Giáo án môn Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - Tiết 4, mục 4, 5, 6: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước

Qua tiết học cho ta thấy nếu biết được dân tộc Việt Nam có một truyền thống đánh giặc giữ nước rất vẻ vang, rất đáng tự hào như: Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo; truyền thống đoàn kết quốc tế; truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Truyền thống cao quý của dân tộc đã và đang được các thế hệ người Việt Nam nhất là thế hệ trẻ ngày nay giữ gìn, kế thừa, phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN giai đoạn mới. Thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

doc10 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - Tiết 4, mục 4, 5, 6: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ TRƯỜNG THPT THỚI LAI BÀI GIẢNG Môn học: Giáo dục Quốc phòng và An ninh Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Tiết 4, mục 4, 5, 6: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước Đối tượng: Học sinh lớp 10 Năm học: 2017 – 2018 Giáo viên: Trần Văn Chen CẦN THƠ, THÁNG 8 NĂM 2017 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ TRƯỜNG THPT THỚI LAI PHÊ DUYỆT Ngày Tháng.... năm 2017 HIỆU TRƯỞNG BÀI GIẢNG Môn học: Giáo dục Quốc phòng và An ninh Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Tiết 4, mục 4, 5, 6: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước Đối tượng: Học sinh lớp 10 Năm học: 2017 – 2018 Ngày..... tháng.....năm 2017 NGƯỜI THÔNG QUA TỔ TRƯỞNG Nguyễn Văn Hưng CẦN THƠ, THÁNG 8 NĂM 2017 MỞ ĐẦU Trong lịch sử quân sự của dân tộc Việt Nam chỉ có vài ba trường hợp, kẻ đi xâm lược so với ta không hơn kém bao nhiêu. Đó là những lúc dân tộc ta chiến đấu giữ nước trong điều kiện tương đối cân sức. Còn hầu hết trường hợp, cuộc chiến tranh yêu nước của ta đều diễn ra trong hoàn cảnh so sánh lực lượng hết sức chênh lệch. Kẻ xâm lược là những quốc gia phong kiến lởn phương Đông, những đế chế lớn thời Cổ - Trung đại, những cường quốc đế quốc chủ nghĩa phương Tây thời Cận – Hiện đại có tiềm lực lớn hơn ta nhiều lần. Dân tộc ta không những phải chống ngoại xâm thường xuyên mà còn chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, ác liệt với so sánh lực lượng hết sức chênh lệch. Vì thế “ lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh ” là điều bắt buột và cũng là đặc điểm nổi bật trong lịch sử chiến tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đó là một trong những truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước, nhằm giúp cho các em hiểu rõ và đầy đủ hơn những truyền thống ấy, sau đây Thầy cũng các em đi vào nội dung của tiết học hôm nay. NỘI DUNG BÀI 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM B. TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC 4. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo - Dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm không chỉ bằng tinh thần chiến đấu dũng cảm, hi sinh vì tổ quốc, mà còn bằng trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. - Trí thông minh sáng tạo được thể hiện trong tài thao lược kiệt xuất của dân tộc thông qua các cuộc chiến tranh giữ nước. Biết phát huy những cái ta có để tạo nên sức mạnh lớn hơn địch, thắng địch như: + Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều. + Lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. + Phát huy uy lực của mọi thứ vũ khí có trong tay. + Kết hợp nhiều cách đánh giặc phù hợp, linh hoạt. - Nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc. - Những anh hùng kiệt xuất của dân tộc ta, có nhiều cách đánh độc đáo: + Lí Thường Kiệt: “ Tiên phát chế nhân ”. + Trần Quốc Tuấn: “ dĩ đoản chế trường ”. + Lê Lợi: “ biết đánh lâu dài, từng bước tạo thế và lực, tạo thời cơ giành chiến thắng”. + Quang Trung: “ biết đánh thần tốc” - Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ: Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. + Tổ chức lực lượng vũ trang 3 thứ quân làm nòng cốt ( Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ ). + Kết hợp đánh địch bằng 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận), trên cả 3 vùng chiến lược (đồng bằng, miền núi, thành thị) Tất cả tạo nên thế cài răng lược, xen giữa ta và địch. Buộc địch phải phân tán, đông mà hoá ít, đông mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu, luôn bị động đối phó với cách đánh của ta. 5. Truyền thống đoàn kết quốc tế. - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn có sự đoàn kết với các nước trên bán đảo Đông Dương và các nước khác trên thế giới, vì độc lập dân tộc của mỗi quốc gia, chống lại sự thống trị của các nước lớn. - Đoàn kết quốc tế được thể hiện trong lịch sử: + Trong kháng chiến chống Pháp, Nhật và nhất là cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân ta, đã tạo được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế. + Thắng lợi của cuộc kháng chiến chông Pháp, chống Mĩ cũng là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân 3 nước Việt Nam – Lào – Camphuchia. + Được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Liên Xô và Trung Quốc, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp, Mĩ. 6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. - Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, đây là yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng qua các thời kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. - Sau khi giải phóng miền nam, thống nhất đất nước năm 1975, đất nước ta đứng trước bao thử thách như chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới, nền kinh tế có nhiều khó khăn. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta từng bước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. - Trong giai đoạn cách mạng mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Lịch sử Việt Nam trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước gian khổ và đầy vinh quang, tự hào. - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. KẾT LUẬN Qua tiết học cho ta thấy nếu biết được dân tộc Việt Nam có một truyền thống đánh giặc giữ nước rất vẻ vang, rất đáng tự hào như: Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo; truyền thống đoàn kết quốc tế; truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Truyền thống cao quý của dân tộc đã và đang được các thế hệ người Việt Nam nhất là thế hệ trẻ ngày nay giữ gìn, kế thừa, phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN giai đoạn mới. Thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN 1. Nội dung nghiên cứu thảo luận: - Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. - Truyền thống đoàn kết quốc tế. - Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 2. Tổ chức nghiên cứu, thảo luận: Theo nhóm, tổ 3. Phương pháp nghiên cứu: Từng cá nhân tự nghiên cứu. 4. Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh khối 10; Giáo trình Lịch sử quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 1997. KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI PHÊ DUYỆT Ngày tháng năm 2017 HIỆU TRƯỞNG Môn học: Giáo dục Quốc phòng và An ninh Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Tiết 4, mục 4, 5, 6: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước Đối tượng: Học sinh lớp 10 Năm học: 2017 - 2018 Phần I Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU A. MỤC ĐÍCH Giúp cho học sinh lớp 10 hiểu được các truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước, như: Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo; truyền thống đoàn kết quốc tế; truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Từ đó, xác định được vai trò của một học sinh trong việc phát huy các truyền thống ấy trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước sau này. B. YÊU CẦU Nắm được kiến thức cơ bản, có thái độ học tập nghiêm túc, chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài, ghi chép bài, tích cực phát biểu xây dựng bài và trả lời các câu hỏi. II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM A. NỘI DUNG 4. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. 5. Truyền thống đoàn kết quốc tế. 6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. B. TRỌNG TÂM Mục 4, 5, 6. III. THỜI GIAN: Tổng thời gian: 45 phút. - Giảng lý thuyết: 40 phút. - Nghiên cứu, thảo luận: 05 phút IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP A. TỔ CHỨC - Khi giảng bài: Giáo viên đứng trên bục giảng, học sinh ngồi theo dãy bàn học. - Khi nghiên cứu, thảo luận: Phòng học. B. PHƯƠNG PHÁP 1. Giáo viên: Thuyết minh, giảng giải, phân tích, đàm thoại 2. Học sinh: Quan sát, lắng nghe, ghi chép kết hợp với việc phát biểu xây dựng bài và trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra. V. ĐỊA ĐIỂM - Lên lớp: Phòng học - Nghiên cứu, thảo luận: Phòng học. VI. VẬT CHẤT, BẢO ĐẢM A. GIÁO VIÊN Sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh B. HỌC SINH Sách giáo khoa, vở ghi chép. Phần II THỰC HÀNH GIẢNG BÀI A. THỦ TỤC GIẢNG BÀI ( 5 phút) 1. Nhận lớp 2. Qui định lớp học 3. Kiểm tra bài cũ 4. Phổ biến ý định giảng bài B. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI Thứ tự, nội dung Thời gian Phương pháp Vật chất Giáo viên Học sinh Mở đầu 2 phút - Thuyết trình ngắn gọn. - Học sinh lắng nghe. - Phòng học, máy chiếu. - Tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên B. TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC 4. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. 11 phút - Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải, đàm thoại, phân tích chứng minh làm rõ từng vấn đề. - Học sinh lắng nghe, ghi chép, trả lời câu hỏi - Phòng học - Tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên 5. Truyền thống đoàn kết quốc tế. 9 phút - Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, giảng giải, phân tích chứng minh làm rõ từng vấn đề. - Học sinh lắng nghe, ghi chép, trả lời câu hỏi - Phòng học - Tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên 6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 11 phút - Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, giảng giải, phân tích - Học sinh lắng nghe, ghi chép, trả lời câu hỏi - Phòng học - Tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên Kết luận 2 phút - Thuyết trình ngắn gọn. - Học sinh lắng nghe C. KẾT THÚC GIẢNG BÀI: (5 phút) - Hệ thống lại nội dung chính: - Hướng dẫn ôn tập - Giới thiệu tài liệu nghiên cứu, tham khảo - Nêu câu hỏi, vấn đề cần nghiên cứu 1. Hãy trình bày truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc Việt Nam? 2. Hãy trình bày truyền thống đoàn kết quốc tế của dân tộc Việt Nam? 3. Hãy trình bày truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam? Ngày tháng năm 2017 Ngày tháng năm 2017 NGƯỜI THÔNG QUA NGƯỜI BIÊN SOẠN TỔ TRƯỞNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 1 Truyen thong danh giac giu nuoc cua dan toc Viet Nam tiet 04_12424802.doc