Giáo án môn học Mĩ thuật lớp 3 - Bài 12, 13

- Quan sát hình 12.1

- Trang phục nam có điểm gì nổi bật về kiểu dáng, màu sắc, chi tiết trang trí.?

- Trang phục nữ có điểm gì nổi bật về kiểu dáng, màu sắc, chi tiết trang trí.?

- Các chi tiết trang trí thường nằm ở bộ phận nào của trang phục?

- Các trang phục trong hình sử dụng cho những mùa nào?

- Giáo viên cho học sinh xem mẫu quần áo đã chuẩn bị

Giáo viên chót ý: Mỗi trang phục đều có đặt điểm riêng tùy theo mục đích sử dụng mà kiểu dáng, màu sắc,chất liệu vải, chi tiết trang trí khác nhau, phù hợp với lứa tuổi

 

doc7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Mĩ thuật lớp 3 - Bài 12, 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 13: CÂU CHUYỆN EM YÊU THÍCH LỚP 3 Số tiết dạy: 3 tiết. Tuần dạy: 33,34,35 Người soạn: Nguyễn Dũng. Đơn vị:Trường TH Nguyễn Trãi. I.Mục tiêu: Hiểu được nội dung,biết cách khai thác hình ảnh tiêu biểu của câu chuyện để vẽ minh họa. Thể hiện được bức tranh vẽ câu chuyện yêu thích, thể hiện bằng hình thức vẽ. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II.Chuẩn bị. -Giấy vẽ, màu vẽ, Keo dán, kéo... một số tranh ảnh H13.1, H13.2 III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Tiết 1 1.KTBC: GV kiểm tra đồ dùng học tập môn MTcủa HS. 2.Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu. *GV giới thiệu H13.1 - Mỗi bức tranh minh họa cho câu chuyện nào? -Hãy kể các câu chuyện khác mà em biết. *Gv giới thiệu H13.2 -Những bức tranh gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào?hình ảnh trong tranh mô phỏng nội dung gì trong câu chuyện? - Hình dáng, đường nét,màu sắc và cách sắp xếp các hình ảnh trong bức tranh như thế nào? -Nhân vật chính trong câu chuyện có tính cách như thế nào? Thể hiện rõ tính cách chưa? *GV kết luận: ( ghi nhớ SGK) Tiết 2 Hoạt động 2. Cách thực hiện: *GV giới thiệu H13.3 cách tạo hình nhân vật trong câu chuyện. - Bức tranh vẽ câu chuyện gì? Bước 1, 2,3: vẽ như thế nào? * Kết luận: Ghi nhớ (SGK) Hoạt động3: Thực hành *Gv tổ chức hoạt động học tập *GV quan sát và giúp đỡ các nhóm để hoàn thiện sản phẩm. Hoạt động4: Trưng bày giới thiệu sản phẩm GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm. GVgợi ý:-Câu chuyện của nhóm em là gì? có nội dung như thế nào? nhân vật chính, các hình ảnh phụ ra sao? Hoạt động5: Đánh giá *GV gợi ý cách đánh giá cho sản phẩm của mỗi nhóm * GV đánh giá từng sản phẩm của HS. bình chọn bài yêu thích. *Vận dụng sáng tạo: GV gợi ý (SGK) 3.Củng cố- dặn dò: Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm một số câu chuyện khác mà em thích. -HS quan sát, thảo luận trả lời(nhóm 2): H1: Cây khế, H2: Tấm Cám, H3: Bạch Tuyết và bảy chú lùn, H3: Người cá. -HS kể: -HS quan sát trả lời: H1: Hoàng tử Ếch:Ếch xanh biến thành hoàng tử đi cùng với công chúa. H2 Bạch Tuyết và bảy chú lùn: Bạch Tuyết vui chơi cùng bảy chú lùn: H3: Cây tre trăm đốt: Lão nhà giàu bảo chàng trai nghèo vào rừng tìm cây tre trăm đốt. H4: Cô bé quàng khen đỏ: Trên đường đi qua nhà bà ngoại, cô bé quàng khen đỏ gặp chó Sói. - Bố cục bức tranh cân đối, màu sắc tươi sáng. - Hình ảnh chính đã thể hiện được tính cách nhân vật. - HS đọc ghi nhớ (SGK) -HS quan sát trả lời: +Câu chuyện : Rùa và Thỏ B1- Vẽ hình ảnh chính. B2- Vẽ thêm hình ảnh phụ. B3- Vẽ màu. -HS đọc ghi nhớ (SGK) +HS hoạt động theo nhóm. -HS thảo luận thống nhất câu chuyện.Tao hình nhân vật theo sự phân công của nhóm.Sắp xếp các nhân vật theo nội dung câu chuyện. -HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. -Từng nhóm lên giới thiệu nội dung câu chuyện và chia sẻ sản phẩm của nhóm mình. -HS tự đánh giá: -Hoàn thành - Chưa hoàn thành -HS về nhà vận dụng sáng tạo: +Có thể tạọ hình khác cho câu chuyện. +Viết một đoạn văn ngắn dựa trên hình minh họa của nhóm. Bài 14. Lớp 3. TRANG PHỤC CỦA EM Nguyễn Thị Hồng Huệ. Đơn vị: Trường tiểu học Nguyễn Trãi I. Mục tiêu: Nhận ra được vẻ đẹp và đặc điểm của trang phục nam, nữ lứa tuổi học sinh tiểu học Vẽ và trang trí được trang phục theo ý thích. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận của mình, của bạn. II. Chuẩn bị: * Giáo viên: - Trang phục mẫu - Hình ảnh minh họa, - Giấy, màu vẽ, kéo, âm thanh * Học sinh: - Giấy vẽ, màu vẽ - Keo dán, kéo.. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu. (5’) - Quan sát hình 12.1 - Trang phục nam có điểm gì nổi bật về kiểu dáng, màu sắc, chi tiết trang trí...? - Trang phục nữ có điểm gì nổi bật về kiểu dáng, màu sắc, chi tiết trang trí...? - Các chi tiết trang trí thường nằm ở bộ phận nào của trang phục? - Các trang phục trong hình sử dụng cho những mùa nào? - Giáo viên cho học sinh xem mẫu quần áo đã chuẩn bị Giáo viên chót ý: Mỗi trang phục đều có đặt điểm riêng tùy theo mục đích sử dụng mà kiểu dáng, màu sắc,chất liệu vải, chi tiết trang trí khác nhau, phù hợp với lứa tuổi. Thảo luận nhóm HS thảo luận trả lời câu hỏi HS quan sát HS lắng nghe Hoạt động 2: Cách thực hiên. ( 6’) - Trải nghiệm với vai trò nhà thiết kế thời trang bằng cách vẽ thêm các họa tiết trang trí và vẽ màu hoàn chỉnh cho hình chiếc váy, áo quần trong hình 12.1 - Nêu cách thực hiện thiết kế trang phục theo cách hiểu của em? Ghi nhớ: Cách tạo dáng trang phục * Chọn đối tượng để tạo dáng trang phục( nam, nữ, lớn tuổi, nhỏ tuổi,..). Xác định trang phuc này sẽ dùng trong mùa nào( xuân, hạ, thu, đông), trong hoàn cảnh nào(đi hoc, đi chơi, đi dã ngoại,) * Vẽ hình dáng của trang phục( quần, áo, váy, mũ..) * Tạo thêm các họa tiết trang trí cho trang phục. * Vẽ màu( Theo ý thích) Cho học sinh xem bài tham khảo hình 12.3 trang 60 Giáo viên yêu cầu học sinh trang trí hình 12.2 ( 20’) Giáo viên chọn 10 em hoàn thành sớm nhận xét, tuyên dương. Dặn dò: chuẩn bị Tiết 2 ( giấy A3, giấy màu, màu, kéo) HS lắng nghe Học sinh nêu cách thực hiện HS lắng nghe, nhắc lại. HS làm bài Tiết 2: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 3: Thực hành Nhắc lại ghi nhớ đã học tiết trước Ghi nhớ: Cách tạo dáng trang phục * Chọn đối tượng để tạo dáng trang phục( nam, nữ, lớn tuổi, nhỏ tuổi,..). Xác định trang phuc này sẽ dùng trong mùa nào( xuân, hạ, thu, đông), trong hoàn cảnh nào(đi hoc, đi chơi, đi dã ngoại,) * Vẽ hình dáng của trang phục( quần, áo, váy, mũ..) * Tạo thêm các họa tiết trang trí cho trang phục. * Vẽ màu( Theo ý thích) Thực hành: 30’ Tạo dáng và trang trí một ( hoặc một bộ) trang phục cho mình hoặc một nguồi mà em yêu quý vào giấy vẽ Học sinh làm bài trên giấy A3 làm theo nhóm 4 - Học sinh nhắc lại 1. Nghe nhạc vẽ theo giai điệu - Giáo viên bật nhạc nhẹ nhàng cho học sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu của âm nhạc. - Giáo viên bật âm nhạc tăng dần sang tiết tấu nhanh tạo cảm xúc mạnh mẽ cho học sinh. - Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày và thưởng thức bức tranh mình vừa tạo. - Học sinh bắt đầu vẽ những nét màu trên giấy theo thứ tự các màu từ sáng đến đậm. - Học sinh chuyển động cơ thể và vẽ theo giai điệu của âm nhạc. - Học sinh trưng bày và thưởng thức bức tranh mình vừa tạo. 2.Từ vẽ tranh đến thưởng thức, cảm nhận về màu sắc - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh và suy nghĩ, đưa ra những nhận xét và chia sẻ cảm nhận về hoạt động vừa thực hiện. - Giáo viên gợi ý: + Em nghĩ như thế nào về bức tranh? Em thích gì trong bức tranh đó? + Em có nghĩ gì các nét đan xen trong bức tranh? Em có hứng thú với hoạt động vừa thực hiện không? + Trong khi quan sát tranh, em liên tưởng tới hình ảnh gì? Từ những hình ảnh đó, em nghĩ đến mùa nào họa tiết nào? - Giáo viên khuyến khích học sinh phản hồi và ghi chép lại ý kiến thành một bản đồ tư duy ở trên bảng. - Giáo viên có thể tập trung vào màu sắc và lần lượt giới thiệu về một số khái niệm màu như sáng tối,nóng lạnh, bổ túc, tương phản, hòa sắc. - Học sinh quan sát bức tranh và suy nghĩ, đưa ra những nhận xét và chia sẻ cảm nhận về hoạt động vừa thực hiện. Các em tưởng tượng ra những hình ảnh, màu sắc - Học sinh phản hồi và ghi chép lại ý kiến thành một bản đồ tư duy ở trên bảng. 3. Thực hành: 20’ Giáo viên hướng dẫn dung kéo cắt trên giấy màu đã chuẩn bị nhằm tạo dáng trang phục theo ý thích. Sau đó dán lên sản phẩm vẽ theo nhạc. Học sinh làm bài. - Trình bày đánh giá sản phẩm: 5’ - Giáo viên hướng dẫn học sinh chia sẻ ý kiến về kết quả - Từ kết quả làm được chuẩn bị tiết sau trang trí trên mẫu thiết kế đã chuẩn bị. - Học sinh lắng nghe và thực hiện. Tiết 3 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt đông 4: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm 1.Tạo dáng và trang trí. 20’ Từ kết quả làm được của tiết trước tạo ngân hàng hình ảnh. Giáo viên cho học sinh nhận xét theo cảm nhận của riêng mình. Giáo viên góp ý cho học sinh chỉnh sữa cho phù hợp (nếu cần). Từ mẫu thiết kế trên giáo viên yêu cầu học sinh vẽ lại và trang trí họa tiết theo ý thích. 2. Trình bày và đánh giá - Giáo viên hướng dẫn học sinh chia sẻ ý kiến về kết quả của toàn bộ quá trình với một hệ thống các câu hỏi: + Giới thiệu về mẫu thiết kế của em? + Tác phẩm của em thiết kết trang phục cho ai( nam, nữ). ? + Trang phục ấy sử dụng mùa nào trong năm? - Giáo viên liên hệ giáo dục. Cần phải biết trân trọng và giữ gìn trang phục của mình bằng cách không bôi bẩn, Giăc quân áo sạch, xếp gọn gàn. Bận trang phục phải lựa chọn phù hợp với mùa. Đến những nơi khác nhâu phải bận trang phục phù hợp. 3. Đánh giá Giáo viên yêu cầu học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình Bình chọn bài yêu thích. Giáo viên đánh giá, nhận xét bài học sinh. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Bài 13 Câu chuyên em yêu thích. đồ dung cần Giấy vẽ, màu, hồ, kéo, thanh gắn nhân vật Học sinh lắng nghe và thực hiện. - Các nhóm trưng bày và thuyết trình về tác phẩm của mình. - Học sinh phân tích và đánh giá tác phẩm dựa trên mục đích và mục tiêu đã định; giải thích lý do lựa chọn và ý kiến đánh giá của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 12-13.doc
Tài liệu liên quan