Giáo án môn Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Truyền thống đánh giặc giữ nước của đân tộc Việt Nam

Các cuộc kháng chiến chống quân Tống

- Lần thứ nhất (981) do Lê Hòan lãnh đạo.

- Lần thứ hai (1075 – 1077) dưới triều Lý (tiêu biểu Lý Thường Kiệt).

Các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ( 1258 – 1288).

- Lần thứ nhất 1258.

- Lần thứ hai 1285.

- Lần thứ ba 1287 – 1288.

Cuộc kháng chiến chống quân Minh ( đầu TK XV)

- Do Hồ Quý Ly lãnh đạo (1406 – 1407), không thành công.

- Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo

(1418 -1427).

Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm – Mãn Thanh ( cuối TK

XVIII)

- Chống quân Xiêm (1784 – 1785).

- Chống quân Mãn Thanh (1788-1789).

 

doc19 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Truyền thống đánh giặc giữ nước của đân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn hóa giữ nước của quốc gia dân tộc ấy. Mỗi quốc gia, dân tộc có những đặc điểm riêng về tự nhiên, lịch sử, kinh tế, tình hình dân số và tâm lý dân tộc lại bảo vệ dân tộc trong những hoàn cảnh cụ thể, đặc thù với đối tượng tác chiến và tương quan so sánh lực lượng rất khác nhau. Do đó, đứng trước kẻ thù xâm lược, mỗi quốc gia, dân tộc phải tự tìm ra, tự lựa chọn phương thức đấu tranh sao cho phù hợp và có hiệu quả cao nhất. Sự lựa chọn và thực thi phương thức đấu tranh chống xâm lược đã hình thành và phát triển một hệ giá trị văn hóa giữ nước của dân tộc đó. Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia đất không rộng, người không đông, lại nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối thông thương của khu vực, châu lục và thế giới, lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên nên luôn là đối tượng bị các nước lớn nhòm ngó, lấn chiếm, xâm lược. Đứng trước những kẻ thù to lớn, hung bạo và gian manh nhất thế giới trong các thời đại khác nhau; đồng thời nhận thức rõ quy luật nghiệt ngã của đấu tranh vũ trang là “mạnh được yếu thua”, từ hàng ngàn năm trước, cha ông ta đã xác định phải huy động sức mạnh toàn dân tộc để xây dựng đất nước, để chống giặc ngoại xâm như chủ trương toàn dân đánh giặc “tận dân vi binh”, “động vi binh, tĩnh vi dân” Từ đó, hình thành nên nét văn hóa giữ nước trong từng người dân Việt, với suy nghĩ “nước mất thì nhà tan” và hình thành quyết tâm đánh giặc giữ nước của mọi tầng lớp nhân dân, bất kể già, trẻ, gái, trai. Với tiếng hô “Đánh” vang dội của các bô lão tại Hội nghị Diên Hồng, với cánh tay xăm chữ “Sát Thát” của binh lính nhà Trần; với câu chuyện người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản luyện võ, hội quân đánh giặc với lá cờ thêu sáu chữ vàng “phá cường địch báo hoàng ân”; với các nữ tướng Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh với tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Lịch sử thế giới đã phải ghi nhận: Khi các quốc gia, dân tộc khắp châu Á, châu Âu, từ các quốc gia nhỏ bé đến các quốc gia đất rộng, người đông đều phải quỳ gối thần phục quân Nguyên, Mông, thì chính dân tộc Việt Nam, tuy là nước nhỏ, dân ít đã dũng cảm đứng lên ba lần đánh bại quân Nguyên Mông. Trên thế giới này có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam, trong mấy ngàn năm lịch sử đã có hơn 1.000 năm phải trực tiếp cầm vũ khí chống ngoại xâm? Nếu chỉ tính từ khi có sử liệu ghi chép rõ ràng thì từ cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược đến nay, 22 thế kỷ, dân tộc ta đã phải trực tiếp kháng chiến suốt 13 thế kỷ, trong đó có khoảng 100 cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và hơn 10 cuộc kháng chiến để giữ nước. Trong thời Cổ và Trung đại, tất cả các triều đại phong kiến thống trị ở phương Bắc: Tần, Hán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh - các đế chế hùng mạnh lúc bấy giờ - ít nhất là một lần, nhiều là ba lần, xâm lược thống trị nước ta. Khi không trực tiếp gây chiến tranh xâm lược thì họ cũng thường xuyên nhòm ngó, khiêu khích, lấn chiếm, gây mất ổn định đối với nước ta. Đến thời cận hiện đại sau này, dân tộc ta phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược mạnh bậc nhất thế giới: Pháp, Nhật, Mỹ Một dân tộc sinh ra và phát triển trong cuộc vật lộn cam go, quyết liệt mang tính sinh tồn, trải nhiều biến cố to lớn như vậy, cho nên mọi hoạt động vật chất, tinh thần của dân tộc ta luôn phải tuân theo quy luật xuyên suốt: dựng nước đi đôi với giữ nước. Điều đó khiến cho nhân dân Việt Nam sớm có lòng yêu nước, làm cho truyền thống văn hóa Việt Nam chứa đựng tư tưởng, tình cảm, văn hóa giữ nước sâu sắc. Anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh đã khái quát như sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”(1). Nền tảng và biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước, văn hóa giữ nước là tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí tự lập tự cường dân tộc. Không có định phận “thượng quốc”, “phiên thuộc”, dân tộc “thượng đẳng”, dân tộc “hạ đẳng”. Cho nên mỗi dân tộc dù lớn, dù nhỏ, dù trình độ phát triển khác nhau, đều có lòng tự tôn dân tộc, tự khẳng định mình trước thiên hạ. Lịch sử thế giới và Việt Nam đã phải đổ bao xương máu để chứng minh chân lý ấy cho các thế lực tự xưng mình là “thượng quốc”, “thượng đẳng”, là “trung tâm thiên hạ” hiểu, khi chúng cố tình tự huyễn hoặc mình. Ngày nay, thế giới đã dần hiểu rõ về truyền thống và sức mạnh của văn hóa giữ nước Việt Nam trong tổng thể cấu thành truyền thống và sức mạnh Việt Nam. Bơ-ran-man, Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu kế hoạch chiến tranh không quân của Mỹ cũng phải công nhận: “Trong khi các nhà lãnh đạo nước Mỹ càng ngày càng đặt nhiều hy vọng vào kỹ thuật để khuất phục Đông Dương, thì các lực lượng kháng chiến lại tìm thấy sức mạnh chủ yếu của họ ở chỗ khác: Trong tiềm lực văn hóa và tinh thần của nhân dân họ”(2). Tháng 11-2000, Tổng thống Mỹ - Bin Clin-tơn (Bill Clinton) cùng đoàn Chính phủ Hoa Kỳ thăm chính thức Việt Nam. Khi đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Tổng thống Bin Clin-tơn đã ghi vào sổ vàng lưu niệm: “Với nhận định rằng việc đi thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám là tuyệt vời nhất và những thành tựu lịch sử và văn hóa mà nhân dân Việt Nam đã giành được, biểu hiện nơi đây, tỏa sáng trong mọi thời đại”(3). Ngày 03-3-2001, Tổng thống Nga V.Pu-tin cùng đoàn đại biểu Chính phủ Nga đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám (trong chuyến thăm chính thức Việt Nam) đã ghi vào sổ vàng lưu niệm: “Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa cổ kính và có truyền thống nhất trên thế giới. Trên cơ sở phát huy truyền thống văn hóa phong phú đó, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ giải quyết mọi vấn đề của đất nước mình với với sự khâm phục của thế giới”(4). Và hơn ai hết, chính dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam hiểu thấu hơn tất cả về điều đó. Giáo sư Trần Văn Giàu khẳng định: “Văn hóa dân tộc ta có một sức mạnh lớn, lớn phi thường. Những kẻ địch của dân tộc Việt Nam cũng đã nhận thấy như thế, nhận thấy mà không làm gì được, không đánh bại nổi thua ở Việt Nam là keo thua đầu tiên của Mỹ, của Hoa Kỳ trong lịch sử đã dài nhiều trăm năm của nước ấy. Vì sao Mỹ thua? Hẳn không phải vì thiếu tiền, thiếu người, thiếu súng. Chính ông Mắc-na-ma-ra (McNamara), đông đảo tướng tá, chính khách Mỹ, tất cả các nhà báo đều thừa nhận rằng Mỹ thua Việt Nam về văn hóa! Chắc chắn không phải Mỹ thua chỉ vì lý do văn hóa; còn vì nhiều lý do khác nữa”(5). Như thế, có thể thấy văn hóa giữ nước Việt Nam là những giá trị tinh thần truyền thống được phát huy, phát triển và sáng tạo trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giành và giữ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, dân tộc. Văn hóa giữ nước Việt Nam chứa đựng những giá trị tiêu biểu như: “lòng yêu nước nồng nàn”, “ý thức cộng đồng, cố kết dân tộc”, “tính nhân văn cao cả” và “nghệ thuật đánh giặc độc đáo”. Văn hóa giữ nước vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Nó xuyên suốt trong tất cả các hoạt động, các giai đoạn đấu tranh giữ nước cũng như trong phương thức giữ nước của dân tộc ta. Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh cho những kẻ thù hùng mạnh, bạo tàn, tham lam, gian manh và thâm độc nhất thế giới thấy, chúng sẽ thất bại nhục nhã và phải cuốn gói về nước nếu chúng xâm lược đất nước ta. Tuy nhiên, vẫn còn có những kẻ chưa từ bỏ dã tâm xâm lược, lấn chiếm đất nước ta. Do vậy, mỗi người dân Việt Nam cần luôn am hiểu và phát huy truyền thống văn hóa giữ nước của dân tộc. Nhân lên nhiều hơn nữa lòng yêu nước nồng nàn, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định; nâng cao ý thức cộng đồng, cố kết dân tộc trong mối liên hệ mật thiết giữa cá nhân - gia đình - họ tộc - làng xã - đất nước trong khối đại đoàn kết dân tộc. Làm cho nhân dân tiến bộ trên thế giới thấy được tính nhân văn cao cả trong văn hóa giữ nước của dân tộc ta như lời Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Đồng thời, cần nghiên cứu, học tập và vận dụng sáng tạo nghệ thuật đánh giặc độc đáo của cha ông ta, để biết đánh và biết thắng mọi kẻ thù xâm lược. NỘI DUNG TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM I.  LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM 1. Những Cuộc Chiến Tranh Giữ Nước Đầu Tiên a) Cuộc kháng chiến chống quân Tần (TK III TCN, khỏang 214  - 208 TCN) Nhân dân Âu Việt và Lạc Việt trên địn bàn Văn Lang, do vua Hùng và Thục Phán lãnh đạo. Sang xâm lược nước ta thời bấy giờ là quân Tần với 50 vạn quân, do tướng Đồ Thư chỉ huy. Sau khỏang 5 đến 6 năm ( 214 – 208 TCN) kiên trì và anh dũng chiến đấu, quân Tần thua và tướng Đồ Thư bị giết. b) Đánh quân Triệu Đà ( TK II TCN, khỏang 184 – 179 TCN) Nhân dân Âu Lạc, do An Dương Vương lãnh đạo: Xây dựng thành Cổ Loa, chế nỏ Liên Châu đánh giặc. Do An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, mắc mưu giặc (Truyện Trọng Thủy – Mỵ Nương). Từ đây nước ta rơi vào thảm họa hơn 1000 năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ (thời kì Bắc thuộc). 2. Các cuộc đấu tranh giành lại độc lập (TK I đến TK X). a)Từ TK II TCNđến TK X: Nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ: Nhà Triệu, nhà Hán, nhà Lương đến nhà Tùy, nhà Đường. Đây là thời kì thử thách, nguy hiểm đến sự mất, còn của dân tộc ta. Cũng chính trong thời kì này nhân dân ta thể hiện đầy đủ tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ chống giặc ngọai xâm, giành lại bằng được độc lập dân tộc. b) Các cuộc đấu tranh tiêu biểu: Cụ thể là : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưmg, mùa xuân năm 40, lật đỗ nền thống trị của nhà Đông Hán. Chính quyền độc lập Trưng Vương được thành lập, nền ĐLDT được khôi phục và giữ vững trong 3 năm. Cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh, năm 248 chống nhà Ngô. Phong trào yêu nước của người Việt do Lý Bôn (Lý Bí) lãnh đạo, mùa xuân 542, lật đỗ chính quyền đô hộ nhà Lương. Đầu năm 544, Lý Bí lên ngôi hòang đế ( Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Cuộc khởi nghĩa của Triệu Quang Phục 548. Những cuộc khởi nghĩa chống nhà Tùy: - Khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (năm 687). - Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế, năm 722). - Khởi nghĩa của Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương, năm 766). - Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ chống nhà Đường ( năm 905). - Hai cuộc chiến tranh chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ(931) và Ngô Quyền (938). (Với chiến thắng Bạch Đằng (938), dân tộc ta giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc). 3. Các cuộc chiến tranh giữ nước (TK X đến cuối TK XIX) a) Nước Đại Việt thời Lý – Trần với kinh đô Thăng Long ( Hà Nội). Là một quốc gia thịnh vượng ở Châu Á. Thời kì văn minh Lý Trần; Văn minh Đại Việt. b) Dân tộc ta phải đứng lên đấu tranh chống xâm lược, tiêu biểu là : Các cuộc kháng chiến chống quân Tống - Lần thứ nhất (981) do Lê Hòan lãnh đạo. - Lần thứ hai (1075 – 1077) dưới triều Lý (tiêu biểu Lý Thường Kiệt). Các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ( 1258 – 1288). - Lần thứ nhất 1258. - Lần thứ hai 1285. - Lần thứ ba 1287 – 1288. Cuộc kháng chiến chống quân Minh ( đầu TK XV) - Do Hồ Quý Ly lãnh đạo (1406 – 1407), không thành công. - Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo (1418 -1427). Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm – Mãn Thanh ( cuối TK XVIII) - Chống quân Xiêm (1784 – 1785). - Chống quân Mãn Thanh (1788-1789). c) Nét đặc sắc về Nghệ Thuật Quân Sự (TK X đến cuối TK XIX) Chủ động đánh trước, phá kế họach địch (Tiên phát chế nhân – Nhà Lý chống quân Tống lần thứ hai). Lấy chỗ mạnh của ta đánh vào chỗ yếu của địch ( nhà Trần chống quân Mông – Nguyên). Lấy yếu chống mạnh hay đánh bắt ngờ, lấy ít địch nhiều hay dùng mai phục (Lê Lợi, Nguyễn Trãi chống quân Minh). Rút lui chiến lược, bảo tòan lực lượng tạo thế và lực cho cuộc phản công đánh đòn quyết định tiêu diệt địch (trong chống quân Xiêm – Mãn Thanh).  4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đỗ chế độ thuộc địa nửa phong kiến (TK XIX đến 1945) Giữa TK XIX, vận mạng dân tộc ta đứng trước một thử thách hiểm nghèo thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta. Pháp là một cường quốc tư bản thực dân, giàu về kinh tế, mạnh về quân sự, có tham vọng lớn. Tháng 9/1858, thực dân Pháp tiến công xâm lược nước ta, Triều Nguyễn đầu hàng Pháp. Năm 1884 Pháp chiếm cả nước ta, nhân dân Việt Nam đứng lên chống Pháp kiên cường. Năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam trải qua các cao trào và giành thắng lợi lớn: - Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930 – 1931. - Phong trào phản đế và tổng khởi nghĩa năm 1940 – 1945, đỉnh cao là CMT8 năm 1945 lập ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. 5. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) Ngày 23/9/1945 thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngày 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi tòan quốc kháng chiến “ chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Quân dân ta liên tục mở rộng đòn tiến công quân Pháp. - Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947. - Chiến thắng Biên Giới năm 1950. Chiến thắng Đông Xuân năm 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, buộc pháp phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ và rút quân về nước, miền Bắc ta hòan tòan giải phóng.  6. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) Đế quốc Mĩ phá họai hiệp định Giơ-ne-vơ, hất cẳng Pháp để đế quốc Mĩ thay thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới, lập căn cứ quân sự của chúng, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Nhân dân ta đứng lên đánh Mĩ : - Đồng khởi, thành lập Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam năm 1960. - Đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” năm 1961 – 1965. - Đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” năm 1965 –1968. - Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” năm 1968 – 1973, cùng với chiến thắng của quân và dân Lào, Campuchia đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 tại Hà Nội, buộc Mĩ phải ký hiệp định Pa-ri, rút quân Mĩ về nước. - Đại thắng mùa xuân năm 1975 đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền nam, thống nhất nước nhà, cả nước đi lên CNXH. 7. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975 Vừa ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước lâu dài, gian khổ, nhân dân ta muốn có hòa bình để khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đất nước, nhưng các thế lực thù địch chống Việt Nam lại gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn ở Biên giới Phía Tây và Biên giới Phía Bắc. II – TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC 1. Dựng nước đi đôi với giữ nước Dựng nước đi đôi với giữ nước là một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta: Từ cuối TK III TCN đến nay, dân tộc ta phải tiến hành gần hai mươi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Tổng số thời gian dân tộc ta có chiến tranh dài hơn 12 thế kỉ. Chúng ta đã đẩy lùi quân xâm lựơc, đập tan bọn tay sai giữ vững nền độc lập dân tộc. Bởi vì : - Thời kì nào chúng ta cũng cảnh giác, chuẩn bị mọi mặt đề phòng giặc ngay từ thời bình. - Khi chiến tranh xãy ra, thực hiện vừa chiến đấu vừa sản xuất. - Giặc đến cả nước đánh giặc, thắng giặc rồi cả nước chăm lo xây dựng đất  nước và chuẩn bị đối phó với mưu đồ của giặc.  Mọi người dân đều xác định: nhiệm vụ đánh giặc giữ nước hầu như thường xuyên, cấp thiết và gắn liền với nhiệm vụ xây dựng đất nước. Đất nước giàu mạnh là điều kiện có ý nghĩa quyết định ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh xâm lược của kẻ thù. 2. Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, bởi vì các cuộc chiến tranh xãy ra, về so sánh lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, kẻ thù thường đông quân hơn nhiều lần: - Cuộc kháng chiến chống Tống : Ta có 10 vạn, địch có 30 vạn. - Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên : Ta có 20 - 30 vạn, địch có 50 -60 vạn. - Cuộc kháng chiến chống Mãn Thanh: Ta có 10 vạn, địch có 29 vạn. - Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ quân địch đều lớn hơn ta nhiều lần. Các cuộc chiến tranh, rốt cuộc ta đều thắng, một trong các lí do là : - Chúng ta biết lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của tòan dân đánh giặc giữ nước. - Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều là một tất yếu, trở thành truyền thống trong đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. 3. Cả nước chung sức đánh giặc, tiến hành chiến tranh tòan dân, tòan diện Để chiến thắng giặc ngọai xâm có lực lượng vật chất lớn hơn ta nhiều lần, nhân dân Việt Nam phải đòan kết dân tộc thành một khối. Đòan kết tòan dân sẽ tạo thành nguồn sức mạnh lớn lao của dân tộc. Cả nước chung sức đánh giặc, thực hiện tòan dân đánh giặc, đánh giặc tòan diện, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc, để chiến thắng quân xâm lược có lực lượng vật chất lớn hơn ta. - Thời Trần 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên, chủ yếu vì “ bấy giờ vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên giặc mới bó tay”. - Nghĩa quân Lam Sơn  đánh thắng quân Minh bởi vì “ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, “ nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương dân chúng”. - Chúng ta thắng thực dân Pháp, đế quốc Mĩ chủ yếu bởi vì, “quân, dân nhất trí, mọi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, cả nước là một chiến trường giết giặc”. “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì đứng lên đánh Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước”. 4. Thắng giặc bằng trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. Dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng giặc ngọai xâm không chỉ bằng tinh thần dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc, mà còn bằng trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. - Trí thông minh sáng tạo được thể hiện trong tài thao lược kiệt xuất của dân tộc ta thông qua các cuộc đấu tranh giữ nước. Biết phát huy những cái ta có để tạo nên sức mạnh lớn hơn địch, thắng địch như : + Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều. + Lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. + Phát huy uy lực của mọi thứ vũ khí có trong tay. + Kết hợp nhiều cách đánh giặc phù hợp linh họat. - Nghệ thuật quân sự Việt Nam là Nghệ thuật quân sự của Chiến tanh nhân dân Việt Nam, Nghệ thuật quân sự tòan dân đánh giặc. - Trí thông minh sáng tạo, Nghệ thuật quân sự độc đáo được thể hiện trong lịch sử đánh giặc của dân tộc. Tiêu biểu như : + Lý Thường Kiệt : Tiến công trước, phòng ngự vững chắc, chủ động phản công đúng lúc : “Tiên phát chế nhân”. + Trần Quốc Tuấn : Biết chế ngự sức mạnh kẻ địch và phản công khi chúng suy yếu, mệt mỏi : “Dĩ đõan chế trường”. + Lê Lợi : Đánh lâu dài, tạo thế và lực, tạo thời cơ giành thắng lợi : “Lấy yếu chống mạnh”. + Quang Trung : Biết đánh thần tốc, tiến công mãnh liệt bằng nhiều mũi, nhiều hướng khiến 29 vạn quân Thanh không kịp trở tay. + Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ dưới sự lãnh đạo của Đảng : * Tổ chức Lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt cho tòan dân đánh giặc, đánh giặc bằng mọi phương tiện và hình thức. * Kết hợp đánh địch trên các mặt trn, quân sự, chính trị, kinh tế, binh vận. * Kết hợp đánh du kích và đánh chính quy tác chiến của Lực lượng vũ trang địa phương và các binh đòan chủ lực. Đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược : rừng núi, đồng bằng và đô thị. * Tạo ra hình thái chiến tranh cái răng lược, xen giữa ta và địch. Buộc địch phải phân tán, đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu, luôn bị động đối phó với cách đánh của ta. Chúng phải thua. 5. Đoàn kết quốc tế. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn luôn có sự đòan kết giữa các nước trên bán đảo Đông Dương và các nước khác trên Thế giới, vì độc lập dân tộc của mỗi quốc gia, chống lại sự thống trị của các nước lớn. Chúng ta đòan kết với các nước trên bán đảo Đông Dương  và các nước trên thế giới. Mục đích đòan kết, vì Độc lập Dân tộc của mỗi quốc gia, cùng chống lại sự thng trị của kẻ thù xâm lược. Đòan kết quốc tế được biểu hiện trong lịch sử : - Trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, có sự hổ trợ của cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia ở phía Nam; có sự tham gia của một đội quân người Trung Quốc trong đạo quân của Trần Nhật Duật cùng chống ách thống trị của Mông – Nguyên. - Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, ND ta đã được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ quốc tế lớn lao. 6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã đứng lên lật đỗ ách thống trị của chế độ phong kiến, thực dân: Cách mạng tháng Tám thành công, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, giành lại độc lập, thống nhất đất nước, đưa cả nước lên CNXH. Trong giai đọan cách mạng mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH và bảo vệ Việt Nam XHCN, vì dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. KẾT LUẬN Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, có lúc thăng, trầm, song phần lớn là thăng và chưa chịu khuất phục bất cứ kẻ thù nào, dù đó là giặc ngoại xâm hay thiên nhiên nghiệt ngã Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nội dung của bài học “Truyền thống đánh giặc giữ nước của đân tộc VN” mới chỉ làm rõ những vấn đề cơ bản trong truyền thống đánh giặc giữ nước. Vì vậy, đồng thời với thấm nhuần những truyền thống vẻ vang đã được trang bị, chúng ta phải không ngừng học tập, tìm hiểu hơn nữa về truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ nhận thức sâu sắc về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mỗi chúng ta phải tạo nên trong mình ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trước mắt, mỗi HS phải chú ý học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng thực hiện tốt các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được giao. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy nêu tóm tắt quá trình đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam. Câu 2: Nêu truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Câu 3: Trách nhiệm của học sinh đối với việc phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 20 tháng 8 năm 2017 GIÁO VIÊN Nguyễn Ngọc Anh KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI PHÊ DUYỆT Ngày tháng năm 2017 HIỆU TRƯỞNG Lê Đức Dục Môn học: Giáo dục quốc phòng Bài: Truyền thống đánh giặc giữ nước của đân tộc Việt Nam Đối tượng: Học sinh Khối 10 Năm học: 2017 – 2018 Phần I Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU A. MỤC ĐÍCH Hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Hiểu được những bài học truyền thống dựng nước và giữ nước; ý chí quật cường, tài thao lược của dân tộc ta. B. YÊU CẦU Bước đầu hình thành ý thức trân trọng với truyền thống của dân tộc Việt Nam. Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc ta. Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM A. NỘI DUNG Nội dung của bài gồm hai phần chính: I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. II. Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. B. TRỌNG TÂM Đi sâu, làm rõ những bài học truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta, vận dụng bài học đó trong xác định trách nhiệm của thanh niên, HS đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh. III. THỜI GIAN Tổng số: 4 tiết. Phân bố thời gian: Tiết 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tiết 2: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (mục 1,2 SGK) Tiết 3:Mục 3, 4 (SGK) Tiết 4:Mục 5,6 (SGK) IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP A. TỔ CHỨC Ổn định lớp học. Giới thiệu bài: Trong lịch sử đấu tranh dựng nước , ông cha ta luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn nhiều lần về quân sự, kinh tế. Song với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí, sáng tạo, ông cha ta đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược. B. PHƯƠNG PHÁP 1. Giáo viên: Diễn giải – Đàm thoại kết hợp với phương pháp kể chuyện. 2. Học sinh: Lắng nghe, trả lời và ghi chép. V. ĐỊA ĐIỂM: Phòng học VI. VẬT CHẤT A. GIÁO VIÊN. Chuẩn bị nội dung: giáo án, tài liệu liên quan. Chuẩn bị phương tiện dạy học: máy chiếu, sơ đồ, tranh ảnh, đĩa VCD. B. HỌC SINH. Đọc trước bài. Nắm vững các quy định. Chuẩn bị sách giáo khoa, vở, bút ghi chép bài. Phần II THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI 3 - 5 phút - Nhận lớp, kiểm tra quân số, tài liệu học tập, giới thiệu giáo viên dự giờ. - Phổ biến quy định phòng học. - Kiểm tra bài cũ II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI Thứ tự nội dung Thời gian Phương pháp Vật chất Giáo viên Học sinh I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Năm 1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên 2. Cuộc đấu tranh giành độc lập ( từ thế kỉ I đến thế kỉ X) 3. Các cuộc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM.doc
Tài liệu liên quan