Đã bao mùa thu khai trường. Đã bao mùa hè chia tay. Vẫn còn trẻ mãi ngôi trường ở chốn đây.
Những cánh chim dù bay xa năm tháng không thể xóa nhòa. Và tình yêu ấy sáng lên trong lòng chúng ta.
Hát mãi bên dòng sông ấy mang theo bao kỷ niệm. Hàng cây xanh dệt vào bức tranh đầy kí ức tuổi thơ. Một khúc ca đang vang vọng. Làm ta xao xuyến nhớ đến bây giờ. Hát tiếp những bài ca mới cho xanh tươi tình bạn. Dòng sông xưa thời gian lắng trôi càng gắn bó dài lâu. Càng lắng sâu trong tâm hồn. Lòng ta ghi mãi bóng dáng ngôi trường.
10 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2568 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc lớp 9 - Chủ đề: Mái trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG
Bài 1- Tiết 1, 2, 3
( Thời gian: 3 tiết)
I.Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Học sinh biết nhạc sĩ Hoàng Lân là tác giả của bài Bóng dáng một ngôi trường. Biết nội dung bài hát nói về những kỷ niệm sâu sắc thời đi học.
+ HS có khái niệm về quãng. Biết có các loại quãng: trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm.
+ HS biết cấu tạo của giọng Son trưởng. HS biết bài TĐN số 1- Cây sáo là nhạc Ba Lan, được viết ở giọng Son trưởng.
+ HS biết đặc điểm của ca khúc thiếu nhi phổ thơ. Kể được tên một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
- Kỹ năng:
+ HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Bóng dáng một ngôi trường. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm; tập hát theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp caBiết hát kết hợp gõ đệm.
+ Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp bài TĐN số 1.
- Thái độ:
+ Qua bài hát, giáo dục các em yêu mái trường, yêu thầy cô, bạn bè, biết yêu quý và trân trọng, gìn giữ những kỷ niệm đẹp của thời học sinh.
+ HS được nghe giới thiệu về đặc điểm của ca khúc thiếu nhi phổ thơ, qua đó có thêm hiểu biết về nền âm nhạc Việt Nam.
* Định hướng năng lực cần đạt.
+ Năng lực chung:
- Năng lực tư duy
- Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực đáng giá, và tự đánh giá
- Năng lực tự học
+ Năng lực chuyên biệt
Năng lực cảm thụ âm nhạc
Năng lực quan sát, khám phá
Năng lực thực hành, sáng tạo
Năng lực biểu đạt
II. Nội dung:
- Học hát : Bài Bóng dáng một ngôi trường
- Nhạc lí : Giới thiệu về quãng
- Tập đọc nhạc : Giọng Son trưởng- TĐN số 1
- Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ
III. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Đàn phím điện tử, tranh ảnh miêu tả quang cảnh về mái trường.
+ Trích đoạn một số ca khúc là ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
+ Video clip bài hát Bóng dáng một ngôi trường.
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Sưu tầm hình ảnh về mái trường.
+ Tập biểu diễn theo nhóm với bài hát Bóng dáng một ngôi trườngsau khi học xong tiết1.
IV. Bảng mô tả kiến thức-xác định năng lực của học sinh theo chủ đề:
Nội dung chủ đề
(Theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng)
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
1.Học hát:
Bóng dáng một ngôi trường
- Biết được tên bài hát, tác giả bài hát, xuất xứ bài hát
- Nêu được nội dung bài hát, kể tên một vài bài hát tiêu biểu của Nhạc sỹ.
- Hát đúng nhạc và lời của bài hát.
- Hát đúng nhạc và lời, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca.
2. Nhạc lý:
Quãng, giọng son trưởng
biết khái niệm về quãng,biết cấu tạo của giọng son trưởng.
Xác định được tên quãng và biết được các loại tính chất quãng
viết cấu tạo giọng son trưởng.
3.Tập đọc nhạc:
TĐN Số 1-
Cây Sáo
Biết tên bài TĐN và tác giả, nhịp của bài.
Nói đúng tên nốt nhạc trong bài TĐN
Đọc được bài TĐN và ghép được lời ca, Biết lời ca tương ứng với từng câu nhạc
Đọc đúng cao độ ,nhịp,tiết tấu, ghép lời ca đúng với cao độ và giai điệu của bài TĐN
4.Âm nhạc thường thức: Một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ
Biết thế nào là ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
- Kể tên một vài bài hát thiếu nhi phổ thơ
- Nhận biết được một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
- Biết được một số đặc điểm của ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
Ngày soạn: 15/8/2018
Ngày dạy: /8/2018
Tiết 1:
- Học hát: Bài Bóng dáng một ngôi trường
I. Mục tiêu:
1 . Kiến thức
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát : Bóng dáng một ngôi trường.
2 . Kĩ năng.
- HS hát dúng những chổ đảo phách, hát với tình cảm, tính chất sôi nổi nhiệt tình.
3 Thái độ.
- Giáo dục tình yêu về mái trường, thầy cô và bạn bè
II. Bảng miêu tả các mức độ yêu cầu cần đạt
Nội dung
Vân dụng cấp độ thấp
Vân dụng cấp độ cao
- Học hát: Bóng dáng một ngôi trường
HS hát đúng giai điệu bài hát.
HS hát đúng giai điệu, diễn cảm, biết trình bày theo hình thức đơn ca, song ca...
III. Định hướng hình thành và phát triển năng lực
-Năng lực tự học
-HS tự trình diển bài hát
IV. Phương pháp dạy học
-Phương pháp giới thiệu, trực quan, làm mẫu, luyện tập, hoạt động nhóm.
V. Chuẩn bị :
1. Giáo viên
- Đàn, đài, đĩa nhạc.
- Hát thuần thục bài hát.
- Sưu tầm 1 số bài hát về mái trường, thầy cô.
2. Học sinh
SGK, vở ghi chép, thanh phác
VI.Tiến trình hoạt động
Nội dung: Học hát: Bài Bóng dáng một ngôi trường
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Hoạt động chung cả lớp:
- Giới thiệu đôi nét về mái trường.
- Học sinh xem một số hình ảnh về mái trường.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Hoạt động chung cả lớp:
- Học sinh nghe bài hát Bóng dáng một ngôi trường (xem video hoặc giáo viên trình bày), nêu những hình ảnh mà em thấy yêu thích.
* Hoạt động cá nhân:
- Học sinh tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:
+ Nội dung( hoặc chủ đề) bài hát nói về điều gì?
+ Chia đoạn và chia các câu hát?
Gồm 2 đoạn a và b:
Đoạn a: gồm 4 câu: được viết ở nhịp 4/4
- Câu 1: Đã bao mùa thu khai trường. Đã bao mùa hè chia tay.
- Câu 2: Vẫn còn trẻ mãi ngôi trường ở chốn đây.
- Câu 3: Những cánh chim dù bay xa năm tháng không thể xóa nhòa.
- Câu 4: Và tình yêu ấy sáng lên trong lòng chúng ta.
Đoạn b: gồm 2 lời: mỗi lời gồm 3 câu: được viết ở nhịp 2/4
Lời 1:
- Câu 1: Hát mãi bên dòng sông ấy mang theo bao kỷ niệm.
- Câu 2: Hàng cây xanh dệt vào bức tranh đầy kí ức tuổi thơ.
- Câu 3: Một khúc ca đang vang vọng. Làm ta xao xuyến nhớ đến bây giờ.
Lời 2:
- Câu 1: Hát tiếp những bài ca mới cho xanh tươi tình bạn.
- Câu 2: Dòng sông xưa thời gian lắng trôi càng gắn bó dài lâu.
- Câu 3: Càng lắng sâu trong tâm hồn. Lòng ta ghi mãi bóng dáng ngôi trường.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Hoạt động chung cả lớp:
- Học sinh nghe giáo viên đàn, khởi động giọng hát.
- Tập hát từng câu:
+ Tập hát câu thứ nhất của đoạn a: HS lắng nghe GV đàn giai điệu và hát mẫu, tập hát vài lần hòa cùng với tiếng đàn. GV chỉ định một vài HS hát lại câu 1, hướng dẫn các em sửa chỗ còn sai.
+ Tập hát câu hai tương tự câu thứ nhất.
+ Hát nối tiếp câu thứ nhất và câu thứ hai.
+ Tập hát tương tự với hai câu còn lại ở đoạn a.
+ Sau khi tập xong đoạn a, GV chỉ định cá nhân, cặp đôi, tổ, nhóm, hoặc HS nam, nữ trình bày hoàn chỉnh đoạn a.
+ Tập đoạn b tương tự đoạn a.
+ Sau khi tập xong đoạn b, GV chỉ định cá nhân, cặp đôi, tổ, nhóm, hoặc HS nam, nữ trình bày đoạn b.
* Hoạt động nhóm:
- Tập hát cả bài :
+ HS tập hát cả bài.
+ Hướng dẫn học sinh tập hát liền tiếng và hát nẩy tiếng.
+ HS tự luyện tập bài hát.
+ GV giúp HS sửa chỗ hát sai.
+ GV hướng dẫn HS thể hiện bài hát có sắc thái và tình cảm, chú ý 2 đoạn a và b có sắc thái khác nhau, đoạn a: sôi nổi, linh hoạt, đoạn b: tha thiết, lôi cuốn.
+ Vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia đánh giá, nhận xét. GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi, động viên và đưa ra kết luận.
* Hoạt động chung cả lớp:
- Củng cố bài hát:
+ HS tập hát đối đáp, lĩnh xướng và hòa giọng.
Người hát
Câu hát
Hình thức
HS nữ
Đã bao mùa thu khai trường. Đã bao mùa hè chia tay. Vẫn còn trẻ mãi ngôi trường ở chốn đây.
Đối đáp
HS nam
Những cánh chim dù bay xa năm tháng không thể xóa nhòa. Và tình yêu ấy sáng lên trong lòng chúng ta.
Đối đáp
Cả lớp
Hát mãi bên dòng sông ấy mang theo bao kỷ niệm. Hàng cây xanh dệt vào bức tranh đầy kí ức tuổi thơ. Một khúc ca đang vang vọng. Làm ta xao xuyến nhớ đến bây giờ. Hát tiếp những bài ca mới cho xanh tươi tình bạn. Dòng sông xưa thời gian lắng trôi càng gắn bó dài lâu. Càng lắng sâu trong tâm hồn. Lòng ta ghi mãi bóng dáng ngôi trường.
Hòa giọng
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
* Hoạt động nhóm:
- HS thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp.
- Hoạt động ứng dụng trong lớp, các nhóm học sinh chọn một trong hai hoạt động ứng dụng sau:
+ Hát bài Bóng dáng một ngôi trường kết hợp gõ đệm: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ; Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp.
+ Hát bài Bóng dáng một ngôi trường kết hợp vận động theo nhạc: Tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát; Tập hát kết hợp vận động theo nhạc.
* Hoạt động với cộng đồng:
- Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: Học sinh hát bài Bóng dáng một ngôi trường trong các buổi sinh hoạt của lớp, trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
* Hoạt động nhóm:
Các nhóm học sinh chọn 1 trong 3 hoạt động ứng dụng sau:
- Kể tên một vài bài hát viết về mái trường.
- Trả lời câu hỏi: Em có yêu thích những kỷ niệm về mái trường không? Vì sao?
- Vẽ bức tranh minh họa cho bài hát.
*******************************
Bài 1 - Tiết 2:
- Nhạc lí: Giới thiệu về quãng
- Tập đọc nhạc: Giọng Son trưởng- TĐN số 1
I. Mục tiêu:
1 Kiến thức :
- Giúp học sinh đọc chính xác giai điệu của bài TĐN số 1.
- Hiểu sơ lược về định nghĩa và cấu tạo của giọng Son trưởng .
- HS biết sơ lược về quãng.
2. Kĩ năng :
-HS biết kết hợp gỏ đệm khi đọc nhạc .
3. Thái độ :
- HS yêu thích môn học.
II. Bảng miêu tả các mức độ yêu cầu cần đạt
Nội dung
Vân dụng cấp độ thấp
Vân dụng cấp độ cao
Nhạc lý: giới thiệu về Quãng
TĐN 1. Giọng Gdur
Biết được Quãng đúng,tăng,giảm, thứ
Đọc đúng bài TĐN giọng Gdur
Xác định được tên Quãng khi cho trước tên 2 nốt nhạc
Đoch đúng giai điệu kết hợp gõ phách theo tiết tấu.
III. Định hướng hình thành và phát triển năng lực
-Năng lực tự học
-HS tự trình bày bài TĐN kết hợp gõ phách
IV. Phương pháp dạy học
-Phương pháp giới thiệu, trực quan, làm mẫu, luyện tập, hoạt động nhóm.
V. Chuẩn bị :
1. Giáo viên
- Đàn, đài, đĩa nhạc.
- Hát thuần thục bài hát.
- Sưu tầm 1 số bài hát về mái trường, thầy cô.
-Bảng phụ bài TĐN số 1
2. Học sinh
SGK, vở ghi chép, thanh phác
VI.Tiến trình hoạt động
Nội dung 1: Giới thiệu về quãng
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Hoạt động chung cả lớp:
- Gọi HS nhắc lại quãng đã học ở lớp 7.
- GV nhắc lại khái niệm về quãng, các loại quãng và cách gọi tên quãng đã học ở lớp 7 để HS nhớ lại kiến thức.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Hoạt động chung cả lớp:
- Cho HS xem ví dụ về quãng.
- Cho HS nghe một số quãng đi liền bậc và cách bậc, quãng hòa âm và quãng giai điệu.
- Giải thích cho HS các quãng đúng, thứ, trưởng, tăng, giảm.
* Hoạt động cá nhân:
- HS nêu được ví dụ về các quãng đúng, thứ, trưởng, tăng, giảm.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Hoạt động chung cả lớp:
- GV đàn, HS nghe và đọc cao độ theo đàn các quãng: các quãng đúng, thứ, trưởng, tăng, giảm.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
* Hoạt động nhóm:
- HS xem thang C-dur tự nhiên và rút ra các quãng đúng, thứ, trưởng, tăng, giảm.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
* Hoạt động nhóm:
- Các nhóm HS tìm các quãng đúng, thứ, trưởng, tăng, giảm trong bài TĐN số 1.
Nội dung 2: Tập đọc nhạc: Giọng Son trưởng-TĐN số 1
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Hoạt động chung cả lớp:
- HS xem cấu tạo giọng Son trưởng và ghi khái niệm.
- HS đọc gam G-dur.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Hoạt động chung cả lớp:
- GV đàn giai điệu bài TĐN số 1 cho HS nghe.
* Hoạt động cá nhân:
- HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:
+ Bài TĐN số 1 được viết ở nhịp mấy, giọng gì?
+ Trong bài TĐN số 1 có những kí hiệu ghi trường độ nào?
+ Chia câu bài TĐN số 1?
Gồm 4 câu hát:
♪ Câu hát thứ 1: Đẹp nào bằng cây sáo bé bé nhỏ xinh xinh trên tay người.
♪ Câu hát thứ 2: Ngọt ngào bay lên tiếng sáo bay âm vang xa vời.
♪ Câu hát thứ 3: Một điệu nhạc trong sáng réo rắt vút cao từ bàn tay ấy.
♪ Câu hát thứ 4: Hòa theo với tiếng đàn hát lên câu ca yêu đời.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Hoạt động chung cả lớp:
- HS nghe GV đàn và khởi động giọng hát bằng gam G-dur.
- HS lắng nghe GV đàn giai điệu bài TĐN.
- TĐN từng câu theo lối móc xích:
+ Tập đọc câu thứ 1: HS lắng nghe GV đàn giai điệu câu 1 từ 2-3 lần, HS lắng nghe và sau đó đọc nhẩm theo tiếng đàn. GV yêu cầu cả lớp cùng đọc nhạc theo tiếng đàn, sau đó GV chỉ định một vài HS đọc lại câu 1, hướng dẫn các em sửa những chỗ còn sai.
+ TĐN câu thứ hai tương tự câu thứ nhất.
+ Đọc nối tiếp câu thứ nhất và câu thứ hai.
+ Tập tương tự như vậy với 2 câu còn lại.
* Hoạt động nhóm: SĐT: 0983126646
- Tập đọc cả bài: HS tự luyện tập bài TĐN. GV giúp HS sửa những chỗ còn sai. GV hướng dẫn HS đọc ngân dài đúng trường độ.
- Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi và đưa ra kết luận cuối cùng.
- Củng cố bài TĐN số 1: HS TĐN và ghép lời ca: nhóm 1-2: đọc TĐN, nhóm 3 - 4: ghép lời ca và ngược lại.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
* Hoạt động nhóm:
- GV hướng dẫn HS tìm một số bài hát được viết ở giọng G-dur.
- HS đọc lại bài TĐN số 1 kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh nhẹ.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
* Hoạt động nhóm:
- Các nhóm HS chọn 1 trong 2 hoạt động sau:
+ Kể tên một số bài hát viết về các loại nhạc cụ.
+ Vẽ bức tranh để minh họa cho bài TĐN số 1.
****************************
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA Am nhac L9 6 buoc 5 hoat dong_12437887.docx