V. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức đã học
2. Kĩ năng: Hoàn thiện kỉ năng viết chương trình
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Năng lực: Năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực hợp tác.
II. Phương tiện dạy học:
Giáo viên: Tư liệu, sách hướng dẫn, máy tính cá nhân, máy chiếu
Học sinh: Vở ghi, SGK
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Tin học khối 8 - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 1 TIẾT (Thực hành) (tt)
Tuần 16
Tiết (PPCT): 31
Tin học 8
Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức đã học
2. Kĩ năng: Hoàn thiện kỉ năng viết chương trình
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Năng lực: Năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực hợp tác.
Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Phòng máy, để kiểm tra
- Học sinh: Kiến thức viết chương trình
Hoạt động dạy học :
GV phát đề
Bài 1: Nhập 4 số a, b, c, d từ bàn phím. viết chương trình tìm ra số có giá trị nhỏ nhất (10điểm)
ĐÁP ÁN
PROGRAM TIMGIATRINHONHAT;
Var
Min , a , b , c , d : Real ; (1đ)
BEGIN
Writeln (' Nhap gia tri cua 4 so : ')
Write (' a = ') ; Readln ( a ) ; (1đ)
Write (' b = ') ; Readln ( b ) ; (1đ)
Write (' c = ') ; Readln ( c ) ; (1đ)
Write (' d = ') ; Readln ( d ) ; (1đ)
Min := a ;(1đ)
If Min > b Then Min := b ; (1đ)
If Min > c Then Min := c ; (1đ)
If Min > d Then Min := d ; (1đ)
Writeln (' Gia tri nho nhat la : ', Min ) ; (1đ)
Readln ;
END .
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ÔN TẬP
Tuần 16
Tiết (PPCT): 32
Tin học 8
Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức đã học
2. Kĩ năng: Hoàn thiện kỉ năng viết chương trình
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Năng lực: Năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực hợp tác.
Phương tiện dạy học:
Giáo viên: Tư liệu, sách hướng dẫn, máy tính cá nhân, máy chiếu
Học sinh: Vở ghi, SGK
Hoạt động dạy học :
Nội dung
Mô tả hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức (thời gian: 5 phút)
- GV: Đưa ra câu hỏi
? Viết cú pháp câu lệnh điều kiện ở dạng thiếu và dạng đủ
? Viết cú pháp câu lệnh điều kiện lồng nhau
? Viết cú pháp câu lệnh lặp
- GV nhận xét, gợi mở dẫn dắt vào bài
- 3 HS trả lời
- HS khác nhận xét
- Cả lớp theo dõi và ghi bài
Hoạt động 2: Ôn tập
Mục tiêu: Hệ thống lại nội dung lý thuyết, bài tập đã học (thời gian: 35 phút)
I. Lý thuyết:
Câu 1. Ngôn ngữ lập trình là gì? Chương trình dịch là gì?
Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.
+ Chương trình dịch là chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình thành chương trình thực hiện được trên máy tính.
Câu 2. Từ khoá là gì?
Từ khoá: đó là các từ vựng để giao tiếp giữa người và máy. Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là những từ dành riêng, không được dùngcho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định.
Câu 3.
+ Tên: là 1 dãy các kí tự được dùng để chỉ tên hằng số, tên biến, tên chương trình, Tên được tạo thành từ các chữ cái và các chữ số song bắt buộc chữ cái đầu phải là chữ cái.
- Tên được dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt theo quy tắc :
+ Hai đại lượng khác nhau trong một chương trình phải có tên khác nhau.
+ Tên không được trùng với các từ khoá.
Câu 4: Cấu trúc chung của chương trình gồm có 2 phần:
+ Phần khai báo thường gồm các câu lệnh dùng để:
- Khai báo tên chương trình.
- Khai báo các thư viện ( chứa các lệnh có sẵn có thể sử dụng được trong chương trình ) và một số khai báo khác.
Phần k
hai báo có thể có hoặc không nhưng nếu có phần khai báo thì nó phải được đặt trước phần thân chương trình
+ Phần thân cuả chương trình gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Đây là phần bắt buộc phải có.
Câu 5:
Bảng dưới đây liệt kê một số kiểu dữ liệu cơ bản của ngôn ngữ lập trình Pascal:
Tên kiểu
Phạm vi giá trị
integer
Số nguyên trong khoảng -215 đến 215 - 1.
real
Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2,9´10-39 đến 1,7´1038 và số 0.
Char
Một kí tự trong bảng chữ cái.
string
Xâu kí tự, tối đa gồm 255 kí tự.
Câu 6
Var danh sách tên biến : kiểu của biến ;
var là từ khoá của ngôn ngữ lập trình dùng để khai báo biến.
Const tên hằng = giá trị của hằng;
- Const là từ khoá của ngôn ngữ lập trình dùng để khai báo hằng.
VD: Khai báo biến: Var m,n : Interger;
S : real; Thongbao: string;
Khai báo hằng: Const a = 10;
Pi = 3.14;
Câu 7.
Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết.
Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm có 3 bước:
Bước 1 : Xác định bài toán
Bước 2 : Mô tả thuật toán
Bước 3 : Viết chương trình
Câu 8
Cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng đủ và câu lệnh điều kiện dạng thiếu.
Dạng thiếu:
If then ;
Dạng đủ:
If then Else ;
Cho ví dụ: If a> b then write (a);
If a>b then Max := a else Max:= b;
- GV đưa ra câu hỏi
- GV chiếu câu hỏi
1. Ngôn ngữ lập trình là gì? Chương trình dịch là gì?
2. Từ khoá là gì?
3. Tên trong ngôn ngữ lập trình là gì? Quy tắc đặt tên?
4. Cấu trúc chung của một chương trình gồm mấy phần? Hãy trình bày cụ thể từng phần?
5. Các kiểu dữ liệu cơ bản trong Turbo Pascal?
6. Nêu cách khai báo biến, hằng trong Pascal? Cho VD?
7. Bài toán là gì? Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước?
8. Trình bày cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng đủ và câu lệnh điều kiện dạng thiếu. Cho ví dụ?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập.
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- Các nhóm làm bài.
- Đại diện 1 nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm làm bài.
- Đại diện 1 nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm làm bài.
- Đại diện 1 nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm làm bài.
- Đại diện 1 nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm làm bài.
- Đại diện 1 nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm làm bài.
- Đại diện 1 nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm làm bài.
- Đại diện 1 nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung.
- Cả lớp theo dõi và ghi bài
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò (thời gian: 5 phút)
Bài tập: Viết chương trình kiểm tra một số nhập vào từ bàn phím có chia hết cho 3 không?
- Yêu cầu học lại nội dung và ghi nhớ. Làm bài tập về nhà
- Tiết sau: Thi học kì
- HS trả lời
- HS ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BAN GIÁM HIỆU
(Duyệt)
TỔ TRƯỞNG
(Kiểm tra)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 16.docx