Giáo án văn 11: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ph. Ăng – Ghen

I. Tìm hiểu chung:

1/ Tác giả:

* Ăng-ghen (1820-1895)

- Sinh tại Bác-men (Đức). Là nhà triết học, lí luận chính trị xuất sắc

- Là nhà hoạt động cách mạng của phong trào Quốc tế cộng sản, người bạn chiến đấu thân thiết của Các-mác.

-Ăng-ghen đã cùng Các-mác soạn thảo: “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản”(1848)

* Các-mác (1818-1883)

- Là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại, người Đức

- Là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.

- Ông sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, xây dựng học thuyết kinh tế mác xít, chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Học thuyết của ông là vũ khí lí luận và hành động của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị tư sản.

2/ Hoàn cảnh sáng tác:

Văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các-mác” là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Mác. Được sáng tác vào tháng 3/1883, sau khi Các-mác qua đời.

3/ Bố cục:

- Phần 1 (đoạn 1-2): Không gian, thời gian và tư thế ra đi một cách rất nhẹ nhàng, thanh thản của C.Mác trước khi bước vào cõi vĩnh hằng

- Phần 2 (đoạn 3-6): Những công lao và cống hiến của C.Mác cho lịch sử nhân loại

- Phần 3 (đoạn 7 và câu kết): Thể hiện nỗi tiếc thương vô hạn trước tổn thất không thể bù đắp được này của nhiều người dân trên thế giới

 

docx3 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 47400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 11: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ph. Ăng – Ghen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 106 + 107 BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC-MÁC PH. ĂNG – GHEN A. Mục tiêu bài học: - Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được nghệ thuật lập luận của Ăng-ghen qua biện pháp so sánh tầng bậc cùng những đóng góp vĩ đại của Mác cho nhân loại. - Kĩ năng: Phân tích được tình cảm tiếc thương vô hạn của Ăng-ghen đối với Mác qua bài điếu văn. - Thái độ: Biết ơn và trân trọng những thành quả cách mạng mà các bậc tiền bối đã tạo ra. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học: - Sử dụng phương pháp phát vấn, giảng bình, Thảo luận nhóm 1.2. Phương tiện: - Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo 2. Học sinh: Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu giá trị và vai trò của tiếng nói trong sự nghiệp giải phóng dân tộc? bài viết có ý nghĩa thời sự như thế nào? 3. Giới thiệu bài mới: Trong lịch sử CM thế giới đã xuất hiện hai nhà tư tưởng vị đại đó là C.Mác và Ăng-ghen. Cống hiến của các bậc vĩ nhân ấy đối với lịch sử nhân loại là vô cùng to lớn và quan trọng. Trong tiết học này, chúng ta sẽ biết được ba cống hiến vĩ đại của C.Mác do Ăng-ghen viết để đọc trước mộ C.Mác. Bài điếu văn thể hiện sự tiết thương vô hạn trước tổn thất khôngthể bù đắp được của CM thế giới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV gọi 1 HS đọc to rõ phần tiểu dẫn trong SGK/92 - Giới thiệu tác giả và C.Mác - Em hãy nêu sự hiểu biết của em về Ăng – ghen và Các- Mác? GV chốt lại - Hoàn cảnh ra đời bài điếu văn - GV đọc mẫu sau đó gọi 1 HS đọc lại bằng giọng rõ ràng, dứt khoát, mạnh mẽ, trầm hùng, mang tính chất hùng biện, thể hiện sự tự hào. - Em hãy cho biết bài điếu văn này được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? GV hướng dẫn HS trả lời + Bài điếu gồm 7 đoạn và 1 câu kết + Chia làm 3 phần GV giảng mở rộng BÁM SÁT Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản - Hãy thử phân tích thái độ, tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác trong bài điếu văn. Thời gian? Không gian? Cảm xúc ? - Dựa vào văn bảng em hãy nêu những đóng góp to lớn của C.Mác khiến ông trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại”? - GV nhận xét phần trả lời của HS và chốt lại - Những cống hiến của C.Mác có giá trị như thế nào? - Những cống hiến của C.Mác là tài sản chung của nhân loại, những cống hiến ấy không chỉ có giá trị lí luận mà còn có giá trị hành động, góp phần mở đường cho nhân loại tiến lên. - Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh tăng tiến để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của C.Mác. Biện pháp ấy được thể hiện như thế nào trong bài điếu văn? - GV gợi ý HS trả lời + Giống như Đac-uyn, Mác có: Cống hiến 1 Cống hiến 2 Cống hiến 3 - Mác được so sánh với các bậc vĩ nhân nào trong cùng thời đại: Đây không phải là so sánh vụn vặt, tầm thường mà là sự so sánh đặc biệt: so sánh với những tinh hoa của cùng thời đại, so sánh những phát minh và cống hiến quan trọng mà không phải ai cũng làm được và không phải đã có từ thời đại trước. - Ngoài nghệ thuật so sánh tăng tiếng, Ăng-ghen còn khai thác nghệ thuật nào khác? Cách sử dụng câu chữ, từ ngữ, cách làm nổi bật các luận điểm, luận cứ ® công lao của Mác đối với phong trào CM vô sản cũng như sự thương tiếc của Ăng-ghen đối với C.Mác. - Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào?” GV GIẢNG: Ăng-ghen dẫn ra hàng loạt những phát hiện có tầm vóc lớn của Mác như: tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất TBCN, từ đó mới phát hiện ra giá trị thặng dư của phương thức sản xuất này và quan trong nhất là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn vào công cuộc Cách mạng vô sản. Kết quả: Mác đã trở thành nhà cách mạng lỗi lạc, một nhà khoa học kiệt xuất. Tư tưởng của ông vượt lên trên thời đại - Biện pháp so sánh tăng tiến được ăng-ghen sử dụng để làm nổi bậc cống hiến của C.Mác và tầm cao của một tư tưởng vĩ đại đối với thời đại. Thông qua đó, Ăng-ghen đã cho ta thấy sự khâm phục, kính trọng của ông đối với Mác. Đặc biệt ở cuối bài điếu văn Ăng-ghen bộc lộ tình cảm tiếc thương của mình cũng như của hàng triệu người dân trên thế giới trước sự ra đi vào cõi vĩnh hằng của Mác. - Sự nghiệp của Mác là giải phóng giai cấp vô sản khỏi ách thống trị tư sản vì thế “kẻ đối địch” ở đây rất có thể là giai cấp tư sản, đối địch về phương thức sản xuất TBCN. Nhưng với những cống hiến vĩ đại của Mác đã nói trên thì có thể khẳng định “ông chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào”. - GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ - GV hướng dẫn HS ghi nhớ - GV hướng dẫn HS lần lượt làm bài tập trong SGK Bài 1: Nêu cảm nghĩ của em về những đóng góp của Mác đối với nhân loại? Bài 2: Lập dàn ý của bài điếu văn. I. Tìm hiểu chung: 1/ Tác giả: * Ăng-ghen (1820-1895) - Sinh tại Bác-men (Đức). Là nhà triết học, lí luận chính trị xuất sắc - Là nhà hoạt động cách mạng của phong trào Quốc tế cộng sản, người bạn chiến đấu thân thiết của Các-mác. -Ăng-ghen đã cùng Các-mác soạn thảo: “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản”(1848) * Các-mác (1818-1883) - Là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại, người Đức - Là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. - Ông sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, xây dựng học thuyết kinh tế mác xít, chủ nghĩa xã hội khoa học. - Học thuyết của ông là vũ khí lí luận và hành động của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị tư sản.. 2/ Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các-mác” là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Mác. Được sáng tác vào tháng 3/1883, sau khi Các-mác qua đời. 3/ Bố cục: - Phần 1 (đoạn 1-2): Không gian, thời gian và tư thế ra đi một cách rất nhẹ nhàng, thanh thản của C.Mác trước khi bước vào cõi vĩnh hằng - Phần 2 (đoạn 3-6): Những công lao và cống hiến của C.Mác cho lịch sử nhân loại - Phần 3 (đoạn 7 và câu kết): Thể hiện nỗi tiếc thương vô hạn trước tổn thất không thể bù đắp được này của nhiều người dân trên thế giới II. Đọc-hiểu: A. Nội dung: 1/ Tình cảm Ăng-ghen đối với Các-mác qua việc thuật lại lần cuối cùng gặp Các-mác: - Thời điểm của cuộc ra đi: Ngày 14/03/1883 (buổi chiều 3 giờ kém 15 phút) ® một giây phút như bao giây phút khác nhưng giây phút Các - mác ra đi nó đánh dấu một tổn thất lớn ® Đó là sự mất mác của nhà tư tưởng vĩ đại nhất: “Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng vĩ đại” Þ Cách diễn đạt theo lối đòn bẫy nhằm nêu bật tầm vóc của Các - mác đó không phải là sự ra đi của một con người bình thường. - Không gian lúc ra đi: + Văn phòng của Các-mác + Trên chiếc ghế bành Þ Một không gian bình thường của một căn phòng, nhưng giữa không gian bình thường đó có một con người phi thường ® Các - mác: “Để Mác ở lại một mình vẻn vẹn chỉ có hai phút, chúng tôi đã thấy ông ngủ thiếp đi thanh thản trên chiếc ghế bành - nhưng là giấc ngủ nghìn thu” ® Các-mác diễn đạt theo lối đòn bẫy làm nối bật niềm tiếc thương đau xót. Niềm tiếc thương và kính trọng đối với Các-mác: -Ăng -ghen đã sử dụng kết cấu trùng điệp để nêu bật tầm vóc của Các-mác và sự mất mác lớn lao của nhân loại: + Tầm vóc của Các-mác: nhà cách mạng, nhà khoa học. + Sự mất mát: Đối với giai cấp vô sản đang đấu tranh, đối với khoa học, lịch sử. 2/ Những công lao và cống hiến của Các-mác: - C.Mác là người tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người qua các thời kì lịch sử, mà bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội. - C.Mác đã tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất TBCN hiện nay và của XHTS do phương thức đó để ra. Đó là quy luật về giá trị thặng dư. - C.Mác đã kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng. Với những cống đến đó, C.Mác đã trở thành một nhà khoa học, một nhà cách mạng lỗi lạc và là người tiên phong trong sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại. Ngoài ra, ông còn là người sáng lập ra hội Liên hiệp công nhân quốc tế. Tất cả những cống hiến và đóng góp đó, C.Mác đã trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại”. B/ Nghệ thuật so sánh tăng tiến: Biện pháp so sánh tăng tiến được Ăng-ghen sử dụng ở phần hai để làm nổi bật cống hiến của C.Mác và tầm sao của một tư tưởng vĩ đại đối với thời đại So sánh: Giống như: - Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ. - Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người. C. Ý nghĩa văn bản: Với những đóng góp to lớn, Mác đã trở thành nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại . “ Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi” III. LUYỆN TẬP: Ghi nhớ: (Phần bài tập về nhà) 4.Củng cố: - Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác? - Đặc sắc nghệ thuật lập luận của tác phẩm? 5. Dặn dò: + Xem trước bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận” + Khái niệm ngôn ngữ chính luận?+ Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận + Tìm hiểu lại một số văn bản như: Tuyên ngôn độc lập, Chiếu cầu hiền. D. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Văn 11 bài BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC-MÁC.docx
Tài liệu liên quan