Giáo án môn Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Bài 1: Tuyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - Tiết 2: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (mục 1, 2)

I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI

 1. Tập trung lớp học, quy định để vật chất, kiểm tra sĩ số

2. Quy định trật tự vệ sinh thao trường bãi tập

 - Trong quá học phải chú ý lắng nghe, quan sát, không nói chuyện hay làm việc riêng.

 - Ra vào lớp phải báo cáo và được sự đồng ý của giáo viên

 - Giữ gìn vệ sinh chung

 - Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của giáo viên và cán bộ lớp

 3. KIểm tra bài cũ

 

docx4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Bài 1: Tuyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - Tiết 2: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (mục 1, 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1. TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM (Tiết 2) Tiết 2: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (mục 1, 2) Phần một: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU 1. Mục đích: - Hiểu được những bài học truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam - Bước đầu hình thành ý thức trân trọng với truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc 2. Yêu cầu: - Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. NỘI DUNG II.Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (mục 1, 2) III. THỜI GIAN - Thời gian toàn bài: 45 phút - Thời gian lên lớp: 40 phút - Thời gian củng cố: 05 phút IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Tổ chức: Lên lớp theo đội hình lớp học 2. Phương pháp: - Thuyết trình, giảng giải phân tích, vấn đáp, thảo luận nhóm V. ĐỊA ĐIỂM Tại sân thể dục trường VI. BẢO ĐẢM - Giáo viên: Giáo án bài giảng; tài liệu; - Học sinh: SGK, vở ghi chép. Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI 1. Tập trung lớp học, quy định để vật chất, kiểm tra sĩ số 2. Quy định trật tự vệ sinh thao trường bãi tập - Trong quá học phải chú ý lắng nghe, quan sát, không nói chuyện hay làm việc riêng. - Ra vào lớp phải báo cáo và được sự đồng ý của giáo viên - Giữ gìn vệ sinh chung - Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của giáo viên và cán bộ lớp 3. KIểm tra bài cũ II. HẠ KHOA MỤC 1. Nêu tên đề mục 2. Mục đích, yêu cầu: 3. Nội dung: 4. Thời gian: 5. Tổ chức và phương pháp: NỘI DUNG GIẢNG DẠY 1) Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước. - Bởi VN là một quốc gia được hình thành từ rất sớm, có lịch sử phát triển lâu đời có vị trí chiến lược trọng yếu trong vùng ĐNá và có nhiều tài nguyên, tiềm năng kinh tế lớn nên luôn trở thành mục tiêu xâm lược của nhiều nước lớn trong khu vực và trên thế giới. - Ngay từ buổi đầu dựng nước ta đã phải tiến hành giữ nước: KC chống Tần. ở các triều đại khác nhau những nhà lãnh đạo đất nước đã luôn coi trọng việc gắn dựng nước với giữ nước: + Thời kì Văn Lang: Thục phán An Dương Vương vừa động viên trăm họ phát triển cây lúa nước đồng thời vừa huy động toàn dân đắp thành Cổ Loa, sửa sang giáo mác, rèn đúc tên đồng để sẵn sang bảo vệ đất nước. + Thời Lý: Công cuộc “kiến quốc” và “thủ quốc” không ngừng được tăng cường đã tạo nên thế vững, lực mạnh đánh bại chiến tranh xâm lược của quân Tống + Thời Lê: Vua Lê Thái Tổ đã nhắc nhở con cháu: “Lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy”. + Kháng chiến chống Pháp: Ta thực hiện “vừa kháng chiến vừa kiến quốc” + Kháng chiến chống Mĩ: ta thực hiện đồng thời 2 chiến lược: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và ra sức đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. - Dựng nước đi đôi với giữ nước là một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta: - Từ cuối TK III TCN đến nay, dân tộc ta phải tiến hành gần hai mươi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Tổng số thời gian dân tộc ta có chiến tranh dài hơn 12 thế kỉ. - Nhân dân ta đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược vì: + Thời kì nào chúng ta cũng luôn cảnh giác , chuẩn bị mọi mặt đề phòng giặc ngay từ thời bình; + Khi chiến tranh xảy ra thực hiện vừa chiến đấu vừa sản xuất, giặc đến cả nước đánh, thắng giặc rồi cả nước chăm lo xây dựng đất nước và chuẩn bị đối phó với mưu đồ của giặc. - Giữ gìn và phát huy truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước, ngày nay Đảng và Nhà nước ta luôn quán triệt thực hiện: + Xây dựng CNXH phải kết hợp chặt với bảo vệ Tổ quốc XHCN + Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố QP, AN, bảo vệ Tổ quốc VN XHCN. +Kết hợp chặt chẽ QP với AN, QP, AN với kinh tế, đối ngoại và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. - Chúng ta phải luôn ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh : "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Mọi người dân VN đều xác định nhiệm vụ đánh giặc giữ nước hầu như thường xuyên, cấp thiết và gắn liền với nhiệm vụ xây dựng đất nước. Đất nước giàu mạnh là điều kiện có ý nghĩa quyết định ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Do đó, dựng nước đi đôi với giũ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. 2) Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều xuất phát từ thực tiễn các cuộc chiến tranh của nước ta – một đất nước không rộng, người không đông luôn phải đấu tranh chống lại nhiều kẻ thù lớn hơncó tiềm lục kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều được thể hiện rõ nét trong các cuộc chiến tranh cuả dân tộc ta: - Thời Lý, chỉ có khoảng 10 vạn quân đã thực hiện kế sách “tiên phát chế nhân” lựa chọn đối tượng hướng chiến lược đánh giặc đúng đã đánh tan 30 vạn quân Tống ở phía bắc. - Thời Trần, có khoảng 20 vạn quân vận dụng cách đánh giặc “ lấy đoản binh chế trường trận” đã ba lần đánh bại 60 vạn quân Nguyên Mông. - Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, có 10 vạn quân, Quang Trung với cách đánh thần tốc, bất ngờ đã đánh thắng 29 vạn quân Thanh cùng 2 vạn tàn quân của tên bán nước Lê Chiêu Thống. - Kháng chiến chống Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ quân địch đều có số lượng quân, vũ khí trang bị hơn ta nhiều lần nhưng bằng nghệ thuật quân sự độc đáo quân và dân ta đã đánh tan quân xâm lược bảo vệ thành công nền độc lập dân tộc. Như vậy, ta có thể thấy: Quy luật của chiến tranh là mạnh được yếu thua, nhưng từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, cha ông ta đã sớm xác định đúng về sức mạnh trong chiến tranh , đó là sức mạnh tổng hợp của nhiêuf yếu tố chứ không thầu túy là sự so sánh, hơn kém về quân số, vũ khí của mỗi bên tham chiến. Vì thế, lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông tạo sức mạnh tổng hợp của toàn dân để đánh giặc đã trở thành truyền thống trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. III. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI Thứ tự nội dung Thời gian Phương pháp Vật chất Giáo viên Học sinh II. Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước 1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước 2. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều - GV: Khẳng định dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. - GV: Tại sao dân tộc ta phải kết hợp nhiệm vụ dựng nước và giữ nước? - GV: Nhận xét, kết luận - GV: Trong lịch sử dân tộc Việt Nam truyền thống đó đuợc biểu hiện như thế nào? - GV: nhận xét, bổ sung - GV tổng kết: Mọi người đều xác định nhiệm vụ đánh giặc giữ nước hầu như thường xuyên cấp thiết và gắn liền với nhiệm vụ xây dựng đất nước. Đất nước giàu mạnh là điều kiện có ý nghĩa quyết định ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh xâm lược của kẻ thù. - GV: Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận 2 câu hỏi sau: Nhóm 1: Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều xuất phát từ đâu? Nhóm 2: Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều đuợc thể hiện như thế nào trong lịch sử nước ta. - GV: Nhận xét, kết luận - GV tổng kết bài: - HS: nghe, ghi bài - HS: trả lời - HS: trả lời - HS: nghe, ghi bài - HS: thảo luận trả lời câu hỏi - HS: nghe và ghi bài Giáo án, SGK, máy chiếu Phần ba: KẾT THÚC GIẢNG DẠY 1. Hệ thống tóm tắt nội dung, giải đáp thắc mắc 2. Củng cố bài học 3. Giao bài tập về nhà 4. Nhận xét lớp học 5. Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 1 Truyen thong danh giac giu nuoc cua dan toc Viet Nam_12478366.docx
Tài liệu liên quan