Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Khám phá khoa học

Văn học

Những giọt mồ hôi đáng khen

( kể truyện cho trẻ nghe) 1. Kiến thức

-Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện: “Những giọt mồ hôi đáng khen”

 -Trẻ biết thể hiện được vai các nhân vật và lời thoại trong câu chuyện.

2. Kỹ năng

- Phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ

- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ rang, mạch lạc, đủ ý

3. Thái độ:

Qua bài thơ trẻ càng yêu cô giáo mình

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng bạn và cô 1. Đồ dùng của cô

- Đoạn phim thiết kế điện tử có lời kể câu chuyện “Những giọt mồ hôi đáng khen”

 - Thiết kế giáo án điện tử (Một số đoạn phim tự quay, trò chơi Vòng quay bí ẩn)

 - Mũ và rối tay các nhân vật trong câu chuyện.

- Xắc sô, máy vitính.

- Tranh từng đoạn câu chuyện.

2. Đồ dùng của trẻ

- Trang phục gọn gàng

 

 1. Ổn định tổ chức:

- Cô gọi trẻ và nói ( Cô cầm rối tay chú thỏ)

- Cô nói: Thỏ xin chào các bạn, Thỏ xin mời các bạn cùng đi chơi với Thỏ nhé! ( cô mở nhạc)

- Cô cho trẻ cùng vận động và hát bài: “ Trời nắng trời mưa”

- Thỏ tạm biệt các bạn - Thỏ phải về đây( Cô cất rối thỏ)

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2. Phương pháp- Hình thức tổ chức

Lần 1 : Kể diễn cảm

Có một câu chuyện nói về Chú thỏ con luôn muốn làm điều gì đó để đựơc mẹ vui lòng, nhưng mãi mà chú vẫn chưa nghĩ ra. Điều gì mà Thỏ con làm cho mẹ hài lòng nhất. Vậy bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện:

“ Những giọt mồ hôi đáng khen”nhé!

 Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe.

Lần 2: Đàm thoại - xem tranh- trích dẫn:

 Cô cho trẻ xem slied và nghe kể trên máy vitính.

 Cô cho trẻ vận động nhẹ, để chuyện đội hình chữ u theo nền nhạc.

- Đàm thoại - xem tranh- trích dẫn:

 ( Hình thức qua trò chơi: Vòng tròn bí ẩn)

 Cô cho trẻ lên quay vòng tròn bí ẩn:

 (Mỗi vòng quay ứng với một câu hỏi- trên Slied phim tự quay)

 Câu hỏi trên vòng quay:

 -Câu chuyện vừa kể có tên là gì? Có những nhân vật nào?

 -Thỏ con đã ngạc nhiên ở mẹ điều gì?

 Cô hỏi: Thỏ mẹ đã trả lời như thế nào?

Cô đưa tranh thứ 1 ( Trích dẫn):

 Thỏ con ngạc nhiên khi thấy lưng mẹ đỗ mồ hôi.

 Cô tóm tắt các ý trên: Lưng mẹ ướt là mồ hôi đấy, khi ta làm việc mệt nhọc

Thì mồ hôi sẽ đổ ra.

 Câu hỏi trên vòng quay:

 - Thỏ con đã làm những việc gì?

Cô đưa tranh thứ 2: (Trích dẫn)

 

docx21 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Khám phá khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC THEO NGÀY Giáo viên: Đỗ Thị Hằng Nga Thời gian thực hiện: Tuần II (Từ ngày 1/1-2/1/2018) Thời gian Tên hoạt động Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 2 01/1/2018 Tạo hình: Xé và dán vườn cây ăn quả ( đề tài) 1. Kiến thức - Trẻ biết tên và đặc điểm của một số loại cây ăn quả - Biết hình dáng khác nhau của một số loại cây ăn quả 2. Kỹ năng - Củng cố kỹ năng xé dán cho trẻ - Phát triển khat năng khéo léo, linh hoạt của đôi tay - Biết lựa chọn màu sắc phù hợp với sản phẩm xé dán 3. Thái độ - Trẻ thích được tạo ra cái đẹp - Thích ăn các loại quả 1. Đồ dùng của cô - Mẫu xé dán vườn cây ăn quả của cô - Một số bài hát:êm yêu cây xanh, vườn cây của ba, quả.. 2. Đồ dùng của trẻ - Hồ dán, giấy màu.. đủ cho mỗi trẻ 1. Ổn định tổ chức: - Cô cho cả lớp hát bài: Vườn cây của ba - Cô hỏi trẻ: Con vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát có nhắc đến những loại cây ăn quả gì? - Trong vườn nhà con có những loại cây ăn quả nào? 2. Phương pháp, hình thức tổ chức * Cô đưa từng tranh cho trẻ quan sát: - Bức tranh có hình ảnh gì? - Cô đã làm thế nào để tạo ra bức tranh? - Cô dùng những nguyên liệu gì? - Vì sao con biết cô đã xé giấy để tạo lên bức tranh? - Cô đã dùng những màu gì để xé thành bức tranh? - Thân cây cô xé bằng màu gì? - Lá cây cô dùng màu gì? - Hoa quả cô xé bằng màu gì? - Khi xé xong cô làm thế nào nữa? * Trao đổi về ý tưởng của trẻ: - Con định xé dán cây gì? - Cô cho trẻ nhắc lại cách xé dán cây ăn quả? - Ngoài những loại cây trên con có thể xé dán thành các cây ăn quả khác nữa để tạo thành vườn cây ăn quả * Trẻ thực hiện: - Cô cho trẻ ngồi về bàn thực hiện - Trong khi trẻ thực hiện cô mở nhạc bài “ quả” - Cô bao quát giúp đỡ trẻ - Cô hướng dẫn những trẻ còn lung túng * Trưng bày và nhận xét sản phẩm: - Cô cho trẻ mang sản phẩm của mình làm được lên trưng bày - Cô mời trẻ nhận xét bài của bạn - Con thích bài của bạn nào nhất? - Vì sao con thích? - Cô mời 2-3 trẻ có sản phẩm đẹp lên giới thiệu sản phẩm của mình - Cô nhận xét chung bài của cả lớp, khen ngợi những bài đẹp, động viên khuyến khích các trẻ chưa hoàn thành 3. Kết thúc: Nhận xét, kết thúc tiết học, chuyển HĐ kế tiếp. Lưu ý Chỉnh sửa năm Thời gian Tên hoạt động Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 3 2/1/2018 HĐ khám phá: Quá trình phát triển của cây từ hạt 1.Kiến thức:  - Trẻ hiểu được quá trình phát triển của cây đậu: Từ hạt, nảy mầm, cây non, cây trưởng thành. - Trẻ biết được các điều kiện để cây phát triển: Đất, không khí, nước, ánh sáng, sự chăm sóc. - Biết được tác dụng của cây đối với cuộc sống. - Trẻ hiểu cách chơi các trò chơi 2.Kỹ năng: - Trẻ mô tả được quá trình phát triển của cây đậu từ hạt đậu. - Trẻ trả lời được câu hỏi của cô một cách rõ ràng mạch lạc. - Trẻ so sánh được các quá trình phát triển của cây đậu. - Chơi được các trò chơi: ô cửa bí mật, ghép tranh 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.  - Trẻ có ý thức chăm sóc cây. - Thích gieo trồng, chăm sóc cây. 1. Đồ dùng của cô. - Giáo án, màn hình máy chiếu có các slide hình ảnh các giai đoạn phát triển của cây. - Video về sự nảy mầm của hạt đậu. - Cây đậu trưởng thành. 2.Đồ dùng của trẻ - 3 châu cây đậu trẻ đã gieo ở từng thời điểm khác nhau: Mới gieo, hạt nảy mầm, cây non. - Hình ảnh theo sự phát triển của cây theo từng giai đoạn. 1.Ổn định tổ chức.  Cho trẻ chơi trò chơi tập tập vông: cô cầm hạt đậu trên tay và chơi cùng trẻ, trẻ đoán. - Sau đó cô cho trẻ quan sát và đoán xem đó là hạt gì? Cô và các con đã làm thí nghiệm gì với hạt đậu từ mấy hôm trước? Bây giờ cô mời các nhóm hãy lấy các thí nghiệm mà chúng mình đã làm và cùng nhau quan sát. 2.Phương pháp và hình thức tổ chức a. Quan sát và khám phá sự phát triển của cây từ hạt. Nhóm 1: Hạt mới gieo. Mời một trẻ lên trình bày thí nghiệm. Các con đã nhìn thấy gì chưa? Tại sao con không nhìn thấy? Cô khái quát: Đây là giai đoạn gieo hạt, hạt mới gieo được 2 ngày nên các con chưa nhìn thấy sự nảy mầm của hạt. Nhóm 2: Hạt nảy mầm. Mời một trẻ lên trình bày thí nghiệm của nhóm mình. Các con đã làm gì để cho hạt nảy mầm? Các con đã gieo hạt được mấy ngày rồi? Sau khi quan sát các con thấy kết quả của nhóm mình như thế nào? Cô khái quát: Sau khi gieo hạt xuống đất, nhờ có nước không khí, ánh sáng mặt trời hạt đã nảy mầm. Một chiếc mầm trắng được cắm xuống đất phát triển thành rễ để hút chất dinh dưỡng từ đất, một chiếc mầm xanh phát triển thành lá. Đây gọi là giai đoạn hạt nảy mầm. Nhóm 3: Cây non. Mời một trẻ lên trình bày thí nghiệm của nhóm mình. Các con quan sát cây của nhóm mình như thế nào? Cây có mấy lá? - Sau khi hạt nảy mầm nhờ bàn tay chăm sóc của con người hạt nảy mầm thành cây non. Cây non là cây còn nhỏ có ít lá. Đây là giai đoạn cây non. Và đây là một cây đậu cô đã trồng được một thời gian dài. Ai giỏi hãy kể cho cô và cả lớp nghe để có một cây đậu như thế này cây phải trải qua những giai đoạn nào? Cô mời 3 nhóm trưởng mang các thí nghiệm của nhóm mình lên trưng bày. Các nhóm đã làm thí nghiệm về quá trình gì ? - Cho trẻ kể về các quá trình phát triển của cây. - Cho trẻ so sánh về các quá trình phát triển của cây đậu. - Cho trẻ tìm hiểu về điều kiện sống của cây. *. Cô khái quát: Để có một cây đậu trưởng thành phải trải qua nhiều quá trình. Đầu tiên chúng mình phải làm đất tơi xốp, sau đó chúng mình gieo hạt xuống đất, hàng ngày phải tưới nước cho hạt, hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây non qua sự chăm sóc của chúng mình cây sẽ trở thành cây trưởng thành. Khi cây trưởng thành sẽ cho những gì ? *. Cho trẻ quan sát trên màn hình. Bây giờ cô mời các con hướng lên màn hình xem một đoạn video xem đoạn video nói về điều gì ? - Khi cây con đã lớn các con cần làm gì? - Khi cây có nhiều lá và cành là lúc cây đã trưởng thành (Cho trẻ xem hình ảnh cây trưởng thành.) - Cây đậu trưởng thành là cây đậu như thế nào? - Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì? - Cho trẻ hát và vận động bài hát “trồng cây” * Mở rộng - Ngoài những cây đậu phát triển từ hạt, các con còn biết những cây nào phát triển từ hạt. Ngoài cây phát triển từ hạt còn có những cây phát triển từ đâu? (Phát triển từ thân như cây mía, sắn, măng tre, Phát triển từ lá như lá bỏng, phát triển từ cành như cây cam) - Tất cả những loại cây phát triển từ hạt, hoặc thân, cành, lá...đều cho ta bóng mát, gỗ, hoa, quả, ... nên các con cần chăm sóc, bảo vệ cây, không được bẻ cành, ngắt lá. - Điều gì sẽ xẩy ra nếu không có cây xanh? *. Hoạt động 3: Trò chơi ôn luyện củng cố: - TC1: Ô cửa bí mật. Cô đã chuẩn bị 4 ô cửa. Sau mỗi ô cửa là một quá trình phát triển của cây đậu. Cô đọc xong câu đố về quá trình phát triển của cây, đội nào có tín hiệu trả lời trước đội đó sẽ dành quyền trả lời. Trả lời đúng sẽ được thưởng một khuôn mặt cười. Kết thúc trò chơi đội nào dành được nhiều khuôn mặt cười đội đó sẽ dành chiến thắng. - TC2: Nhanh và khéo. Chia thành 3 nhóm chơi: Cô đã chuẩn bị các tranh về quá trình phát triển của cây từ hạt, nhiệm vụ của các nhóm là sắp xếp các tranh đó theo trình tự quá trình phát triển của cây từ hạt. Trong thời gian là một bản nhạc đội nào sắp xếp nhanh và đúng đội đó sẽ dành chiến thắng. Cô cho trẻ quan sát xem các nhóm gắn hình ảnh có đúng với quá trình phát triển của cây không, sửa sai (nếu có). - Cô nhận xét trẻ chơi. *. Cô củng cố bài: Hôm nay đã được khám phá điều gì? 3. Kết thúc - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Cháu yêu cô thợ dệt” - Cô nhận xét giờ học, chuyển hoạt động Lưu ý Chỉnh sửa năm Thời gian Tên hoạt động Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 4 3/1/2018 Âm nhạc - NDTT: DH: Anh nông dân và cây rau (TT) -NDKH: Em đi giữa biển vàng TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả của bài hát: + Anh nông dân và cây rau: Giai điệu nước ngoài, lời sưu tầm. + Em đi giữa biển vàng - Hiểu nội dung bài hát: + Anh nông dân và cây rau: Cây rau của cải là một loại rau ăn củ được anh nông dân trồng. Cây lớn rất nhanh và khi thu hoạch anh nông dân phải nhờ tới sự giúp đỡ của tất cả mọi người trong gia đình mới có thể nhổ được cây rau đó lên. Bài hát như một lời nhắn nhủ các bé chăm chỉ lao động và đoàn kết lẫn nhau trong hoạt động. - Trẻ biết có rất nhiều loại rau khác nhau: cây củ cải, bầu, bí 2. Kĩ năng. - Hát rõ lời. - Vỗ tay đúng nhịp bài hát. 3. Thái độ. - Hứng thú với hoạt động - Giữ gìn đồ dùng cẩn thận. 1. Đồ dùng của cô - Đàn - Nhạc bài hát: + Anh nông dân và cây rau. + Bầu và bí. - 1 củ cải trắng 2. Đồ dùng của trẻ. 1. Ổn định tổ chức - Cô cho trẻ quan sát món quà cô mang đến cho cả lớp(củ cải) - Ai biết đây là củ gì? Củ này có ăn được không? Các bé đã được ăn củ cải chưa? Khi ăn củ cải đã được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau, các bé thấy củ cải có vị gì? - Cô trò chuyện dẫn dắt giới thiệu bài hát có viết về câu của cải, đó là bài: “Anh nông dân và cây rau- nhạc nước ngoài, mời cả lớp cùng lắng nghe. 2. phương pháp, hình thức tổ chức 2.1. NDTT: Nghe hát: Anh nông dân và cây rau. - Cô hát lần 1. Hỏi trẻ giai điệu của bài hát? - Cô hát lần 2+ Đàn, giảng nội dung bài hát. Cây rau của cải là một loại rau ăn củ được anh nông dân trồng. Cây lớn rất nhanh và khi thu hoạch anh nông dân phải nhờ tới sự giúp đỡ của tất cả mọi người trong gia đình mới có thể nhổ được cây rau đó lên. Bài hát như một lời nhắn nhủ các bé chăm chỉ lao động và đoàn kết lẫn nhau trong hoạt động. - Lần 3: Cho trẻ xem chương trình Đồ rê mí, có các bạn nhỏ biểu diễn bài anh nông dân và cây rau. 2.2. NDKH: Em đi giữa biển vàng - Vừa rồi các bé đã được nghe bài hát gì? - Cho trẻ kể tên bài hát khác mà bé đã biết cũng viết về loại rau củ quen thuộc? - Cô giới thiệu một bài hát khác của tác giả Phạm Tuyên cũng viết về loại rau củ mà chúng ta ăn hang ngày, đó là bài: “Bầu và bí”. - Cô hát lần 1. Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát lần 2+ nhạc đệm+ giảng nội dung bài hát. Bài hát viết về bầu và bí đều là cây ăn quả phục vụ bữa ăn hàng ngày của con người. - Mời cả lớp hát cùng cô(2 lần) - Cô hướng dẫn trẻ vỗ tay theo nhịp của bài hát. - Cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp. - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát và vỗ tay theo nhịp của bài hát. 2.3. TCÂN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật Cách chơi: cô mời một trẻ lên đội mũ chóp kín, cô dấu đồ chơi ở phía sau các bạn dưới lớp. Khi nghe các bạn hát to, thì bạn đi bình thường, khi nghe các bạn hát nhỏ thì bạn đội mũ bỏ ra và đi tìm đồ vật. -Luật chơi:Nếu ai đoán sai phải hát 1 bài - Cho trẻ tiến hành chơi. - Kết thúc nhận xét kết quả chơi. 3. Kết thức - Nhận xét chung chuyển hoạt động Lưu ý Chỉnh sửa năm Thời gian Tên hoạt động Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 5 4/1/2018 Văn học: Bông hoa cúc trắng 1.Kiến thức :  - Trẻ nhớ tên chuyện, hiểu được nội dung câu chuyện, nhớ các nhân vật có trong chuyện . 2.Kỹ năng - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.  - Trẻ trả lời được các câu hỏi theo nội dung câu chuyện. 3.Thái độ  - Trẻ hứng thú tham gia giờ học.  - Giáo dục trẻ biết yêu quý, giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. 1. Đồ dùng của cô - Băng hình câu chuyện : “ Bông hoa cúc trắng”                            - Ti vi, đầu DVD, Đàn Organ 2 Đồ dùng của trẻ 2 bộ tranh rời nội dung câu chuyện, 2 bảng đa năng 1.Ổn định tổ chức. - Cô mở nhạc cho trẻ hát bài " Cả nhà thương nhau" * Trò chuyện:  - Các con vừa hát bài gì?  - Gia đình các con gồm có những ai?  - Mọi người trong gia đình phải sống với nhau như thế nào?  - Các con có yêu quý gia đình của mình không?  - Để người lớn trong gia đình được vui lòng các con phải làm gì?   * Giới thiệu bài: Có một câu chuyện nói về 1 cô bé rất hiếu thảo với mẹ, biết mẹ bệnh nặng không còn sống được bao lâu. Cô bé đã tìm cách cứu mẹ để mẹ được sống lâu với mình hơn. Muốn biết cô bé đã làm cách gì để mẹ được sống lâu thì bây giờ các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện : “ Bông hoa cúc trắng nhé! 2. Phương pháp và hình thức tổ chức a. Cô kể chuyện:  - Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm không tranh  - Cô kể lần 2: Cô kể diễn cảm kết hợp xem tranh. b. Trích dẫn, đàm thoại theo nội dung câu chuyện:  - Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?  - Trong câu chuyện có những ai?  - Ngày xưa có 2 mẹ con nhà nọ sống ở đâu? Một hôm bà bị làm sao?  - Khi mẹ ốm mẹ đã nói gì với con gái?  - Cô bé có đi không? Trên đường đi cô bé gặp ai? Bà cụ hỏi cô bé như thế nào?  - Cô bé trả lời ra sao?  - Bà cụ bảo cô bé đi đến gốc đa đầu rừng để làm gì? Cô bé có tìm thấy bông hoa trắng không?  - Cô nghe tiếng văng vẳng bên tai của ai? Bà cụ đã nói gì?  - Cô bé đếm được bao nhiêu cánh hoa?  - Nghĩa là mẹ sống bao nhiêu ngày?  - Nghỉ 1 lát cô bé đã làm gì?  - Cô bé vui sướng cầm bông hoa lạ trên tay rồi chạy như bay về nhà.  * Giải thích từ khó: “ Chạy như bay có nghĩa là gì?  - Bà cụ đón cô bé và tươi cười nói gì với cô bé?  - Từ đó người ta gọi bông hoa trắng ấy là hoa gì? * Giáo dục: Câu chuyện không chỉ cho chúng ta biết vì sao có bông hoa cúc trắng mà câu chuyện còn nói lên tấm lòng hiếu thảo của con dành cho mẹ. Các con cũng vậy, Khi những thành viên trong gia đình chúng ta có ai ốm đau các con cũng phải biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những công việc vừa sức các con nhé! 3. Trò chơi : " Gắn tranh theo nội dung câu chuyện"  - Cô giải thích luật chơi, cách chơi  * Cách chơi: Cô có 2 tấm bảng đa năng và 2 rổi tranh theo nội dung câu chuyện dành cho 2 đội, khi nghe hiệu lệnh của cô bạn đứng đầu sẽ chạy lên lấy 1 bức tranh dán lên bảng, sau đó chạy về chạm nhẹ vào tay bạn kế tiếp và chạy về đứng cuối hàng. Bạn thứ 2 lại chạy lên lấy 1 bức tranh dán lên bảng, chú ý dán theo đúng trình tự nội dung câu chuyện. Cứ như vậy cho đến khi nghe hiệu lệnh kết thúc thì các con dừng lại * Luật chơi:  Đội nào dán nhanh và đúng đội đó sẽ chiến thắng. - Cô cho trẻ chơi 2 lần 3.Kết thúc Cô nhận xét, động viên và khen trẻ. - Cho trẻ hát bài" Bé quét nhà" - Chuyển hoạt động kế tiếp Lưu ý Chỉnh sửa năm Thời gian Tên hoạt động Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thø 6 5/1/2018 HĐLQVT: Xác định phía phải, phía trái của đối tượng khác có sự định hướng Kiến thức - Trẻ nhận biết phía phải, phía trái của bản thân - Xác định được phía phải, phía trái của đối tượng khác có sự định hướng. - Thông qua các hình thức nhận biết bên phải, bên trái 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng diễn đạt câu mạch lạc, ghi nhớ có chủ định. - Phát triển khả năng định hướng trong không gian, tư duy phán đoán của trẻ. 3. Thái độ - Trẻ tham gia giờ học tích cực, hứng thú - Trẻ có ý thức kỉ luật nghe lời cô giáo, giữ gìn đồ dùng đồ chơi 1. Đồ dùng của cô - Tranh con đường, cây xanh, hoa. - Đường giao thông, biển báo giao thông( biển cấm, biển chỉ dẫn). 2. Đồ dùng của trẻ - Búp bê, biến báo giao thông(biển cấm, biển chỉ dẫn), kích thước nhỏ hơn đồ dùng của cô. . 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú Cô cùng trẻ hát bài hát” Đường em đi” và đi vòng tròn. Khi trẻ hát hết bài cô hỏi trẻ. - Hôm nay cô thưởng cho các con một chuyến đi du lịch. Để chuyến đi du lịch được vui vẻ, thoải mái chúng mình cùng khởi động để chuẩn bị có sức khỏe tốt tham gia cùng chuyến đi nhé! 2. Phương pháp, hình thức tổ chức. 2.1: Ôn nhận biết phía phải, phía trái của bản thân. Tay phải của các con đâu? Các con chống tay phải vào hông bên phải. - Tay trái của các con đâu? Các con chống tay trái vào hông bên trái. - Lắc cái mông sang bên phải, lắc cái mông sang bên trái ( trẻ tập hai lần). - Nghiêng đầu về bên phải, nghiêng đầu về bên trái ( trẻ tập hai lần). - Trẻ chống hai tay vào hông, vặn người sang bên phải, vặn người sang bên trái, vỗ tay sang bên phải, vỗ tay sang bên trái ( trẻ tập hai lần). - Chân phải các con đâu? Các con dậm chân 5 cái ( trẻ vừa dậm chân vừa đếm). - Chân trái các con đâu? Các con dậm chân 5 cái . ( Trẻ vừa dậm chân vừa đếm ) 2.2: Xác định phía phải- phái trái của dối tượng có sự định hướng. - Cô hỏi trẻ? + Chúng mình thấy người có khỏe không? - Các con ạ! Trên đường có rất nhiều loại xe cộ đi lại và có nhiều biển báo giao thông, nếu mọi người không nắm được các loại biển báo giao thông và cách đi đường thì rất dễ gây tai nạn. - Để chuấn bị cho chuyến du lịch hôm nay cô sẽ cho các con chơi một trò chơi. Các con có muốn chơi không nào? - Cô hỏi trẻ : + Bạn .. chào cô bằng tay nào ? (Tay phải) + Tay phải của bạn. cùng phía với tay nào của các các con ? (Tay phải) + Tay trái của bạn cùng phía với tay nào của các con ? (Tay trái) - Bây giờ cô có hai biển báo giao thông. Đó là biển cấm người đi bộ và biển chỉ dẫn dành cho người đi bộ sang ngang. Cô sẽ đặt hai loại biển báo này ở cạnh hai bên của bạnCác con xem cô đặt biển cấm ở phía nào của bạn? ( Phía phải) + Và đặt biển chỉ dẫn ở phía nào của bạn? (Phía trái) - Các con hãy chú ý nghe cô hỏi: + Biển cấm đứng ở phía nào của bạn ? (Phía phải) + Biển chỉ dẫn đứng ở phía nào của bạn. ? (Phía trái) - Các con thi đua xem ai nói nhanh nhé ? - Cô nói phía phải của bạn ..– trẻ nói: (Biển cấm) - Cô nói phía trái của bạn .. – trẻ nói: (Biển chỉ dẫn) - Cô nói: Biển cấm – trẻ nói: ở phía phải của phải của bạn . - Biển chỉ dẫn trẻ nói: ở phía trái của phải của bạn . - Vì sao các con biết? (Vì bạn đứng cùng chiều) + Cô khái quát: “Khi đứng cùng hướng thì phía phải của bạn .cùng phía với phía phải của các con. Phía trái của bạn cùng phía với phía trái của các con” - Các con ơi! Bạn . muốn ngồi thảo luận cùng các con . Vì vậy bạn sẽ ngồi đối diện cùng với con . - Cô hỏi trẻ : + Tay phải của bạn . cùng phía với tay nào của các con ? (Tay trái của con) + Tay trái của bạn.cùng phía với tay nào của các con? ( Tay phải của con) - Bây giờ cô sẽ đặt hai biển báo vào hai phía của bạnCác con xem cô đặt biển cấm ở phía nào của bạn? ( Phía trái) - Biển chỉ dẫn ở phía nào của bạn? (Phía phải) - Vì sao các con biết? (Vì bạn đứng ngược chiều) + Cô khái quát: “Khi đứng ngược chiều ( Đối diện) thì phía phải của bạn .là phía trái của các con. Phía trái của bạn là với phía phải của các con” - Cô cảm ơn các con rất nhiều. Và cô thấy các con rất giỏi cô sẽ thưởng cho các con 1 bức tranh. Trong tranh các con xem có ai? Các bạn này đang đi về phía bên nào? Các bạn này đã đi đúng đường chưa? Bạn nào có thể giúp các bạn đi đúng đường nào. ( Cô mời trẻ lên gắn) - Cô thấy các con học rất giỏi rồi bây giờ cô bạn nào có thể lên tặng cho các cô và các bạn cùng nghe nào. Các con hát tặng cô và các bạn bài gì nào? ( Cô mời 3 trẻ đứng lên hát ). Khi trẻ hát xong cô hỏi trẻ: + Ai đứng ở phía bên phải của bạn ..? + Ai đứng ở phía bên trái của bạn .? - Cô mời trẻ 2-3 trẻ trả lời cô động viên khích lệ kịp thời . 2.3: Luyện tập - Cô hỏi trẻ trong rổ có gì? - Cho trẻ đặt các đồ vật vào các vi trí phải / trái của bạn búp bê. - Cho trẻ đặt biển cấm ở phía phải, biển chỉ dẫn ở phía trái. Cô nói đồ vật, trẻ nói vị trí (Cùng chiều) - Cho trẻ đặt biển cấm ở bên trái, biển chỉ dẫn ở bên phải. Cô nói đồ vật, trẻ nói vị trí (Ngược chiều) Trò chơi “ Thi xem ai giỏi hơn” - Cô thấy các con rất là giỏi nên cô sẽ thưởng các con một trò chơi. Cô có hai con đường nhưng chưa có cây xanh và hoa. Bây giờ cô sẽ nhờ 2 đội chơi, 1 đội trồng hoa phía bên phải, trồng cây phía bên trái và 1 đội trồng hoa phía bên trái và trồng cây phía bên phải. Khi có hiệu lệnh từng bạn bật nhảy qua vòng lên trồng. Sau đó chạy về phía sau hàng đứng , bạn khác lên chơi tiếp. Khi hết thời gian cô kiểm tra kết quả của từng đội và động viên khích lệ trẻ. Trong cùng một thời gian đội nào trồng nhanh hơn và đúng theo yêu cầu của cô thì đội đó sẽ là đội chiến thắng. - Trẻ chơi 1 – 2 lần Trò chơi “ Trổ tài cùng bé” - Ngoài ra cô còn có một trò chơi khác nữa. Đó là trò chơi: “Trổ tài cùng bé”. Cô có hai bức tranh. Một bức tranh một bạn nhỏ đứng đối diện với các con và một bạn nhỏ đứng cùng chiều với các con. Bây giờ cô mời hai nhóm chơi. Nhóm của bạnCác con sẽ dán các bông hoa ở phía trái và dán hộp quà phía phải của bạn nhỏ đứng cùng chiều với các con và đội của bạn..các con sẽ dán bông hoa ở phía phải và dán hộp quà ở phía trái của bạn. Hai nhóm chơi sẽ thi xem ai gỏi hơn nhé.” 3. Kết thúc: Nhận xét, chuyển HĐ kế tiếp. Lưu ý Chỉnh sửa năm Thời gian Tên hoạt động Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 7 28/10/2017 Văn học Những giọt mồ hôi đáng khen ( kể truyện cho trẻ nghe) 1. Kiến thức -Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện: “Những giọt mồ hôi đáng khen” -Trẻ biết thể hiện được vai các nhân vật và lời thoại trong câu chuyện. 2. Kỹ năng - Phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ - Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ rang, mạch lạc, đủ ý 3. Thái độ: Qua bài thơ trẻ càng yêu cô giáo mình - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng bạn và cô 1. Đồ dùng của cô - Đoạn phim thiết kế điện tử có lời kể câu chuyện “Những giọt mồ hôi đáng khen” - Thiết kế giáo án điện tử (Một số đoạn phim tự quay, trò chơi Vòng quay bí ẩn) - Mũ và rối tay các nhân vật trong câu chuyện. - Xắc sô, máy vitính. - Tranh từng đoạn câu chuyện. 2. Đồ dùng của trẻ - Trang phục gọn gàng 1. Ổn định tổ chức: - Cô gọi trẻ và nói ( Cô cầm rối tay chú thỏ) - Cô nói: Thỏ xin chào các bạn, Thỏ xin mời các bạn cùng đi chơi với Thỏ nhé! ( cô mở nhạc) - Cô cho trẻ cùng vận động và hát bài: “ Trời nắng trời mưa” - Thỏ tạm biệt các bạn - Thỏ phải về đây( Cô cất rối thỏ) 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: 2. Phương pháp- Hình thức tổ chức Lần 1 : Kể diễn cảm Có một câu chuyện nói về Chú thỏ con luôn muốn làm điều gì đó để đựơc mẹ vui lòng, nhưng mãi mà chú vẫn chưa nghĩ ra. Điều gì mà Thỏ con làm cho mẹ hài lòng nhất. Vậy bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện: “ Những giọt mồ hôi đáng khen”nhé! Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe. Lần 2: Đàm thoại - xem tranh- trích dẫn: Cô cho trẻ xem slied và nghe kể trên máy vitính. Cô cho trẻ vận động nhẹ, để chuyện đội hình chữ u theo nền nhạc. - Đàm thoại - xem tranh- trích dẫn: ( Hình thức qua trò chơi: Vòng tròn bí ẩn) Cô cho trẻ lên quay vòng tròn bí ẩn: (Mỗi vòng quay ứng với một câu hỏi- trên Slied phim tự quay) Câu hỏi trên vòng quay: -Câu chuyện vừa kể có tên là gì? Có những nhân vật nào? -Thỏ con đã ngạc nhiên ở mẹ điều gì? Cô hỏi: Thỏ mẹ đã trả lời như thế nào? Cô đưa tranh thứ 1 ( Trích dẫn): Thỏ con ngạc nhiên khi thấy lưng mẹ đỗ mồ hôi. Cô tóm tắt các ý trên: Lưng mẹ ướt là mồ hôi đấy, khi ta làm việc mệt nhọc Thì mồ hôi sẽ đổ ra. Câu hỏi trên vòng quay: - Thỏ con đã làm những việc gì? Cô đưa tranh thứ 2: (Trích dẫn) Thỏ con đã làm những việc để có những giọt mồ hôi như mẹ. Cô tóm tắt các ý trên: - (Cô chỉ vào từng ô tranh) +Thỏ con đã đi đá bóng là giọt mồ hôi vận động quá sức. +Thỏ con ăn ớt là giọt mồ hôi dại dột. + Thỏ con giúp cô Thỏ xám đẩy xe rau lên dốc là những giọt mồ hôi có ích giúp cho mọi người. ( Giải thích từ khó: Gò lưng: Là cố hết sức để đẩy) Câu hỏi trên vòng quay: -Qua câu chuyện, con thích việc làm nào của Thỏ con? Vì sao? Cô hỏi: - Thế các con làm việc gì để giúp mẹ? Giáo dục trẻ: -Các con, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình, để góp những giọt mồ hôi của mình giúp ích cho mọi người. - Lần 3: kể trên bằng rối tay + Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì ? 3. Kết thúc - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương, khen ngợi trẻ Lưu ý Chỉnh sửa năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkham pha khoa hoc 5 tuoi_12308402.docx