Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 11 năm 2018

I.Mục tiêu: Giúp HS

- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.

- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.

- GD HS có ý thức tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ.

II.Chuẩn bị:

 Bảng tổng hợp ưu, nhược điểm về bài viết của học sinh.

III.Các hoạt động học:

A. Hoạt động cơ bản:

 

docx29 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 11 năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảng lớp. - HĐTQ điều hành huy động kết quả, nhận xét và cho các bạn chia sẻ cách làm. - Chốt: Quy tắc trừ 2 số TP. * Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn. - HS nắm chắc cách đặt tính và thực hiện phép trừ 2 số TP. - Vận dụng đặt tính và tính đúng các phép tính ở BT2. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. - Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. *Bài 3: Giải toán: - YC HĐ nhóm bàn, cá nhân phân tích và giải vở ô li... - Gọi HS làm và giải thích cách làm. (HSNK giải 2 cách) - Chốt: Cách giải dạng toán 1 số trừ 2 số và quy tắc trừ 2 số TP. * Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn. - HS nắm chắc cách giải dạng toán liên quan đến phép trừ 2 số TP. - Vận dụng giải đúng bài toán 3 ở SGK. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. - Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin. C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân, bạn bè về cách thực hiện phép trừ hai STP. .... Khoa học: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ ( TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU - Cách phòng tránh bệnh viêm não, viên gan A, nhiễm HIV/ AIDS - HS biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. -Tích cực, tự giác hoàn thành nhiệm vụ được giao II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV:- Sơ đồ 43 SGK, - Giấy khổ to( Bảng phụ) bút dạ HS: SGK, Bảng phụ, bút dạ III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học: - Nêu các biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết? - Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: HĐ1:Trò chơi ai nhanh ai đúng. - Y/c cho HS thảo luận N6 Việc 1:Yêu cầu HS tiếp nối tiết trước ta thực hành chơi tiếp - Cho các nhóm chọn ra một bệnh để vẽ sơ đồ về cách phòng tránh bệnh đó Việc 2: Chia sẻ, Đại diện các nhóm lên trình bày sơ đồ. - Nhận xét, chốt bài vẽ đúng. HĐ1:Thực hành vẽ tranh vận động: Vẽ theo nhóm : Việc 1:Thảo luận, chọn nội dung vẽ tranh. Việc 2: Thực hành vẽ trong nhóm. Việc 3: Chia sẻ, Các nhóm trình bày bài vẽ của nhóm. Nhận xét, tuyên dương những nhóm vẽ tốt. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Về chia sẻ với mọi người cần vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày. .... Thứ 4, ngày 07 tháng 11 năm 2018 Toán: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết trừ 2 STP; tìm TP chưa biết của p/cộng, p/trừ các STP. Trừ một số cho một tổng. - Rèn kĩ năng đặt tính và tính trừ 2 STP; tìm TP chưa biết của p/ cộng, phép trừ các STP. Vận dụng làm tốt các BT1; 2a,c; 4a *HSNK làm thêm các bài còn lại. - Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó. - Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin. II.Chuẩn bị: *HS: Bảng con.Vở BTT in. *GV: Bảng phụ, phấn màu. III.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động: - Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích 2. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Làm bài tập 1: Đặt tính rồi tính: - Gọi HS đọc nội dung bài tập 1. - Tổ chức HĐ cá nhân, làm B/con, 4 em lên bảng làm. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. -YC HS N xét bài bạnGV chốt lại KQ đúng * Chốt : Quy tắc trừ 2 số TP. * Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn - HS nắm chắc quy tắc thực hiện phép trừ 2 số TP. - Vận dụng tính đúng các phép tính ở BT1. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. - Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. *Việc 2: Làm bài tập 2(a,c): Tìm x : -YC HĐ cá nhân, làm vở ô li, (HSNK làm xong làm thêm bài 2b)... - Gọi 4 HS làm bảng lớp - QS, giúp 1 số HS còn chậm. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp về cách tìm các TP chưa biết của phép cộng và phép trừ. Nhận xét và bổ sung. * Chốt: Cách tìm TP chưa biết của phép cộng và phép trừ. * Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn. - HS nắm chắc quy tắc tìm các thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. - Vận dụng tìm đúng các thành phần chưa biết theo yêu cầu ở BT2. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. - Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin. *Việc 3: Làm bài tập 4:Tính rồi so sánh: - Gọi HS đọc nội dung bài tập 4. - YC HĐ nhóm bàn, làm vở ô liGV gợi ý cho HSTB ( HSNK làm thêm bài 4b) - Gọi 1 số bạn lên chữa bài, nhận xét. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. - Chữa bài, chốt KQ đúng. - Chốt: Tính chất 1 số trừ 2 số (g/hoán số trừ không đổi dấu, kết hợp số trừ đổi dấu). * Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn. - HS nắm chắc tính chất 1 số trừ đi một tổng. - Vận dụng tính và so sánh đúng các phép tính theo yêu cầu ở BT4. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. - Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin. B. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về tính chất 1 số trừ đi một tổng; tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. .... Tập đọc: ĐẤT CÀ MAU I.Mục tiêu: Giúp HS: - Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm bài tập đọc; biết ngắt nghỉ hơi hợp lí. - Hiểu ND: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của người Cà Mau. Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. - GDHS tình yêu thiên nhiên. - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình. II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ III. Hoạt động học: A. Hoạt động thực hành: *Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài mới. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Nghe cô giáo (hoặc bạn) đọc bài - Cả lớp theo dõi, đọc thầm. *Đánh giá: Quan sát quá trình - Ghi chép các sự kiện thường nhật. - Nắm được các đoạn và giọng đọc của từng đoạn. *Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa - Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ. *Đánh giá: Vấn đáp - Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Đọc đúng tiếng, từ ngữ. Giải thích được nghĩa của từ trong bài. *Việc 3: Cùng luyện đọc - Đọc từ, câu, đoạn, bài. HĐ nhóm đôi: Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. ( Mỗi bạn phải được đọc cả bài) - HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm. *Đánh giá: Vấn đáp - Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí. Đọc trôi chảy, lưu loát. *Việc 4: Thảo luận, trao đổi câu hỏi. - Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK. - Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe. - Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài. *Đánh giá: Vấn đáp - Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Trả lời đúng nội dung các câu hỏi ở SGK và hiểu được nội dung của bài + Câu 1: Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh. + Câu 2: Cây cối mọc thành chòm, thành rặng; rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt. Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì; từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước. + Câu 3: Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người. + Câu 4: Bài văn có 3 đoạn. Đoạn 1: Mưa ở Cà Mau. Đoạn 2: Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau. Đoạn 3: Tính cách của người Cà Mau. +ND bài: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của người Cà Mau.. *Việc 5: Luyện đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3. - Cặp đôi cùng luyện đọc diễn cảm đoạn 3. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm đoạn 3. - GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, tuyên dương nhóm đọc tốt. *Đánh giá: Vấn đáp - Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS. Đọc diễn cảm, thể hiện niềm tự hào, khâm phụ; nhấn mạnh các từ ngữ nói về tính cách của người Cà Mau: thông minh, giàu nghị lực, huyền thoại, thượng võ, nung đúc, lưu truyền, khai phá, giữ gìn. C. Hoạt động ứng dụng: - Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp. - Nói cho người thân biết về sự thông minh, tính cách của người Cà Mau. .... Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I.Mục tiêu: Giúp HS - Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài. - Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. - GD HS có ý thức tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ. II.Chuẩn bị: Bảng tổng hợp ưu, nhược điểm về bài viết của học sinh. III.Các hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: - HĐTQ điều hành lớp hát bài hát mình yêu thích - GV giới thiệu bài B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Nhận xét ưu, nhược điểm - Nghe GV nhận xét, ghi nhớ những ưu điểm để phát huy, biết được những lỗi sai để sửa chữa. + Ưu điểm: Có bố cục rõ ràng, viết đúng trọng tâm, nhiều em biết chọn tả những đặc điểm nổi bật của cảnh, câu văn có hình ảnh. Một số em biết sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả và đã biết nêu bật được tình cảm của mình với cảnh. Bài viết có tính sáng tạo, hấp dẫn, hay: Thắng, Trường, Phưởng, Thùy Linh, ... + Hạn chế: Một số em còn tả lan man, chưa đi vào trọng tâm, cách tả chưa tuân thủ theo cấu tạo của bài văn tả cảnh. Một số bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả:Giang, Thái, Đặng Trâm, ... - Chữa một số lỗi sai phổ biến do GV yêu cầu *Đánh giá: Vấn đáp -Nhận xét bằng lời. Nắm được những ưu điểm của bài viết để phát huy, biết được những lỗi sai để sửa chữa, khắc phục. *Việc 2: Chữa lỗi - Nhận bài. Tự chữa lỗi sai của mình. - Viết lại một đoạn cho hay hơn. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và đánh giá, chỉnh sửa lỗi sai cho HS. *Đánh giá: Vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS. + Sửa được những lỗi sai trong bài viết của mình: lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi câu, ... + Viết lại một đoạn văn tả cảnh một cách chân thực, tự nhiên. *Việc 3: Học tập những đoạn văn hay - Nghe GV hoặc bạn đọc những đoạn, bài văn hay. - Nhận xét về những điều đáng học tập. - Nêu những điều em học được qua đoạn văn, bài văn đó. *Đánh giá: Quan sát; Vấn đáp - Ghi chép ngắn; Nhận xét bằng lời. + Cảm nhận được cái hay của đoạn văn, bài văn mà bạn đã viết. + Học tập được cách sử dụng các biện pháp tu từ mà bạn đã sử dụng trong bài văn. C. Hoạt động ứng dụng: - Viết lại đoạn văn em chưa hài lòng. .... HĐNGLL ƯỚC MƠ CỦA EM I. Mục tiêu: - KT: Nêu được điểm mạnh, điểm còn hạn chế của bản thân trong việc tham gia các hoạt động của địa phương. - KN: Tự nhận thức bản thân: Xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế, khả năng tham gia các hoạt động của địa phương của bản thân. - TĐ: Tích cực, sáng tạo trong các hoạt động. - NL: Tích cực hưởng ứng và tham gia vào các hoạt động của quê hương/địa phương. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV, HS: Sách Sống đẹp. III. Hoạt động học: * Khởi động: Việc 1: Ban văn nghệ điều hành cho các bạn hát bài hát khởi động: Quê hương tươi đẹp. Việc 2: - GV giới thiệu bài. - HS ghi đề bài vào vở. - GV giới thiệu mục tiêu bài. Yêu cầu HS nhắc lại. Việc 3: CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu của bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình về mục tiêu. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH : * Hoạt động 1: Trò chơi: Ô chữ mục tiêu - CTHĐTQ nêu cách chơi và luật chơi - NT điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận các câu hỏi trang 16 tài liệu Sống đẹp. - CTHĐTQ nêu lần lượt các câu hỏi, các nhóm trả lời - Các nhóm bổ sung câu trả lời. Đánh giá: Vấn đáp - Tôn vinh học tập - HS nhanh nhẹn, chính xác. * Hoạt động 2: Làm giỏ hoa tự đánh giá. - Cá nhân tự quan sát các bước làm giỏ hoa trong SGK và tự làm giỏ hoa - Chia sẻ với các bạn trong nhóm giỏ hoa của mình - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trưng bày sản phẩm của nhóm mình. - Nhận xét và bình chọn giỏ hoa đẹp nhất * GV tương tác với HS cách rèn luyện và tự đánh giá các việc làm để đạt mục tiêu của mình. - HS đọc lời khuyên ở SGK Đánh giá: Vấn đáp - Tôn vinh học tập. - HS làm được sản phẩm đẹp mắt, đúng yêu cầu. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Chia sẻ cùng người thân về giỏ hoa của mình. .... CHIỀU Chính tả: (Nghe - viết) LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I.Mục tiêu: Giúp HS - Nghe - viết đúng bài chính tả ; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức văn bản luật. - Làm được BT2a, BT3b. - Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác nhóm. II.Chuẩn bị: Bảng phụ. III.Các hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: 1.Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài mới. 2. Hình thành kiến thức: *Việc 1: Tìm hiểu về bài viết - Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp. - Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết. - Chia sẻ với GV về cách trình bày. *Đánh giá: Vấn đáp - Đặt câu hỏi. + Hiểu nội dung bài viết. + Nắm được cách trình bày đúng hình thức văn bản luật. *Việc 2: Viết từ khó - Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh. - Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV. *Đánh giá: Vấn đáp viết - Nhận xét bằng lời. Phân tích đúng cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn. B. Hoạt động thực hành *Việc 1: Viết chính tả - GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết. - GV đọc - học sinh viết chính tả. GV theo dõi, uốn nắn cho học sinh viết chưa đẹp. - GV đọc chậm - HS dò bài. *Đánh giá: Vấn đáp viết - Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS. Kĩ năng viết chính tả của HS + Viết chính xác từ khó: giữ, trong lành, suy thoái. + Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp. *Việc 2: Làm bài tập Bài 2a: Tìm những từ ngữ chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh. - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. *Đánh giá: Vấn đáp - Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời + Phân biệt được tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n + Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn. Bài 3b: Thi tìm nhanh các từ láy vần có âm cuối ng. - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”. - Nhận xét và đánh giá kết quả. *Đánh giá: Quan sát - Phiếu đánh giá tiêu chí. - Tìm đúng các từ láy vần có chứa âm cuối ng. Tiêu chí HTT HT CHT 1.Tìm đúng các từ láy 2. Hợp tác tốt 3. Phản xạ nhanh 3. Trình bày đẹp C. Hoạt động ứng dụng: - Tập viết lại những chữ mình chưa hài lòng. - Biết trình bày đúng một văn bản đẹp mắt, khoa học và sáng tạo. .... Luyện từ & câu: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ I.Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được khái niệm đại từ xưng hô. (ND ghi nhớ) Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1, mục III). Chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống (BT2). - Luôn sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. - Giáo dục HS có ý thức dùng đại từ trong xưng hô, giao tiếp phù hợp với văn cảnh. - HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ. *HS có năng lực: Nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (BT1) II.Chuẩn bị: Bảng phụ. III.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: 1.Khởi động - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài. 2. Hình thành kiến thức: *Việc 1: Nhận xét - Nhóm trưởng điều hành nhóm thực hiện 3 bài tập ở SGK - HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. GV: ? Đại từ xưng hô là gì? ? Khi xưng hô, chúng ta cần thể hiện thái độ như thế nào? *Đánh giá: Vấn đáp - Nhận xét bằng lời. + Phân biệt được các từ xưng hô dùng để chỉ người nói (chúng tôi, ta) và các từ xưng hô để chỉ người nghe (chị, các ngươi), từ chỉ người hay vật được nhắc tới (chúng). + Nêu được nhận xét về cách xưng hô của mỗi nhân vật: Cách xưng hô của cơm thể hiện sự tự trọng, lịch sự với người đối thoại; cách xưng hô của Hơ Bia thể hiện tính kiêu căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại. + Nêu được những từ em dùng để xưng hô với thầy, cô (Gọi: thầy, cô và tự xưng: em, con); với bố, mẹ (Gọi: bố, ba, ... mẹ, má, ... và tự xưng: con); với anh, chị em (Gọi: anh, chị và tự xưng: em); với bạn bè (Gọi: bạn, cậu, đằng ấy và tự xưng: tôi, tớ, mình). *Việc 2: Ghi nhớ - HĐTQ tổ chức cho các bạn nêu ghi nhớ. *Đánh giá: Vấn đáp-Nhận xét bằng lời - Đọc để thuộc nội dung ghi nhớ. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Bài 1: Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ. - Hai bạn ngồi cạnh nhau đọc thầm đoạn văn và trao đổi, thảo luận với nhau. - HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt: + Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng, coi thường rùa. + Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tự trọng, lịch sự với thỏ. *Đánh giá: Quan sát; Vấn đáp - Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tìm được các đại từ xưng hô và nhận xét được thái độ, tình cảm của mỗi nhân vật khi dùng đại từ xưng hô: + Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng, coi thường rùa. + Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tự trọng, lịch sự với thỏ. *Việc 2: Bài 2: Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi ô trống - Cá nhân tự làm bài vào VBT. - HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt: Cách sử dụng đại từ xưng hô. *Đánh giá: Quan sát; Vấn đáp - Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời. - Điền đúng các đại từ thích hợp với mỗi ô trống: + Câu 1: tôi + Câu 2: tôi + Câu 3: nó + Câu 4: tôi + Câu 5: nó + Câu 6: chúng ta C. Hoạt động ứng dụng: - Sử dụng đúng các đại từ xưng hô khi giao tiếp với những người xung quanh mình để thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoại. Chẳng hạn, khi gặp người lớn tuổi thì chào bác (chú, cô, ...) và tự xưng là cháu. Nói chuyện với ông, bà thì gọi là ông, bà và tự xưng là cháu. ... .... Luyện toán: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Biết trừ 2 STP; tìm TP chưa biết của p/cộng, p/trừ các STP. Trừ một số cho một tổng. - Rèn kĩ năng đặt tính và tính trừ 2 STP; tìm TP chưa biết của p/ cộng, phép trừ các STP. Vận dụng làm tốt các BT1; 2a,c; 4a II.Chuẩn bị: *HS: Bảng con.Vở BTT in. *GV: Bảng phụ, phấn màu. III.Hoạt động học: *Việc 1: Làm bài tập 1: Đặt tính rồi tính: - Gọi HS đọc nội dung bài tập 1. - Tổ chức HĐ cá nhân, làm B/con, 4 em lên bảng làm. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. -YC HS N xét bài bạnGV chốt lại KQ đúng * Chốt : Quy tắc trừ 2 số TP. *Việc 2: Làm bài tập 2(a,c): Tìm x : -YC HĐ cá nhân, làm vở ô li, (HSNK làm xong làm thêm bài 2b)... - Gọi 4 HS làm bảng lớp - QS, giúp 1 số HS còn chậm. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp về cách tìm các TP chưa biết của phép cộng và phép trừ. Nhận xét và bổ sung. * Chốt: Cách tìm TP chưa biết của phép cộng và phép trừ. *Việc 3: Làm bài tập 4:Tính rồi so sánh: - Gọi HS đọc nội dung bài tập 4. - YC HĐ nhóm bàn, làm vở ô liGV gợi ý cho HSTB ( HSNK làm thêm bài 4b) - Gọi 1 số bạn lên chữa bài, nhận xét. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. - Chữa bài, chốt KQ đúng. - Chốt: Tính chất 1 số trừ 2 số (g/hoán số trừ không đổi dấu, kết hợp số trừ đổi dấu). B. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về tính chất 1 số trừ đi một tổng; tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. .... Thứ 5, ngày 08 tháng 11năm 2018 Toán: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cộng, trừ số thập phân; tính giá trị biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính, tính bằng cách thuận tiện nhất. - Rèn kĩ năng cộng, trừ số TP, vận dụng các T/C của phép cộng, phép trừ vào tính nhanh. Vận dụng làm tốt các BT1; 2; 3 *HSNK làm thêm các bài còn lại. - Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó. - Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin. II.Chuẩn bị: *HS: Bảng con.Vở BTT in. *GV: Bảng phụ, phấn màu. III.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: - Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích. - GV giới thiệu bài B. Hoạt động thực hành *Bài 1: Tính: 7-8 phút - YC HS làm cá nhân cả bài - Gọi 3 HS lên bảng chữa bài, nhận xét, chữa bài, - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. * Chốt: Quy tắc cộng, trừ 2 số TP, cách thực hiện tính giá trị BT có 2 phép cộng, trừ. * Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn. - HS nắm chắc quy tắc thực hiện phép cộng, trừ 2 số TP và cách thực hiện tính giá trị BT có 2 phép cộng, trừ. - Vận dụng tính đúng các phép tính ở BT1. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. - Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. *Bài 2: Tìm x: - YC HĐ cá nhân, làm vở BTT in. - Gọi 1 số HS TB làm bảng phụ. Chữa bài,YC HS Nxét cách làm. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. * Chốt: Cách tìm TP chưa biết của phép cộng và phép trừ, các bước trình bày. * Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn. - HS nắm chắc quy tắc tìm thành phần chưa biết của phép cộng, trừ. - Vận dụng tìm đúng các thành phần chưa biết theo yêu cầu ở BT2. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. - Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. *Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất: -YC HĐ nhóm bàn, cá nhân làm vở ô li, gợi ý cho 1 số HSTB. - HĐTQ điều hành các bạn Chữa bài, chốt KQ đúng. ( HSNK làm xong làm thêm bài 4) - Chốt: Vận dụng các T/C giao hoán, k/h của phép cộng và phép trừ vào tính nhanh.. * Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn. - HS nắm chắc T/C giao hoán, k/h của phép cộng và phép trừ các STP. - Vận dụng tính nhanh đúng theo yêu cầu ở BT3. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. - Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về cách vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép trừ vào tính nhanh. .... Kể chuyện: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kể lại được từng đoạn theo tranh và lời gợi ý (BT1). Tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lí (BT2). Kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện. - Rèn kĩ năng nói và kĩ năng nghe. - GDHS có ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng. - HS biết kể chuyện và biểu diễn tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát, thể hiện được giọng nói của nhân vật. II.Chuẩn bị: Tranh minh họa trong SGK III. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: - Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Nghe kể chuyện - HS nghe GV kể chuyện, kết hợp quan sát tranh. - Kể lần 1: Kết hợp viết lên bảng tên các nhân vật trong câu chuyện - Kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh hoạ. - Kể lần 3: Kết hợp thể hiện cảm xúc. *Đánh giá: Vấn đáp - Kể chuyện. - Nắm được giọng kể của câu chuyện: giọng kể chậm rãi, diễn tả rõ lời nói của nhân vật, bộc lộ cảm xúc ở những đoạn tả cảnh thiên nhiên, tả vẻ đẹp của con nai, tâm trạng người đi săn. + Nắm được nghĩa các từ: súng kíp. *Việc 2: Kể chuyện - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh kết hợp đọc lời gợi ý dưới mỗi tranh trong SGK và tập kể theo từng đoạn, phỏng đoán phần kết thúc câu chuyện và kể toàn bộ câu chuyện. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi kể từng đoạn câu chuyện trước lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét và bình chọn người kể chuyện hay nhất. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm nêu phỏng đoạn của mình về phần kết thúc câu chuyện và kể lại đoạn 5 theo phỏng đoán của mình. - GV nhận xét và kể tiếp đoạn 5. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét và bình chọn người kể chuyện hay nhất. *Đánh giá: Quan sát, vấn đáp - Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, kể chuyện, tôn vinh. + Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa và lời gợi ý dưới mỗi tranh. + Phỏng đoán được kết thúc của câu chuyện: Thấy con nai đẹp quá, người đi săn không bắn nó nữa. + Kể lại được toàn bộ câu chuyện một cách lưu loát, đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời của cô giáo. *Việc 3: Nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Cặp đôi trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp về ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét và chốt: Câu chuyên khuyên chúng ta hãy bảo vệ các loài động vật. *Đánh giá: Vấn đáp - Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Nắm được ý nghĩa câu chuyện. C. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. .... Luyện từ & câu: QUAN HỆ TỪ I.Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ. (ND ghi nhớ) Nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1, mục III). Xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2); biết đặt c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 11 Lop 5_12472322.docx
Tài liệu liên quan