A Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh năm được quy tắc nhân đa thức với đa thức .
2. Kĩ năng: Học sinh biết trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau.
3. Thái độ, phẩm chất:
- HS yêu thích môn học, cẩn thận, tự giác, nghiêm túc trong học tập.
- Sống tự chủ, có trách nhiệm, trung thực
4. Năng lực cần hình thành: Năng lực tự học, hợp tác;giải quyết vấn đề, tính toán, sáng tạo
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, thước thẳng, phấn màu, máy chiếu (nếu có), bảng phụ
- Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng, ôn bài
7 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 8 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày chuẩn bị: 16/8/2018
Tuần 1 –Bài 1- Tiết 1
NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
A Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nắm đợc quy tắc nhân đơn thức với đa thức và ngược lại.
2. Kĩ năng: Học sinh có kỹ năng thành thạo trong phép nhân đơn thức với đa thức và ngược lại.
3. Thái độ, phẩm chất:
- HS yêu thích môn học, cẩn thận, tự giác, nghiêm túc trong học tập.
- Sống tự chủ, có trách nhiệm, trung thực
4. Năng lực cần hình thành: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, thước thẳng, phấn màu, máy chiếu (nếu có)
- Học sinh: Thước thẳng, tính chất phân phối giữa phép nhân với phép cộng, bảng nhóm
C. Thực hiện tiết dạy:
* Ngày dạy: .../.../ 2018 : Lớp 8a
.../.../ 2018 : Lớp 8b
D. Kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động khởi động:(5')
GV sử dụng:
- PP: Nêu vấn đề.
- Kỹ thuật tia chớp.
- Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề.
GV cho hs hoạt động cá nhân, lần lượt 2 hs lên bảng trả lời
Câu 1: Nhắc lại quy tắc nhân một số với một tổng và CTTQ
Câu 2: Thực hiện phép nhân:
a)
a)
- HS : Lên bảng làm theo yc của gv
- GV nhận xét, cho điểm
ĐVĐ vào bài : Trong CTTQ của quy tắc nhân 1 số với 1 tổng a.(b+c) , nếu ta thay a, b, c là những đơn thức thì ta sẽ được phép nhân của 1 đơn thức với 1 đa thức. Vậy quy tắc nhân đơn thức với đa thức như thế nào ta tìm hiểu bài hôm nay
II. Hoạt động hình thành kiến thức(30')
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
1 Quy tắc:
GV sử dụng:
- PP: Nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác.
- KT: Động não, giao nhiệm vụ, dạy học hợp tác
- Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác
- GV giao nhiệm vụ HS hoạt động nhóm thực hiện ?1.
Chia lớp thành 6 nhóm
GV kiểm tra vở và hỗ trợ những học sinh gặp khó khăn.
Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm còn lại kiểm tra chéo
- Gv: ? Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
- Hs phát biểu quy tắc
? Đánh giá cách phát biểu (bổ xung khi chưa đúng)
GV: chốt quy tắc và cho hs xây dựng CTTQ
? Có nhận xét gì về quy tắc nhân đơn thức với đa thức với quy tắc nhân 1 số với một tổng
- Hs : Gống nhau
=> Chúng ta áp dụng quy tắc vào làm bài tập
2. Áp dụng:
* PP: Nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác.
* KT: Động não, giao nhiệm vụ, dạy học hợp tác
* Định hướng phát triển năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác
? Đọc ví dụ SGK
1 HS đọc ví dụ trong sgk. HS cả lớp nghe bạn đọc ví dụ
? Cho biết sự tơng ứng giữa A, B, C, D trong công thức và trong Ví dụ
1 HS nêu lên sự tương ứng.
GV Gợi ý
? thực hiện nhân -2 với các hạng tử của đa thức, sau đó cộng kết quả lại
GV: gọi HS lên bảng trình bày bài làm
1 HS lên bảng làm bài.
? Nhận xét bài làm của bạn.
1 HS nhận xét kết quả,cách làm, cách trình bày (sửa sai nếu có)
GV: Nhận xét chung kết quả,cách làm, trình bày
Lưu ý học sinh:
Trong khi thực hiện phép nhân ta có thể thực hiện nhân dấu đồng thời
Ví dụ:
-2( + 5x – )
= -2 -10 +
? Làm ?2
GV chia nhóm, gia hạn thời gian làm bài trong 7 phút. (có 6 nhóm)
Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm còn lại kiểm tra chéo
GV: Quan sát các nhóm làm bài.Giúp đỡ nhóm làm bài còn yếu.
? Các nhóm báo cáo kết quả (Nhóm nào xong trớc báo cáo ngay, hết thời gian tất cả dừng lại)
GV: Cần nhấn mạnh lại cách làm bài chú ý khi thực hiện phép nhân ta thực hiện “nhân cả dấu”
? Làm ?3
- Hs hoạt động cá nhân làm ?3, 1 hs lên bảng trình bày
GV: quan sát giúp đỡ học sinh yếu.
? Nhận xét bài làm của bạn.
- Hs nhận xét
GV: Nhận xét chung.
Chú ý:
Trong bài này để tính diện tích hình thang ta có thể thay ngay giá thị của x=3; y=2 vào trong biểu thức (*) để tính, tuy nhiên bài này biểu thức đơn giản mới làm như vậy với biểu thức ban đầu còn phức tạp ta nên thu gọn sau đó mới thay giá trị của biến để tính giá trị. Vậy cách làm trong bài là tốt hơn. Với bài toán có nhiều cách giải ta nên chọn cách nào đơn giản tránh nhầm lẫn.
1 Quy tắc:
?1
VD: 5x(3x2- 4x+1)
=15x3-20x2+5x
* Quy tắc : (sgk)
* Tổng quát :
A.(BCD...) = ABACAD...
2. Áp dụng:
* Ví dụ: Tính
(-2x3)(x2+5x-)
=-2x5-10x4+x3
?2 Làm tính nhân:
(3x3y-x2+xy)6xy3
=18x4y4- 3x3y3+x2y4
?3
S(h.thang)=(Đ lớn+ Đ nhỏ).cao/2
= (*)
Với x=3,y=2
S=
III. Hoạt động luyện tập:(5')
- PP: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật tia chớp, động não.
- Định hướng phát triển năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề.
- Gv cho hs vấn đáp trả lời các câu hỏi lí thuyết, sau đó hoạt động cá nhân làm các bài tập
A: Lý thuyết:
Câu1: Phát biểu cách nhân đơn thức với đa thức ?
Câu2: Phát biểu cách nhân đa thức đơn thức với ?
Câu3: Cách nhân đơn thức với đa thức và cách nhân đa thức thức đơn có khác nhau không? Viết công thức tổng quát ?
B: Bài tập:
Bài 1: Thực hiện phép nhân.
a) (5 -x )
= .5 -.x .
= 5 -
b) (4 -5xy+2x).(xy)
= 4.(xy) -5xy.(xy)+2x.(xy)
= -2 + -y
Chú ý: Nếu HS yếu hướng dẫn các em làm thêm bước:
.(5) +.(-x) +().
IV. Hoạt động vận dụng(4')
- PP: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật : Giao nhiệm vụ
- Định hướng phát triển năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề.
- Gv cho hs hoạt động cá nhân làm bài tập sau đó lên bảng trình bày
Hs làm bài tập , lên bảng trình bày và nhận xét
Bài 2 Thực hiện phép tính và tính giá trị của biểu thức.
a) x(x-y)+y(x+y) tại x= -6; y=8
x(x-y)+y(x+y) = -xy +yx + = +
Với x= - 6; y= 8 ta có
Bài 3. Tìm x. (giáo viên gợi ý học sinh làm bài, gọi 1 học sinh lên bảng làm bài)
* Giao nhiệm vụ về nhà:
- Nắm chắc quy tắc và CTTQ
- Làm bài: 4, 5, 6 (sgk – 5, 6)
- Lớp a làm thêm bài 16-> 26 (SBT – 7)
V. Hoạt động tìm tòi mở rộng(1'):
- PP: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật : Giao nhiệm vụ
- Định hướng phát triển năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề.
Hướng dẫn bài 4: Thực hiện các phép tính đã biết, thu gọn đa thức kết quả cuối cùng không còn xuất hiện x
Ngày chuẩn bị: 16/8/2018
Tuần 1 –Bài 2- Tiết 2
NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
A Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh năm được quy tắc nhân đa thức với đa thức .
2. Kĩ năng: Học sinh biết trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau.
3. Thái độ, phẩm chất:
- HS yêu thích môn học, cẩn thận, tự giác, nghiêm túc trong học tập.
- Sống tự chủ, có trách nhiệm, trung thực
4. Năng lực cần hình thành: Năng lực tự học, hợp tác;giải quyết vấn đề, tính toán, sáng tạo
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, thước thẳng, phấn màu, máy chiếu (nếu có), bảng phụ
- Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng, ôn bài
C. Thực hiện tiết dạy:
* Ngày dạy: .../.../ 2018 : Lớp 8a
.../.../ 2018 : Lớp 8b
D. Kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động khởi động:(5')
GV sử dụng:
- PP: Nêu và giải quyết vấn đề
- Kỹ thuật tia chớp, động não
- Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, tính toán
Gv yc 2 hs lên bảng thực hiện yc sau
HS 1 ? Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức. Viết dạng tổng quát?
Chữa bài tập 5 trang 6 SGK
a. x(x-y) + y(x-y) = x2 – y2
b. xn-1(x + y) – y(xn-1 - yn-1) = xn - yn
HS 2 ? Tìm x biết :
2x(x - 5) – x(3 + 2x) = 26( ĐS : x = -2)
- Hs dưới lớp quan sát nhận xét
- Gv đánh giá, cho điểm
ĐVĐ : Ta đã biết cách nhân đơn thức với đa thức, vậy muốn nhân đa thức với đa thức ta làm thế nào thì ta đi tìm hiểu bài hôm nay
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới(20')
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
1 Quy tắc
- PP: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
- KT:Chia nhóm,giao nhiệm vụ
- Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, tính toán
- GV đưa ra ví dụ
VD : (x - 2)(6x2 – 5x + 1)
Và yc hs hđ cá nhân nghiên cứu VD trang 6 SGK và làm ví dụ vào vở .
- HS làm vào vở dưới sự hướng dẫn của Gv, HS khác lên trình bày lại
- Gv Muốn nhân đa thức (x – 2) với đa thức
(6x2 – 5x + 1) ta nhân mỗi hạng tử của đa thức (x – 2) với từng hạng tử của đa thức (6x2 – 5x + 1) rồi cộng các tích lại với nhau.
Ta nói đa thức 6x3 – 17x2 + 11x – 2 là tích của đa thức (x – 2) với đa thức (6x2 – 5x + 1).
? Vậy muốn nhân một đa thức với một đa thức ta làm như thế nào
- Hs nêu quy tắc
Gv Đưa quy tắc lên bảng phụ cho HS nhớ .
GV yêu cầu HS đọc nhận xét trang 7
- Hs làm theo yc của gv
Gv : cho hs hoạt động cặp đôi làm ?1
- Hs hoạt động cặp đôi làm ?1
Gv cho học sinh nhận xét bài làm
Khi nhân các đa thức một biến ở VD trên ta có thể trình bày theo cách sau :
6x2 – 5x + 1
x
x – 2
-12x2 + 10 x – 2
6x3 – 5x2 + x
6x3 – 17x2 +11 x –2
Gv làm chậm từng dòng theo các bước như phần in nghiêng tr7 SGK .
Gv nhấn mạnh : Các đơn thức đồng dạng phải sắp xếp cùng một cột để dễ thu gọn.
Gv yêu cầu HS thực hiện phép nhân :
x2 – 2x + 1
x
2x – 3
- Hs hoạt động cá nhân làm bài tập
- Gv nhận xét, đánh giá
III. Hoạt động luyện tập(10')
* PP: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, vấn đáp.
* KT: Động não, học tập hợp tác
* Định hướng phát triển năng lực: Tự học, hợp tác, tính toán
Gv : yêu cầu HS hoạt động cặp đôi làm ?2
GV đưa đề bài lên bảng phụ
Câu a HS thực hiện theo hai cách
C1 nhân theo hàng ngang
C2 nhân đa thức sắp xếp .
GV C2 chỉ lên dùng trong trường hợp hai đa thức cùng chỉ chứa một biến và được sắp xếp.
a. (x + 3)(x2 + 3x + 5)
b. (xy - 1)(xy + 5)
- Hs làm ?2 sau đó 2 hs lên bảng trình bày, HS còn lại nhận xét góp ý
GV nhận xét bài làm của HS
Gv : yêu cầu HS làm ?3
? Muốn tính diện tính hcn ta làm thế nào?
- HS : lấy 2 kích thước nhân với nhau
- Hs hoạt động cá nhân làm ?3
1 Quy tắc :
a, Ví dụ:
(x - 2)(6x2 – 5x + 1)
= x(6x2 – 5x + 1) – 2(6x2 – 5x + 1)
= 6x3 – 5x2 + x - 12x2 + 10x – 2
= 6x3 – 17x2 + 11x – 2
b, Quy tắc: (sgk – 7)
Nhận xét: (sgk)
c, Tổng quát:
(A + B).(C + D) = AC + AD + BC + BD
?1
(xy-1)(x3-2x-6)
=x4y-x2y-3xy-x3+2x+6
x2 – 2x + 1
x
2x – 3
-3x2 + 6 x – 3
2x3 – 4x2 + 2x
2x3 – 7x2 + 8x – 3
2. Áp dụng
a/
C1 = x3 + 6x2 + 4x – 15
C2
x2 + 3x - 5
x
x + 3
3x2 + 9 x – 15
x3 + 3x2 - 5 x
x3 + 6x2 + 4x – 15
b/ = x2y2 + 4xy – 5
?3 Diện tích hình chữ nhật là
S = (2x + y)(2x - y)
= 4x2 – y2
Với x = 2,5 m , y = 1 m
=> S = 24 m2
IV. Hoạt động vận dụng(7')
* PP: Dạy học hợp tác, vấn đáp.
* KT: Học tập hợp tác, giao nhiệm vụ
* Định hướng phát triển năng lực: Tự học, hợp tác, tính toán
? Muốn nhân đa thức với đa thức ta làm như thế nào.
Bài tập 7 trt 8 học sinh hoạt động theo nhóm
Yc hs mỗi bài làm theo hai cách.
a/
C1 (x2 – 2x + 1) (x - 1) = x3 - 3x2 + 3x - 1
C2 x2 – 2x + 1
x
x - 1
-x2 + 2 x – 1
x3 - 2x2 + x
x3 - 3x2 + 3x - 1
b/ (x3 - 2x2 + x - 1)(5 - x) = - x4 + 7x3 – 11x2 + 6x – 5
* Nhiệm vụ về nhà:
Học thuộc quy tắc nhân đa thức với đa thức
Nắm vững cách trình bày phép nhân 2 đa thức theo hai cách.
Làm BT 8 SGK tr8
Bài tập 6, 7,8 tr8 SBT.
V .Hoạt động tìm tòi mở rộng(3')
* PP: Nêu và giải quyết vấn đề
* KT: Động não
* Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Gv Cho hs làm bài sau: Chứng tỏ biểu thức sau không phụ thuộc vào biến:
(x-9)(x-9)+(2x+1)(2x+1)-(5x-4)(x-2)
Việt Hưng, ngày..../..../2018
Duyệt tuần 01
Tổ trưởng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12417888.doc