Giáo án môn học Tin học khối 8 - Tuần 12

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Luyện tập sử dụng câu lệnh If.then

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

4. Năng lực: Khả năng nghiên cứu, khả năng tự học, khả năng hoạt động nhóm, khả năng thực hành

II. Phương tiện dạy học:

Giáo viên: Tư liệu, bài soạn sách giáo khoa, máy tính cá nhân, phòng máy.

Học sinh: SGK, vở, kiến thức đã học

 

docx5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Tin học khối 8 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN(tt) Tuần 12 Tiết (PPCT): 23 Tin học 8 Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình - Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện - Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh - Hiểu cú pháp, hoạt động vủa các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể 2. Kĩ năng: Biểu diễn các câu lệnh điều kiện. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, ham thích lập trình trên máy tính để giải các bài tập. Năng lực: Khả năng nghiên cứu, khả năng tự học, khả năng hoạt động nhóm Phương tiện dạy học: Giáo viên: Tư liệu, bài soạn sách giáo khoa, máy tính cá nhân, máy chiếu. Học sinh: SGK, vở, kiến thức đã học Hoạt động dạy học : Nội dung Mô tả hoạt động của thầy và trò Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (thời gian: 5 phút) Mục tiêu: Gợi mở cho HS về cấu trúc câu lệnh có điều kiện - GV đưa ra câu hỏi: Câu hỏi: Nêu một ví dụ về hoạt động hằng ngày phụ thuộc vào điều kiện.X ác định điều kiện, hoạt động - GV nhận xét, gợi mở dẫn dắt vào bài - 1 HS trả lời - HS khác nhận xét - Cả lớp theo dõi và ghi bài Hoạt động 2: Mục tiêu: Tìm hiểu về cấu trúc rẽ nhánh và cú pháp của câu lệnh điều kiện (thời gian:35 phút) 4. Cấu trúc rẽ nhánh: - Cấu trúc rẽ nhánh có 2 dạng: Dạng thiếu và dạng đủ. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu Điều kiện Câu lệnh 1 Câu lệnh 2 Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. 5. Câu lệnh điều kiện: a) Dạng thiếu: - Cú pháp: IF then ; - Hoạt động: Chương trình sẽ kiêm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua. b) Dạng đủ: - Cú pháp: If then Else ; - Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện. Gv: Trình chiếu lại 2 ví dụ trên Điều kiện - Nếu sáng thứ 2 không mưa thì Hoạt động lớp em sẽ sinh hoạt dưới cờ + Hoạt động xảy ra khi điều kiện ntn? + Nếu điều kiện sai....? - GV trình chiếu cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu - Gv trình chiếu vídụ 2 Điều kiện - Nếu sáng thứ 2 không mưa thì Hoạt động1 lớp em sẽ sinh hoạt dưới cờ Hoạt động 2 ngược lại lớp em sẽ sinh hoạt tại lớp - Gv: Khi kiểm tra điều kiện nếu điều kiện đúng thì hoạt động 1 xảy ra còn điều kiện sai thì hoạt động 2 sẽ xảy ra. Hỏi: Dựa vào ví dụ trên em hãy mô tả cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ? Điều kiện Câu lệnh 1 Câu lệnh 2 - GV trình chiếu cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. Củng cố: Có mấy dạng cấu trúc rẽ nhánh? GV giải thích: Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh thực hiện các cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và đủ. Cấu trúc rẽ nhánh giúp cho việc lập trình được linh hoạt hơn. - GV đưa ra ví dụ 2, 3 Ví dụ 2: Một hiệu sách thực hiện đợt khuyến mãi lớn với NỘI DUNG sau: Nếu mua sách với tổng số tiền ít nhất là 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán. ? Em hãy mô tả hoạt động tính tiền cho khách. Ví dụ 3: Trong ví dụ 2, chúng ta biết rằng nếu tổng số tiền không nhỏ hơn 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán. Giả sử thêm vào đó, cửa hàng giảm 10% cho những khách chỉ mua với tổng số tiền không đến 100 nghìn đồng. ? Em hãy mô tả hoạt động trên. - Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện như trong ví dụ 2 được gọi cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu còn trong ví dụ 3 gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. Gvdd: Trong ngôn ngữ lập trình các cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện. Vậy câu lệnh điều kiện như thế nào? - ? Câu lệnh điều kiện có mấy dạng. * Dạng thiếu. - Cú pháp: IF then ; - Hoạt động: Chương trình sẽ kiêm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua. - Ví dụ: giả sử cần in số a ra màn hình giá trị của a. Nếu a > b thì in ra màn hình nếu a > b. * Dạng đủ: - Cú pháp: If then Else ; - Hoạt động? - GV nhận xét và chốt lại kiến thức - Hs quan sát ví dụ. - Khi điều kiện đúng. -Hoạt động sẽ không xảy ra. - Hs dựa vào cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu để mô tả cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. - Có 2 dạng cấu trúc rẽ nhánh: Dạng thiếu và dạng đủ. - HS ghi bài + Mô tả hoạt động tính tiền cho khách: - B1. Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách. - B2. Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là 70%x T. - B3. In hoá đơn. + Mô tả hoạt động tính tiền cho khách: - B1. Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách. - B2. Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là 70%x T; ngược lài, số tiền phải thanh toán là 90% x T - B3. In hoá đơn. - Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức. + Câu lệnh điều kiện có 2 dạng là dạng thiếu và dạng đủ. + Học sinh chú ý lắng nghe. - HS ghi nhớ kiến thức. + Thể hiện dạng thiếu trong Pascal. If a > b then Writeln(a); + Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện. - HS chú ý lắng nghe - HS ghi bài Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò (thời gian: 5 phút) ? Hãy nêu cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ. - Gv trình chiếu bài tập 5 trong sgk yêu cầu hs hoạt động nhóm - Chuẩn bị tiết sau thực hành: “Sử dụng câu lệnh điều kiện If then” - HS lắng nghe - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trả lời - HS nhóm khác nhận xét - HS ghi bài - HS ghi nhớ Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Bài thực hành 4: SỬ DỤNG LỆNH ĐIỀU KIỆN IF THEN Tuần 12 Tiết (PPCT): 24 Tin học 8 Mục tiêu: 1. Kiến thức: Luyện tập sử dụng câu lệnh If...then 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 4. Năng lực: Khả năng nghiên cứu, khả năng tự học, khả năng hoạt động nhóm, khả năng thực hành Phương tiện dạy học: Giáo viên: Tư liệu, bài soạn sách giáo khoa, máy tính cá nhân, phòng máy. Học sinh: SGK, vở, kiến thức đã học Hoạt động dạy học : Nội dung Mô tả hoạt động của thầy và trò Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (thời gian: 5 phút) Mục tiêu: HS ghi nhớ các dạng của câu lệnh điều kiện - GV đưa ra câu hỏi: Câu hỏi: Nêu các dạng câu lệnh điều kiện? Lấy VD - GV nhận xét, gợi mở dẫn dắt vào bài - 1 HS trả lời - HS khác nhận xét - Cả lớp theo dõi và ghi bài Hoạt động 2: Bài tập Mục tiêu: Biết viết chương trình sử dụng câu lệnh If...then (thời gian: 40 phút) Bài 1: Viết chương trình nhập hai số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím và in hai số đó ra màn hình theo thứ tự không giảm. Bài 2: Viết chương trình nhập chiều cao hai bạn Long và Trang, in ra màn hình kết quả so sánh chiều cao cảu hai bạn. - Gv yêu cầu hs đọc nội dung bài tập 1 Gv yêu cầu hs đọc nội dung của bài 1. - Gv yêu cầu hs mô tả thuật toán của bài toán trên. - Gv yêu cầu hs quan sát chương trình SGK trang 52 và tìm hiểu ý nghĩa của chương trình. - Gv yêu cầu HS nhập chương trình trên và chạy chương trình với bộ dữ liệu (12, 53); (65, 20) và lưu chương trình với tên Sap_xep. - Gv yêu cầu 1 số hs đọc kết quả Bài tập 2 - Gv yêu cầu hs đọc nội dung bài tập 2. - Gv yêu cầu hs mô tả thuật toán của bài. Từ thuật toán giáo viên yêu cầu hs tập viết chương trình. - Gv yêu cầu hs thực hiện nhập chương trình trong SGK 53. - Gv yêu cầu thực hiện theo các yêu cầu trong SGK trang 53. - Gv yêu cầu hs quan sát kết quả và kiểm tra xem kết quả đúng chưa? Hãy tìm chỗ chưa đúng để sửa chương trình? - Gv giải thích lỗi chương trình và đưa ra cách sửa lỗi trong chương trình trên. Cách 1: Sử dụng 3 câu lệnh điều kiện dạng thiếu. IF Long>Trang THEN Writeln(‘Long cao hon Trang’); IF Long<Trang THEN Writeln(‘ Trang cao hon Long’); IF Long=Trang THEN Writeln(‘Hai ban bang nhau’); Cách 2: Sử dụng câu lệnh điều kiện lồng nhau. if Long>Trang then writeln(‘Long cao hon Trang’) else if Long<Trang then writeln(‘Trang cao hon Long’) else writeln(‘Hai ban bang nhau’); - 1 HS đọc đề bài B1: Nhập 2 số nguyên a, b từ bàn phím. B2: Nếu a<b thì in a, b. B3: Nếu a> b thì in b, a. B4: Kết thúc - Hs quan sát và tìm hiểu ý nghĩa chương trình. - HS thực hiện cặp đôi - HS kiểm tra chéo kết quả của nhau. - 2 HS đọc. - 1 HS đọc đề bài - HS mô tả thuật toán B1: Nhập chiều cao của Long, Trang. B2: Nếu Long> Trang thì in Long cao hơn Trang. B3: Nếu Long <Trang thì in Trang cao hơn Long. Ngược lại hai bạn cao bằng nhau. B4. kết thúc. - Hs viết chương ra giấy nháp. - Hs thực hiện nhập chương trình - Hs thực hiện. - Hs lắng nghe và thực hành sửa trên máy. - Hs quan sát và lắng nghe. - HS ghi nhớ Hoạt động 2: Củng cố và dặn dò (thời gian: 5 phút) - Yêu cầu học lại nội dung và ghi nhớ các lệnh đã thực hành. - Yêu cầu HS nêu nội dung tổng kết. - Tiết sau thực hành với bài tập 3 - HS đọc nội dung - HS ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. BAN GIÁM HIỆU (Duyệt) TỔ TRƯỞNG (Kiểm tra)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuần 12.docx
Tài liệu liên quan