I.MỤC TIÊU:
HS bước đầu làm quen với cách vẽ chân dung biểu cảm.
HS vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân.
HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên :
+ Một số tranh, ảnh, bài vẽ chân dung biểu cảm của họa sĩ và của học sinh.
+ Một số bài chân dung, tranh vẽ về mẹ hoặc cô giáo .
+ Hình minh họa các quy trình thực hiện.
+ Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy, .
2. Học sinh :
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Mĩ thuật lớp 3 - Bài 3, 4, 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3. CON VẬT QUEN THUỘC. Lớp 3
Thời lượng: 2 tiết. Tuần dạy: 6,7
Người soạn: Phan Thị Thoa. Trường tiểu học Lê Văn Tám
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS nhận ra và nêu được hình dáng, màu sắc, hoạt động,.của một số con vật quen thuộc.
HS vẽ được con vật quen thuộc theo ý thích bằng nét và màu.
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
+ Tranh, ảnh, clip về các con vật quen thuộc.
+ Hình minh họa các bước thực hiện.
+ Sản phẩm tạo dáng các con vật.
+ Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy,.
2. Học sinh:
Giấy vẽ A3, Tập vẽ A4, bút chì, màu, đất nặn, giấy màu,...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1:Tìm hiểu
- GV cho HS xem hình ảnh về các con vật quen thuộc.
- Cho HS thảo luận theo các gợi ý của GV:
+ Mỗi con vật có cấu tạo bên ngoài, hình dáng, màu sắc như thế nào?
+ Chúng gồm có những bộ phận nào?
+ Mỗi con vật có đặc điểm riêng gì?
+ Chúng thường sống ở đâu?
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày.YC nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý
- GV cho HS quan sát hình. Kết hợp đặt một số câu hỏi để HS tìm hiểu cách vẽ và trang trí con vật:
+ Các con vật được vẽ như thế nào?
+ Đường nét và màu sắc trang trí ở mỗi sản phẩm như thế nào?
- GV nhận xét, cho HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
*Hoạt động 2: Cách thực hiện
- GV cho HS vẽ nhanh vào khung ở SGK về con vật quen thuộc mà em yêu thích.
- Cho HS quan sát hình hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí con vật ở Hình 3.3 và 3.4.
- GV giúp HS nhận ra các bước vẽ.
- GV vẽ trưc tiếp lên bảng và nhắc lại các bước vẽ.
- YC HS nhắc lại các bước vẽ ở phần ghi nhớ.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học và dặn dò.
- HS quan sát.
- HS thảo luận theo nhóm 2 để trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày. HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hình 3.2 SGK.
- HS trả lời
- HS lắng nghe, đọc ghi nhớ.
- HS thực hiện vẽ con vật mà mình yêu thích. vào khung hoặc bảng con ( nếu quên mang sách)
- HS quan sát.
- HS nhắc lại các bước vẽ và đọc nội dung phần ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ
TIẾT 2
* Hoạt động 3: Thực hành
3.1 Hoạt động cá nhân:
- Cho HS tạo dáng và trang trí con vật theo ý thích. ( Mỗi HS có thể tạo dáng từ 2-3 con vật)
- GV theo dõi, giúp đỡ HS .
- Cho HS trưng bày bài vẽ theo nhóm. thành ngân hàng hình ảnh
- Tổ chức cho HS nhận xét về:
+ Hình dáng
+ Đường nét trang trí
3.2 Hoạt động nhóm:
- GV chia nhóm
- Tổ chức cho HS các nhóm thảo luận tìm nội dung câu chuyện sẽ thể hiện.
- Cho HS lựa chọn hình ảnh từ ngân hàng để thể hiện về một câu chuyện phù hợp với chủ đề.
- Gợi ý HS thêm các hình ảnh khác để tạo bức tranh tập thể sinh động, phong phú hơn.
- Tổ chức HS thực hành.
- GV theo dõi, hổ trợ. Nêu một số lưu ý để HS làm bài tốt hơn.
* Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày và thuyết trình về bức tranh
- Cho HS các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài của nhóm mình và nhóm bạn theo 2 mức độ:
+ Hoàn thành
+ Chưa hoàn thành
- GV đánh giá bài của từng nhóm theo mức độ
- Tuyên dương nhóm có bài vẽ đẹp, sáng tạo
- GV nhận xét cụ thể từng bài và hướng dẫn HS ghi lời nhận xét.
- GV nhận xét tiết học.
* Vận dụng – Sáng tạo:
- Cho HS đóng thành tập để làm triễn lãm tranh môn MT.
- Dùng các chất liệu khác để tạo hình và trang trí con vât theo ý thích như hình 3.7 SGK/ Trang 18.
- HS thực hành vẽ và trang trí con vật theo ý thích.
- HS đính bài lên bảng.
- HS nhận xét, chia sẽ cảm nhận
- HS hoạt động theo nhóm 4
- HS thảo luận tìm nội dung câu chuyện.
- HS thực hiện
- HS vẽ thêm hình ảnh phụ
- HS thực hành trên giấy A3
- HS trưng bày bài và đại diện nhóm giới thiệu, chia sẽ về câu chuyện của nhóm mình.
- HS tự đánh giá.
- HS lắng nghe
- HS ghi lời nhận xét và đánh giá của GV vào phần đánh giá ở trang 18 / SGK
*********************
Bài 4. CHÂN DUNG BIỂU CẢM. Lớp 3
Thời lượng: 2 tiết. Tuần dạy: 8, 9
Người soạn: Phan Thị Thoa. Trường tiểu học Lê Văn Tám
I.MỤC TIÊU:
HS bước đầu làm quen với cách vẽ chân dung biểu cảm.
HS vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân.
HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên :
+ Một số tranh, ảnh, bài vẽ chân dung biểu cảm của họa sĩ và của học sinh.
+ Một số bài chân dung, tranh vẽ về mẹ hoặc cô giáo .
+ Hình minh họa các quy trình thực hiện.
+ Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy,.
2. Học sinh :
Giấy vẽ A3 ( A4), bút chì, màu, giấy màu, keo dán,...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1:Tìm hiểu
- GV cho HS xem hình 4.1/ SGK.
- Cho HS thảo luận để tìm ra sự khác nhau của 2 bức tranh với một số gợi ý sau:
+ Hai bức tranh có gì giống nhau và khác nhau?
+ Màu sắc được thể hiện như thế nào?
+ Các bộ phận trên khuôn mặt của bức tranh (Hb) được vẽ như thế nào?
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày.Yêu cầu nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý
- GV giới thiệu để HS hiểu thế nào là vẽ chân dung biểu cảm
- GV cho HS xem thêm một số tranh chân dung biểu cảm trong hình 4.2 để HS hiểu hơn .
* Hoạt động 2: Cách thực hiện
2.1. Trải nghiệm và vẽ không nhìn giấy
- Cho HS quan sát hình 4.3/ SGK, giới thiệu cách vẽ không nhìn giấy
- Vừa hướng dẫn vừa vẽ minh hoạ lên bảng để HS rõ hơn cách bước
- Cho HS tham khảo hình 4.4 / SGK
- Yêu cầu HS trải nghiệm vẽ bảng con hoặc giấy
- GV theo dõi, nhắc nhỡ HS tập không nhìn giấy, giúp đỡ thêm cho HS còn lúng túng
- Cho HS trưng bày, GV chọn một số bài tốt và chưa tốt để cho HS nhận xét, gv nhận xét, lưu ý thêm về cách vẽ, bố cục,...
2.2. Cách thể hiện đường nét và màu sắc tranh chân dung biểu cảm
- Cho HS quan sát hình 4.5/ SGK, thảo luận nhóm 4 để tìm hiểu về nét vẽ biểu cảm và vẻ đẹp của đường nét
- Gọi đại diện một vài nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung, chốt ý
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.6 để nêu các bước thực hiện
- GV nhắc lại, hướng dẫn HS trang trí theo cảm xúc
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Cho HS tham khảo H4.7/ SGK và bài vẽ đã chuẩn bị để lấy cảm hứng và ý tưởng sáng tạo.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau
- HS quan sát.
- HS thảo luận theo nhóm 2 để trả lời các câu hỏi.
+ Giống: đều vẽ chân dung người, đầy đủ các bộ phận trên khuôn mặt.
+ Khác: Hình a vẽ hình, các bộ phận trên khuôn mặt, màu sắc rõ ràng còn hình b vẽ các nét và màu chưa rõ hình
+ Màu sắc tươi sáng.
+ Các bộ phận trên khuôn mặt đặt sai lệch vị trí, trông rất hài hước.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Quan sát, tìm hiểu thêm
- Quan sát, lắng nghe, nhận biết
- HS nhắc lại các bước thực hiện
- Tham khảo
- Từng cặp HS ngồi đối diện thực hành ở bảng con ( giấy vẽ A4)
- Trưng bày, nêu cảm nhận về hoạt động và sản phẩm tạo ra
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm
- Thảo luận
- Đại diện trình bày: vẽ các nét liền mạch, có nét mảnh, nét đậm,...
- Nhận xét, bổ sung
- Quan sát, phát biểu các bước thực hiện
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Vài HS đọc ghi nhớ
- Tham khảo, lấy cảm hứng và ý tưởng sáng tạo tranh chân dung biểu cảm cho bản thân
TIẾT 2
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV phân công và ổn định chổ ngồi cho HS
- Nhắc lại cáh thực hiện. Nêu lưu ý để có bức trang chân dung sinh động và bộc lộ rõ trạng thái cảm xúc của người được vẽ
- Quan sát HS thực hành, giúp đỡ, nhắc nhỡ thêm với từng đối tượng HS
* Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày và giới thiệu về bức tranh
- Cho HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài của nhóm mình và nhóm bạn theo 2 mức độ:
+ Hoàn thành
+ Chưa hoàn thành
- GV đánh giá
- Tuyên dương các HS có bài vẽ đẹp, sáng tạo
- GV nhận xét cụ thể từng bài và hướng dẫn HS ghi lời nhận xét .
- GV nhận xét tiết học.
* Vận dụng – Sáng tạo:
- Hướng dẫn HS dùng sản phẩm của chủ đề làm khung tranh trang trí lớp hay đóng thành an- bum để lưu niệm như hình 4.10 / SGK.
- Vẽ chân dung biểu cảm của một người mà em yêu quý
- Hai HS ngồi cùng bàn ngồi đối diện nhau
- Thực hành cá nhân vào Tập vẽ: Tập trung quan sát khuôn mặt của bạn và vẽ chân dung biểu cảm không nhìn giấy theo các bước và theo cảm nhận riêng của HS.
- HS trưng bày ,giới thiệu, chia sẽ về bức tranh của mình và của bạn.
- Lắng nghe
- HS tự đánh giá.
- HS lắng nghe
- Tuyên dương
- HS ghi lời nhận xét và đánh giá của GV vào phần đánh giá ở trang 23/ SGK
- Lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện
Bài 5. TẠO HÌNH TỰ DO VÀ TRANG TRÍ BẰNG NÉT. Lớp 3
Thời lượng: 2 tiết. Tuần day: 10, 11
Người soạn: Phan Thị Thoa. Trường tiểu học Lê Văn Tám
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS biết cách tạo hình theo chủ đề lựa chọn.
HS tạo hình được những sản phẩm trang trí theo ý thích bằng màu vẽ, đất nặn hoặc các chất liệu khác.
Phát triển được khả năng thể hiện hình ảnh của HS thông qua trí tưởng tượng.
HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của bạn, của mình.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
+ Hình ảnh, clip về các loài vật, đồ vật có hình dáng, màu sắc, trang trí đẹp.
+ Một số sản phẩm tạo hình.
+ Giấy vẽ, màu vẽ, đất nặn, giấy màu, hồ dán, kéo, vật tìm được,...
2. Học sinh:
Giấy vẽ A3, Tập vẽ A4, bút chì, màu vẽ, đất nặn, giấy màu, bìa,..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1:Tìm hiểu
- Giới thiệu hình ảnh đã chuẩn bị và hình 5.1/ SGK. Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo các gợi ý:
+ Hãy mô tả hình dáng và màu sắc của sự vật trong từng hình.
+ Kể những đường nét được con người sử dụng để trang trí ở các đồ vật.
Gọi HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- Tiếp tục yêu cần HS quan sát hình 5.2 và trả lời:
+ Sản phẩm được tạo hình và trang trí bằng những hình thức và chất liệu nào?
+ Sản phẩm được trang trí bằng đường nét và màu sắc như thế nào?
- Gọi HS phát biểu, nhận xét, bổ sung
- Chốt nội dung chính, yêu cầu HS đọc ghi nhớ
*Hoạt động 2: Cách thực hiện
- Cho HS quan sát hình 5.3/ SGK để tìm hiểu về các hình thức thể hiện và trang trí sản phẩm
+ Kể các hình thức thể hiện
+ Nêu các bước thực hiện
+ Các sản phẩm được trang trí như thế nào?
- GV minh hoạ một hay vài hình thức và nhắc lại các bước thực hiện và nêu một số lưu ý để có sản phẩm đẹp, sáng tạo.
- YC HS nhắc lại cách thực hiện ở phần ghi nhớ.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học và dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng phù hợp với hình thứclựa chọn để thể hiện ở tiết sau.
- Quan sát và thảo luận nhóm 4
- Đại diện một số nhóm mô tả.
- Nhận xét, bổ sung
- Quan sát, tìm hiểu, trả lời
+ Hình thức: nặn, vẽ, gấp giấy,..
+ Chất liệu: màu, đát nặn, giấy màu,...
+ Kết hợp nhiều đường nét: cong, thẳng, lượn sóng,...
- Trình bày, nhận xét, lắng nghe
- Vài HS đọc lại, ghi nhớ
- HS quan sát, tìm hiểu, trả lời
+ Vẽ, gấp, cắt, nặn.
+ Mỗi hình thức đều có 3 bước
+ hoạ tiết, đường diềm, cân đối,..
- Quan sát, lắng nghe
- HS nhắc lại các bước thực hiện
- Vài em đọc nội dung phần ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ
TIẾT 2
* Hoạt động 3: Thực hành
- Cho HS giới thiệu về hình thức chọn thể hiện
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước
- Gợi ý trang trí sáng tạo và an toàn khi thực hành
- Cho HS tham khảo một số sản phẩm tạo hình của HS và hình 5.5/ SGK
- Quan sát HS thực hành, gợi ý cụ thể với từng đối tượng : hỗ trợ cho HS gặp khó khăn, kích thích sự sáng tạo của HS có năng khiếu hay đam mê
* Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày
- Gợi ý HS tự nhận xét, đánh giá theo 2 mức:
+ Hoàn thành
+ Chưa hoàn thành
- Cho HS đọc phần gợi ý và hướng dẫn các em ghi nội dung rồi chia sẻ với các bạn
- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương HS có sản phẩm đẹp, sáng tạo
* Vận dụng – Sáng tạo:
- Cho HS các tổ tự làm khung và trang trí cho những sản phẩm là tranh, bài gấp dán để trang trí lớp học.
- Một số em giới thiệu hình thức và cách tiến hành
- Lắng nghe
- Quan sát lấy cảm hứng và ý tưởng
- HS thực hành cá nhân theo lựa chọn
- HS đính bài lên bảng.
- HS tự nhận xét
- Tiếp thu. Thực hiện ghi theo gợi ý vào phần chỗ chấm rồi chia sẽ cùng bạn
- Tự đánh giá, ghi nhận xét và đánh giá của GV
- Học sinh tự thực hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 3-4-5.doc