của mình. - Luật chơi: Đội nào kéo được nơ về qua vạch của đội mình thì đội đó chiến thắng. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2 - 3 lần - Kết thúc chơi: Cô nhận xét, tuyên dương. Chơi theo ý thích - Cho trẻ chơi theo ý thích với những đồ chơi cô đã chuẩn bị và đồ chơi trên sân trường. Cô bao quát trẻ xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong giờ chơi, đảm bảo cho trẻ chơi an toàn. HĐ3. Kết thúc. - Tập trung trẻ điểm danh, nhận xét động viên trẻ, cho trẻ đi rửa tay chuyển hoạt động - Trò chuyện cùng cô - Có cây, có đồ chơi. - Trẻ quan sát cô làm mẫu và tự làm đồ chơi theo sự giúp đỡ của cô - Trẻ nói tên sản phẩm đã làm được Thu dọn đồ chơi - Trẻ nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi - Trẻ tham gia trò chơi sôi nổi, hào hứng - Trẻ chơi theo ý thích , đoàn kết với nhau trong khi chơi - Trẻ chú ý tập trung... đi rửa tay, vệ sinh uống nước chuyển hoạt động cùng cô Hoạt động chiều - Bé Tìm hiểu sở thích thói quen của những người thân yêu + Cô tổ chức cho trẻ lần lượt được lên thực hành giới thiệu về những thành viên trong gia đình - Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : Thứ 4, ngày 11 tháng 10 năm 2017 HOẠT ĐỘNG : TOÁN Đề tài: So sánh kích thước của 3 đối tượng: To- nhỏ. I. Mục đính - yêu cầu - Trẻ vận dụng cách so sánh để sắp thứ tự về chiều rộng của 3 đối tượng, diễn đạt được ý " To nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất - Củng cố kỹ năng đặt cạnh, sắp thứ tự từ To nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất - Vận dụng kỹ năng so sánh vào các trò chơi một cách chính xác - Phát triển ngôn ngữ ở trẻ II. Chuẩn bị:- 3 cái khăn khác nhau về chiều rộng. Mỗi cháu có 3 cái hộp chiều rộng khác nhau. III. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1 HĐ1. Giới thiệu bài - Cả lớp hát: “ Cả nhà thương nhau” - Bài hát có tên là gì? Bài hát nói về ai? - Bạn nào giỏi có thể kể cho cô và các ban nghe về các thành viên trong gia đình? + Gia đình con có những ai? -> Cô khái quát giáo dục trẻ: Các con ạ! Trong mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình, ở đó mọi người luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, khi xa thì nhớ, khi gần nhau thì đầy ắp tiếng cười, đó là nội dung bài hát Hôm qua có một bạn nhỏ nhờ cô mang đến tặng cho cả lớp mình một hộp quà. Cả lớp có muốn xem bên trong hộp quà có gì không? - Cô mở hộp quà có chiếc khăn: màu hồng, màu xanh, màu vàng. Bạn nhỏ muốn nhờ cả lớp mình gửi tới họ hàng người thân trong gia đình. 2 HĐ2. Phát triển bài *Dạy trẻ so sánh chiều rộng của 3 đối tượng: “ To- nhỏ” - Bây giờ cả lớp mình cùng lấy những chiếc khăn ra cùng cô nào? - Cô có 3 chiếc hộp : hộp hồng, hộp xanh và hộp vàng. - Bạn nhỏ muốn nhờ cô và cả lớp lớp mình làm gì?bạn muốn nhờ lớp minh so sánh kích thước của 3 ccái hộp: hộp to nhất tặng Ông Bà, hộp nhỏ hơn tặng Anh chị, hộp nhỏ nhất tặng cac em nhỏ. + Để biết 3 chiếc hộp có kích thước bằng nhau không chúng mình sẽ làm gì? -> Vậy cả lớp quan sát cô sẽ thực hiện - Các con so sánh chiếc hộp màu hồng với chiếc hộp màu xanh. Chiếc hộp màu nào to hơn ? Vì sao? - Các con so sánh chiếc hộp màu hồng với chiếc hộp màu vàng. Hộp nào to hơn? - Vì sao con biết hộp hồng to hơn? - Như vậy chiếc hộp màu hồng to hơn cả hộp xanh, hộp vàng. Hộp hồng là to nhất. - Các con so sánh hộp xanh với hộp vàng. Hộp nào nhỏ hơn ? - Vì sao con biết hộp vàng nhỏ hơn? - Hộp vàng so sánh với Hộp xanh và hộp hồng. ? hộp vàng ra sao? - Hộp vàng nhỏ hơn hộp hồng và hộp xanh. Như vậy hộp vàng nhỏ nhất . - Hộp vàng nhỏ nhất vì sao? - Các con so sánh hộp xanh và hộp hông có rộng bằng nhau không ? - Các con so sánh hộp xanh với hộp vàng xem thế nào ? * Trẻ thực hiện - Các con hãy xếp 3 chiếc hộp giống cô. Các con hãy chỉ vào và nói cho cô biết: +Hộp hồng + Hộp xanh + Hộp vàng + Nhỏ nhất + Nhỏ hơn + To nhất - Hộp xanh so với hộp hồng và hộp vàng như thế nào? - Bây giờ khó hơn. Các con nhắm mắt chọn hộp theo đúng yêu cầu của cô + To nhất + Nhỏ hơn + Nhỏ nhất *.Trò chơi: Luyện tập- củng cố “ Về đúng nhà” - Cách chơi : Cô có 3 ngôi nhà, một ngôi nhà chứa hộp to nhất, một ngôi nhà có hộp nhỏ hơn, một ngôi nhà hộp nhỏ nhất Cô phát cho mỗi ban 1 chiếc hộp chúng mình vừa đi vừa hát bài “ Cả nhà thương nhau”, khi cô có hiệu lệnh tìm nhà, tìm nhà. Chúng mình phải chạy thật nhanh về ngôi nhà có chiếc khăn giống như các con cầm. - Luật chơi: Bạn nào tìm sai phai hat một bài hát và tìm lai. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 đến 3 lượt. 3HĐ3. Kết thúc - Cô nhận xét tuyên dương trẻ và cho trẻ cất đồ dùng - Hát cùng cô - Cả nhà thương nhau - 1 Trẻ kể - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ tham quan - 1, 2 trẻ nhận xét - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý quan sát - Trẻ quan sát - Trẻ thực hiện cùng cô - So sánh kích thước của hộp - Trẻ lắng nghe - So sánh kích thước của hộp - Trẻ quan sát - hộp màu hồng rộng hơn - Vì hộp hồng có phần thừa ra ngoài - Hộp hồng to hơn - Vì hộp hồng có phần thừa ra ngoài - 2-3 trẻ nhắc lại - Hộp vàng nhỏ hơn - Vì hộp vàng không có phần thừa ra ngoài - Hộp vàng nhỏ hơn - Vì hộp vàng không có phần thừa ra ngoài - hộp vàng nhỏ nhất - Vì hộp vàng không có phần thừa ra ngoài - Hộp xanh nhỏ hơn hộp hồng - hộp xanh to hơn hộp vàng - Trẻ xếp - To nhất - Nhỏ hơn - Nhỏnhất - Hộp vàng - Hộp xanh - Hộp hồng - Hộp xanh nhỏ hơn hộp hồng và to hơn hộp vàng - Trẻ giơ lên - Trẻ nói được: To nhất, nhỏ hơn, nhỏnhất - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ hiểu cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi - Trẻ chú ý và cất đồ dùng Tên hoạt động: HĐNT Đề tài: HĐCĐ: Vẽ phấn những loại quả, món ăn mà trẻ thích TCVĐ: "Tìm bạn'' Chơi thự do I. Mục đích, yêu cầu - Trẻ biết vẽ những loại quả trẻ thích - Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên - Trong TCVĐ: Trẻ chơi đúng luật và hứng thú khi chơi, nhận biết và phân biệt bạn cùng giới khác giới. - Trong Chơi tự do: Trẻ chơi thoải mái, an toàn trong khi chơi - Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ II. Chuẩn bị - Địa điểm: Sân sạch sẽ bằng phẳng, an toàn cho trẻ - Nhạc và lời bài hát ‘’Cái mũi’’ - Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng phù hợp với thời tiết - Trò chơi tự do: Vòng, bóng, phấn.... đồ dùng ngoài trời như bập bênh, cầu trượt... III. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. HĐCĐ: Vẽ qu¶, mãn ¨n hµng ngµy mà bé thích - Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, kiểm tra sĩ số, trang phục phù hợp. - Cô nói mục đích chơi ngày hôm nay. + Chúng mình thấy thời tiết hôm nay thế nào? + Chúng mình có biết mùa này đang là mùa gì không? + Bầu trời như thế nào? + Cây cối thì làm sao nhỉ? - Mùa thu thời tiết rất mát mẻ xong cũng không tránh khỏi những dịch bệnh vì vậy chúng mình phải giữ gìn sức khỏe thật là tốt, giữ gìn vệ sinh thân thể thật sạch sẽ - Cô hỏi trẻ 1 số loại quả vả 1 số món ăn trẻ thích và cho trẻ phát âm tên quả đó. - Cô hỏi trẻ vẽ gì và trao đổi cách vẽ với trẻ. + Quả bưởi hình gì, màu gì?.... - Cô vẽ cho trẻ xem. - Trẻ vẽ; Cô bao quát và hướng dẫn trẻ. HĐ2. TCVĐ: Tìm bạn - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô nêu cách chơi, luật chơi: Cô cho trẻ đi thành vòng tròn hát bài hát ‘’Cái mũi’’ khi nghe thấy hiệu lệnh "Tìm bạn cùng giới" trẻ phải tìm cho mình 1 người bạn (Bạn gái tìm bạn gái, bạn trai tìm bạn trai) hoặc khi nghe hiệu lệnh "Tìm bạn khác giới" trẻ phải tìm cho mình 1 người bạn (Bạn trai tìm bạn gái hoặc ngược lại); Ai không tìm được bạn thì phải tự giới thiệu về mình? (Họ tên, là bé trai hay bé gái?) - Cô tiến hành cho trẻ chơi 4 - 5 lần, động viên khen ngợi trẻ chơi HĐ3. Chơi theo ý thích - Cho trẻ chơi theo ý thích với những đồ chơi cô đã chuẩn bị và đồ chơi trên sân trường. Cô bao quát trẻ xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong giờ chơi, đảm bảo cho trẻ chơi an toàn. *Kết thúc - Tập trung trẻ điểm danh, nhận xét động viên trẻ, cho trẻ đi rửa tay chuyển hoạt động - Cả lớp xếp hàng theo hướng dẫn của cô. - Trẻ trả lời theo dấu hiệu thời tiết ngày hôm đó - Mùa thu ạ. - Trời rất đẹp. - Vâng ạ. - Trẻ trả lời, phát âm (Quả cam,quả chuối.....) - Trẻ trả lời. - Hình tròn, màu vàng. - Trẻ quan sát cô vẽ. - Trẻ thực hiện vẽ. - Lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi - Tham gia trò chơi sôi nổi, hào hứng - Trẻ chơi theo ý thích , đoàn kết với nhau trong khi chơi - Trẻ chú ý tập trung, đi rửa tay, vệ sinh uống nước Hoạt động chiều Ôn KTC: So sánh kích thước của 3 đối tượng: To- nhỏ - Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : Thứ 5, ngày 12 tháng 10 năm 2017 Tên hoạt động : Văn học Đề tài: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ “Em yêu nhà em” I.Mục đích yêu cầu :  - Cháu hứng thú đọc thơ, đọc thuộc bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ.  - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm.  - Phát triển ngôn ngữ khả năng ghi nhớ có chủ định.  - Giáo dục các cháu biết yêu quý ngôi nhà của mình. II.Chuẩn bị :  - Cô thuộc và đọc tốt bài thơ :Em yêu nhà em  - Tranh minh họa bài thơ.  - Các hình vuông, tam giác, chữ nhật.  III. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Giới thiệu bài - Lớp hát bài : “ Nhà của tôi ”. - Các cháu vừa hát bài gì? - Nhà là nơi chung sống của 1 gia đình, có nhiều tình cảm gắn bó với nơi mình đang sống, và tình cảm đó được tác giả thể hiện qua bài thơ “Em yêu nhà em “ Do Đoàn Thị Lam Luyến sáng tác cô sẽ đọc cho lớp mình nghe nhé!  HĐ 2: Phát triển bài * Cô đọc thơ cho trẻ nghe: - Lần 1: Cô đọc diễn cảm. - Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp xem tranh minh họa. * Trích dẫn - đàm thoại nội dung:  + Chẳng đâu bằngNgâm thơ: Khung cảnh tươi đẹp và đầm ấm trong ngôi nhà xung quanh có cây cối, có các con vật gần gũi, có tiếng chim hót bên thềm, càng làm cho ngôi nhà trở nên dễ thương  + Dù đi xa. Như nhà của em: Niềm tự hào và tình cảm tự hào nơi em sống * Đàm thoại: - Các cháu vừa nghe cô đọc bài thơ gì do ai sáng tác? - Trong bài thơ bạn nhỏ đã kể về ngôi nhà của mình như thế nào?  - Có những con vật nào xung quanh nhà bé?  - Các chú chim đang làm gì trước thêm nhà?  - Xung quanh nhà bé có trồng những loại cây gì?  - Bên cạnh nhà bé có đầm hoa gì tỏa hương thơm ngát ?  - Các cháu có biết câu thơ nào nói lên dù có đi nơi xa bé luôn nhớ về nhà của mình ? - Cô nói: Mỗi người chúng ta ai cũng có 1 ngôi nhà do bố mẹ xây nên nơi đó có nhiều kỉ niệm gắn bó. Vì thế dù có đi nơi đâu ta luôn nhớ và yêu quý về ngôi nhà của mình và không quên phải luôn giữ gìn ngôi nhà luôn sạch đẹp. * Dạy trẻ đọc thơ:  - Lớp đọc thơ cùng cô vài lần.(Cô theo dõi sửa sai)  - Mời tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ diễn cảm  - Cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức . * Trò chơi: Chơi xếp ngôi nhà:  - Cô chia lớp thành 2 đội (Mỗi đội 6 bạn). + Đội 1 đứng ở phía phải của cô. + Đội 2 đứng ở phía trái của cô.  - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.  + Cách chơi: Cô có các mảnh tranh khi nghe hiệu lệnh của cô 2 bạn đứng đầu hàng chạy lên chọn một tranh ghép lên rồi chạy về cuối hàng đứng, bạn kế tiếp cũng chạy lên thực hiện như vậy. Hết thời gian đội nào ghép xong hình ngôi nhà là thắng cuộc.  + Luật chơi: Mỗi lần lên cháu chỉ được ghép một mảnh tranh rồi chạy về, khi bạn chạy về đến hàng thì bạn khác mới được chạy lên.  - Cháu tiến hành chơi.  - Cô kiểm tra kết quả 2 đội Hoạt động 3: Kết thúc  hoạt động: -  Nhận xét – Tuyên dương . HĐ3. Kết thúc - Đọc thơ ‘Em yêu nhà em’’ và ra ngoài - Trẻ hát bài hát - Bài Nhà của tôi - Trò chuyện cùng cô - Vâng ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - 2 trẻ trả lời “Em yêu nhà em” - Tác giả: Đàm Thị Lam Luyến. - Trẻ trả lời - Con chim, Gà, cá cờ. - Trẻ trả lời - Hoa sen - Chẳng đâu vui được như nhà của em - Cả lớp đọc thơ 2-3 lần. - Các tổ (3 tổ), cá nhân đọc (5-7 cá nhân) - Trẻ lắng nghe và nắm được tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi hứng thú - Trẻ đọc thơ rồi ra chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Đề tài: - HĐCCĐ: Dạo chơi vẽ theo ý thích trên sân. - TCVĐ: Bịt mắt bắt dê - Chơi tự do: Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động. I. Mục đích, yêu cầu - Trẻ biết vẽ theo ý thích trên sân bằng phấn như lá cây, vẽ các hình đã học.. theo ý thích. - Trẻ biết chơi trò chơi cùng nhau II. Chuẩn bị - Phấn, giẻ lau tay. - Sân rộng, sạch sẽ. III. Tiến hành thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Giới thiệu bài - Cho trẻ hát “Khúc hát dạo chơi” đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. + Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? + Bây giờ đang là mùa gì? + Vào mùa thu, cây cối và thơi tiết như thế nào? - Cô giáo dục trẻ: Mặc quần áo, đội mũ, đi giày, dép phù hợp. HĐ2. Phát triển bài *Vẽ theo ý thích trên sân - Cô giới thiệu: Hôm nay các con vẽ theo ý thích trên sân về những gì chúng mình đã học nhé Hỏi trẻ: + Con hãy kể tên một số hình chúng mình đã học nào? + Con thích vẽ hình gì? Ngoài ra chúng mình có thể vễ những bông hoa, hình lá cây như trên sân thể dục nhé. - Cô bao quát, hỏi ý tưởng của trẻ vẽ gì và giúp trẻ thực hiện - Cô và trẻ nhận xét các bài vẽ. + Con thích bài vẽ nào nhất? Vì sao? - Cô động viên, khen trẻ. * TCVĐ: Bịt mắt bắt dê - Cô tổ chức cho trẻ chơi *Chơi tự do - Cô nhắc trẻ chơi đoàn kết, cho trẻ chơi tự do. - Cô bao quát trẻ. HĐ3. Kết thúc - Cho trẻ hát bài ‘’Cháu vẽ ông mặt trời’’ và đi vào lớp - Trẻ hát, trò chuyện cùng cô - Trời nắng - Mùa thu - Thời mát mẻ - Trẻ lắng nghe - Chú ý lắng nghe - Trẻ kể: Hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật - Trả lời theo ý thích (5-6 trẻ) - Trẻ thực hiện vẽ trên sân - Trẻ cùng cô nhận xét theo ý thích - Lắng nghe - Trẻ chơi cùng cô - Chơi tự do trên sân - Trẻ hát vào vào lớp Hoạt động chiều Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi: Thi ai chọn đúng - Cô cùng trẻ trò chuyện về trò chơi: Thi ai chọn đúng. - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. Động viên khuyến khích trẻ. Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : Thứ 6, ngày 13 tháng 10 năm 2017 HOẠT ĐỘNG HỌC: Taoh hình Đề tài : Vẽ người thân trong gia đình (Đề tài) I .Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết phối hợp các nét cơ bản và màu săc phù hợp để vẽ được chân dung người thân mà bé yêu quý: Vẽ khuôn mặt, tóc, mắt, mũi, miệng, tai. - Phát triển óc sáng tạo và trí tưởng tượng cho trẻ - Rèn kĩ năng vẽ các nét cong, nét cong tròn, nét thẳng. - Giáo dục tính thẩm mỹ, biết yêu thích cái đẹp, giữ gìn sản phẩm của mình. - Trẻ biết yêu quý, kính trọng mọi người thân trong gia đình. II .Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Tranh mẫu: + 1 tranh vẽ gia đình: Bố, mẹ và con + 1 tranh vẽ ông + 1 tranh vẽ bà - Nhạc các bài: Cả nhà thương nhau, tổ ấm gia đình, bàn tay mẹ - Gía treo sản phẩm, kẹp * Đồ dùng của trẻ: Vở tạo hình, sáp màu, bàn ghế quy cách. III .Hướng dẫn thực hiện: Hướng dẫn của cô Hoạt động của trẻ HĐ1:Giới thiệu bài - Cô cho trẻ hát và vận động bài Cả nhà thương nhau. - Cô cháu mình vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói về gì? - Gia đình có những ai? - Gia đình cháu có những ai? - Mọi người trong gia đình phải như thế nào với nhau? Cô chốt lại: Các con ạ! Mỗi ai trong chúng ta sinh ra đều có một gia đình, gia đình là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên , ở nơi đó có những người thân yêu của chúng mình. Các thành viên trong gia đình rất yêu thương, quan tâm tới nhau Các con ơi! Hôm nay, cô sẽ tổ chức triển lãm tranh ở lớp mình đấy. Những bức tranh trong triển lãm này đều được các họa sĩ vẽ nên từ đôi bàn tay khéo léo của mình. Chúng mình có muốn đi tham dự triển lãm tranh với cô không ? HĐ2: Phát triển bài a.Quan sát và đàm thoại Triển lãm tranh của chúng ta ngày hôm nay có rất nhiều các bức tranh vẽ về chủ đề gia đình đã được các họa sĩ thể hiện trong triển lãm. Chúng mình cùng quan sát lần lượt các bức tranh này nhé ! * Tranh vẽ gia đình bạn Mai: Có bố, mẹ và bạn Mai. - Bức tranh vẽ ai ? - Gia đình bạn Mai có mầy thành viên ? Cho trẻ đếm ? Đó là những ai ? - Ai có nhận xét gì về bức tranh? Bố, mẹ, và bạn Mai có đặc điểm gì? + Quần áo màu gì ? + Khuôn mặt như thế nào ? Có dạng hình gì ? + Trên khuôn mặt đều có những bộ phận nào ? +Tóc bố Mai như thế nào ? Dài hay ngắn? Tóc của mẹ Mai và Mai thế nào? - Cô sử dụng những nét gì để vẽ ? Nét cong tròn vẽ khuôn mặt, nét cong vẽ tóc, lông mày, miệng, nét thẳng vẽ cổ. - Bố cục tranh như thế nào ? - Màu sắc ra sao ? Cô khái quát lại: Đây là bức tranh vẽ gia đình bạn Mai. Có bố, mẹ và Mai. Khi vẽ các cháu nhớ nếu vẽ bố thì phải vẽ tóc ngắn còn mẹ thì tóc dài nhé. * Tranh vẽ ông Vừa rồi, các con vừa quan sát bức tranh vẽ gia đình Mại. Trong triển lãm còn rất nhiều bức tranh đẹp nữa chúng mình cùng quan sát bức tranh vẽ tiếp theo nhé ! - Bức tranh vẽ ai đây ? - Tại sao các cháu biết đây là ông nhỉ ? - Quan sát xem bức tranh có đặc điểm gì ? + Quần áo ông màu gì ? + Tóc màu gì ? + Đây là gì ? Cô khái quát lại: Bức tranh vẽ ông bạn Mai. Khi vẽ ông các cháu nhớ vẽ thêm kính, vẽ râu các cháu nhớ chưa nhé. *Tranh vẽ bà - Còn đây là ai ? - Vì sao chúng m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 6 -2017 - Copy.doc
Tài liệu liên quan