* Cấp cứu ban đầu:
- Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, bóng râm.
- Cởi bỏ quần áo.
- Quạt mát, chườm lạnh.
- Cho uống nước đường và muối hoặc oresol.
- Chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
* Cách đề phòng
- Không làm việc, luyện tập TDTD dưới trời nắng gắt.
- Bảo đảm thông gió, đội mũ khi trời nắng.
- Ăn, uống đủ nước, muối khoáng.
- Luyện tập để làm quen và thích nghi với môi trường.
23 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Bài: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều dài chi bình thường, không biến dạng.
+ Vận động khó khăn, đau nhức.
+ Tại khớp bị tổn thương có khi rất lỏng lẻo mà bình thường không có thình trạng đó.
c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
* Cấp cứu ban đầu:
+ Băng nhẹ để chống sưng nề, giảm tình trạng chảy máu và góp phần cố định khớp.
+ Chườm lạnh bằng túi chườm hoặc bọc nước đá áp vào vùng khớp.
+ Bất động chi bong gân, cố định tạm thời bằng các phương tiện.
+ Trường hợp bong gân nặng, chuyển ngay đến các cơ sở y tế để cứu chữa bằng các phương pháp chuyên khoa.
* Cách đề phòng
+ Đi lại, chạy nhảy, lao động, luyện tập quân sự đúng tư thế.
+ Cần kiểm tra thao trương, bãi tập và các phương tiện trước khi lao động luyện tập quân sự.
2. Sai khớp
a. Đại cương
+ Sai khớp là sự di lệch các đầu xương ở khớp một phần hay hoàn toàn do chấn thương mạnh trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên.
+ Sai khớp thường xảy ra ở người lớn hoặc trẻ lớn khi xương đã phát triển.
+ Các khớp dễ bị sai: Khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng...
b. Triệu chứng
- Đau dữ dội, liên tục, nhất là đụng vào khớp hay lúc nạm nhân cử động.
- Mất vận động hoàn toàn, không gấp, duỗi được.
- Khớp biến dạng, đầu xương lồi ra, có thể sờ thấy ở dưới da.
- Chỉ ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại, thay dổi hướng tuỳ theo vị trí từng loại khớp.
- Sưng nề to quanh khớp.
- Tím bầm quanh khớp.
c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
* Cấp cứu ban đầu:
- Bất động khớp bị sai, giữ nguyên tư thế bị sai lệch.
- Chuyển ngay nạn nhân đến ngay đến cơ sở y tế để cứu chữa.
* Cách đề phòng
- Trong quá trình lao động, tập luyện phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn.
- Cần kiểm tra độ an toàn của thao trường, bãi tập và các phương tiện trước khi lao động, tập luyện.
3. Ngất
a. Đại cương
+ Ngất là tình trạng là tình trạng chết tạm thời, nạn nhân mất tri giác, cảm giác và vận động, đồng thời tim, phổi và hện bài tiết ngừng hoạt động.
+ Nguyên nhân gây ngất: Do cảm xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất nhiều máu, ngạt, người có bệnh tim, người say nóng, say nắng...
b. Triệu chứng
+ Nạn nhân tự nhiên thấy bồn chồn, khó chịu, mặt tái, mắt tối dần, chóng mặt, ù tai, ngã khuỵu xuống, bất tỉnh.
+ Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái.
+ Phổi có thể, ngừng thở hoặc thở rất yếu.
+ Tim có thể ngừng đập hoặc đập rất yếu, hạ huyết áp.
+ Thường nạn nhân bao giờ cũng ngừng thở trước rồi ngừng tim sau.
c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
* Cấp cứu ban đầu
+ Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn nơi thoáng mát tại nơi thoáng khí, yên tĩnh, tránh tập trung đông người, đầu hơi ngửa ra sau.
+ Lau chùi đất, cát, đờm, dãi, ở mũi, miệng để khai thông thường thở.
+ Cởi cúc quần, áo, nới dây lưng để máu lưu thông.
+ Xoa bóp lên cơ thể, tát vào má, giật tóc mai, có điều kiện cho ngửi amoniac, đốt quả bồ kết...
+ Nạn nhân chưa tỉnh, chân tay lạnh có thể cho uống nước gừng tươi hoà với nước đã đun sôi.
+ Nếu nạn nhân chưa tỉnh, nhanh chóng kiểm tra để phát hiện sớm dấu hiệu ngừng thở, tim ngừng đập như:
- Vỗ nhẹ vào người, nếu nạn nhân không có phản ứng gì là mất tri giác, cảm giác và vận động.
- Áp má vào mũi, miệng nạn nhân, nhìn xuống ngực, nếu thấy lồng ngưc, bụng không phập phồng...
- Bắt ngay mạch bẹn, nếu không thấy mạch đập, có thể là tim ngừng đập, có thể là tim đã ngừng đập.
- Nếu xác định nạn nhân ngừng thở, tim ngừng đập, cần tiến hành ngay biện pháp: thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực. Phải làm khẩn trương, liên tục, kiên trì, khi nào nạn nhân tự thở được và tim đập lại mới dừng.
* Cách đề phòng
+ Phải bảo đảm an toàn, không để xảy ra tai nạn trong quá trình lao động, luyện tập.
+ Phải duy trì đều đặn chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng, quá sức.
+ Phải rèn luyện sức khoẻ thường xuyên, nên rèn luyện từ thấp đến cao, tạo cho cơ thể có khả năng thích ứng dần với mọi điều kiện của môi trường.
4. Điện giật
a. Đại cương
Điện giật có thể làm tim ngừng đập, ngừng thở, gây chết người nếu không được cấp cứu kịp thời.
b. Triệu chứng
+ Có thể tim ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
+ Gây bỏng, có thể bỏng rất sâu, đặc biệt là điện cao thế.
+ Gãy xương, sai khớp và tổn thương các phụ tạng do ngã.
c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
* Cấp cứu ban đầu:
+ Khi còn nguồn điện phải nhanh chóng cắt cầu dao, bỏ cầu chì, dùng sào đẩy dây điện khỏi người bị nạn.
+ Khi đã tách khỏi nguồn điện, xem ngay tim nạn nhân còn dập hay không và còn thở không. Nếu không còn thở thì thì phải làm ngay hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực ngay.
+ Khi nạn nhân đã thở được và tim đã đập trở lại thì nhanh chóng chuyển đến viện gần nhất. Có thể trên xe vừa làm hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.
* Cách đề phòng:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về sử dụng điện.
+ Các thiết bị sử dụng điện phải đảm bảo an toàn.
+ Các ổ cắm điện phải đặt xa tầm với của trẻ em.
5. Ngộ độc thức ăn
a. Đại cương
Ngộ độc thức ăn thường gặp ở các nước nghèo, chậm phát triển. Ngộ độc thức ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:
- Ăn phải nguồn thực phẩm đã bị nhiễm như thức ăn ôi, thiu, thịt sống, tái, thịt hộp hỏng.....
- Ăn phải nguồn thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn có chứa sẵn chất độc như nấm độc, sắn...
- Ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng, tuỳ thuộc cơ địa từng người như tôm, cua, dứa...
- Ở nước ta, ngộ độc thức ăn thường xảy ra vào mùa hè, gây nên những vụ dịch nhỏ, tàn phá, có liên quan đến các tập thể đơn vị bộ đội, nhà trẻ...
b. Triệu chứng
- Có thể tim ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
- Gây bỏng, có thể bỏng rất sâu, đặc biệt do điện cao thế.
- Gãy xương, sai khớp, và tổn thương các phụ tạng.
c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
* Cấp cứu ban đầu
Đối với các trường hợp ngộ độc thức ăn biện pháp cấp cứu chung là:
- Chống mất nước:
+ Chủ yếu cho chuyền dịch mặn, ngọt đẳng tương 1-2 lít. Chú ý đặc biệt trẻ nhỏ và người già.
+ Nếu không có điều kiện chuyền được, cho uống nhiều nước gạo rang có vài lát gừng.
+ Ngộ độc nấm nên cho uống nước đường, muối hoặc có thể cho uống bột than gỗ đã tán nhỏ.
- Chống truỵ tim mạch và trợ sức: chủ yếu dùng long não, Vitamin B1, C. Ngoài ra có thể dùng thêm các thuốc hạ sốt, an thấn.
- Cho nhịn ăn hoặc ăn lỏng 1 –2 bữa để ruột được nghỉ ngơi. Trường hợp ngộ độc nặng cần chuyễn đến các trung tâm y tế để kịp thời cứu chữa.
* Đề phòng.
- Phải đảm bảo vệ sinh mơi trường.
- Chấp hành đầy đủ 10 điều quy định của bộ y tế về vệ sinh thực phẩm.
- Không nên để người mắc bệnh về đường tiêu hoá, ngoài da, viêm tai, mũi họng làm công việc chế biến thức ăn, trông trẻ.
- Với cá nhân chủ yếu giữ vệ sinh ăn uống:
- Không ăn rau sống, quả xanh, không uống nước chưa đun sôi.
- Không ăn sống, tái, ăn các thức ăn đã ôi, thiu, đồ hộp quá date.
- Phải bảo quản kĩ không để ruồi, nhặng đậu vào thức ăn.
- Không ăn nấm tươi, các loại nấm có hại hoặcnấm lạ.
- Nên ngâm sắn tươi vào nước 1 buổi trước khi luộc.
6. Chết đuối:
a) Đại cương: - Người không biết bơi khi ngã xuống nước, bị nước nhán chìm chỉ sau 2 – 3 phút sẽ ngạt thở.
b) Triệu chứng:
- Giãy giụa, sặc trào nước, tim còn đập
- Mê man, tím tái
- Trắng bệch, tím xanh và đồng tử dãn
c) Cấp cứu ban đầu và cáh đề phòng:
* Cấp cứu ban đầu:
- Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt
- Dốc nước ra khỏi dạ dày và khai thông đường hô hấp
- Làm hô hấp nhân tạo
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cở y tế gần nhất
* Cách đề phòng:
- Chấp hành nghiêm những qui định.
- Tập bơi.
- Quản lí trẻ em không cho chơi gần những nơi ao, hồ.
7. Say nóng, say nắng:
a) Đại cương:
Là tình trạng rối loạn điều hòa nhiệt độ do môi trường nóng, nắng gây nên, cơ thể không tự điều hòa nhiệt độ được nữa.
b) Triệu chứng:
- Chuột rút: tay, chân đến lưng, bụng.
- Nhức đầu, chóng mặt, mệt mõi, chân tay rã rời, khó thở.
+ Sốt cao 40 – 42 độ.
+ Mạch nhanh.
+ Thở nhanh.
+ Choáng ván, buồn nôn, ngất, hôn mê, co giật
c) Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng:
* Cấp cứu ban đầu:
- Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, bóng râm.
- Cởi bỏ quần áo.
- Quạt mát, chườm lạnh.
- Cho uống nước đường và muối hoặc oresol.
- Chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
* Cách đề phòng
- Không làm việc, luyện tập TDTD dưới trời nắng gắt.
- Bảo đảm thông gió, đội mũ khi trời nắng.
- Ăn, uống đủ nước, muối khoáng.
- Luyện tập để làm quen và thích nghi với môi trường.
8. Ngộ độc lân hữu cơ
a) Đại cương.
- Lân hữu cơ các hợp chất hoá học như: Tiôphốt, Vôphatốc dùng để trừ sâu bọ, côn trùng, nấm có hại.
b) Triệu chứng.
Trường hợp nhiễm độc cấp: nạn nhân thấy lợm giọng, nôn mửa, đau quăn bụng, tiết nhiều nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, đau đầu, đau các cơ, rối loạn thị giác đặc biệt đồng tử co hẹp, có khi chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim.- Trường hợp nhiễm độc nhẹ: các triệu chứng trên xuất hiện muộn và nhẹ hơn, nếu được cấp cứu kịp thời sẽ giảm dần, sau 1 tuần có thể khỏi.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng:
* Cấp cứu ban đầu:
+ Nhanh chống dùng thuốc giải độc đặc hiệu. Chủ yếu dùng Atropin liều cao.
+ Nếu thuốc vào đường tiêu hoá bằng mọi cách cho nôn.
+ Nếu thuốc qua da, phải rửa bằng nước vôi trong, nước xà phòng.
+ Nếu thuốc vào mắt rửa mắt bằng nước muối.
+ Có điều kiện dùng thuốc trợ tim mạch, trợ sức: cefein, coramin, vitamin B1, C cấm dùng mocphin.
+ Chuyễn gay đến cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa.
* Đề phòng.
+ Chấp hành đúng các quy định về chế độ vận chuyễn bảo quản và sử dụng.
+ Tuân thủ mọi khuyến cáo của nhà sản xuất. Đầy dđủ dụng cụ bảo đảm an toàn khi sử dụng.
II. BĂNG VẾT THƯƠNG
1. Mục đích.
a) Bảo vệ cho vết thương khỏi bị ô nhiểm.
- Người bị thương được băng ngay sẽ có tác dụng ngăn cản, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương, góp phần làm cho vết thương mau lành.
b) Cầm máu tại vết thương.
- Máu có ở khắp cơ thể sẽ theo vết thương ra ngoài, nếu được băng ép chặt sẽ hạn chế việc mất máu góp phần tạo cho cơ thể mau hồi phục.
c) Giảm đau đớn cho nạn nhân.
- Vết thương khi đã băng, chống được sự cọ sát va quẹt làm đau đớn, làm vết thương được yên tỉnh trong quá trình di chuyển.
2. Nguyên tắc băng.
a) Băng kín, băng hết các vết thương.
- Khi băng các vết thương phải bình tỉnh quan sát, kiểm tra để băng đúng chỗ bị thương, không bỏ sót vết thương.
b) Băng chắc ( đủ độ chặt)
- Không băng lỏng vì quá trình vận chuyễn sẽ làm băng tuột, phải băng chặc để bảo vệ vết thương, vừa có tác dụng cầm máu, nhưng không quá chặt gây cản trở quá trình lưu thông.
Trước hết phai cởi, xoắn quần, áo để bộc lộ vết thương, không trực tiếp băng lên quần, áo của người bị thương.
c) Băng sớm, băng nhanh, đúng quy trình thao tác kĩ thuật.
- Phải băng ngay sau khi bị thương, băng àng sớm càng hạng hạn chế được sự ô nhiễm và mất máu tại vết thương.
- Phải băng nhanh để khẩn trương đưa người bị nạn về các trung tâm ytế cứu chữa. Tuy nhiên cần tuân thủ quy trình kĩ thuật băng mới có thể đem lại hiệu quả cao.
3. Các loại băng
Có nhiều loại băng được sử dụng để băng vết thương như băng cuộn, băng cá nhân, băng tam giác, băng bốn dải..
- Băng cá nhân : Là loại băng đã được tiệt trùng, có sãn gạc bông và băng. Ngoài cùng là lớp vải cao su hoặc nhựa tổng hợp được dán kín để bảo vệ cho băng k bị thấm nước và nhiễm khuẩn.
- Băng cuộn : là loại băng nđax được tiệt trùng làm bằng vải xô mềm hoặc vải mỏng mềm. Băng cuộn thường có kích thước rộng 6-8cm dài 4-5m.
- Băng tam giác : là loại băng làm bằng vải hình tam giác có đính ba dải ở ba góc. Băng tam giác có nhiều kích thước khác nhau, loại thường dùng có kích thước chiều dài 1m, chiều cao 0,5m.
4. Kĩ thuật băng vết thương
a) Các kiểu băng cơ bản:
Có nhiều kiểu băng khác nhau :
- Băng xoắn vòng : Là đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình xoắn lò xo.
+ Đặt đầu ngoài cuộn băng ở dưới vết thương, tay trái giữ đầu cuộn băng, tay phải cầm cuộn băng ngửa lên trên.
+ Đặt 2 vòng đầu tiên đè lên nhau để giữ chặt đầu băng, cuốn nhiều vòng cho đến khi kín toàn bộ vết thương.
+ Cố định vòng băng cuối của băng bằng cách: gài kim băng, xé đôi đầu cuộn băng hoặc gấp một vòng ngược lại tạo thành 2 dải để buộc ở phía trên vết thương.
- Băng số 8:
Là đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình số 8, có 2 vòng đối xứng. Băng số 8 thích hợp băng như: vai, nách, mông, bẹn, khủyu, gối, gót chân tuỳ theo vết thương mà sử dụng.
Trong tất cả các kiểu băng , bao giờ vòng băng sau cũng đè lên 2/3 vòng băng trước, cuốn vòng băng theo hướng từ dưới lên trên , cách đều nhau và chặt vừa phải.
Thông thạo 2 kiểu băng này sẽ băng toàn bộ các bộ phận cơ thể.
b) Áp dụng cụ thể:
Ta có sử dụng cuộn băng cá nhân để băng tất cả các bộ phận trên cơ thể .
- Băng các đoạn chi: băng cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân thường vận dụng kiểu băng xoắn vòng hoặc số 8:
+ Đặt 2 vòng băng đè lên nhau để cố định đầu băng.
+ Đưa cuộn băng đi theo kiểu xoắn vòng hoặc số 8:.
+ Buộc hoặc gài kim băng để cố định vòng cuối của băng.
- Băng vai, nách: vận dụng kiểu băng số 8:
+ Đặt 2 vòng băng cố định đầu tiên của băng ở đầu trên cánh tay bị thương (sát hõm nách).
+ Đưa cuộn băng đi theo hình số 8, 2 vòng số 8 cuốn dưới 2 nách, bắt chéo nhau ở dưới vùng vai bị thương.
+ Buộc hoặc gài kimbăng cố định vòng cuối của băng.
+ Băng mông, bẹn vận dụng như băng vai nách .
- Băng ngực, lưng: Vận dụng kiểu băng xoắn vòng, không băng quá chặt gây khó thở.
+ Đặt đường băng đầu tiên đi chéo từ dưới rốn lên vai trái vòng ra sau lưng, đầu băng để thừa một đoạn chờ buộc.
+Đưa cuộn băng quấn quanh ngực từ dươí lên theo kiểu xoắn vòng cho đến khi kín ngực, buộc với đầu băng chờ.
+ Khi có vết thương ngực hở, máu và không khí phì ra ở miệng vết thương, phải tiến hành băng kín theo thứ tự sau:
Bộc lộ vết thương bằng cách cởi áo hay vén áo.
Đặt miếng gạc đã triệt khuẩn lên miệng vết thương, dùng lòng bàn tay ép chặt vào thành ngực.
Dùng dính dáng lạihoặc có thể dùng miếng nilong to ép bên ngoài miếng gạc.
Đặt người bị thương ơ tư thế nửa nằm, nửa ngồi cho dể thở.
- Băng bụng : Vận dụng kiểu băng số 8, không băng quá chặt gây khó thở.
+ Đặt gạc đã triệt khuẩn phủ kín vết thương, nếu phủ tạng có lòi ra ngoài không được ấn vào trong ổ bụng, cuốn miếng gạt thành vòng tròn như hình khăn để bao quanh vết thương.
+ đặt hai cuồn băng cố định qua giữa vành khăn.
+ Đưa cuộn băng cuốn quanh bụngtheo hình số 8, một vòng đi dần lên phía trên vành khăn, một vòng đi dần xuống phía dưới vành khăn giống hình rẻ quạt, cho đến khi kín vết thương.
+Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối của băng.
- Băng vùng gối – gót chân – vùng khuỷu.
+ Băng mỏm gối, gót chân, mỏm khuỷu, vận dụng kiểu băng số 8 như băng vùng bụng.
+ Đặt hai vòng qua giữa gối ( xương bánh chè) để cố định đầu băng.
+ Đưa cuộn băng cuốn quanh gối một vòng đi dần lên phía trên, một vòng đi dần xuống phía dưới gối cho đến khi kín vết thương.
+ Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng băng cuối của băng.
+ Băng gót chân, mỏmkhuỷu giống băng mỏm gối.
- Băng vùng khoeo, nếp khuỷu: Vận dụng kiểu băng số 8, bắt chéo ở khoeo.
+ Đặt 2 vòng ở đầu trên cẳng chân cố định đầu băng.
+ Đưa cuộn băng bắt chéo qua khoeo lên trên gối băng vòng tròn ở trên gối rồi lại cho bắt chéo qua khoeo xuống cẳng chân, cứ băng liên tiếp như vậy cho đến khi kín vệt thương.
+ Buộc băng hoặc gài kim băng cố định vòng băng cuối của băng.
+ Băng nếp khoẻo giống như băng khoeo.
- Băng bàn chân – bàn tay: Vận dụng kiểu băng số 8.
+ Đặt 2 vòng cố định đầu băng ở sát đầu ngón chân.
+ Đưa cuộn băng đi theo hình số 8 vòng sau cổ chân và bắt chéo ở mu bàn chân.
+ Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối của băng ở cổ chân.
+ Băng tay cũng như băng bàn chân nhưng đường bắt chéo của băng ở gan bàn tay.
- Băng vùng đầu – cổ – mặt .
* Băng trán: Vận dụng kiểu băng vòng tròn hình vành khăn.
+ Đặt 2 vòng băng cố định đầu băng từ trước trán ra sau gáy.
Đưa cuộn băng đi theo vòng tròn quanh trước trán và sau gáy sao cho đường băng ở trước trán nhích dần từ trên xuống dưới, đường băng ở sau gáy nhích dần từ dưới lênh trên.
+ Buộc hoặc gài kim băng cố định đầu cuối của băng.
* Băng một bên mắt: Vận dụng kiểu băng số 8.
+ Đặt 2 vòng quanh trán để cố định đầu băng.
+ Đưa cuộn băng một vòng quanh trán, một vòng bắt chéo qua mắt bị thương, băng liên tiếp như vậy cho đến khi kín vết thương.
+ Buộc hoặc gài kim băng cố định đầu băng cuối của băng.
* Băng đầu ( kiểu quai mũ) : Vận dụng kiểu băng số 8.
+ Trường hợp có lòi não ra ngoài, không được nhét vào trong vết thương, phải cuốn gạc thành vòng tròn như vành khăn bao quanh vết thương, phủ gạt kín vết thương.
+ Buộc đầu ngoài của băng vào vai trái làm điểm tựa .
+ Đưa cuộn băng vắt ngang đầu từ trái sang phải làm một vòng xoắn ở mang tai phải (đường chuẩn).
+ Đưa cuộn băng đi một vòng tròn quanh đầu (đường cố định ).
+Lần lược đưa các đường băng qua đầu từ phải sang trái và từ trái sang phải, xoắn qua 2 đầu băng ở 2 bên mang tai, các đường băng nhích dần từ đường giữa đỉnh đầura trước trán và sau gáy cho đến khi kín đầu.
+ Buộc đầu cuối của băng với đầu băng chờ ở vai trái qua mũi dưới cầm như quai mũ.
+ Băng kiểu quai mũ dể làm, chỉ cần một cuộn băng, nhưng chắc chắn không bị tuột băng.
KẾT LUẬN
Qua bài học các em hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng các biện pháp đơn giản. Hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và kĩ thuật các kiểu băng cơ bản. Biết cách xử lí đơn giản ban đầu các tai nạn thong thường; biết băng vết thương bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ. Vận dụng linh hoạt các kĩ thuật cấp cứu, băng bó vào trong thực tế cuộc sống, sẵn sàng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
Câu1: Phân biệt triệu chứng bong gân và sai khớp. Nêu các biện pháp cấp cứu ban đầu bong gân.
Câu 2: Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, cấp cứu ban đầu và các biện pháp đề phòng ngất.
Câu 3: Nêu các biện pháp đề phòng và cấp cứu ban đầu khi bị diện giật.
Câu 4: Nêu các biện pháp đề phòng và cấp cứu ban đầu khi bị chết đuối.
Câu 5: Trình bày mục đích, nguyên tắc băng vết thương.
Câu 6: Nêu các loại băng và kĩ thuật các kiểu băng cơ bản.
Ngày 14 tháng 8 năm 2017
GIÁO VIÊN
Nguyễn Ngọc Anh
Ý ĐỊNH LUYỆN TẬP TỪNG NỘI DUNG
Nội dung
Thời gian
Tổ chức
Phương pháp
Địa điểm
Vật chất
Ký, tín hiệu
Giáo viên
Học sinh
I. CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
1. Bong gân :
2. Sai khớp:
3. Ngất
4. Điện giật :
5. Ngộ độc thức ăn :
6. Chết đuối :
7. Say nóng, say nắng :
8. Nhiễm độc lân hữu cơ :
II. Bẳng vết thương :
Mục đích :
Nguyên tắc băng :
Các loại băng
Quan sát GV và trợ giảng (nếu có) thực hiện động tác mẫu băng vết thương.
II. BĂNG VẾT THƯƠNG
4. Kĩ thuật băng vết thương
II. BĂNG VẾT THƯƠNG
4. Kĩ thuật băng vết thương
Tiết 1
(0 phút)
Tiết 2
(0 phút)
Tiết 3
(35 phút)
Tiết 4
(25 phút)
Tiết 5
(25 phút)
- Đội hình lên lớp tập trung theo đơn vị lớp ( trung đội).
- Chia lớp thành 2 - 4 nhóm, chỉ định người chỉ huy và duy trì luyện tập.
- Luyện tập tổng hợp: các nhóm luyện tập 2 - 3 động tác, khi có hiệu lệnh của giáo viên, các nhóm xoay vòng đổi tập
- Lớp có ít học sinh, tổ chức thành một bộ phận, giáo viên trực tiếp duy trì.
- Sử dụng phương pháp thuyết trình giảng giải, kết hợp giáo cụ trực quan
- Giới thiệu động tác theo 3 bước:
B1: Làm nhanh (để học sinh khái quát, nhận biết động tác).
B2: Làm chậm có phân tích từng cử động (để học sinh hiểu được động tác.
B3: Làm tổng hợp (để học sinh nắm chắc động tác).
- Phổ biến kế hoạch luyện tập: nội dung luyện tập, thời gian luyện tập, tổ chức và phương pháp luyện tâp, vị trí luyện tập, kí tín hiệu, người phụ trách.
- Giáo viên quan sát sửa tập cho học sinh, sai đâu sửa đấy, sai nhiều tập trung đội hình để sửa tập
- Lắng nghe, ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản; trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra; trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình.
- Tổ trưởng duy trì luyện tập (lớp chia thành nhiều nhóm):
Tổ trưởng tập hợp tổ thành hàng ngang, dãn cách; người chỉ huy hô khẩu lệnh, người tập thực hiện động tác theo khẩu lệnh; người chỉ huy quan sát sửa tập cho từng cá nhân
- Cá nhân luyện tập theo 3 bước (tự nghiên cứu, tập chậm, tập hoàn thiện động tác)
- Sân tập nhà trường
- Sân tập nhà trường
- băng cuộn, băng cá nhân, băng tam giác, băng bốn dải và các loại băng ứng dụng.
- băng cuộn, băng cá nhân, băng tam giác, băng bốn dải và các loại băng ứng dụng.
- Một hồi còi dài, kết hợp với khẩu lệnh “Bắt đầu tập”
- Hai hồi coi dài, kết hợp với khẩu lệnh “Dừng tập”
-Ba hồi còi dài, kết hợp vơi khẩu lệnh “Thôi tập. Về vị trí tập trung”
KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
PHÊ DUYỆT
Ngày tháng năm 2017
HIỆU TRƯỞNG
Lê Đức Dục
Môn học: Giáo dục quốc phòng
Bài: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương.
Đối tượng: Học sinh Khối 10
Năm học: 2017 – 2018
Phần I
Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
A. MỤC ĐÍCH
Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.
Hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và kĩ thuật các kiểu băng cơ bản.
Biết cách xử lí đơn giản ban đầu các tai nan thông thường.
Băng được vết thương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn và ứng dụng các phươ]ng tiện sẵn có tại chỗ.
B. YÊU CẦU
Vận dụng linh hoạt các kĩ thuật cấp cứu và băng bó vào trong thực tế cuộc sống.
Sẵn sang tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM
A. NỘI DUNG
Nội dung gồm hai phần:
I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thong thường
II. Băng bó vết thương
B. TRỌNG TÂM
Để giúp HS hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện; hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và kĩ thuật các kiểu băng cơ bản.
Giáo viên khái quat những nét chính về tai nạn thường gặp, làm cơ sở cho HS vận dụng các biện pháp cấp cứu ban đầu và băng bó vết thương có hiệu quả.
III. THỜI GIAN
Tổng số: 05 tiết
Phân bố thời gian:
Tiết1: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường (mục 1, 2, 3, 4, 5 - SGK)
Tiết 2: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường (mục 6, 7, 8 – SGK); Băng vết thương (mục 1, 2, 3, SGK)
Tiết 3: Quan sát GV và trợ giảng (nếu có) thực hiện động tác mẫu băng vết thương.
Tiết 4: Luyện tập băng vết thương ( mục 4 – SGK)
Tiết 5: Luyện tập băng vết thương ( mục 4 – SGK)
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁ
A. TỔ CHỨC
Lấy lớp học để giảng dạy.
Đội hình lên lớp tập trung theo đơn vị lớp ( trung đội).
Đội hình luyện tập theo tổ, tiểu đội.
Đội hình hội thao theo tiểu đội.
B. PHƯƠNG PHÁP
1. Giáo viên:
Sử dụng phương pháp thuyết trình giảng giải, kết hợp giáo cụ trực quan
Giới thiệu động tác theo 3 bước:
B1: Làm nhanh (để học sinh khái quát, nhận biết động tác).
B2: Làm chậm có phân tích từng cử động (để học sinh hiểu được động tác)
B3: Làm tổng hợp (để học sinh nắm chắc động tác).
2. Học sinh:
Nghe kết hợp quan sát để nắm nội dung từng người trong đội hình tổ để luyện tập theo 3 bước:
B1: Từng người tự nghiên cứu
B2: Từng nhóm (tổ) luyện tập.
B3: Từng phân đội luyện tập.
V. ĐỊA ĐIỂM
Sân tập nhà trường.
VI. VẬT CHẤT
A. GIÁO VIÊN
Nghiên cứu bài 6 – SGK và các tài liệu lien quan đến bài học.
Chuẩn bị giáo án, mô hình, tranh vẽ minh họa nội dung bài học.
Chuẩn bị các loại băng : băng cuộn, băng cá nhân, băng tam giác, băng bốn dải và các loại băng ứng dụng.
Bồi dương trước cho người trợ giảng (nếu có).
B. HỌC SINH
- Đọc bài 6 – SGK Giáo dục Quốc phòng – An ninh 10.
- Các loại băng: mỗi loại một cuộn
Phần II
THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI (5-7 phút)
1. Xác định vị trí, tập hợp, kiểm tra sĩ số, trang bị, vật chất, trang phục, quy định để vật chất
2. Chỉnh đốn hàng ngũ
3. Phổ biến các quy định về kỉ luật, vệ sinh, các kí hiệu, tín hiệu luyện tập
4. Phổ biến ý định giảng bài (tên bài, mục tiêu, nội dung, trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp, tài liệu)
(Từ buổi học thứ hai: chọn vị trí, tập hợp, kiểm tra sĩ số, trang bị, trang phục, vật chất, chỉnh đốn hàng ngũ; kiểm tra bài cũ, nêu nội dung và thời gian của buổi học)
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI
Thứ tự, nội dung
Thời gian
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
I. CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
1. Bong gân :
2. Sai khớp:
3. Ngất
4. Điện giật :
5. Ngộ độc thức ăn :
6. Chết đuối :
7. Say nóng, say nắng :
8. Nhiễm độc lân hữu cơ :
II. BĂNG VẾT THƯƠNG
1. Mục đích :
2. Nguyên tắc băng :
3. Các loại băng
Quan sát GV và trợ giảng (nếu có) thực hiện động tác mẫu băng vết thương.
II. BĂNG VẾT THƯƠNG
4. Kĩ thuật băng vết thương
II. BĂNG VẾT THƯƠNG
4. Kĩ thuật băng vết thương
Tiết 1
7 phút
7 phút
7 phút
7 phút
7 phút
Tiết 2
7 phút
7 phút
7 phút
5 phút
5 phút
4 phút
Tiết 3
35 phút
Tiết 4
10 phút
Tiết 5
10 phút
- Sử dụng phương pháp thuyết trình giảng giải, kết hợp giáo cụ trực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG VẾT THƯƠNG.doc