Giáo án môn Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - Tiết 3: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (mục 3, 4)

I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI

 1. Tập trung lớp học, quy định để vật chất, kiểm tra sĩ số

2. Quy định trật tự vệ sinh thao trường bãi tập

 - Trong quá học phải chú ý lắng nghe, quan sát, không nói chuyện hay làm việc riêng.

 - Ra vào lớp phải báo cáo và được sự đồng ý của giáo viên

 - Giữ gìn vệ sinh chung

 - Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của giáo viên và cán bộ lớp

3. Kiểm tra bài cũ

 

docx4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - Tiết 3: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (mục 3, 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1. TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM (Tiết 3) Tiết 3: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (mục 3, 4) Phần một: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU 1. Mục đích: - Hiểu được những bài học truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam - Bước đầu hình thành ý thức trân tọng với truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc 2. Yêu cầu: - Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. NỘI DUNG II.Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (mục 3, 4) III. THỜI GIAN - Thời gian toàn bài: 45 phút - Thời gian lên lớp: 40 phút - Thời gian củng cố: 05 phút IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Tổ chức: Lên lớp theo đội hình lớp học 2. Phương pháp: - Thuyết trình, giảng giải phân tích, vấn đáp, thảo luận nhóm V. ĐỊA ĐIỂM Tại sân thể dục trường VI. BẢO ĐẢM - Giáo viên: Giáo án bài giảng; tài liệu; - Học sinh: SGK, vở ghi chép. Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI 1. Tập trung lớp học, quy định để vật chất, kiểm tra sĩ số 2. Quy định trật tự vệ sinh thao trường bãi tập - Trong quá học phải chú ý lắng nghe, quan sát, không nói chuyện hay làm việc riêng. - Ra vào lớp phải báo cáo và được sự đồng ý của giáo viên - Giữ gìn vệ sinh chung - Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của giáo viên và cán bộ lớp 3. Kiểm tra bài cũ II. HẠ KHOA MỤC 1. Nêu tên đề mục 2. Mục đích, yêu cầu: 3. Nội dung: 4. Thời gian: 5. Tổ chức và phương pháp: NỘI DUNG GIẢNG DẠY 3) Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện. Để chiến thắng giặc ngọai xâm cótiềm lực kinh tế, quân sự lớn hơn ta nhiều lần, nhân dân Việt Nam phải đòan kết dân tộc thành một khối. Đòan kết tòan dân sẽ tạo thành nguồn sức mạnh lớn lao của dân tộc. Trong mọi cuộc kháng chiến, các nhà lãnh đạo luôn tổ chức động viên toàn dân tộc, mọi nhà, mọi người đều đánh giặc, trăm họ là binh, toàn dân đánh giặc. - Nhà trần, với tinh thần vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu quân và dân nhà Trần đã 3 lần đại thắng quân Mông Nguyên. - nghĩa quân Lam Sơn, “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rươu ngọt ngào”. - Kháng chiến chống Pháp, Mĩ quân với dân một ý chí, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, cả nước là một chiến trường diệt giặc. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Hồ Chí minh đã viết: “ Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Vn thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước”. Trong kháng chiến chống pháp ta thực hiện toàn dân kháng chiến, kháng chiến toàn diện đã đánh tan quân Pháp xâm lược. Đến kháng chiến chống Mĩ, chiến tranh nhân dân phát triển lên tầm cao mới. Đẩy mạnh chiến tranh toàn dân, toàn diện, kết hợp đấu tranh của nhân dân trên các mặt trận chính trị, kinh tế với đấu tranh quân sự, ngoại giao đã tạo nên thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Dân ta có một long nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Tinh thần sẵn sàng chiến đấu hi sinh không sợ khó khăn, gian khổ. Tinh thần ấy trải dài khắp lịch sử đấu tranh của dân tộc với những tấm gương tiêu biểu như Hai Bà Trưng; Bà Triệu; Trần Quốc Tuấn “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam long” ; Trần Bình Trọng “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”; hay như Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng; Tô Vĩnh Diệm lấy thân mình chèn pháo; Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu maiđó là những biểu tượng sáng ngời về long yêu nước, tinh thần chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Với sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện chúng ta đã lập nên những chiến công hiển hách, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. 4) Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng NTQS độc đáo. Dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng kẻ thù không chỉ bằng tinh thần dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc mà còn bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. Trí thông minh sáng tạo được thể hiện trong tài thao lược kiệt xuất của dân tộc ta thong qua các cuộc đấu tranh giữ nước. Biết phát huy cái ta đã có để tạo nên sức mạnh lớn hơn địch, thắng địch như: - Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều - lấy chất lượng cao thắng số lượng đông - Phát huy uy lực của mọi vũ khí có trong tay - Kết hợp nhiều cách đánh giặc phù hợp, linh hoạt Truyền thống này được thể hiện rõ nét trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên và nghệ thuật quân sự thời đại Hồ Chí Minh. Trước hết là về nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên. - Thời Lý, với tư tưởng tác chiến “ Giành quyền chủ động trước để phá thế mạnh của địch” Lý Thường Kiệt đã thực hiện tương kế, tự kế “tiên phát chế nhân” phá vỡ kế hoạch xâm lược của nhà Tống, tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị kháng chiến. - Thời Trần, Trần Quốc Tuấn biết “dĩ đoản chế trường” “ Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, nơi hiểm yếu của kẻ thù” , thực hiện kế “thanh dã” (vườn không nhà trống). - Nghĩa quân Lam Sơn dung kế “ Bên ngoài giả thác hòa thân để bên trong lo rèn chiến cụ”, đánh lâu dài, từng bước tạo thế và lực , tạo thời cơ giành thắng lợi. - Nguyễn Huệ biết đánh thần tốc, tiến công mãnh liệt bằng nhiều mũi, nhiều hướng khiến quân địch trở tay không kịp “ Chịu nhịn để tránh sức mạnh ban đầu của chứng làm cho địch chủ quan, ít đề phòng, sau đó mới bí mật cô động, tập trung lực lượng nhanh, đánh mạnh, đánh bất ngờ trên nhiều hướng bằng một trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh”. Thứ hai, là nghệ thuật quân sự thới đại Hồ Chí Minh. - Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các lực lượng vũ trang cùng toàn dân đứng lên đánh giặc bằng mọi phương tiện, mọi hình thức. Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn chúng ta đã sử dụng mọi phương tiện để đánh địch như gậy gộc, cuốc, xẻngvà đã nghiên cứu ra những loại vũ khí làm cho quân địch phải khiếp sợ như mũi tên, mìn, bẫy, lựu đạn, hầm chông, thậm chí còn sử dụng cả ong vò vẽ để đánh địch. - Kết hợp đánh địch trên các mặt trận quân sự, chính trị và binh vận - Kết hợp đánh du kích với đánh chính quy; kết hợp 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ; đánh địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, đô thị); tạo thế xen kẽ giữa ta và địch, căng kéo địch ra mà đánh. Bằng trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ thuật quâ sự độc đáo, dù kẻ thù từ phương Bắc hay từ Châu Âu, Mĩ đến, dù chúng có tiềm lực kinh tế, đông quân, có trang thiết bị hiện đại, lắm mưu mô xảo quyệt đến mấy cũng không thể phát huy sở trường và sức mạnh vốn có của chúng trên chiến trường của ta và cuối cùng đều chịu thất bại thảm hại. Ngày nay, để phát huy truyền thống đánh giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo chúng ta cần: - Tự giác học tập tốt môn GDQPAN nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật; vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong tình huống cụ thể nếu xảy ra và được giao tham gia xử trí. - Không ngừng nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự VN trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc VN XHCN. III. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI Thứ tự nội dung Thời gian Phương pháp Vật chất Giáo viên Học sinh II. Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước 3. Truyền thống truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện 4. Truyền thống đánh giặc bằng trí thông minh sáng tạo bằng nghệ thuật quân sự độc đáo - GV: làm rõ truyền thống này với 3 nội dung: + Bài học về sử dụng lực luợng + Bài học về kết hợp các mặt trận đấu tranh + Phát huy tinh thần thượng võ của dân tộc - GV: trong mỗi nội dung GV đuă ra các ví dụ để chứng minh - GV: sự mưu trí sáng tạo của dân tộc ta được thể hiện ở đâu? - GV: nhận xét, kết luận - GV: Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận 2 câu hỏi sau: Nhóm 1: nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên Nhóm 2: Nghệ thuật quân sự trong thời đại Hồ Chí Minh. - GV: Nhận xét, kết luận - HS: nghe và ghi bài - HS: trả lời câu hỏi - HS: thảo luận trả lời câu hỏi - HS: nghe và ghi bài Giáo án, SGK, máy chiếu Phần ba: KẾT THÚC GIẢNG DẠY 1. Hệ thống tóm tắt nội dung, giải đáp thắc mắc 2. Củng cố bài học 3. Giao bài tập về nhà 4. Nhận xét lớp học 5. Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 1 Truyen thong danh giac giu nuoc cua dan toc Viet Nam_12478367.docx