Giáo án môn Hóa học 8 tiết 2: Chất (t1)

Hoạt động 1: Chất có ở đâu ?

- GV: Cho học sinh đọc mục I sgk

- HS: Đọc mục I

- GV: Cho Nhóm thảo luận : Chất có ở đâu ? cho ví dụ?

- HS: Trả lời câu hỏi, các nhóm bổ sung , nhận xét .

- GV: Yêu cầu học sinh cho ví dụ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo và các chất có ở trong các vật thể?

- HS: Trả lời

+Cây mía ( Vật thể tự nhiên )

+Am đun ( nhân tạo )

+ Mía có chất đường, xenlulô, nước .

+ Am đun có chất nhôm

- Giáo viên : Vậy Chất có ở đâu ?

 - HS: Chất có ở khắp nơi , đâu có vật thể là ở đó có chất .

- Giáo viên nhận xét kết luận của học sinh  Nội dung

- Củng cố bài tập 1,2,3/11.

- Cá nhân làm bài tập 1,2,3/11 . Nhóm bổ sung, nhận xét .

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 8 tiết 2: Chất (t1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 Ngày soạn : 8 . 08 . 2011 Tuần 1 Ngày dạy : 10 . 08 . 2011 CHƯƠNG II: CHẤT – NGUYÊN TỬ- PHÂN TỬ BÀI 2: CHẤT ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Phân biệt vật thể tự nhiên, nhân tạo. Biết được các vật thể tự nhiên , nhân tạo đều được tạo bởi một số chất hoặc hỗn hợp số chất . Biết cách nhận ra tính chất của chất qua 3 cách : quan sát, dùng dụng cụ đo và làm thí nghiệm . Biết cách sử dụng các chất tùy theo tính chất của nó . Biết phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp . Biết tách một chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý. 2/ Kỹ năng : thực hiện thí nghiệm để biết được tính chất của chất, cách sử dụng hóa chất . 3/ Thái độ – tình cảm : hứng thú , say mê môn hóa học, thấy được sự quan trọng của hóa học trong cuộc sống . II. PHƯƠNG PHÁP Trực quan – đàm thọai , thảo luận nhóm, làm thí nghiệm thực hành III. CHUẨN BỊ : Giáo viên : Giáo án, sách giáo khoa, lưu hùynh, nhôm, nhiệt kế, đèn cồn , sơ đồ , mạch điện theo hình vẽ 1,2 b/8. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY Ổn định lớp: Vệ sinh lớp và kiểm tra sĩ số lớp Kiểm tra bài cũ: - Hóa học là gì ? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ? - Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học ? Đáp án : - Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. - Hóa học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. VD: Sản phẩm hóa học: làm thuốc chữa bệnh, phân bón, - Các hoạt động cần chú ý khi học tập bộ môn hóa học + Thu thập tìm kiếm kiến thức + Xử lí thông tin + Vận dụng + Ghi nhớ : chọn lọc Bài mới : Vào bài: -Hóa học là khoa học nghiên cứu về Chất và sự biến đổi của Chất, vậy Chất có ở đâu ? Chất được tạo nên từ đâu ? Hôm nay thầy trò chúng ta sẽ cùng làm quen với Chất . Họat động gv – hs Nội dung Bổ sung Hoạt động 1: Chất có ở đâu ? - GV: Cho học sinh đọc mục I sgk - HS: Đọc mục I - GV: Cho Nhóm thảo luận : Chất có ở đâu ? cho ví dụ? - HS: Trả lời câu hỏi, các nhóm bổ sung , nhận xét . - GV: Yêu cầu học sinh cho ví dụ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo và các chất có ở trong các vật thể? - HS: Trả lời +Cây mía ( Vật thể tự nhiên ) +Am đun ( nhân tạo ) + Mía có chất đường, xenlulô, nước . + Am đun có chất nhôm - Giáo viên : Vậy Chất có ở đâu ? - HS: Chất có ở khắp nơi , đâu có vật thể là ở đó có chất . - Giáo viên nhận xét kết luận của học sinh à Nội dung - Củng cố bài tập 1,2,3/11. - Cá nhân làm bài tập 1,2,3/11 . Nhóm bổ sung, nhận xét . - Giáo viên: các em biết gì về muối ăn? - HS: Trả lời: Muối ăn là chất rắn, vị mặn, màu trắng, tan trong nước - GV: Những gì các em vừa liệt kê là tính chất của chất muối. * Chuyển ý: Vậy để biết được tính chất này có thay đổi hay không chúng ta cần tìm hiểu phần II . Hoạt động 2: Tính chất của chất : - GV: Yêu cầu Các nhóm thảo luận mục 1 phần II. -Nhóm thảo luận - Giáo viên yêu cầu các nhóm đặt câu hỏi để nhóm khác trả lời . ? Những tính chất nào là tính chất vật lý? tính chất hóa học - Nhóm trả lời , các nhóm khác bổ sung câu trả lời . ? Làm thế nào để biết được tính chất của một chất ? cho ví dụ . - Giáo viên nhận xét cách đặt câu hỏi và câu trả lời của học sinh . - Sau khi quan sát Chất biết được tính chất gì ? - Học sinh đọc mục a trả lời Trạng thái, màu sắc à Tính chất bề ngoài của Chất - Giáo viên treo hình vẽ 1.1/8 và sơ đồ mạch điện, giải thích thêm cho học sinh ( có thể làm TN b). - Các cách để biết được tính chất của chất ? ( 3 cách ). - HS: làm thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm--> trả lời: 3 cách (Quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm) - GV: Củng cố bài tập 5/12 - HS: Chép nội dung bài tập 5/12 vào vở bài tập . Giáo viên:( chuyển ý ) - Như vậy chúng ta đã biết được tính chất của chất phải không ? Việc hiểu biết tính chất của Chất có lợi gì ? Nhóm thảo luận trả lời câu hỏi mục 2.II. Tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất ? --> để trả lời câu hỏi trên, gv làm thí nghiệm để hs phân biệt 2 chất lỏng: cồn và nước, ta phải dựa vào tính chất khác nhau của cồn và nước. Đó là tính chất nào? - HS: Cồn cháy được, còn nước thì không cháy được - GV: Vậy tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất? - HS: Giúp nhận biết chất này với chất khác. + Biết cách sử dụng chất . + Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất . - Giáo viên cho học sinh liên hệ ví dụ thực tế . - GV: Thuyết trình thêm: biết tính chất của chất còn giúp cho chúng ta biết cách sử dụng chất và biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống sản xuất. * Giáo dục hs: Do không hiểu khí CO có tính độc (nó kết hợp chặt chẽ với hemoglobin) vì vậy một số người đã sử dụng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín, gây ra ngộ độc nặng. - Một số người không hiểu là khí CO2 không duy trì sự sống, đồng thời nặng hơn không khí nên đã xuống vét bùn ở đáy giếng sâu mà không đề phòng nên đã gây ra những hậu quả đáng tiếc ... - Biết H2SO4 đặc là chất làm bỏng, cháy da thịt, vải nên chúng ta cần tránh không để axit dây vào người, áo, quần. I. Chất có ở đâu ? Chất có ở khắp nơi, đâu có vật thể là có chất. II. Tính chất của chất : 1. Mỗi chất đều có những tính chất nhất định không đổi thể hiện qua tính chất vật lý và tính chất hóa học. + Tính chất vật lý: là trạng thái , màu , mùi , vị , tính tan , to S , to n/c .. + Tính chất hóa học : khả năng biến đổi thành chất khác - Để biết được tính chất của một chất cần phải quan sát , dùng dụng cụ đo và làm thí nghiệm. 2. Việc hiểu biết tính chất của Chất có lợi gì ? a) Giúp nhận biết chất này với chất khác . b) Biết cách sử dụng chất . c) Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất . 4 . Củng cố : - Hãy so sánh các tính chất: màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất muối ăn, đường và than. Yêu cầu nêu được: Đặc điểm Nước Muối ăn Đường Than Màu sắc Không màu Màu trắng Màu trắng Màu đen Vị Không vị mặn ngọt Không vị Tính tan Tan Tan Tan Không tan Tính cháy Không Cháy Không cháy Không cháy Cháy 5.Dặn dò : Học bài, chuẩn bị trước nội dung còn lại của bài. *Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 2.doc
Tài liệu liên quan