Giáo án môn Âm nhạc lớp 7 năm 2018

A. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS ôn tập để trình bày thuần thục hơn 2 bài hát Ca-Chiu-Sa và bài Tiếng ve gọi hè,đọc nhạc và ghép lời thuần thục hơn bài TĐN số 8 Chú chim nhỏ dễ thương,TĐN số 9 Trường làng tôi.

2.Kỹ năng.

 Rèn kỹ năng trình bày và biểu diễn bài hát và tập đọc nhạc tr¬ớc đông ngư¬ời.

3. Thái độ.

Qua đây giúp hs có ý thức học tập tốt hơn,yêu môn học hơn, chuẩn bị tốt các hình thức trình bày BH và bài TĐN để kiểm tra.

B.Tiến trình dạy học

1.Ổn định tổ chức (2’)

 2.Kiểm tra bài cũ

 

doc55 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Âm nhạc lớp 7 năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i niệm: Là kí hiệu dùng để thay đổi cao độ của các nốt nhạc. Kí hiệu: Dấu thăng # Dấu giáng b Dấu bình # 4. Củng cố bài(5’) - Gv đệm đàn, Hs trình diễn lại bài hát theo lối hoà giọng, lĩnh xướng. - Gv chỉ định Hs nhắc lại khái niệm về cung và nửa cung - Dấu hoá. 5. Hướng dẫn học ở nhà (3’) - Học thuộc giai điệu bài hát Khúc hát chim sơn ca. Tập trình diễn hoàn chỉnh bài hát kèm một số động tác phụ hoạ. - Học thuộc các khái niệm về cung và nửa cung - Dấu hóa. Tìm một vài ví dụ cụ thể, làm bài tập sgk. - Chuẩn bị bài mới: Đọc đúng nốt nhạc bài TĐN số 5, tìm hiểu về nhạc sĩ Bêtôven. ************************************** Ngày soạn: 17/11 Tuần 14 Tiết 14 ÔN BÀI HÁT: KHÚC HÁT CHIM SƠN CA TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5 ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: GIỚI THIỆU NHẠC SĨ BÊTÔVEN I. Mục tiêu 1.Kiến thức - Hs ôn tập để hát bài hát thuần thục hơn, hát có tình cảm và trình bày hoàn chỉnh. 2.Kỹ năng - Hs đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 5. - Cung cấp thêm cho Hs kiến thức về lịch sử âm nhạc thế giới qua phần giới thiệu nhạc sĩ L.V. Bêtôven. 3.Thái độ: Học sinh học tập nghiêm túc chú ý xây dựng phát biểu bài. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đàn or-gan, đĩa nhạc 2.Học sinh: Hát thuộc lời bài hát, đọc đúng tên nốt nhạc của bài TĐN số 5, tìm hiểu về nhạc sĩ Bêtôven. III.Tiến trình tổ chức dạy học: 1: Ổn định tổ chức. (2’) 2: Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra trong quá trình giảng bài mới 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca. - Gv cho Hs nghe bài hát một lần. - Hs nghe và hát nhẩm theo. - Gv yêu cầu cả lớp hát đầy đủ cả bài với yêu cầu cao hơn là phải thuộc lời ca và trình bày bài ở mức độ hoàn chỉnh. - Hs thực hiện. - Hs xung phong hoặc Gv chỉ định cá nhân trình bày. Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: số 5 - Gv đàn giai điệu bài TĐN số 5 Em là bông hồng nhỏ một lần. - Gv chỉ định Hs đọc tên nốt. - Hs lần lượt đọc tên nốt bài TĐN. 1) Hãy chia câu bài TĐN số 5. ( Đoạn nhạc có 8 câu, mỗi câu đều kết thúc bằng một nốt trắng) 2) Các kí hiệu trong bài? ( Dấu nhắc lại , khung thay đổi, dấu hoá bất thường) - Hs trả lời, Gv gợi ý. - Gv đàn. - Hs nghe và đọc đúng cao độ, trường độ. - Gv hướng dẫn Hs nối các câu thành bài hoàn chỉnh. - Gv hướng dẫn đọc nhạc kết hợp gõ phách. - Hs thực hiện. - Gv đệm đàn, Hs hát lời ca. - Gv hướng dẫn một nửa lớp đọc nhạc, nửa còn lại hát lời, sau đó đổi lại cách trình bày. - Hs thực hiện. - Gv nhận xét về những chỗ còn sai, đàn lại giai điệu để Hs nghe và sửa lại cho đúng. Hoạt động 3: Âm nhạc thường thức: Giới thiệu Nhạc sĩ Bê- tô- ven - Gv giới thiệu. - Hs nghe một bản nhạc của nhạc sĩ Bê- tô- ven: Bản Menuet in G 3) Nhạc sĩ Bê- tô- ven là người nước nào? Ông sống và sáng tác được bao nhiêu năm? - Ông đã sáng tác bao nhiêu bản giao hưởng và bản Sô-nát? - Hs trả lời. - Gv đàn và hát lời bản nhạc Bài ca hoà bình, trích đoạn hợp xướng trong giao hưởng số 9. - Hs nghe và hát theo. - Gv tóm tắt và nhấn mạnh thêm: Nhạc sĩ được mệnh danh là “ Vị đại tướng của các nhạc sĩ ”.Đặc điểm âm nhạc của ông là “ bùng nổ, mới lạ và sáng tạo.” - Gv cho Hs nghe một vài trích đoạn các bản nhạc khác như: thư gửi Elise, Valse... I. Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca. Nghe bài hát - Luyện thanh. Ôn bài hát Kiểm tra. II. Nội dung 2: Tập đọc nhạc: số 5 Em là bông hồng nhỏ. (trích) Nghe giai điệu bài TĐN. Đọc tên nốt. Phân tích bài. Luyện gam. Tập đọc từng câu Đọc cả bài. Hát lời ca. III. Nội dung 3: Âm nhạc thường thức: Giới thiệu Nhạc sĩ Bê- tô- ven Nghe giới thiệu và xem chân dung. Trả lời câu hỏi . + Sinh ngày 17.12.1770 tại Bon ( Đức). + Mất ngày 26.3.1827 tại Viên ( Ao). + Ông đã sáng tác 9 bản giao hưởng, 32 bản Sô-nát. 4/ Củng cố bài(3’) - Gv chỉ định một nhóm Hs lên trình bày bài hát Khúc hát chim sơn ca, cả lớp thảo luận và nhận xét. - Gv kiểm tra việc trình bày bài TĐN số 5 của một vài tổ hoặc cá nhân. - Gv chỉ định Hs tốm tắt một vài nét về nhạc sĩ Bê- tô- ven. 5/ Hướng dẫn học ở nhà(2’) - Gv yêu cầu Hs về nhà tập hát thuần thục bài hát Khúc hát chim sơn ca, tập hát có diễn cảm. - Đọc thuộc giai điệu và lời ca bài TĐN số 5, kết hợp vỗ phách và nhịp nhuần nhuyễn. - Ôn tập 2 bài hát: Chúng em cần hoà bình và Khúc hát chim sơn ca, ôn 2 bài TĐN số 4, 5. Hát có tình cảm và đọc nhạc nhuần nhuyễn. ************************************************ Ngày soạn: 25/11/2018 Ngày dạy: 1/12/2018 Tuần 15 Tiết 15 ÔN TẬP I. Mục tiêu 1.Kiến thức - Hs ôn tập lại những kiến thức đã học để hát và đọc nhạc thuần thục hơn. 2. Kỹ năng - Qua việc ôn tập, Gv kiểm tra về sự tiếp thu và thể hiện bài hát, bài TĐN của Hs. 3. Thái độ - HS có thái độ học tập nghiêm túc chuẩn bị thi học kỳ I II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: Đàn or-gan. 2. Học sinh: Hát thuộc lời các bài hát đã học. Đọc thuộc giai điệu các bài TĐN nhạc đã học. III.Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức. (2’) 2. Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra trong quá trình ôn tập. 3. Bài mới Hoạt động của Thầy và trò Nội dung chính Tiết 15 : Hoạt động 1: Ôn tập bài hát. - Luyện thanh. - Gv đánh đàn, hướng dẫn. - Hs nghe và luyện thanh theo mẫu âm la. - Gv cho Hs nghe mẫu bài bài hát mỗi bài một lần. - Hs nghe và hát nhẫm theo đàn. - Gv hướng dẫn và đệm đàn. - Hs trình bày hoàn chỉnh bài hát mỗi bài một lần. - Gv kết hợp kiểm tra bài cũ Hs theo nhóm, tổ và nhận xét, ghi điểm. I. Nội dung 1: Ôn tập bài hát. - Ôn 2 bài hát: + Mái trường mến yêu. + Lí cây đa + Chúng em cần hoà bình. + Khúc hát chim sơn ca. 4. Củng cố bài (10’) - Gv yêu cầu Hs hát lại hai bài hát mỗi bài một lần - Gv theo dõi nhận xét từng bài một, và sửa những chỗ Hs hay hát hoặc đọc nhạc sai. 5. Dặn dò (3’) - Gv nhắc nhở Hs về nhà ôn lại các bài hát và các bài TĐN đã học. - Ôn lại kiến thức nhạc lí đã học. - Hát thuộc lời các bài hát và đọc nhạc, gõ phách nhuần nhuyễn các bài TĐN đã học trong học kì I, chuẩn bị tốt cho kiểm tra cuối học kì. *****************************@*************************** Tuần 16 Ngày soạn: 5/12/2018 Tiết 16 Ngày dạy: 8/12/2018 ÔN TẬP (tt) I. Mục tiêu 1.Kiến thức: Hs ôn tập lại những kiến thức đã học để hát và đọc nhạc thuần thục hơn. 2. Kỹ năng: Qua việc ôn tập, Gv kiểm tra về sự thể hiện bài hát, bài TĐN của Hs. 3. Thái độ: HS có thái độ học tập nghiêm túc chuẩn bị thi học kỳ I II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Đàn or-gan. 2. Học sinh: Hát thuộc lời các bài hát đã học. Đọc thuộc giai điệu các bài TĐN nhạc đã học. III.Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức. (2’) 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập. 3. Bài mới Hoạt động của Thầy và trò Nội dung chính Tiết 16  : Hoạt động 2: Ôn tập TĐN. - Gv đánh đàn-> Hs luyện thanh theo đàn giọng Đô trưởng. - Gv đánh mẫu bài TĐN mỗi bài một lần->Hs lắng nghe và đọc theo. - Gv đệm đàn, điều khiển-> Hs đọc nhạc theo đàn, kết hợp vỗ phách mỗi bài một lần. Sau đó TĐN và hát lời hoàn chỉnh từng bài. - Gv gõ từng âm hình tiết tấu cho hs tập ghi ra giấy->Hs ghi, Gv kiểm tra. - Gv đánh đàn 2-3 ô nhịp bất kì trong hai bài TĐN đã học cho Hs nhận biết và đọc. - Kiểm tra một vài Hs, nhận xét, ghi điểm. 1) Định nghĩa cung và nửa cung? Trong một quãng tám (từ âm Đô- Đố) có mấy cung và mấy nửa cung? 2) Dấu hoá là gì? Có mấy loại dấu hoá? 3) Tác dụng của dấu hoá suốt, dấu hoá bất thường? Tìm ví dụ? - Hs trả lời. - Gv đánh đàn các quãng có dấu hoá-> Hs nghe và phân biệt cung và nửa cung. II. Nội dung 2: Ôn tập TĐN. - Luyện đọc gam. - Ôn TĐN số 1, TĐN số 2, TĐN số 3, và TĐN số 4-5. + Ca ngợi Tổ quốc + Ánh trăng + Đất nước tươi đẹp sao + Mùa xuân về. + Em là bông hồng nhỏ. II. Nội dung 3: Ôn nhạc lí. Cung và nửa cung - Dấu hoá 4. Củng cố bài (10’) - Gv yêu cầu Hs đọc nhạc mỗi bài TĐN một lần. - Gv theo dõi nhận xét từng bài một, và sửa những chỗ Hs hay hát hoặc đọc nhạc sai. 5. Dặn dò (3’) - Gv nhắc nhở Hs về nhà ôn lại các bài hát và các bài TĐN đã học. - Ôn lại kiến thức nhạc lí đã học. - Hát thuộc lời các bài hát và đọc nhạc, gõ phách nhuần nhuyễn các bài TĐN đã học trong học kì I, chuẩn bị tốt cho kiểm tra cuối học kì. Ngày soạn : 12/12/2018 Ngày dạy: 15/12/2018 Tuần 17+18 Tiết 17+18 KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu 1. Kiến thức Hs ôn lại nhữmg kiến thức đã học như các bài hát, TĐN, nhạc lí và âm nhạc thường thức để kiểm tra cuối học kì I. 2. Kỹ năng. Ghi nhớ một vài nét chính về các nhạc sĩ: Hoàng Việt, Đỗ Nhuận và nhạc sĩ thiên tài người Đức Bê- tô- ven. 3. Thái độ Qua việc ôn tập, Gv hướng dẫn Hs cách kiểm tra học kì để các em có hướng ôn tập phù hợp. II.Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đàn or-gan, chuẩn bị kiểm tra học kỳ. Cách kiểm tra và đề kiểm tra học kì I. 2. Học sinh: Hát thuộc trước lời bài hát Mái trường mến yêu, Lí cây đa, Chúng em cần hoà bình, Khúc hát chim sơn ca. Đọc thuộc giai điệu bài TĐN nhạc số 1, 2, 3, 4, 5. III.Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra Hoạt động của GV và HS Nội dung Tiết 17: Kiểm tra 1/2 số HS Tiết 18: kiểm tra số HS còn lại Giáo viên phổ biến nội dung và yêu cầu hình thức kiểm tra - Nội dung kiểm tra: Kiểm tra thực hành gồm hát và TĐN, kiểm tra vở ghi. - Hình thức kiểm tra: Kiểm tra riêng từng HS. Từng em sẽ lên bảng trình bày phần thi của mình. Yêu cầu: + Hát: Tự chọn và trình bày một bài hát đã được học trong học kì I (4 điểm). Hs phải thuộc lời, hát to, rõ ràng, trôi chảy, thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát. + TĐN: Đọc một bài TĐN đã học theo yêu cầu của GV (4 điểm). Đọc nhạc đúng trường độ, cao độ, kết hợp vỗ phách. + Kiểm tra vở ghi chép bài (2 điểm). Yêu cầu vở ghi đầy đủ, trình bày sạch đẹp. Đề kiểm tra: Hát: Tự chọn và trình bày một bài hát đã được học trong học kì I (4 điểm). HS được xem sách, yêu cầu hát to, rõ ràng, trôi chảy thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát. TĐN: Đọc một bài đã học theo yêu cầu của GV (4 điểm) kèm hát lời hay không tuỳ thuộc vào yêu cầu của GV. 3. Vở ghi ( 2 đ) Thang điểm - Xếp loại đạt : Hát, đọc nhạc đúng, chính xác cao độ, trường độ. Thể hiện tốt sắc thái tình cảm của bài hát, bài nhạc. Thể hiện được các động tác phụ hoạ hợp lí cho bài hát Đáp ứng được 2/3 yêu cầu trên - Loại chưa đạt: Chưa thực hiện được yêu cầu trên 3. Củng cố : - Gv nhận xét giờ kiểm tra, lưu ý những từ, những nốt nhạc Hs thường hay đọc sai, làm mẫu và tập lại cho Hs. - Gv công bố điểm tổng kết của Hs. Khen ngợi những Hs học tập tốt và động viên những em học chưa đạt yêu cầu, nhắc các em cố gắng hơn trong học kì II. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Yêu cầu Hs về nhà hát ôn lại các bài hát. - Đọc nhạc và kết hợp vỗ phách các bài TĐN, hát thuộc lời ca. - Tự viết một đoạn nhạc nhịp 4/4: sử dụng nhịp lấy đà, dấu nối, dấu luyến, dấu hoá. ******************************@***************************** Ngày soạn : 2/1/2019 Ngày dạy: 5/1/2019 Tuần 20 Tiết 19 HỌC HÁT: BÀI ĐI CẮT LÚA NHẠC LÝ: SƠ LƯỢC VỀ QUÃNG A. Mục tiêu 1.Kiến thức Hs biết hát chính xác lời ca và giai điệu bài Đi cắt lúa dân ca Hrê Tây Nguyên. 2.Kỹ năng Rèn kỹ năng hát tập thể, hát tốp ca, song ca, hát đơn ca bài dân ca các dân tộc ít người. 3. Thái độ Qua bài hát hs hiểu thêm về dân ca của một số dân tộc ít người, hiểu thêm đôi nét về phong tục tập quán của người dân Tây Nguyên. B.Tiến trình dạy học 1.Ổn định tổ chức (1’) 2.Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong giờ học bài mới) 3.Bài mới Hoạt động của thày và trò Nội dung * Hoạt Động 1: Gv: giới thiệu Miền đất cao nguyên màu mỡ ở Tây Nam Trung Bộ nước ta gồm có các tỉnh Gia Lai Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng được gọi chung là Tây Nguyên. Nơi đây có những dân tộc ít người sinh sống như: Ba-Na, Gia-rai, Ê-đê, Xơ-đăng, Hrê. Người Tây Nguyên yêu đất nước, yêu tự do chính nghĩa. Họ đã vật lộn với thiên nhiên thú dữ để bảo vệ nương ngô rẫy lúa, chiến thắng giặc ngoại xâm, giữ cho buôn làng được yên vui. Đi cắt lúa là 1 trong những bài dân ca được người dân nơi đây hát mỗi khi được vụ mùa bội thu, bài hát đã trở nên quen thuộc với nhân dân ta. Hs: nghe và ghi lại ND cần thiết Gv:hát mẫu HS: nghe và cảm nhận giai điệu bài hát GV: hướng dẫn Hs: Theo dõi và đọc gam Đô trưởng 2-3 lần. Gv: hát mẫu từng câu 2-3 lần Hs: nghe, nhẩm theo và tập hát Gv: theo dõi và hướng dẫn sửa sai, hát hết 2 câu gv hd hs ghép lại cho đến hết bài. Gv; yêu cầu Hs;thực hiện Gv: theo dõi và hd sửa sai nếu có Gv; yêu cầu cả lớp trình bày hoàn thiện bài hát. HS: thực hiện Gv yêu cầu Hs trình bày bài hát theo dãy,tổ, nhóm Gv; theo dõi và hướng dẫn sửa sai Gv hd: 1 nửa lớp hát câu 1, nửa còn lại nối tiếp câu 2 sau đó sang lần 2 cả lớp cùng trình bày hoàn thiện bài hát kết hợp với vỗ tay theo nhịp. Hs: theo dõi và thực hiện sau đó đổi lại cách trình bày. Kiêm tra 1nhóm (4hs) Gv chỉ định Hs lên kiểm tra Gv đánh giá và cho điểm * Hoạt Động 2: Tìm hiểu sơ lược về quãng Gv: yêu cầu Hs đọc SGK trả lời câu hỏi: Thế nào là quãng? Hs: trả lời Gv đánh giá và giới thiệu về quãng, cách gọi tên các quãng. I. HỌC HÁT:BÀI ĐI CẮT LÚA Dân ca Hrê 1.Giới thiệu bài Bài hát viết ở nhịp 2/4, gồm có 2 cân hát ngắn gọn. Viết ở giọng Đô trưởng.sử dụng nhiều dấu luyến láy thể hiện đúng tình chất dân ca của vùng đất tây Nguyên. 2. Nghe hát mẫu 3. Khởi động giọng - Đọc gam Đô trưởng. 4. Tập hát từng câu 5. Hát hoàn thiện cả bài 6. Tập cách hát đối đáp II: Nhạc lý : sơ lược về quãng 1.KN: Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2 âm, vang lên lần lượt hoặc cùng một lúc. Quãng có 2 âm vang lên lần lượt gọi là quãng giai điệu, quãng có 2 am vang lên cùng 1 lúc gọi là quãng hoà âm. VD: quãng giai điệu: Vd: quãng hoà âm: 2. Gọi tên quãng - Quãng 1: gồm 2 nốt cùng tên Vd: Đồ-đồ, rê-rê - Quãng 2: gồm 2 nốt đi liền bậc Vd: Đồ-rê, Mi-fa. - Quãng 3: gồm 2 nốt cách nhau 1 bậc âm Vd: Đồ-mi, Mi-son. Tương tự như vậy lần lượt ta có các quãng 4,5,6.... 4. Củng cố (3') GV yêu cầu hs trình bày bài hát theo hình thức song ca. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’) - Gv đánh giá: Học thuộc bài hát tập cách trình bày trước tập thể, học thuộc khái niệm về quãng, cách gọi tên quãng. ******************@***************** Ngày soạn : 08/01/2019 Ngày dạy: 12/01/2019 Tuần 21 Tiết 20 ÔN TẬP BH: ĐI CẮT LÚA TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 6 - XUÂN VỀ TRÊN BẢN A. Mục tiêu 1.Kiến thức Hs biết đọc nhạc và ghép lời ca thành thạo bài TĐN Xuân về trên bản và trình bày bài hát Đi cắt lúa thuần thục hơn, trình bày tự nhiên diễn cảm bài hát. 2.Kỹ năng Rèn kỹ năng đọc nhạc, và hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp 3.Thái độ. Giáo dục HS có thái độ học tập nghiêm túc hơn, yêu môn học hơn. B.Tiến trình dạy học 1.Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (kết hợp khi dạy bài mới) 3.Bài Mới Hoạt động của thày và trò Nôi dung chính *Hoạt Đông 1: Ôn tập bài hát Gv: yêu cầu cả lớp trình bày hoàn chỉnh toàn bộ bài hát HS: thực hiện GV: theo dõi và hướng dẫn điều chỉnh những chỗ cần thiết. Gv: yêu cầu hs trình bày bái hát theo tổ Hs: trình bày Gv; theo dõi và hd điều chỉnh những chỗ còn sai Kiểm tra 1 nhóm (4hs) Gv: chỉ định Hs; lên bảng trình bày Gv; đánh giá và cho điểm, động viên hs học thuộc bài để trình bày tốt hơn *Hoạt Động 2: Tập đọc nhạc Gv: giới thiệu: - Bài TĐN số 6 được trích từ ca khúc Xuân về trên bản của nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ. Đây là bài TĐN viết ở giọng La thứ, có đường nét giai điệu nhẹ nhàng, mềm mại. Hs: nghe và theo dõi,tìm hiểu bài. Gv; yêu cầu hs quan sát bản nhạc và hd hs tìm hiểu bài. HS: quan sát và tìm hiểu Gv; chỉ vào từng nốt nhạc trong bản nhạc và yêu cầu hs đọc tên nốt Hs: quan sát và đọc bài GV; kẻ gam a-moll lên bảng và hd hs đọc Hs; theo dõi và đọc gam a- moll 3-4 lần. Gv; đọc mẫu từng câu 2-3 lần và hd hs đọc bài Hs: theo dõi, nhẩm theo và tập đọc Gv; theo dõi và hứng dẫn sửa sai, đọc hết 2 câu Gv yêu cầu hs đọc ghép lại cho đến hết bài Gv hd; 1 nửa lớp đọc nhạc 1 nửa lớp ghép lời ca sau đó đổi lại Hs: thực hiện Gv: theo dõi và nhận xét phần trình bày của từng bên và hd điều chỉnh những chỗ còn sai GV; yêu cầu cả lớp đọc nhạc và ghép lời ca hoàn thiện bài TĐN kết hợp với gõ đệm theo nhịp và theo tiết tấu HS: thực hiện Gv; nhận xét và hd điều chỉnh những chỗ cần thiết Gv; yêu cầu hs trình bày hoàn chỉnh bài TĐN theo tổ, dãy, kết hợp với các hình thức gõ đệm. Hs; thực hiện, hs khác nhận xét Gv; đánh gía và hd điều chỉnh những chỗ còn sai nếu có. Gv hd; hs trình bày bài theo lối đối đáp: - Nửa lớp hát câu 1. nửa lớp hát câu 2 và đổi lại ở lời 2. * Kiểm tra 1 nhóm (8hs) Gv động viên tinh thần xung phong Hs lên bảng trình bày Gv đánh giá và cho điểm. I: ÔN TẬP BH: ĐI CẮT LÚA II: TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 6 xuân về trên bản 1. Tìm hiểu bài -Bản nhạc viết ở nhịp 2/4, gồm có 16 ô nhịp. - Cao độ: La, đồ, rê mi fa, son. - Trường độ: đen, trắng. đơn. 2. Tập đọc tên nốt nhạc của từng câu 3. Đọc gam La thứ 4. TĐN từng câu 5. Tập hát lời ca 6. TĐN và ghép lời ca hoàn chỉnh bài TĐN 4. Củng cố (3’) Yêu cầu hs nhắc lại ND bài học 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’) Yêu cầu hs nhắc lại ND bài học Đọc nhạc và ghép lời ca chuẩn xác bài TĐN Xuân về trên bản, tập các động tác trình bày bài hát Đi cắt lúa. ******************@***************** Ngày soạn : 15/1/2019 Ngày dạy: 19/1/2019 Tuần 22 Tiết 21 ÔN TẬP: TĐN SỐ 6 – XUÂN VỀ TRÊN BẢN ÂNTT: MỘT SỐ THỂ LOẠI BÀI HÁT A. Mục tiêu 1.Kiến thức Hs trình bày bài TĐN Xuân về trên bản thuần thục hơn. Được nghe giới thiệu một số thể loại bài hát. 2.Kỹ năng. Rèn kỹ năng đọc nhạc, và thường thức âm nhạc. 3.Thái độ Giáo dục HS có thái độ học tập nghiêm túc hơn. B.Tiến trình dạy học 1.Ổn định tổ chức (2’) 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ học bài mới) 3. Bài mới Hđ của thày và trò Nôi dung *Hoạt động 1: Ôn tập TĐN số 6. Gv hỏi: Bài TĐN được chia làm mấy câu? HS trả lời GV yêu cầu 1 nửa lớp đọc nhạc, 1nửa lớp ghép lời sau đó đổi lại cách trình bày HS; thực hiện GV: theo dõi và hướng dẫn sửa sai nếu có Gv: yêu cầu hs trình bày bài TĐn kết hợp với gõ đệm theo nhịp và tiết tấu HS thực hiện Gv: đánh giá và hd sửa sai nếu có * Kiểm tra 1nhóm(4hs) GV chỉ định HS: lên bảng trình bày GV đánh giá và cho điểm *Hoạt động 2:Tìm hiểu một số thể loại bài hát. Gv: ghi bài lên bảng HS; ghi bài vào vở - GV yêu cầu HS đọc bài SGK. - Để phân chia thể loại bài hát (hoặc thể loại âm nhạc), người ta căn cứ vào nội dung âm nhạc hoặc hình thức tình diễn, có khi lại căn cứ vào môi trường và hoàn cảnh sử dụng. Dưới đây là một số thể loại bài hát: - GV trình bày trích đoạn 1số bài hát ru ( Mẹ yêu con, Ru em, Ru con...) - HS nhận xét tính chất của bài hát ru. - GV trình bày trích đoạn 1số bài hát ru ( Mẹ yêu con, Ru em, Ru con...) - HS nhận xét tính chất của bài hát ru. Gv hỏi:Thế nào là thể loại hành khúc? Hs trả lời Cho Hs nghe 1 số bài hát: "Hành khúc Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh". GV hỏi: thế nào là bài hát lao động? HS trả lời Gv đánh giá và chuẩn hoá kiến thức - Nêu nội dung và tính chất của thể loại bài hát sinh hoạt, vui chơi? - Cho HS hát bài "Bắc kim thang". - GV trình bày trích đoạn 1 số bài hát thể loại trữ tình, tình ca (Bài ca hi vọng, Em đi giữa biển vàng...). - Thế nào là bài hát nghi lễ, nghi thức? - HS hát bài "Tiến quân ca" (Quốc ca). Làm thế nào để nhận biết các thể loại bài hát? Nội dung1: Ôn tập: tđn xuân về trên bản Nội dung 2: ANTT một số thể loại bài hát 1. Hát ru: - Hát ru là những bài ca có âm điệu khoan thai, nhẹ nhàng, tiết tấu đung đưa như để ru cho trẻ ngủ... 2. Hành khúc: - Hành khúc là những bài hát có tính chất mạnh mẽ dứt khoát phù hợp với nhịp bước chân đi. - VD: "Hành khúc Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh". 3. Bài hát lao động: - Nhịp điệu những bài hát này thường phù hợp với các động tác lao động. - Yêu cầu HS hát bài "Đi cắt lúa". 4. Bài hát sinh hoạt vui chơi: - Bài hát sinh hoạt vui chơI là những bài có tính chát phù hợp với những hoạt động sinh hoạt vui chơi: Rước đèn ông sao, Bắc kim thang, 5. Bài hát trữ tình, tình ca: -HS nhận xét về tính chất thể loại bài hát (là những bài hát giàu tình cảm, nội dung thường đề cập đến tình yêu, đất nước, con người...). 6. Bài hát nghi lễ, nghi thức: - Việc phân chia các thể loại bài hát này cũng chỉ mang tính chất tương đối, trừ trường hợp nội dung và tính chất của bài hát quá rõ ràng, tiêu biểu. Đôi khi bài hát xếp ở thể loại này nhưng mặt nào đó vẫn có thể đặt ở thể loại kia. 4. Củng cố 2’: Yêu cầu hs nhắc lại ND bài học 5. Hướng dẫn học ở nhà 1’ - Đọc nhạc và ghép lời ca chuẩn xác bài TĐN Xuân về trên bản. Ghi nhớ những nét chính về một số thể loại bài hát. ******************@****************** Ngày soạn : 22/1/2019 Ngày dạy: 26/1/2019 Tuần 23 Tiết 22 HỌC HÁT: BÀI KHÚC CA BỐN MÙA BÀI ĐỌC THÊM: TIẾNG SÁO VIỆT NAM A. Mục tiêu 1. Kiến thức Hs biết hát chính xác lời ca và giai điệu bài Khúc ca bốn mùa của nhạc sỹ Nguyễn Hải. Có hiểu biết về một nhạc cụ dân tộc - Cây sáo. 2. Kỹ năng Rèn kỹ năng hát tập thể, hát tốp ca song ca. 3.Thái độ. Qua bài hát hs thêm yêu môn học và có thái độ học tập nghiêm túc hơn. B.Tiến trình dạy học 1.Ổn định tổ chức (2’) 2.Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ học bài mới) 3.Bài mới Hđ của thày và trò Nội dung *Hoạt động 1: học hát Gv; giới thiệu - Nguyễn Hải tên thật là Nguyễn Văn Hải, sinh ngày 15-1-1958 ở Quảng Bình. Hiện ông đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ Nguyễn Hải có những ca khúc như : Từng hạt mưa ru, Suối nguồn yêu thương, lời ru của phố và một số ca khúc thiếu nhi khác. - Mưa nắng là hiện tượng của đất trời, của thiên nhiên. Chuyện mưa nắng được tác giả hình tượng hoá thành những "hạt nắng, hạt mưa" rồi liên hệ tới mẹ, với các bạn nhỏ, với cây lúa trên đồng, với cây vườn bên nhà để viết thành bài hát "Khúc ca bốn mùa". Hs: nghe và ghi lại ND cần thiết Gv:hát mẫu HS: nghe và cảm nhận giai điệu bài hát GV: hướng dẫn Hs: quan sát bản nhạc và tìm hiểu - GV dạy hát: GV dạy từng câu hát ngắn, GV đàn và hát mẫu 2 lần, yêu cầu HS nghe và nhắc lại. - Chú ý đến trường độ và tiết tấu của bài hát. - Cứ được 2 câu GV cho HS ghép lại với nhau cho đến hết bài. - GV dạy HS hát chắc chắn đoạn a mới chuyển sang hát đoạn b, chú ý trường độ ở cuối đoạn a. - Chú ý đến những câu hát " bốn mùa.." GV giúp HS phân biệt các câu hát đó để hát chính xác tránh tình trạng HS hát các câu có cao độ như nhau (GV nên hát mẫu nhiều lần cho HS ghi nhớ). - Sau khi HS hát được toàn bài GV cho HS hát kết hợp gõ phách (2 lần) GV hướng dẫn và quan sát, yêu cầu HS gõ đều đặn các phách. GV nghe và sửa sai cho HS. - GV cho HS hoạt động theo nhóm, lần lượt các nhóm trình bày bài hát, nhóm còn lại nghe và nhận xét. - GV hướng dẫn HS cách hát lĩnh xướng và hoà giọng, GV cho 2 HS hát tốt đứng dậy hát lĩnh xướng đoạn a, cả lớp hát đoạn b. - Kiểm tra cá nhân HS hát bài hát. - GV đánh giá nhận xét và cho điểm HS thực hiện tốt. - Yêu cầu HS kể tên 1 số bài hát nói về thiên nhiên nắng mưa (Tia nắng, hạt mưa; Mưa rơi; Mưa bóng mây) *Hoạt động 2: Tìm hiểu Trống đông thời đại Hùng Vương Gv: chỉ định: 1 Hs đọc bài Hs; đọc bài SGK Tr 47 Gv hướng dẫn hs tìm hiểu bài và giải thích những phần học sinh chưa hiểu - GV đặt câu hỏi : Sáo được làm từ nguyên vật liệu gì? - GV nêu cấu tạo của cây sáo trúc? - Cho HS nghe âm thanh của tiếng sáo qua băng đĩa(nếu có). Nội dung 1: HỌC HÁT:BÀI KHÚC CA BỐN MÙA 1.Giới thiệu bài - Bài hát được viết ở nhịp 3/8 với nét nhạc nhịp nhàng êm nhẹ, đem tới cho các em một cách nhìn thiên nhiên thú vị và gần gũi với tuổi thơ. 2.Nghe hát mẫu 3. Tìm hiểu bản nhạc và lời ca - Bài hát gồm 2 đoạn. Đoạn a từ đầu đến sưởi ấm, Đoạn b từ Bốn mùa cho đến hết. 4. Tập hát từng câu - Dịch giọng phù hợp với HS. 5. Hát hoàn thiện cả bài 6. Tập cách hát đối đáp và hoà giọng Nôị dung 2: BÀI ĐỌC THÊM: TIẾNG SÁO VIỆT NAM Tìm hiểu bài - Sáo là nhạc cụ được làm bằng Tre, trúc, nứa... có nhiều loại sáo, chúng ta thường thấy nhất là 2 loại sau: sáo dọc, sáo ngang. - Cấu tạo của sáo: tùy theo từng loại sáo mà nó lại có cấu tạo riêng, thường thì sáo có từ 5, 6 lỗ. - Âm thanh của sáo nghe trầm bổng du dương, đối với dân tộc ta đặc biệt là những người dân sống ở miền núi tiếng sáo trở nên quen thuộc và nó đại diện cho những cung bậc tình cảm yêu thương. 4. Củng cố 4’: GV yêu cầu hs trình bày bài hát theo tổ, kết hợp với vỗ tay theo nhịp 5.Hướng dẫn học ở nhà 2’: Học thuộc bài hát tập cách trình bày trước tập thể. *******************@*************** Ngày soạn : 29/1/2019 Ngày dạy: 2/2/2019 Tuần 24 Tiết 23 ÔN TẬP BH: KHÚC CA BỐN MÙA TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 7 - QUÊ HƯƠNG A. Mục tiêu 1.Kiến thức Hs biết đọc nhạc và ghép lời ca thành thạo bài TĐN Quê hương và trình bày bài hát Khúc ca bốn mùa thuần thục hơn, trình bày tự nhiên diễn cảm bài hát. 2. Kỹ năng. Rèn kỹ năng đọc nhạc, và hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp 3.Thái độ. Giáo dục HS có thái độ học tập nghiêm túc hơn, yêu môn học hơn. B.Tiến trình dạy học 1.Ổn định tổ chức (2’) 2.Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ học bài mới) 3.Bài mới Hđ của thày và trò Nôi dung *Hoạt Động 1: ôn tập bài hát Gv: yêu cầu cả lớp trình bày hoàn chỉnh toàn bộ bài hát HS: thực hiện GV: theo dõi và hướn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12431944.doc