A/ MỤC TIÊU
+ Kiến thức: HS nắm vững các định nghĩa về hình thang, hình thang vuông các khái niệm: cạnh bên, đáy, đường cao của hình thang.
+ Kỹ năng: Nhận biết hình thang hình thang vuông, tính được các góc còn lại của hình thang khi biết một số yếu tố về góc; Vẽ được hình thang.
B/ CHUẨN BỊ
HS: Kiến thức về tứ giác.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ôn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ:
? HS1: Thế nào là tứ giác lồi? Phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác?
? HS 2: Góc ngoài của tứ giác là góc như thế nào? 1
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 1, 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/9/2017.
Ngày dạy: 07/9/2017.
CHƯƠNG I: TỨ GIÁC
Tiết 1. §1. TỨ GIÁC
A/ MỤC TIÊU
+ Kiến thức: HS nắm vững các định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi, các khái niệm: Hai đỉnh kề nhau, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác và tính chất về góc của tứ giác: Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.
+ Kỹ năng: HS tính được số đo của một góc khi biết ba góc còn lại, vẽ được tứ giác khi biết số đo 4 cạnh và 1 đường chéo.
B/ CHUẨN BỊ
- GV: Tranh vẽ hình 1 (SGK) trên bảng phụ.
- HS: Kiến thức về tổng 3 góc của một tam giác.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ôn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nêu yêu cầu của bộ môn.
2. Kiểm tra: GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
GV: treo bảng phụ (như sau)
HS: Quan sát hình và trả lời
Các HS khác nhận xét
GV: Trong các hình trên mỗi hình gồm 4 đoạn thẳng: AB, BC, CD và DA.
? Hình nào có 2 đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng? (Hình 2 có 2 đoạn thẳng BC và CD cùng nằm trên 1 đường thẳng).
? Ta có H1 là tứ giác, H2 không phải là tứ giác. Vậy tứ giác là gì ?
GV: Chốt lại và ghi định nghĩa
GV: Giải thích: 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó đoạn đầu của đoạn thẳng thứ nhất trùng với điểm cuối của đoạn thẳng thứ 4.
+ 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó không có bất cứ 2 đoạn thẳng nào cùng nằm trên 1 đường thẳng.
+ Cách đọc tên tứ giác phải đọc hoặc viết theo thứ tự các đoạn thẳng như: ABCD, BCDA, ADBC
+ Các điểm A, B, C, D gọi là các đỉnh của tứ giác.
+ Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA gọi là các cạnh của tứ giác.
? Hãy lấy mép thước kẻ lần lượt đặt trùng lên mỗi cạnh của tứ giác ở H1 rồi quan sát:
- H1(a) luôn có hiện tượng gì xảy ra ?
- H1(b) (c) có hiện tượng gì xảy ra ?
GV: Bất cứ đường thẳng nào chứa 1 cạnh của hình H1(a) cũng không phân chia tứ giác thành 2 phần nằm ở 2 nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng đó gọi là tứ giác lồi.
? Vậy tứ giác lồi là tứ giác như thế nào ?
+ Trường hợp H1(b) và H1 (c) không phải là tứ giác lồi
GV: Vẽ H3 và giải thích khái niệm:
GV: Không cần tính số mỗi góc hãy tính tổng 4 góc
+ + + = ? (độ)
GV: ( gợi ý hỏi)
+ Tổng 3 góc của một tam giác là bao nhiêu độ?
+ Muốn tính tổng + + + = ? (độ) (mà không cần đo từng góc) ta làm ntn?
+ GV chốt lại cách làm:
- Chia tứ giác thành 2 có cạnh là đường chéo
- Tổng 4 góc tứ giác = tổng các góc của ABC và ADC Tổng các góc của tứ giác bằng 3600
GV: Vẽ hình và ghi bảng
? Vậy ta có kết luận gì về tổng các góc của một tứ giác?
HS trả lời.
GV: Cũng cố lại và giới thiệu nội dung định lí.
1/ Định nghĩa
* Định nghĩa:
Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kỳ 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
* Tên tứ giác phải được đọc hoặc viết theo thứ tự của các đỉnh.
*Định nghĩa tứ giác lồi
* Định nghĩa: (SGK)
* Chú ý: Khi nói đến 1 tứ giác mà không giải thích gì thêm ta hiểu đó là tứ giác lồi.
+ Hai đỉnh thuộc cùng một cạnh gọi là hai đỉnh kề nhau
+ hai đỉnh không kề nhau gọi là hai đỉnh đối nhau
+ Hai cạnh cùng xuất phát từ một đỉnh gọi là hai cạnh kề nhau
+ Hai cạnh không kề nhau gọi là hai cạnh đối nhau - Điểm nằm trong M, P điểm nằm ngoài N, Q
2/ Tổng các góc của một tứ giác
1
1 2
2
+ + = 1800
+ + = 1800
( + )+ + ( + ) += 3600
Hay + + + = 3600
* Định lý: Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.
4. Củng cố kiến thức:
GV: Cho HS làm bài tập 1 trang 66.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
? Nêu sự khác nhau giữa tứ giác lồi và tứ giác không phải là tứ giác lồi?
- Làm các bài tập: 2, 3, 4 (SGK)
* Chú ý : T/c các đường phân giác của tam giác cân.
* HD bài 4: Dùng com pa và thước thẳng chia khoảng vẽ tam giác có 1 cạnh là đường chéo trước rồi vẽ 2 cạnh còn lại.
* Bài tập NC: (Bài 2 sổ tay toán học)
Cho tứ giác lồi ABCD chứng minh rằng: đoạn thẳng MN nối trung điểm của 2 cạnh đối diện nhỏ hơn hoặc bằng nửa tổng 2 cạnh còn lại (Gợi ý: Nối trung điểm đường chéo).
- Đọc trước §2. Nhân đa thức với đa thức.
Xem lại kiến thức về nhân đơn thức với đa thức.
Bảng phụ:
H1 (a) H1(b) H1(c) H2
Ngày soạn: 11/9/2017.
Ngày dạy: 12/9/2017 – 8C.
Tiết 2. §2. HÌNH THANG
A/ MỤC TIÊU
+ Kiến thức: HS nắm vững các định nghĩa về hình thang, hình thang vuông các khái niệm: cạnh bên, đáy, đường cao của hình thang.
+ Kỹ năng: Nhận biết hình thang hình thang vuông, tính được các góc còn lại của hình thang khi biết một số yếu tố về góc; Vẽ được hình thang.
B/ CHUẨN BỊ
HS: Kiến thức về tứ giác.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ôn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ:
? HS1: Thế nào là tứ giác lồi? Phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác?
? HS 2: Góc ngoài của tứ giác là góc như thế nào? 1
Tính các góc ngoài của tứ giác?
1
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
GV: Tứ giác có tính chất chung là:
+ Tổng 4 góc trong là 3600.
+ Tổng 4 góc ngoài là 3600.
Ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về tứ giác.
GV: đưa ra hình ảnh cái thang và hỏi:
+ Hình trên mô tả cái gì?
+ Hai bậc của thang và 2 mạ thang tạo thành một tứ giác, các tứ giác đó có đặc điểm gì? và giống nhau ở điểm nào?
GV: Chốt lại.
+ Các tứ giác đó đều có 2 cạnh đối song song.
Ta gọi đó là hình thang ta sẽ nghiên cứu trong bài hôm nay.
? Em hãy nêu định nghĩa thế nào là hình thang?
? Tứ giác ở hình 13 có phải là hình thang không? vì sao?
GV: Nêu cách vẽ hình thang ABCD
+ B1: Vẽ AB // CD
+ B2: Vẽ cạnh AD và BC và đường cao AH
GV: giới thiệu cạnh. đáy, đường cao
GV: dùng bảng phụ
H.a
(H.c)
(H.b)
? Qua đó em hình thang có tính chất gì ?
GV: đưa ra bài tập yêu cầu HS làm:
Cho hình thang ABCD có 2 đáy AB và CD biết:
AD // BC. CMR: AD = BC; AB = CD
A B ABCD là hình thang
GT đáy AB và CD,
AD // BC
KL AB = CD; AD = BC
D C
Bài toán 2:
A B ABCD là hình thang
GT đáy AB và CD,
AB = CD
KL AD // BC; AD = BC
D C
? Qua bài 1 và bài 2 em có nhận xét gì?
GV cũng cố lại.
GV vẽ hình, cho HS nhận xét sau đó giới thiệu về hình thang vuông.
? Thế nào là hình thang vuông?
1. Định nghĩa
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song
* Hình thang ABCD :
+ Hai cạnh đối // là 2 đáy
+ AB đáy nhỏ; CD đáy lớn
+ Hai cạnh bên AD & BC
+ Đường cao AH
(H.a) A = C = 600
AD // BC Hình thang
- (H.b) Tứ giác EFGH có:
H= 750 H1 = 1050 (Kề bù)
H1 = C = 1050GF// EH
Hình thang
- (H.c) Tứ giác IMKN có:
N = 1200 K = 1150
IN không song song với MK
đó không phải là hình thang
* Nhận xét:
+ Trong hình thang 2 góc kề một cạnh bù nhau (có tổng = 1800)
+ Trong tứ giác nếu 2 góc kề một cạnh nào đó bù nhau Hình thang.
* Bài toán 1
a) Hình thang ABCD có 2 đáy AB và CD theo (gt)
AB // CD (đn) (1) mà AD//BC (gt) (2)
Từ (1) và (2) AD = BC;
AB = CD (2 đoạn thẳng // chắn bởi 2 đường thẳng //)
* Bài toán 2: (cách 2)
Gợi ý:ABC = ADC (g.c.g)
* Nhận xét 2: (SGK-tr70).
2. Hình thang vuông
Là hình thang có một góc vuông.
A B
D C
4. Củng cố:
GV: Đưa bài tập 7 (Bằng bảng phụ) . Tìm x, y ở hình 21 SGK.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài .
- Làm các bài tập 6, 8, 9 SGK.
- Trả lời các câu hỏi sau:
+ Khi nào một tứ giác được gọi là hình thang.
+ Khi nào một tứ giác được gọi là hình thang vuông.
- Chuẩn bị tiết sau: Lớp 8C: Luyện tập (Đại số);
Lớp 8D: §3. Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Phần đại số).
Xem lại kiến thức về nhân đa thức.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiết 1,2.doc