Giáo án môn Học vần lớp 1 - Tiết 1: Vần ai

Việc 2: Viết

a/Viết bảng con

- Giáo viên cho học sinh quan sát vần ai .

- Vần ai gồm mấy con chữ?

 

- GV vừa viết mẫu trên bảngvừa nêu quy trình viết. Điểm đặt bút giữa dòng kẻ 2 viết a rồi viết tiếp i liền với a điểm dừng bút ở đường kẻ 2 tạo thành nét liền mạch.Khoảng cách giữa a và i là nửa ô li.

- Giáo viên cho học sinh viết vào bảng con vần ai.

- Giáo viên cho học sinh quan sát tiếng trai.

- Hướng dẫn viết tiếng trai điểm đặt bút trên đường kẻ 2 viết tr từ tr lia bút viết vần ai điểm dừng bút ở đường kẻ 2 tạo thành nét liền mạch.

 

docx4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Học vần lớp 1 - Tiết 1: Vần ai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: TIẾNG VIỆT TIẾT 1: Vần ai I/ Mục tiêu : - Học sinh biết dùng mẫu vần có âm chính và âm cuối theo mẫu an. Biết thay âm cuối n bằng âm cuối i để tạo vần mới. - Học sinh tìm được tiếng mới có vần ai theo hai cách. - Đọc, viết được vần ai, tiếng trai, từ giải nhất.Tìm được tiếng, từ có vần ai. - Yêu thích môn Tiếng Việt thông qua các hoạt động học tập. II/ Đồ dùng : 1/ Giáo viên : Bảng phụ in chữ mẫu ai, trai, giải nhất. 2/ Học sinh : Bảng, Vở tập viết, phấn, khăn lau III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học Sinh 1/ Mở đầu : - Chúng ta đang học kiểu vần gì? Theo mẫu nào? * Mỗi tiết học chúng ta chỉ thay một âm trong mẫu này: khi thì thay âm chính, khi thì thay âm cuối với các cặp âm cuối. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại các cặp âm cuối đã học. - Những vần có âm cuối n, m, ng, nh có gì giống nhau? - Những vần có âm cuối t, p, c, ch có gì giống nhau? - GV nhận xét tuyên dương. - Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ mô hình vần an vào bảng con. * Hôm nay chúng ta tiếp tục học kiểu vần có âm chính và âm cuối. 2/ Việc 1 : Học vần /ai/ a/ Thay âm cuối: - Từ mô hình vần /an/ ta thay âm cuối /n/ bằng /i/ ta được vần mới là gì? * Vậy hôm nay chúng ta học là vần ai. Giáo viên ghi bảng. - Giáo viên phát âm mẫu: /ai/ b/Phân tích vần /ai/ - Giáo viên cho học sinh phân tích vần ai theo nhóm 2. - Mời vài nhóm trình bày. - Giáo viên phân tích mẫu: ai - Vần /ai/ gồm những âm nào? - Vần ai thuộc kiểu vần gì? - Đưa vần ai vào mô hình. - Yêu cầu học sinh đọc phân tích mô hình. c/Vẽ mô hình tiếng /hai/ - Giáo viên yêu cầu đưa tiếng /hai/ vào mô hình. - Giáo viên cho học sinh đọc mô hình: đọc trơn, đọc phân tích. d/Tìm tiếng có vần /ai/ - Giáo viên yêu cầu thay âm đầu /h/ bằng các phụ âm đã học. - Giáo viên ghi bảng các tiếng học sinh vừa nêu. - Cho học sinh đọc lại các tiếng vừa tìm được. - Giáo viên cho học sinh thêm các dấu thanh vào tiếng bai. - Vần ai kết hợp được mấy thanh? Đó là những thanh nào? - Dấu thanh được đặt ở đâu? *Vậy các em lưu ý những vần có âm cuối i thì kết hợp được với 6 thanh. - Giáo viên cho học sinh đọc lại các tiếng trên bảng. * So sánh vần ai với vần an. - Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa vần ai và vần an? - Nhận xét, khen ngợi. - Giáo viên cho cả lớp đọc bài trên bảng lớp. 3/Việc 2: Viết a/Viết bảng con - Giáo viên cho học sinh quan sát vần ai . - Vần ai gồm mấy con chữ? - GV vừa viết mẫu trên bảngvừa nêu quy trình viết. Điểm đặt bút giữa dòng kẻ 2 viết a rồi viết tiếp i liền với a điểm dừng bút ở đường kẻ 2 tạo thành nét liền mạch.Khoảng cách giữa a và i là nửa ô li. - Giáo viên cho học sinh viết vào bảng con vần ai. - Giáo viên cho học sinh quan sát tiếng trai. - Hướng dẫn viết tiếng trai điểm đặt bút trên đường kẻ 2 viết tr từ tr lia bút viết vần ai điểm dừng bút ở đường kẻ 2 tạo thành nét liền mạch. - Giáo viên theo dõi nhận xét. * Tìm tiếng có vần ai, viết vào bảng con. - Giáo viên cho học sinh nhắc lại các tiếng vừa tìm được. - Giáo viên nhận xét, khen ngợi. - Giáo viên cho học sinh quan sát từ giải nhất . Nhận xét độ cao của các con chữ. - Hướng dẫn viết từ giải nhất, từ tiếng giải sang tiếng nhất cách nhau 1 con chữ o. - Nhận xét. b/ Viết vở “ Em tập viết- CGD” - 1 học sinh nêu tư thế ngồi viết - 1 học sinh nêu nội dung bài viết. - Giáo viên theo dõi học sinh viết vào vở . * GV nhận xét một số bài, nhận xét về chữ viết, cách trình bày vở. - Tuyên dương một số em viết đẹp. - Giáo viên nhận xét tiết 1. -Học sinh: Vần có âm chính và âm cuối. Mẫu an. -Học sinh nêu n/t, m/p, ng/c, nh/ch. -Học sinh trả lời. -Nhận xét. - Học sinh vẽ mô hình. a n -Vần /ai/ -Học sinh đọc lại tên bài. -Học sinh phát âm cá nhân, nhóm, cả lớp. -Học sinh phân tích theo nhóm 2. -Học sinh phân tích. -Học sinh phân tích cá nhân, nhóm, cả lớp. - Âm chính a và âm cuối i. - Vần có âm chính và âm cuối. Đọc theo 4 mức độ. - Học sinh thực hiện. - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh. -Học sinh thực hiện. h a i -Học sinh chỉ vào mô hình đọc cá nhân, đồng thanh. -Học sinh thay phụ âm đầu để tạo tiếng mới. + bai, cai, chai, lai, mai, ngai, sai, tai, -Học sinh đọc trơn, đọc phân tích. + bai, bài, bái, bải, bãi, bại. -Vần ai kết hợp được với 6 thanh. Thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng. - Đặt ở âm chính a. -Học sinh lắng nghe. -Học sinh đọc trơn, đọc phân tích. -Học sinh so sánh: + Giống nhau: Hai vần đều có âm chính a, đều kết hợp được 6 thanh. + Khác nhau: Hai vần khác nhau về âm cuối, vần ai có âm cuối i, vần an có âm cuối n. -Học sinh đọc trơn, đọc phân tích. -Hai con chữ, con chữ a và con chữ i đều cao 2 li. - Học sinh quan sát. -Học sinh viết vần ai ( 2 đến 3 lần). -Học sinh viết tiếng trai. -Viết vào bảng con. mai, lai, tài, hoa mai, thứ hai -Học sinh nêu. -Học sinh viết từ giải nhất. -Học sinh nêu tư thế ngồi viết. - 1dòng vần ai 1 dòng tiếng trai 1 dòng từ giải nhất. -Học sinh viết vào vở. Người soạn Trần Thị Loan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 32 Van ai CNGD_12329195.docx