I. Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ được làm quen với bài hát “Cháu yêu bà”, Nhớ tên bài hát, hát đúng nhạc.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ lời bài hát và hát đúng.
- Trẻ biết kính yêu, chăm sóc bà của mình.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng rãi, sạch sẽ.
- Dụng cụ âm nhạc: đàn, xắc xô, kèn, trống
- Nhạc bài hát “Cháu yêu bà”
16 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Hoạt động: Môi trường xung quanh - Đề tài: Bố mẹ và những người thân yêu của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đọc chữ trên tranh.
- Cô cho trẻ giới thiệu về gia đình mình
- Kết hợp hát bài Cả nhà thương nhau
* Trò chơi: Tìm nhà của bé.
- Cô phổ biến cách chơi:( Các cháu cầm thẻ gia đình có 1,2con thì bé về nhà có 1,2 con).
- Cô phổ biến luật chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3 lần.
- Cô giáo dục trẻ yêu quý những người thân trong gia đình,
3. Kết thúc
- Cô cho trẻ hát bài Cả nhà thương nhau
- Trẻ đọc thơ và trò chuyện với cô về bài thơ, chủ đề gia đình.
- Trẻ xem băng hình và nhận xét về gia đình bạn.
- Trẻ quan sát tranh các gia đình.
- Trẻ tìm hiểu về nội dung bức tranh.
- Trẻ lần lượt được lên giới thiệu về bản thân mình
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và chơi.
- Trẻ nghe cô giáo dục.
Trẻ hát và đi ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Quan sát tranh gia đình.
- TCVĐ: Bánh xe quay.
- CTD: Chơi theo ý thích.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ quan sát và nhận xét về tranh gia đình. Biết chơi trò chơi: Bánh xe quay
- Quan sát, ghi nhớ có chủ định. Rèn ngôn ngữ mạch lạc, làm giàu vốn từ cho trẻ.
- Trẻ yêu quý mọi người trong gia đình biết vâng lời bố mẹ ông bà và người lớn.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm : Ngoài sân.
- Cô: Tranh ảnh về gia đình: Có 1, 2, 3 thế hệ.
- Trẻ: Tâm lý thoải moái.
- NDKH: Âm nhạc: Cả nhà thương nhau.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ.
Hoạt động 1: Trò chuyện.
- Cô và trẻ cùng hát bài:" Cả nhà thương nhau''
- Trò chuyện về bài hát .
- Cô giới thiệu nội dung buổi HĐNT gồm có ba nội dung.
- Cô đề ra một số yêu cầu đối với trẻ khi ra hoạt động ngoài trời: Phải vâng lời cô giáo chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi của cô, đoàn kết với các bạn, không chạy nhảy nô đùa khi cô giáo chưa cho phép.
Hoạt động 2: Dạo chơi.
* Quan sát có mục đích: Quan sát tranh ảnh gia đình.
- Cho trẻ quan sát tranh ảnh gia đình có 1-2-3 thế hệ và nhận xét.
+ Gia đình đông con.
+ Gia đình ít con.
+ Gia đình có 2, 3 thế hệ.
- Cô đàm thoại về nội dung các bức tranh( Gia đình có đông con, gia đình có ít con, gia đình có 2 thế hệ, gia đình có 3 thế hệ)
- Cô cho trẻ giới thiệu về gia đình mình
- Cô chốt lại đặc điểm từng bức tranh.
* Trò chơi vận động. Bánh xe quay
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Luật chơi: Khi dứt tiếng xắc xô trẻ đứng lại ngay.
- Cách chơi: Xếp trẻ thành 2 vòng tròn đồng tâm quay mặt vào nhau. Khi nghe cô gõ xắc xô trẻ cầm tay nhau chạy theo hướng ngược nhau( Chạy theo nhịp gõ xắc xô) Làm bánh xe quay. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ( Và nói kít như hãm phanh) Cô chý ý gõ lúc nhanh, lúc chậm để trẻ phản ứng theo đúng nhịp.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Cô nhận xét sau khi trẻ chơi.
* Chơi tự do: Đồ chơi sân trường.
Cô quan sát giúp trẻ chơi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
* Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô tập trung trẻ lại để kiểm tra sĩ số.
- Cho trẻ nhắc lại tên các nội dung vừa được hoạt động ngoài trời.
- Cô nhận xét buổi HĐNT .
- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô.
- Nghe cô giới thiệu và dặn dò trước khi ra HĐNT
- Trẻ quan sát và nhận xét đặc điểm của từng bức tranh
Trẻ lắng nghe
Trẻ giới thiệu
Trẻ lắng nghe
Trẻ nghe cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi với đồ chơi sân trường
- Trẻ nhắc lại tên các nội dung vừa hoạt động.
- Nghe cô nhận xét.
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Hướng dẫn trẻ chơi hoạt động góc
(Góc phân vai, xây dựng)
* Hướng dẫn trẻ chơi hoạt động góc: Góc phân vai, xây dựng.
- Ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ qua bài hát ''Múa cho mẹ xem''
- Cô hỏi trẻ về chủ đề chơi và các góc chơi
- Cho trẻ lấy biểu tượng về góc.
- Cô hướng dẫn trẻ bầu ra nhóm trưởng, gợi ý nội dung và nhiệm vụ của từng vai chơi, hướng dẫn trẻ chọn vai chơi, cách sử dụng các đồ dụng đồ chơi trong góc chơi phân vai.
- Cô cho trẻ nhận xét lẫn nhau.
- Cô nhận xét chung.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, đánh giá cuối ngày:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 3, ngày 3 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài : Nhận biết, phân biệt chiều cao của 3 đối tượng.
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ nhận biết, phân biệt được chiều cao của 3 đối tượng, sử dụng đúng từ: Cao nhất – thấp hơn – thấp nhất.
- Rèn kĩ năng so sánh, xếp thứ tự từ thấp đến cao và ngược lại.
- Trẻ có ý thức trong giờ học, thi đua trong học tập.
II. Chuẩn bị.
- Hình người: Ông, bà, Bố, mẹ, con.
- Ba cây thấp dần.
- Các cây cao thấp khác nhau.
III. Hướng dẫn thực hiện.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Giới thiệu bài
- Hát bài: cả nhà thương nhau.
- Mời 2 trẻ kể về thành viên trong gia đình.
- Cô giáo dục trẻ.
- Cô cho trẻ đi thăm gia đình bạn Hà. Cô giới thiệu từng thànhviên . Hỏi trẻ có mấy người ?
- Cho trẻ so sánh ông với bà, so sánh bố với mẹ. Hỏi ai cao hơn ? Ai thấp hơn ?
HĐ 2: Phát triển bài
* Nhận biết, phân biệt chiều cao của 3 đối tượng.
- Cô xếp cho trẻ xếp cùng. Gia đình có mấy người: Bố mẹ; con. ai cao hơn ? ai thấp hơn ?
- Vì sao biết bố cao hơn ?
- So sánh mẹ con: ai cao hơn ? ai thấp hơn ?
- Cho trẻ nhắc lại: Bố cao hơn mẹ, mẹ cao hơn Hà.
- Hỏi trẻ ai Cao nhất ? ai thấp hơn ? ai thấp nhất ?
- Cho từng tổ, cá nhân trẻ chỉ và nhắc lại.
- Cô chính xác hóa: Muốn so sánh chiều cao của 3 đối tượng, chúng ta phải đặt chúng cạnh nhau và trên cùng một mặt phẳng, đối tượng thấp nhất là đối tượng thấp hơn cả hai đối tượng còn lại.
- Cho trẻ nhắc lại kết quả vừa so sánh.
* Trong gia đình còn trồng cây xanh quanh nhà. Cô yêu cầu trẻ xếp cây xanh theo yêu cầu của cô:
+ Yêu cầu trẻ xếp ba cây theo thứ tự từ trái sang phải theo hàng ngang. ( Cây màu đỏ, cây màu xanh, cây màu vàng).
- Cô chính xác lại kết quả.
- Cô cho trẻ xếp các cây từ trái sang phải theo thứ tự từ cao xuống thấp và ngược lại từ phải sang trái, từ thấp đến cao.
- Sau mỗi lần, cô hỏi và cho nhiều trẻ nhắc lại kết quả vừa thực hiện.
* Luyện tập, củng cố.
TC1: “Ai giỏi hơn”.
- Cô nói Bố/ Mẹ/ Con, trẻ nói cao nhất/ thấp nhất và giơ lên.
Ví dụ: Cô nói: “Bố bạn Hà” -Trẻ nói: “Cao nhất”
- Cô nói: “Cao nhất”, “Thấp nhất” - Trẻ nói tên Bố, mẹ và giơ lên.
TC2: Trò chơi: “Đội nào nhanh nhất”.
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành ba đội. Mỗi đội 8-10 bạn lên chơi. Trên mỗi bảng có 3 cây,cay cao nhất – cây thấp hơn – cây thấp nhất. Mỗi thành viên trong đội sẽ lần lượt chạy lên tìm gắn một quả dưới một cây mà cô yêu cầu 9 quả màu đỏ gắn lên cây cao nhất, quả màu vàng gắn lên cây thấp hơn, quả màu xanh gắn lên cây thấp nhất). Sau đó trẻ chạy về vỗ nhẹ vào tay bạn tiếp theo và về đứng cuối hàng, bạn tiếp theo sẽ chạy lên chơi.
- Luật chơi : Mỗi bạn chỉ được chọn 1 quả. Đội nào tìm và gắn đúng quả theo yêu cầu được nhiều nhất, sẽ giành chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi và nhận xét
HĐ 3: Kết thúc
- Cô hỏi trẻ: Hôm nay cháu được học những gì?
- Cô củng cố lại
- Hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Trẻ hát, trò chuyện về thành viên trong gia đình.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe cô giới thiệu.
- Ông cao hơn – bà thấp hơn, Bố cao hơn - mẹ thấp hơn
- Đặt thước lên người thấp nhô cao hơn đầu.
- 4- 5 trẻ nhắc lại.
- Bố cao hơn mẹ, mẹ cao hơn hà.
- 2-3 trẻ trả lời: Bố cao nhất, mẹ thấp hơn, con thấp nhất.
- Bố cao nhất, Mẹ thấp hơn, Hà thấp nhất.
- Tổ, cá nhân trẻ nhắc lại
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xếp theo yêu cầu của cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xếp theo cô yêu cầu
- Trẻ nhắc lại kết quả mà trẻ vừa thực hiện được
- Trẻ quan sát cô phổ biến.
- Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp hát và ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Làm quen bài hát “Cháu yêu bà”
Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng
Chơi tự do
I. Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ được làm quen với bài hát “Cháu yêu bà”, Nhớ tên bài hát, hát đúng nhạc.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ lời bài hát và hát đúng.
- Trẻ biết kính yêu, chăm sóc bà của mình.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng rãi, sạch sẽ.
- Dụng cụ âm nhạc: đàn, xắc xô, kèn, trống
- Nhạc bài hát “Cháu yêu bà”
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Gây hứng thú:
- Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. Giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay.
HĐ 2: Phát triển bài:
* HĐCCĐ: Làm quen bài hát “Cháu yêu bà” nhạc và lời Xuân Giao
- Cô hát âm la 1 đoạn trong bài hát.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2, giảng nội dung bài hát
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát từng câu đến hết bài 2,3 lần.
- Cho trẻ hát cùng cô cả bài theo các hình thức: Lớp, tổ, nhóm, cá nhân
- Cô cho trẻ hát kết hợp các dụng cụ âm nhạc.
* Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi trẻ chơi vừa chơi vừa đọc bài đồng dao “Lộn cầu vồng”
Lộn cầu vồng nước trong nước chảy
Có bạn lên 4 có bạn lên ba
2 chị em ta đi hái lá đa về lộn cầu vồng.
* Chơi tự do:
- Cô giới thiệu trò chơi, đồ chơi ngoài trời
- Cho trẻ chơi
HĐ 3: Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ hát bài “Cháu yêu bà”
- Trò chuyện cùng cô
- Trẻ đoán tên bài hát
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ nghe cô hát
- Cả lớp hát, tổ, nhóm, cá nhân
- Sử dụng dụng cụ âm nhạc kết hợp biểu diễn
- Trẻ lắng nghe
- Cho trẻ chơi nhiều lần kết hợp đọc đồng dao.
- Chơi tự do trên sân với các đồ chơi ngoài trời
- Hát và đi nhẹ nhàng vào lớp.
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Ôn KNS: Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS 9)
* Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS 9)
- Cô cho trẻ hát và vận động theo bài hát “Tay thơm tay ngoan”.
+ Chúng mình vừa hát và vận động theo lời bài hát nào?
+ Bài hát nói lên điều gì ?
- Cô gợi hỏi trẻ cách Rửa tay và rửa tay vào những lúc nào?
- Cô nhắc lại cách rửa theo từng thao tác.
* Cách rửa tay: Nhúng tay vào nước, xoa xà phòng, 2 tay xoay cổ tay mu bàn tay, các ngón tay, lòng bàn tay, cùi tay, xoay sạch rồi xả nước,lau tay
- Cô cho trẻ rửa tay lần lượt rửa tay dưới vòi nước và lau tay khô.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, đánh giá cuối ngày:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 4, ngày 4 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: Trườn theo hướng thẳng.
TCVĐ: Ném bóng vào rổ.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên vận động, biết trườn theo hướng thẳng . Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi của trò chơi vận động .
- Trẻ biết phối hợp tay, chân khi trườn. Trẻ biết trườn người sát sàn nhà.
- Trẻ hứng thú với hoạt động và có tinh thần đoàn kết, mạnh dạn, tự tin.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng cho trẻ: - Áo quần sạch sẽ, gọn gàng
2. Đồ dùng cho cô: -Vạch chuẩn để trẻ bò
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Khởi động
- Cô bắt nhịp bài hát “Cả nhà thương nhau”
- Sáng ngủ dậy muốn cho người khỏe mạnh mọi người trong gia đình chúng ta phải làm gì?
- Cô cho trẻ hát bài “Dậy đi thôi” đi vòng tròn quanh sân kết hợp đi các kiểu chân và chạy sau về 3 hàng ngang
HĐ 2: Trọng động
* BTPTC
- Cô cho trẻ tập các động tác theo cô với quả bông kết hợp bài hát : “Cả nhà thương nhau”
+ ĐT tay2 : Tay đưa ra trước lên cao
+ ĐT chân : Đưa 1 chân ra phía trước
+ ĐT bụng: Đứng cúi người về phía trước
+ Đt bật : Bật tách, khép chân
* VĐCB: Trườn theo hướng thẳng
* Cô làm mẫu:
Muốn có cơ trể khoẻ mạnh, trước hết các con phải luyện tập thể dục. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các con bài tập “Trườn theo hướng thẳng” nhé
- Lần 1: Cô làm mẫu lần 1 cho trẻ xem và cho trẻ làm cùng cô
- Lần 2: Cô làm mẫu lần 2 giải thích:
TTCB: Cô nằm sấp, duỗi thẳng hai chân, hai tay đặt sát vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh trườn kết hợp tay nọ, chân kia đạp mạnh trườn thẳng về phía trước. Chú ý trong khi trườn người phải nằm sát xuống nền nhà.
- Sau khi cô làm mẫu xong cho cả lớp lên thực hiện.
- Cô quan sát theo dõi động viên trẻ
- Cô chú ý: Khi trẻ thực hiện bài học cô bên cạnh nhắc nhở động viên trẻ tự tin khi thực hiên bài tập.
- Cô sửa sai cho trẻ
* TCVĐ: Ném bóng vào rổ
- Cô nêu cách chơi và luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Nhận xét sau mỗi lần chơi
HĐ 3: Hồi tĩnh
- Cô hỏi lại trẻ tên bài tập.
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân kết hợp đọc bài thơ “Lấy tăm cho bà”
- Cả lớp hát, VĐ 2 lần.
- Phải tập thể dục
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân, chạyvề 3 hàng ngang
- Tập 2L x 8N
- Tập 2l x 8n
- Tập 1l x 8n
- Bật theo hiệu lệnh
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát cô tập mẫu
- trẻ lên tập
- Trẻ yếu thực hiện lại.
- Trẻ nghe cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi thi đua 2 đội.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp đọc thơ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Vẽ theo ý thích
TCVĐ: Kéo co
Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu
Trẻ biết vẽ theo ý thích, biết cách chơi trò chơi
Rèn luyện khéo léo cho trẻ, phát triển cơ bắp
Trẻ biết đoàn kết khi chơi
II. Chuần bị
Phấn vẽ cho trẻ, sân sạch sẽ
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1: Giới thiệu bài
- Cho trẻ đi dạo một vòng quanh sân trường và trò chuyện với trẻ về thời tiết. giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay
- Cho trẻ hát bài “cháu yêu bà”
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?bài hát nói về gì?
- Cho trẻ kể tên các thành viên trong gia đình
2.HĐ 2: Phát triển bài
* HĐCMĐ: Vẽ theo ý thích
- Các con có biết chúng mình đang học chủ điểm gì không? chủ điểm của chúng mình nói về gì?
- Vậy chúng mình thích vẽ gì? Vẽ bố, mẹ, anh chị em trong gia đình nào?
- Các con thích vẽ về ai? Vẽ như thế nào?
- Cô cho trẻ thực hiện
- Cô hướng dẫn gợi ý những trẻ yếu
- Nhận xét bài cuả trẻ
* Trò chơi vận động: Kéo co
- Cách chơi: Cô chọn 2 đội chơi có số lượng trẻ bằng nhau. Nhiệm vụ của 2 đội là phải đoàn kết dùng sức mạnh của cả đội để kéo được chiếc nơ qua vạch chuẩn về phía đội của mình.
- Luật chơi: Đội nào kéo được nơ về qua vạch của đội mình thì đội đó chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2 - 3 lần
- Kết thúc chơi: Cô nhận xét, tuyên dương
* Chơi tự do
- Cho trẻ chơi theo ý thích với những đồ chơi cô đã chuẩn bị và đồ chơi trên sân trường. Cô bao quát trẻ xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong giờ chơi, đảm bảo cho trẻ chơi an toàn.
3. HĐ3 :Kết thúc.
- Tập trung trẻ điểm danh, nhận xét động viên trẻ, cho trẻ đi rửa tay chuyển hoạt động
Cả lớp vừa đi và hát
Bài “cháu yêu bà ”
Trẻ kể: bố, mẹ, anh
- CĐ: Gia đình
- 2- 3 trẻ: con vẽ mẹ, ông bà
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và chơi theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời
- Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Ôn KTC: nhận biết, phân biệt chiều cao của 3 đối tượng
* Ôn nhận biết, phân biệt chiều cao của 3 đối tượng
- Cô cho trẻ hát “Múa cho mẹ xem”; Cô giáo dục trẻ biết vâng lời mẹ, yêu quý những người thân trong gia đình gia mình và dẫn dắt trẻ vào bài
- Dạy trẻ so sánh phân biệt cao – thấp của 3 đối tượng
+ Cho trẻ xếp cùng cô hình ảnh của bố, mẹ, con ra
+ Chúng mình có nhận xét gì về đặc điểm chiều cao của bố, mẹ và con?
+ Theo các con thì ai cao nhất?
+ Ai thấp nhất?
+ Và ai cao hơn?
- Cô khái quát lại kết quả và cho trẻ luyện đọc các từ cao nhất, cao hơn, thấp nhất
- Cho trẻ quan sát và nhận xét gì về 3 chiếc cốc nào
+ Chiếc cốc của ai cao nhất?
+ Chiếc cốc của mẹ như thế nào?
+ Còn chiếc cốc của con thì sao?
- Cô cho trẻ quan sát và nhận xét về 3 chiếc bút tương tự
- Trẻ đọc thơ “Em yêu nhà em”
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, đánh giá cuối ngày:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 5 ngày 05 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG CHUNG: TẠO HÌNH.
Đề tài: Tô màu tranh gia đình (Đề tài).
1. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết tô màu và biết phối hợp giữa các màu khi tô
- Rèn kĩ năng tô và sự khéo léo của đôi bàn tay: Tô không chờm ra ngoài và tô đẹp bức tranh
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng những người thân trong gia đình
2. Chuẩn bị:
- Vở tạo hình của trẻ, 2 – 3 bức tranh về gia đình, bút màu
3. Cách tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Cô gọi trẻ lại cùng hát “ Cả nhà thương nhau”
Gia đình con có những ai?
Các con phải như thế nào với mọi người trong gia đình?
- GD: Trẻ biết yêu quý, quan tâm những người trong gia đình.
* Hoạt động 2: Phát triển bài
- Cô cùng trẻ trò chuyện, đàm thoại với trẻ về bức tranh gia đình
+ Bức tranh có những ai? Bức tranh nào có nhiều người hơn?
+ Con thích nhất bức tranh nào? Tại sao?
+ Con có nhận xét gì về cách tô màu của các bức tranh?
- Hỏi ý định trẻ: Con định tô màu bức tranh gia đình của mình như thế nào? Khi tô con phải lưu ý điều gì để bức tranh đẹp và nổi bật?
*Trẻ thực hiện:
- Cô hỏi trẻ cách cầm bút và tô màu
- Cô bao quát nhắc trẻ cách chọn màu sắc và tô màu không chờm ra ngoài
- Khi trẻ thực hiện cô bật nhạc bài hát chủ đề “Gia đình”
- Cô động viên, khuyến khích, giúp đỡ trẻ yếu
* Trưng bày sản phẩm:
- Trẻ tô xong cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm của mình, của bạn.
- Cô nhận xét thêm.
* Hoạt động 3: Kết thúc:
- Cô cùng cả lớp hát “Cả nhà thương nhau” và thu dọn đồ dùng.
Lại gần cô và hát.
Bố, mẹ, chị, con...
Yêu thương...
Trẻ lắng nghe
Trẻ trò chuyện cùng cô
Có ông, bà, bố, mẹ,
Trẻ trả lời
Tô màu đều, đẹp, không chờm ra ngoài
Trẻ trả lời.
Khi tô phối màu hợp lý để bức tranh đẹp hơn
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ thực hiện
Trẻ nhận xét bài mình, bài bạn
Trẻ lắng nghe
Cả lớp hát và thu dọn cùng cô
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Quan sát quang cảnh sân trường.
- TCVĐ: Chi chi chành chành
- Chơi tự do.
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết tên một số đồ dùng đồ chơi, cây cối quanh sân trường. Trẻ biết tên trò chơi và chơi cùng cô giáo
- Kỹ năng chơi trò chơi. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn,yêu quý cô giáo, các bạn...
II. Chuẩn bị
- Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ, quần áo gọn gàng
- Đồ chơi góc thiên nhiên
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Giới thiệu bài:
- Trò chuyện với trẻ về mục đích của buổi dạo chơi.
- Cho trẻ hát bài “Đi chơi” và đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết, cây cảnh xung quanh trường, hít thở không khí trong lành.
HĐ2: Phát triển bài
* HĐCCĐ: Quan sát quang cảnh xung quang trường:
- Cô cho trẻ quan sát quang cảnh xung quanh trường.
- Hôm nay chúng mình thấy thời tiết như nào ?
- Khi trời nắng ra ngoài chúng mình phải làm gì?
- Có được chơi ở chỗ nắng không? Vậy chơi ở đâu ?
- Sân trường chúng mình có gì ? Mái vòm dùng để làm gì?
- Ngoài ra xung quanh lớp học chúng mình còn có gì ?
- Cô hướng cho trẻ quan sát đu quay, cầu trượt.
- Cô gợi ý trẻ quan sát và nêu đặc điểm của đồ chơi.
- Cô giáo dục trẻ chơi vui vẻ, đoàn kết
*Trò chơi vận động: “ Chi chi chành chành”
- Cô nêu tên trò chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần theo bài thơ.
- Cô hướng dẫn, động viên và chơi cùng trẻ.
* Chơi tự do:
Cô giới thiệu 1 số đồ dùng đồ chơi trên sân trường
Cháu thích chơi gì ? khi chơi phải chơi như thế nào?
Giáo dục trẻ chơi an toàn , đoàn kết với nhau trong khi chơi
HĐ 3: Kết thúc:
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ, cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Cả lớp hát và trò chuyện
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ trả lời
- Đội mũ, che ô,..
- Không, chơi chỗ râm mát
- Có mái vòm, dùng để tập thể dục, vui chơi
- Rất nhiều đồ chơi
- Trẻ quan sát đu quay, cầu trượt
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
.
- Cả lớp chơi trò chơi.
- Trẻ chơi tự do
- Trẻ lắng nghe và hát cùng cô.
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ”
Chuẩn bị: 1 túi, 1 số đồ dùng gia đình
Tiến hành:
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi:
* Cách chơi:
+ Hai trẻ chơi một lần. Một trẻ tả cho cả lớp nghe tên gọi, công dụng và một vài đặc điểm cấu tạo (có quai, có nắp) của một đồ vật bất kì đựng trong túi. Một trẻ khác thò tay vào túi tìm đúng vật bạn đã kể. Nếu tìm đúng, trẻ đó đựơc quyền mời ngừơi lên thế chỗ của mình. Số lần chơi đựơc tiến hành tùy theo số lựơng đồ vật và tùy khả năng của trẻ.
- Cô tổ chức chơi cùng trẻ 1- 2 lần, sau đó cô cho trẻ chơi.
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, đánh giá cuối ngày:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 6, ngày 6 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC
Kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Sự tích hoa dạ hương”
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện, biết tên nhân vật trong truyện
- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập, biết nghe lời yêu thương chăm sóc mẹ và những người thân của mình
II. Chuẩn bị
Tranh minh họa cho nội dung câu chuyện và cô thuộc nội dung chuyện
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài
- Cô và trẻ vận động theo nhạc bài "Múa cho mẹ xem" cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề.
- Sau đó dẫn dắt đến câu chuyện“ Sự tích hoa dạ hương”
HĐ2 : Phát triển bài
* Kể cho trẻ nghe chuyện
- Cô kể chuyện lần 1: Hỏi trẻ tên câu chuyện? do ai sưu tầm
- Cô giảng nội dung chuyện : Câu chuyện nói về ước muốn của 1 người đàn bà nghèo muốn có 1 mụn con cho vui cửa vui nhà. Và ước muốn đó đã trở thành hiện thực nhưng trong câu chuyện cô con gái chỉ lười nhác và không biết yêu thương mẹ. Còn mẹ cô vì làm việc vất vả nên đã mất, lúc đó cô mới thấy thương mẹ và ân hận vì hành động của mình. Cô cứ đứng khóc mãi. Một thời gian dân làng không thấy cô đâu nữa mà chỉ thấy chỗ cô đứng mọc lên 1 bụi cây với những chùm hoa màu trắng tỏa hương thơm ngào ngạt. giống như tấm long của đứa con thương mẹ chỉ tỏa hương vào những đêm thanh vắng. Và người ta gọi những chùm hoa đó là hoa Dạ Hương.
- Cô giảng trích dẫn nội dung câu chuyện qua từng bức tranh.
* Đàm thoại theo nội dung câu chuyện
- Chúng mình vừa nghe cô đọc câu chuyện gì?
- Do tác giả nào sưu tầm được?
- Câu chuyện nói về điều gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Cô giáo dục trẻ phải biết quan tâm chăm sóc giúp đỡ mẹ và mọi người...
- Cô mời trẻ kể chuyện cùng cô 1 lần
HĐ3 : Kết thúc:
- Cả lớp hát và vận động Cháu yêu bà
- Trẻ vận động theo nhạc và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe cô kể
- Chú ý nghe cô giảng nội dung chuyện
- Trẻ lắng nghe và đàm thoại cùng cô nội dung từng bức tranh
- Sự tích hoa dạ hương
- Do chú Ngọc Minh sưu tầm
- 2-3 trẻ : Tình yêu của mẹ dành cho con và của con dành cho mẹ
- 3-4 trẻ kể tên nhân vật
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp kể theo cô
- Cả lớp hát và vận
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Ôn truyện “Sự tích hoa Dạ Hương”
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
Chơi tự do
I. Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ biết tên câu chuyện “Sự tích hoa Dạ hương”. Nhớ tên câu chuyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu chuyện.
- Rèn kỹ năng lắng nghe, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ biết yêu quý bố mẹ, người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa nội dung câu chuyện.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Giới thiệu bài:
- Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. Giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay.
HĐ 2: Phát triển bài:
* Hoạt động có chủ đích: Ôn truyện “Sự tích hoa Dạ Hương”
- Cô kể chuyện lần 1: Giới thiệu tên chuyện, tên tác giả.
- Cô giảng nội dung câu chuyện: Câu chuyện nói về ước muốn của 1 người đàn bà nghèo muốn có 1 mụn con cho vui cửa vui nhà. Và ước muốn đó đã trở thành hiện thực nhưng trong câu chuyện cô con gái chỉ lười nhác và không biết yêu thương mẹ. . Một thời gian dân làng không thấy cô đâu nữa mà chỉ thấy chỗ cô đứng mọc lên 1 bụi cây với những chùm hoa màu trắng tỏa hương thơm ngào ngạt. giống như tấm long của đứa con thương mẹ chỉ tỏa hương vào những đêm thanh vắng. Và người ta gọi những chùm hoa đó là hoa Dạ Hương.
- Cô kể chuyện lần 2: Cô trích giảng nội dung từng tranh.
- Lần 3: Cô mời trẻ kể chuyện cùng cô
- Cô giáo dục trẻ: biết yêu quý bố mẹ, người thân trong gia đình
* Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 3,4 lần
* Chơi tự do:
- Cô giới thiệu đồ chơi, trò chơi trên sân, cho trẻ chơi
- Cô quan sát giúp trẻ chơi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
HĐ 3: Kết thúc:
- Gợi ý trẻ nhận xétCô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Trò chuyện cùng cô
- Trẻ lắng nghe cô kể chuyện
- Chú ý nghe cô giảng nội dung
- Trẻ lắng nghe trích dẫn và đàm thoại nội dung từng tranh cùng cô.
- Trẻ kể truyện cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi doàn kết theo nhóm,
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 5 - Copy.doc