Giáo án môn Luyện từ và câu lớp 2 - Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển, dấu phẩy

Bài tập 2:

- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập.

(?) Đề bài yêu cầu gì?

(?) Nêu tên các con vật trong hình vẽ.

- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 4 HS. Thành viên mỗi đội nối tiếp nhau lần lượt lên viết tên con vật sống dưới nước mà các em biết. Sau 3p đội nào nêu được nhiều con vật hơn là đội thắng cuộc.

- Gọi thành viên của 2 nhóm đọc lại tên tất cả các con vật sống dưới nước mà nhóm tìm được.

(?) Có rất nhiều con vật sống dưới nước. Chúng ta nên làm gì để bảo vệ các con vật sống dưới nước?

→ Chuyển: Sau khi tìm hiểu xong phần 1 là mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển thì tiếp theo chúng ta sang phần 2: Dấu phẩy.

 

docx3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Luyện từ và câu lớp 2 - Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển, dấu phẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHẨY I. Mục tiêu: - Kiến thức: + Nhận biết một số loài cá nước ngọt, nước mặn (BT1); kể tên một số con vật sống dưới nước (BT2).  + Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy.  - Kĩ năng:  + Nắm bắt, hiểu biết về các loài vật sống dưới nước để vận dụng vào cuộc sống.  + Hình thành kĩ năng tư duy, biết đặt dấu câu đúng chỗ, hợp lí. - Thái độ: Hiểu tầm quan trọng của các loài động vật sống dưới nước, từ đó hình thành cho HS ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo án điện tử. - Phiếu thảo luận nhóm đôi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 - 3HS trả lời câu hỏi: Tìm 3 từ có tiếng biển. - Cô có câu hỏi tiếp theo, bạn nào có thể đặt câu hỏi cho phần gạch chân trong câu sau: “Cây cỏ héo khô vì hạn hán” → Gọi HS nhận xét. → GV nhận xét. 2. Bài mới: - GV: Tiếp tục trong chủ đề sông biển, hôm nay chúng ta sẽ được mở rộng vốn từ về các loài vật sống ở dưới nước và làm bài tập về dấu phẩy. - Ghi bảng “Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển - Dấu phẩy”. a) Bài tập 1: - Gọi 1HS đọc yêu cầu đề bài, 1HS đọc tên các loài cá. (?) Đề bài yêu cầu gì? (?) Cá được chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? (?) Cá nước mặn thường sống ở đâu? (?) Cá nước ngọt thường sống ở đâu? - Gọi HS giới thiệu về cá chép, cá quả. - GV giới thiệu sơ lược về từng loài cá: Cá thu thân dài, thon. Sống ở biển Cá mè thân dẹt, đầu to. Sống ở ao, hồ, sông. Cá chuồn hình trụ, đuôi và vây ngực lớn giúp cá bay được. Sống ở biển. Cá trê đầu dẹt bằng, thân và đuôi dẹt bên. Sống ở ao, hồ, sông. Cá chim thân to dẹt, vây đuôi chẻ và vây ngực dài. Sống ở biển. Cá nục nhỏ, dài, hơi dẹt 2 bên. Sống ở biển. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để xếp tên các loài cá trên vào nhóm thích hợp. Cá nước mặn (cá biển) Cá nước ngọt (cá ở sông, hồ, ao) Cá thu Cá chim Cá chuồn Cá nục Cá mè Cá chép Cá trê Cá quả (cá chuối) - Gọi đại diện các nhóm nêu kết quả của nhóm mình. - GV chốt ý. (?) Ngoài cá là loài vật sống ở dưới nước ra, hãy kể tên một số loài vật cũng sống ở dưới nước mà con biết? * Chuyển ý: Vậy là mình vừa biết được một số loài cá nước mặn và một số loài cá nước ngọt. Bây giờ mình sẽ sang bài tập số 2 để tìm hiểu thêm một số con vật sống dưới nước. b) Bài tập 2: - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập. (?) Đề bài yêu cầu gì? (?) Nêu tên các con vật trong hình vẽ. - GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 4 HS. Thành viên mỗi đội nối tiếp nhau lần lượt lên viết tên con vật sống dưới nước mà các em biết. Sau 3p đội nào nêu được nhiều con vật hơn là đội thắng cuộc. - Gọi thành viên của 2 nhóm đọc lại tên tất cả các con vật sống dưới nước mà nhóm tìm được. (?) Có rất nhiều con vật sống dưới nước. Chúng ta nên làm gì để bảo vệ các con vật sống dưới nước? → Chuyển: Sau khi tìm hiểu xong phần 1 là mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển thì tiếp theo chúng ta sang phần 2: Dấu phẩy. c) Bài tập 3: - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập, 1HS đọc đoạn văn của Trần Hoài Dương. - Trong đoạn văn trên, có câu 1 và câu 4 còn thiếu dấu phẩy. Con hãy, đọc kĩ 2 câu đó và thêm dấu phẩy vào chỗ cần thiết để phân tách các ý của câu văn. - Gọi 1HS lên chữa bài. → Gọi HS nhận xét. → GV nhận xét. - Khi nào ta đặt dấu phẩy? III. Củng cố - dặn dò: - Chú ý dùng đúng dấu phẩy khi viết. - Về nhà nói cho người thân nghe về những con vật sống dưới nước. - Nhận xét tiết học. - Tàu biển, biển cả, bờ biển, cá biển, chim biển, rong biển, tôm biển, biển xanh, biển lớn,.. - Vì sao cây cỏ héo khô? → HS nhận xét. - Ghi vở. - 2HS đọc. - Xếp các loài cá vẽ dưới đây vào nhóm thích hợp. - 2 nhóm: cá nước mặn (cá biển), cá nước ngọt (cá ở sông, hồ, ao). - Cá nước mặn sống ở biển. - Cá nước ngọt là cá sống ở sông, hồ, ao. - HS phát biểu: Cá chép hình thoi, thon dài. Sống ở ao, hồ, sông. Cá quả thân thuôn dài, đầu bẹt so với thân. Sống ở ao, hồ, sông. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm 4. - Đại diện nhóm trình bày. - Cua, ốc, cá sấu, bạch tuộc, ... - 1HS đọc. - Kể tên các con vật sống dưới nước. - Sứa, ba ba, tôm. - HS tham gia trò chơi. - 2HS thuộc 2 nhóm đọc. - Không xả rác xuống sông, ao, hồ, biển - 2HS đọc. - HS làm cá nhân. - 1HS chữa bài. → HS nhận xét. - Khi muốn ngăn cách các từ chỉ đặc điểm, chỉ nơi chốn. - HS lắng nghe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 26 MRVT Tu ngu ve song bien Dau phay_12298719.docx
Tài liệu liên quan