* Hướng dẫn trẻ thực hiện trong vở tạo hình: Vẽ bộ phận cho bé, tô màu theo ý thích.
- Cô cho trẻ hát bài ‘’Cả nhà thương nhau’’ và trò chuyện về nội dung bài hát và chủ đề; Cô giới thiệu nội dung bài dạy: Vẽ bộ phận cho bé, tô màu theo ý thích
- Cô hướng dẫn trẻ mở vở ‘’Bé làm quen với hoạt động tạo hình’’.
- Cô đọc yêu cầu của bài cần thực hiện ở trang
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát
- Cô hỏi trẻ cách cầm bút, ngồi, tô màu
- Cho trẻ thực hiện trong vở.
+ Cô chú ý quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện
- Cô nhận xét và khuyến khích, tuyên dương trẻ thực hiện tốt hơn ở lần sau
- Cho trẻ cất vở đồ dùng vào đúng nơi quy định
29 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Hoạt động học: Môi trường xung quanh - Đề tài: Tìm hiểu về các giác quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thơ theo cô giáo. Trẻ hiểu luật chơi và biết chơi trò chơi .
2. Kỹ năng :
- Kỹ năng đọc thuộc, chơi trò chơi.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Giáo dục :
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, giữ gìn cơ thể sạch sẽ, ăn uống đủ chất cho cơ thể khỏe mạnh.
II, TIẾN TRÌNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HĐ1: Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ hát bài Mời bạn ăn và đi ra ngoài sân.
- Cô cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường, quan sát khung cảnh sân trường.
HĐ2: Phát triển bài
- LQ bài thơ "Ông mặt trời”
+ Cô đọc thơ lần 1: Hỏi tên tác giả tác phẩm.
+ Cô giảng nội dung bài thơ:
- Cô nói: Bài thơ sẽ hay hơn nếu các con đọc cùng cô.
- Cô cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân
- Cô cho trẻ đọc theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
* Trò chơi vận động: “ Thi đi nhanh”
- Cô nêu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi( Cô chia trẻ làm 2 đội chơi, mỗi đội dây thừng mỏng buộc vòng tròn, lỏng so với chân trẻ, trẻ đầu sỏ chân vào và đi lên phía trên lấy 1 đồ chơi do cô chuẩn bị sẵn rồi đi về hàng đưa sợi dây cho cháu kế tiếp....cứ thế đến cháu cuối cùng đội nào nhiều đồ chơi hơn đội đó thắng, cháu nào phạm luật đồ chơi đó không được tính)
- Cô cho trẻ chơi 2 lần
- Cô hướng dẫn, động viên và chơi cùng trẻ.
* Chơi tự do:
- Cô cho trẻ chơi tự do vẽ phấn.
HĐ3: Kết thúc: Cô cho trẻ đọc bài thơ ông mặt trời
- Trẻ hát và đi ra ngoài sân
- Trẻ dạo chơi xung quanh sân trường.
- Bài thơ Ông mặt trời
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp đọc thơ cùng cô 3- 4 lần
- Trẻ luyện đọc diễn cảm bài thơ.
- 3 tổ đọc , nhóm, cá nhân đọc thơ
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi tự do
- Trẻ đọc thơ
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Hướng dẫn trẻ chơi hoại động góc
(Góc âm nhạc, Góc xây dựng, Xây dựng nhà của bé)
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết biểu diễn một số bài hát múa về gia đình
- Trẻ có kỹ năng hành động chơi.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi.
II. Chuẩn Bị
- Đồ dùng các khối xây dựng , nhà gỗ, trống, đàn, phách, sắc xô.
III. Hướng dẫn thực hiện.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1: Thỏa thuận trước khi chơi
- Cô và trẻ hát bài: Trời đã sáng rồi
- Chúng mình đang học chủ đề gì?
- Với chủ đề này hôm nay các cháu định chơi ở góc nào.
- Chơi ở góc âm nhạc chúng mình chơi gì?.
- Góc Xây dựng các con sẽ làm những gì?
Giáo dục trẻ: Trong khi chơi chúng mình phải chơi như thế nào?
- Cho trẻ lấy biểu tượng về góc chơi
2. HĐ2: Quá trình chơi
- Cô đến từng góc chơi hỏi trẻ chơi gì, chơi như thế nào hướng dẫn trẻ khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm theo chủ đề.
- Góc nào trẻ còn lúng túng, nội dung chơi chưa phong phú thì cô chơi cùng trẻ.
- Trong giờ chơi cô chú ý góc xây dựng
3. HĐ3: Nhận xét
- Cô đến từng góc nhận xét về thái độ chơi, sản phẩm của góc chơi khuyến khích trẻ chơi tốt hơn ở lần sau.Để trẻ tự nhận xét từng nhóm .
- Cô nhận xét chung và tuyên dương khen thưởng trẻ.
* Kết thúc: cô bật nhạc cho trẻ cất đồ chơi.
- Cả lớp hát cùng cô
- Chủ đề Bản thân
- 1-2 trẻ kể.
- Xây nhà của bé
- Trẻ lấy biểu tượng về góc chơi
- Trẻ thỏa thuận nội dung chơi
- Phân vai chơi và nhiệm vụ của từng vai chơi
- Trẻ nhận xét theo nhóm về thái độ chơi của mình của bạn
- Trẻ nhận xét nhóm mình và lắng nghe cô nhận xét chung
- Trẻ cất đồ chơi
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ ba, ngày 21 tháng 11 năm 2017
Hoạt động học: Kỹ năng sống
Đề tài : Chỉ số 10: trẻ rửa mặt, chải răng hàng ngày
I. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ biết rửa mặt, chải răng đúng cách, sạch sẽ
- Tạo cho trẻ thói quen rửa mặt, chải răng vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Tốt nhất là rửa mặt 3 lần/ngày (sáng, trưa, tối)
- Giáo dục trẻ biết vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để có khuôn mặt đẹp
II. Chuẩn bị
- Trước khi cho trẻ rửa mặt cô giáo cần chuẩn bị đủ cho mỗi trẻ 1 khăn mặt ướt và móc vào giá phơi khăn, bàn chải
- Chậu để cho trẻ để khăn sau khi rửa
- Quần áo, đầu tóc trẻ gọn gàng
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
- Cô nói “Xúm xít xúm xít”. Chúng mình lên xem cô có hình ảnh gì đây?(Cô cho trẻ xem hình ảnh bạn nhỏ đang rửa mặt)
+ Bạn nhỏ đang làm gì đây?
+ Vì sao bạn lại phải rửa mặt nhỉ?
+ Khi rửa mặt bạn cần phải có đồ dùng gì?
+ Còn các con khi nào chúng mình cần rửa mặt?
- GD trẻ: Đúng rồi! Vào mỗi buổi sáng ngủ dậy chúng mình phải rửa mặt, chải răng cho sạch và khi mặt bẩn để cho khuôn mặt của chúng mình luôn sạch sẽ. Ngoài ra chúng mình phải biết giữ gìn vệ sinh không quệt tay bẩn lên mặt khi có mũi thì không lấy tay quệt ngang các con nhớ chưa?
+ Thể chúng mình đã biết cách rửa chưa?
+ Vậy hôm nay cô cháu mình sẽ cùng tập rửa mặt nhé! (Trẻ đi về chỗ và hát “tập rửa mặt”)
HĐ2. Phát triển bài
* Rửa tay
- Cô làm mẫu: Để chúng mình thực hiện các con hãy quan sát cô làm mẫu trước nhé!
+ Bước 1: Cô trải khăn lên 2 lòng bàn tay, đỡ khăn bằng 2 lòng bàn tay và cổ tay.
+ Bước 2: Dùng ngón trỏ trái lau mắt trái, ngón trỏ phải lau mắt phải lau từ đầu mắt đến đuôi mắt (lau nhẹ nhàng 2 đến 3 lần)
+ Bước 3: Dịch khăn lên phía trên lòng bàn tay tay phải lau trán và má phải tay trái lau trán và má trái
+ Bước 4: Gấp đôi khăn theo hướng dọc từ trái sang phải dùng nửa khăn phía trên lau từ sống mũi xuống đầu mũi
+ Bước 5: Lấy tay phải kéo dịch khăn lên phía trên tay phải đỡ nửa khăn phía dưới rồi lau miệng và cằm
+ Bước 6: Gấp đôi khăn theo hướng từ trên xuống tay phải đỡ khăn rồi lau phần cổ bên trái, lật khăn sang tay tái và lau phần cổ bên phải
- Cô đã thực hiện xong các bước rửa mặt rồi đấy!
Bây giờ chúng mình cùng tập rửa mặt nhé!
- Cô cho trẻ thực hiện
- Cô mời 1 trẻ lên thực hiện trước
+ Các con thấy bạn thực hiện có đúng không?
- Mời lần lượt từng nhóm 2-3 trẻ lên thực hiện cho đến hết ( Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ)
*Hướng dẫn chải răng
- Để có nụ cười xinh mỗi ngày chúng ta phải làm gì?
- Chúng ta đánh răng khi nào?
- Ai có thể nói cách chải răng thế nào là đúng?
- Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình cách chải răng cho đúng nhé!
* Trước tiên bạn nên súc miệng bằng nước sạch khoảng 30 giây để loại trừ những thứ bám trên răng.
* Rửa sạch bàn chải dưới vòi nước, sau đó lấy lượng kem đánh răng vừa đủ.
* Bắt đầu chải răng:
– Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng 45 độ ở phần viền nướu. Đầu lông bàn chải phải tiếp xúc cả răng lẫn nướu.
– Chải nhẹ nhàng mặt ngoài của 2 – 3 răng với động tác rung và xoay tròn tại chỗ.
– Di chuyển bàn chải đến nhóm răng kế tiếp và lặp lại động tác trên. Chải mặt trong các răng tương tự.
– Giữ bàn chải theo chiều dọc khi chải mặt trong các răng trước.
– Kéo bàn chải theo hướng ngoài – trong.
– Đặt bàn chải vuông góc với mặt nhai các răng chải từ sau ra trước và rung nhẹ.
– Chải lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải răng thông thường hoặc bằng dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng để loại bỏ các vi khuẩn tạo mùi hôi.Hai mục đích chính của việc chải răng hiệu quả phải là: làm sạch răng và xoa nắn nướu. Thời gian đủ để chải sạch răng là khoảng 2 – 3 phút.
* Làm sạch khoang miệng và lưỡi; sau đó súc miệng với nước.
* Rửa sạch bàn chải đánh răng và đánh lại răng một lượt mà không sử dụng kem đánh răng.
* Súc miệng 30 giây bằng các dung dịch làm sạch, tạo hơi thở thơm tho.
* Cuối cùng, bạn hãy rửa sạch miệng bạn trước khi bước ra khỏi phòng tắm.
(Có thể cho trẻ xem các bước chải răng qua hình ảnh)
- Cho trẻ thực hành chải răng, mỗi trẻ một mô hình hàm răng và bàn chải sau đó tập chải răng.
(Mở nhạc bài hát “Bé tập chải răng”)
* Hoạt động 3: Mở rộng
- Ngoài đánh răng thì chúng ta cần làm gì để thân thể luôn sạch?
- Đôi tay luôn sạch có ý nghĩa như thế nào với sức khỏe của chúng mình?
- Hàng ngày chúng ta rửa tay những lúc nào?
- Rửa tay như thế nào là đảm bảo vệ sinh nhất?
- Yêu cầu trẻ nhắc lại các bước rửa tay, vừa nhắc, cả lớp vừa thực hành mô phỏng theo.
Mời trẻ cùng làm động tác rửa tay trên nền nhạc vui.
- Vừa rồi cô thấy các bạn thực hiện rất là giỏi cô có 1 trò chơi muốn thưởng cho các con, các con có muốn tham gia không? đó là trò chơi “Đội nào giỏi”
*Trò chơi ‘’Đội nào giỏi’’
- Cách chơi: Cô mời 2 đội lên chơi và cô đã chuẩn bị cho 2 đội các bức tranh về trình tự rửa mặt nhiệm vụ của các đội là phải bật qua những chiếc vòng và lên chọn 1 tranh sắp xếp cho đúng theo các bước rửa mặt mà chúng mình vừa được thực hiện chú ý lần lượt từng bạn một lên chọn 1 bức tranh gắn lên bảng sau đó chạy về cuối hàng thì bạn tiếp theo mới được lên các bạn rõ chưa?
- Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc đội Thùng đựng rác
nào sắp xếp đúng thứ tự và nhất nhất thì đội đó sẽ là đội chiến thắng
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét trẻ chơi
HĐ3. Kết thúc
- Cô cho trẻ hát bài ‘’Tay thơm tay ngoan’’ và ra chơi
- Trẻ xúm xít quanh cô
- Trẻ quan sát hình ảnh
- Trẻ trả lời: Đang rửa mặt
- Trẻ trả lời: Để có khuôn mặt sạch sẽ
- Trẻ trả lời: Có khăn, chậu
- Khi ngủ dậy, trước và sau khi ăn
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời:
- Trẻ đi về chỗ và hát “tập rửa mặt”
- Trẻ chú ý quan sát và chú ý lắng nghe
- Cả lớp quan sát và nhận xét
- Trẻ trả lời: Đúng ạ!
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Buổi sáng và buổi tối
- Trẻ quan sát cô làm mẫu
- Trẻ tập làm theo hướng dẫn
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Cả lớp làm cùng cô
- Trẻ chú ý lắng nghe và nắm được cách chơi và luật chơi
- Trẻ hát và ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Quan sát vườn rau
TCVĐ: Tìm bạn
CTD: Chơi theo ý thích
I. Mục đích- yêu cầu.
- Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, được hít thở không khí trong lành và thoả mãn nhu cầu vận động vui chơi của trẻ, góp phần rèn luyện thân thể và tăng cường sức khoẻ cho trẻ.
- Củng cố và mở rộng hiểu biết của trẻ về 1 số loại rau.
- Phát triển khả năng phối hợp vận động, Phát triển khả năng quan sát.
- Giáo dục trẻ ăn các loại rau quả.
II. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Xắc xô, mũ thỏ và cáo đủ cho trẻ chơi trò chơi: “Cáo ơi ngủ à”, Chong chóng, máy bay, con trâu
III. Hướng dẫn thực hiện.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1:Giới thiệu bài.
- Cô cùng trẻ hát “ Đi chơi”
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
+ Khi ra sân các con phải đi như thế nào?
+ Cô khái quát: Khi ra ngoài sân không được chen lấn, xô đẩy bạn, không chạy xa khu vực chơi của lớp, không la hét, biết vâng lời cô giáo
HĐ 2: Phát triển bài.
*) Quan sát vườn rau.
- Cô gợi ý cho trẻ quan sát vườn rau: Có những cây gì? Dùng làm gì?...cho trẻ quan sát theo nhóm, cá nhân. Giao nhiệm vụ cho trẻ, sau khi quan sát xong kể lại cho cô và cả lớp cùng nghe những gì đã quan sát được.
- Trong quá trình quan sát cô gợi ý cho trẻ quan sát và thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Trẻ quan sát xong cô đàm thoại với trẻ về việc thực hiện các nhiệm vụ đặc ra.
- Trong vườn rau có những loại rau nào?
- Chúng được dùng để làm gì?
- Ăn rau để làm làm gì?
Ngoài một số loại rau chúng ta quan sát được còn có những loại rau nào khác?
- Muốn có rau ăn phải làm như thế nào
- Cô khái quát và giáo dục trẻ trong ăn uống:
+ Phải rửa tay trước khi ăn, các loại quả ăn phải được rửa sạch sẽ trước khi ăn
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Gieo hạt” Và chuyển hoạt độngDự kiến tình huống: Nếu có sự kiện ngoài ý muốn thu hút trẻ, cô có thể thay đổi ý định quan sát và theo sự hứng thú của trẻ.
TCVĐ: “Tìm bạn”
Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi
Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3-4 lần.
Cô quan sát, bao quát trẻ trong quá trình chơi.
Chơi tự do: theo ý thích.
Cô gợi ý cho trẻ hoạt động tự do theo ý thích.
Chơi đồ chơi có trong sân trường: Cầu trượt, bập bênh
Chơi với đồ chơi cô chuẩn bị: Chong chóng, máy bay,
HĐ 3: Kết thúc.
- Cho trẻ đi vệ sinh, vào lớp
- Trẻ hát cùng cô
- Trò chuyện với cô về nội dung bài hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát vườn rau
- Có rau dền, rau đay, rau cải, hành.
- Để làm thức ăn hàng ngày cho chúng con ạ
- Cung cấp vitamin và khoáng chất
- Rau ngải,
- Xới đất, gieo hạt, tưới nước, bón phân, nhổ cỏ
- trẻ chơi “Gieo hạt”
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 3-4 lần
- Trẻ chơi tự do theo ý thích của mình
- Trẻ đi vệ sinh -> và lớp
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
* Hướng dẫn trẻ thực hiện trong vở tạo hình: Vẽ bộ phận cho bé, tô màu theo ý thích.
- Cô cho trẻ hát bài ‘’Cả nhà thương nhau’’ và trò chuyện về nội dung bài hát và chủ đề; Cô giới thiệu nội dung bài dạy: Vẽ bộ phận cho bé, tô màu theo ý thích
- Cô hướng dẫn trẻ mở vở ‘’Bé làm quen với hoạt động tạo hình’’.
- Cô đọc yêu cầu của bài cần thực hiện ở trang
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát
- Cô hỏi trẻ cách cầm bút, ngồi, tô màu
- Cho trẻ thực hiện trong vở.
+ Cô chú ý quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện
- Cô nhận xét và khuyến khích, tuyên dương trẻ thực hiện tốt hơn ở lần sau
- Cho trẻ cất vở đồ dùng vào đúng nơi quy định
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, đánh giá cuối ngày:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ tư, ngày 22 tháng 11 năm 2017
Hoạt động học : Toán
Tên đề tài : Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân và so với bạn khác( phía trước, phía sau)
I.Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết xác định và nói đúng vị trí của đồ vật so với bản thân và so với bạn khác ( phía trước, phía sau)
- Rèn trẻ kỹ năng quan sát ghi nhớ, khả năng định hướng không gian cho trẻ một cách chính xác.
- Giáo dục: Trẻ biết liên hệ thực tế.
II. Chuẩn bị
- Mỗi trẻ một đồ chơi. và một con búp bê
III. Cách tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HĐ 1: Giới thiệu bài
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài Càng lớn càng ngoan
- Cô trò chuyện với trẻ về bài hát
- Cả lớp vừa hát bài hát gì?
- Cô cho trẻ giới thiệu về mình và các bạn ngồi cạnh
HĐ 2: Phát triển bài
* Ôn Phía phải, phía trái
- Cô cho cả lớp chơi trò chơi Dấu tay
- Phía phải đâu, Phía trái đâu
- Cô hỏi phía phải cháu có bạn nào, phía trái có bạn nào
* Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân và so với bạn khác( phía trước, phía sau)
- Cô giới thiệu búp bê đến thăm
- Búp bê đứng ỏ đằng trước hay đằng sau của cô
- Cô tặng quà cho búp bê
- Cô để quà về các vị trí trước- sau của búp bê cho trẻ xác định
- Cô cho trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ diễn đạt bằng từ, phía trước, phía sau
* Ôn xác định vị trí
- Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp có đồ dùng đồ chơi nào ở các phía trước,phía sau
* Trò chơi Ai nhanh nhất
- Cô cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh đứng về các phía của cô thì trẻ chạy nhanh về phía đó
HĐ 3: Kết thúc
- Cô cho trẻ hát bài Mời bạn ăn
- Cô cho trẻ hát cả bài 2 lần
- Cả lớp hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Cả lớp chơi
- Trẻ xác định vị trí theo yêu cầu của cô
- Đằng trước ạ, đằng sau ạ
- Trẻ thực hiện cùng cô
- Trẻ biết cách chơi và hứng thú chơi
- Trẻ hát cả bài 2 lần
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Làm thí nghiệm tan và không tan
TCVĐ: Tập tầm vông
CTD: Chơi theo ý thích
I. Mục đích yêu cầu.
- Cung cấp kiến thức về những chất nào tan hay không tan trong nước. Nước rất
đáng quý nên phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Khơi gợi trí tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ.
- Phát triển vận động, phát triển xúc cảm tình cảm, phát triển khả năng cảm thụ cái
đẹp, phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ biết tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước
III. Chuẩn bị:
- 4- 5 bàn kê ở khoảng sân trước cửa lớp.
- 8 Cốc nước, 4 - 5 lọ muối, 4- 5 lọ đường, cát sỏi
- 1 Mũ cáo, mũ Thỏ
III. Hướng dẫn thực hiện.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Giới thiệu bài.
- Cho trẻ chơi trò chơi về ngón tay-> Trò chuyện với trẻ về đồ dùng cô đã chuẩn bị
+ Chúng mình nhìn xem cô có gì đây?
+ Nước đường, muối, sỏi và cát chúng mình biết để làm gì không?
HĐ 2: Phát triển bài.
*) HĐCCĐ: Thí Nghiệm tan và không tan
- Giới thiệu hoạt động: Thí Nghiệm tan và không tan
+ Thí nghiệm với đường
- Cô cho trẻ đứng xúm xít quanh cô. Cô chỉ vào bàn đã để sẵn vật dụng để làm thí nghiệm. Cô hỏi trẻ:
- Hôm nay cô sẽ cho lớp chúng mình làm 1 thí nghiệm. Lớp chúng mình có thích không nào? Thí nghiệm này có tên là “ Chất nào tan trong nước”
- Cô đã rót sẵn nước lọc vào cốc. Bây giờ cô sẽ lấy 1 thìa đường rồi đổ vào cốc nước xong cô sẽ khuấy cốc nước thật nhẹ nhàng. Các
con hãy đoán xem sẽ có hiện tượng gì xảy ra nào?
* Cô KQ: Đúng rồi! những hạt đường trắng sẽ tan hết vào nước nên chúng mình sẽ không thể nhìn thấy nữa.
+ Thí nghiệm với sỏi, cát
- Vậy theo các con, cát và sỏi có tan được trong nước không?
- Cô sẽ rót nước tiếp vào cốc và xúc thêm sỏi và cát bỏ vào cốc rồi khuấy thật kỹ xem sỏi và cát có tan ra không nhé. Ai có nhận xét gì về cốc nước bây giờ nào?
- Cốc nước này có uống được nữa không? Vì sao?
Chúng mình vừa được xem cô làm thí nghiệm rồi. Ai cho cô biết đường ,muối, sỏi cát cái gì được tan trong nước? Cái gì không tan trong nước.
* Cô KQ: Đường và muối có thể tan trong nước. Còn cát và sỏi khi cho vào nước sẽ không tan ra mà chìm xuống vì chúng rất cứng và nặng nữa đấy.
-GD: Nước sạch rất đáng quý nên chúng mình phải cùng nhau tiết kiệm nước. Khi uống nước chúng mình chỉ nên rót ít một, uống hết thì lại rót tiếp, tránh đổ thừa nước làm lãng phí. Sau khi rửa tay xog các con phải khóa vòi nước không để nước chảy lãng phí các con nhớ chưa nào?
+ Trẻ làm thí nghiệm
Chia trẻ ra 4 bàn cô chuẩn bị sẵn (Trong quá trình trẻ làm cô đi quan sát trẻ)
Nhận xét trẻ làm thí nghiệm
*) TCVĐ: “Tập tầm vông”.
- Cô nêu cách chơi, luật chơi
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi thì cô nhận xét, khen ngợi và động viên trẻ.
*) Chơi tự do
Giới thiệu các đồ chơi : bóng, vòng, phấn, đồ chơi ngoài trời
Trò chuyện và gợi ý cho trẻ trò chơi mới
- Chơi theo nhóm với đồ chơi ngoài trời
Tổ chức cho trẻ tìm bạn về nhóm chơi với đồ chơi trẻ thích
HĐ 3: Kết thúc.
Nhận xét và kết thúc hoạt động
- Cô nhận xét chung, khen động viên trẻ
- Khuyến khích trẻ cùng cất đồ dùng, đồ chơi nhanh, đúng chỗ
- Trẻ chơi trò chơi và trò chuyện cùng cô
- Nhiều quả bóng . Trẻ kể tên đồ dùng cô đưa ra
Trẻ lắng nghe cô giới thiệu hoạt động sáng tạo.
- Trẻ đứng xúm xít quanh cô
- Có ạ
- Trẻ lắng nghe và theo dõi cô làm mẫu
- Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Trẻ lắng nghe
- Không ạ
- trẻ quan sát và nêu nhận xét
- Không ạ. Vì đă cho sỏi, đá vào
- Đường, muối tan được, sỏi đá không tan được trong nước
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ làm thí ghiệm
- Trẻ lắng nghe cô nêu cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi sôi nổi
- Trẻ chơi tự do theo ý thích của mình
- Trẻ lắng nghe cô nhận xét
- Trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ
Sinh hoạt chiều
LQ bài hát: Că tuần đều ngoan
- Trẻ được làm quen với bài hát “Cả tuần đều ngoan”, Nhớ tên bài hát, hát đúng nhạc.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ lời bài hát và hát đúng.
- Cô hát một lần và hỏi trẻ tên bài hát
- Cô cho cả lớp hát 3-4 lần
- Cô cho 3 tổ lần lượt hát
- Cô cho trẻ hát theo nhóm, cá nhân hát
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, đánh giá cuối ngày:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ năm, ngày 23 tháng 11 năm 2017
HOẠT ĐỘNG 2: ÂM NHẠC
Đề tài: - Dạy vận động theo TTC: Cả tuần đều ngoan.
- Nghe hát: Đường và chân
- Nghe tiếng hát tìm đồ vật
I- Mục đích – yêu cầu.
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát: Cả tuần đều ngoan kết hợp vận động theo tiết tấu chậm, hiểu nội dung bài nghe hát: Đường và chân. Nhớ tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
- Rèn trẻ kỹ năng hát theo nhạc, chơi thành thạo trò chơi, chú ý lắng nghe cô hát.
- Giáo dục trẻ yêu quý bản thân của mình.
II- Chuẩn bị. - Đàn, Xắc xô, Thanh gõ, mũ âm nhạc.
- Đĩa bài hát nghe hát.
III- Tổ chức hoạt động.
Hoat động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề bản thân.
HĐ 2: Phát triển bài
a- Dạy vận động TTC: Cả tuần đều ngoan.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả: Phạm Tuyên. Cô cùng trẻ hát bài hát : Cả tuần đều ngoan 2- lần theo nhac.
- Cô hỏi trẻ nội dung bài hát.
Cô khái quát lại: Bài hát nói về một em bé hứa chăm ngoan cả tuần để cuối tuần nhận phiếu bé ngoan. Giáo dục trẻ theo nội dung bài hát.
Để bài hát được hay hơn, hôm nay cô sẽ dạy các con vận động theo tiết tấu chậm bài hát này nhé !
- Cô vỗ mẫu lần 1: Vừa hát vừa vỗ
- Cô vỗ lần 2 và giải thích : Cô 3 phách sau đó mở tay ra và tiếp tục như vậy cho đến hết bài hát, vỗ bắt đầu vào từ “Hai”.
- Cô cùng trẻ vỗ bằng tay the nhịp đếm đến khi trẻ vỗ thành thạo.
+ Trẻ thực hiện:
- Cô cùng trẻ thực hiện 2-3 lần kết hợp với các dụng cụ âm nhạc : Xắc xô, phách tre.
- Cho các tổ, nhóm, cá nhân luân phiên nhau thực hiện .
- Cô bao quát sửa sai cho trẻ, động viên trẻ kịp thời.
b- Đường và chân:
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát: “Đường và chân ” tác giả Hoàng Lân.
- Giảng nội dung bài hát : Nói về mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa đường với đôi chân hàng ngày bé đi học.
- Cô hát lần 2: Cô thể hiện tình cảm.
Cô mở nhạc cho trẻ đứng lên hưởng ứng cùng.
c. Trò chơi“Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi : Cô mời 1 trẻ lên yêu cầu trẻ nhắm mắt lại. Sau đó, cô giấu một vài đồ vật ở đằng sau lưng các bạn trong lớp,cô sẽ hát một bài hát và yêu cầu bạn đó đi tìm đồ vật mà cô vừa giấu. Chú ý khi cô hát vừa phải trẻ đi tìm và khi cô hát to hơn hoặc bé hơn là đến nơi giấu đồ vật và bạn đó phải tìm được đồ vật cô đã giấu.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần, Cô bao quát sửa sai cho trẻ.
HĐ 3: Kết thúc:
Hát: Cả tuần đều ngoan.
- Trẻ trò chuyện về chủ đề.
- Trẻ hát cùng cô
-1-2 trẻ trả lời nội dung bài hát.
-Chú ý quan sát
- Trẻ vỗ cùng cô
- Lớp thực hiện
- tổ, nhóm ( 3-4 nhóm), cá nhân ( 2-3 trẻ) thực hiện.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Nghe và hiểu nội dung bài hát
- Trẻ hát hưởng ứng cùng cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chơi 2- 3 lần.
- Hát và ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Làm đồ chơi tặng bạn với vật liệu từ thiên nhiên.
TCVĐ: Lộn cầu vồng
Chơi tự do
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết dùng lá cây để làm mũ đội đầu tặng bạn. Trẻ hứng thú chơi các hoạt động ngoài trời.
- Rèn kỹ năng trải nghiệm thực tế.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động ngoài trời.
II. Chuẩn bị
- Lá cây, tăm.
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
- Cho trẻ hát bài ‘’Mời bạn ăn’’ và ra sân, đi dạo quanh sân trường, ổn định tổ chức.
- Trò chuyện với cô về thời tiết
HĐ2. Phát triển bài
*Làm đồ chơi tặng bạn với vật liệu từ thiên nhiên
- Cho trẻ quan sát cô làm mẫu, vừa làm cô vừa nêu cách làm: Cô dùng tăm xâu các lá với nhau theo chiều dọc của lá cây thành dải dài. Sau đó, ướm vừa vòng đầu rồi nối 2 đầu lại với nhau.
- Cho trẻ nêu cách làm mũ đội đầu bằng lá cây.
+ Để làm được chiếc mũ từ những chiếc lá con làm như thế nào?
- Trẻ thực hiện làm mũ đội đầu bằng lá cây để tặng bạn.
- Cô bao quát, giúp đỡ trẻ thực hiện.
-> Cô nhận xét chung, khen ngợi trẻ.
*) TCVĐ: Lộn cầu vồng
- Cô nêu cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi: 3 lần
- Cho trẻ đọc thơ ‘’Đôi mắt của em’’
*) Chơi tự do
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích, cô bao quát trẻ
HĐ3. Kết thúc
- Cô cho trẻ ĐT ‘’Đôi mắt của em’’ và ra chơi
- Trẻ hát và đi theo hàng ra sân
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ chú ý quan sát cô thực hiện
- Trẻ nêu cách làm: Dùng tăm xâu các lá với nhau theo chiều dọc của lá cây thành dải dài.Sau đó, ướm vừa vòng đầu rồi nối 2 đầu lại với nhau.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ cùng cô nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 3 lần
- Cả lớp đọc thơ
- Trẻ chơi tự do theo ý thích
- Đọc thơ và ra chơi
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ sáu, ngày 24 tháng 11 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC KỸ NĂNG
Đề tài: Đi chạy thay đổ hướng theo vật chuẩn
TCVĐ : Chuyền bóng qua đầu
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết đi chạy thay đổi hướng theo vật chuẩn. Khi đi chạy mắt nhìn thẳng, tay vung tự nhiên. Biết chơi trò chơi.
- Rèn kỹ năng đi chạy, tai nghe cho trẻ, Phát triển cơ chân. Nhanh nhẹn khi chơi trò chơi.
- Trẻ hứng thú tham gia vận động và trò chơi rèn luyện. Hợp tác với bạn trong trò chơi.
II . Chuẩn bị:
Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ.
Chiếu
III . Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Khởi động :
Cho trẻ hát bài: Càng lớn càng ngoan.
Trò chuyện về tác dụng của việc tập thể dục.
khởi động các kiểu đi, chạy cùng cô: đi bằng mũi bàn chân- đi thường- đi bằng gót chân- đi thường – đi bằng má bàn chân- đi thường – chạy chậm – chạy nhanh về đội hình 3 hàng ngang
->Giáo dục trẻ chăm tập thể dục.
Hoạt động 2: Phát triển bài:
Trọng động:
+ Bài tập PTC
- Tay: Tay đưa sang ngang, 2 bàn tay chạm vai.
- Chân: Ngồi xuống đứng lên.
- Bụng: Nghiêng người xang 2 bên.
- Bật: Bật tại chỗ.
- Cô bao quát khu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 22 TẾT MÙA XUÂN 2018.doc