Giáo án môn Ngữ văn lớp 11: Tôi yêu em

- Hình ảnh ngọn lửa tình biểu trưng cho tình yêu nồng nàn, cháy bỏng của nhân vật trữ tình. Nghệ thuật ẩn dụ có tác dụng tạo hình cho hình ảnh ngọn lửa  tình yêu âm ỉ, dai dẳng

- Hai câu đầu như sự thổ lộ, giãi bày tình yêu của chàng trai. Anh đã yêu em và đến bây giờ vẫn yêu, trái tim trong anh vẫn tiếp tục ngân vang theo năm tháng, vẫn đập những nhịp đập tình yêu mà anh đã dành cho em.

- “Nhưng”: Hư từ chỉ sự tương phản, đối lập trong tình của tôi – tình cảm của em  khép lại việc thể hiện tình cảm ở hai câu trên, mở ra thế giới của suy tư, lý trí.

 

docx14 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 11: Tôi yêu em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN: TÔI YÊU EM I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ - Nắm bắt được những đặc sắc nghệ thuật thơ cổ điển Puskin: giản dị, tinh tế, hàm súc II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC Giúp học sinh 1. Về kiến thức - Một tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, chân thành và cao thượng - Đặc sắc thơ của thiên tài nghệ thuật Puskin: giản dị, tinh tế, hàm súc 2. Về kỹ năng - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Phân tích theo đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ 3. Về thái độ: có quan niệm đúng đắn về tình yêu 4. Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực sáng tạo: HS xác định và hiểu được ý đồ nghệ thuật của nhà văn NC thông qua nội dung tác phẩm; có quan niệm đúng đắn về tình yêu; đọc văn bản dưới sự hướng dẫn của GV và trở thành người đồng sáng tạo với tác phẩm. - Năng lực hợp tác: thể hiện qua thảo luận nhóm. - Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ:HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ được thể hiện trong tác phẩm: cái đẹp trong tình yêu, từ đó cảm nhận được giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN ĐẠT Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu của Puskin Tình yêu của chàng trai dành cho cô gái Một mối tình đơn phương, vô vọng nhưng vô cùng chân thành và vị tha Quan niệm tình yêu của nhà thơ: tình yêu chân thành, cao thượng, luôn hướng tới người mình yêu, cầu chúc cho người mình yêu luôn được hạnh phúc - Có cái nhìn đúng đắn về tình yêu. - Tình yêu xuất phát từ tình cảm chân thành, vị tha - Cần có thái độ ứng xử văn hóa trong tình yêu Ý nghĩa các biện pháp nghệ thuật có trong bài thơ Biết được các yếu tố nghệ thuật được sử dụng: giọng thơ, ngôn ngữ, biện pháp tu từ, Biết được ý nghĩa và tác dụng đối với mạch cảm xúc của bài thơ. Vận dụng vào việc phân tích một số tác phẩm khác của Puskin IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Học sinh chuẩn bị: Kiến thức đã học ở các phần trước, SGK, dụng cụ học tập, phương tiện học tập, 2. Giáo viên chuẩn bị: Giáo án, máy tính, bảng phụ, SGK, V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tiến trình bài học Hoạt động của thầy và trò Lời giảng Nội dung ghi bảng Thời gian *Hoạt động 1: Khởi động - Tổ chức trò chơi: GV chia lớp thành 4 đội, các đội sẽ lần lượt viết một số câu thơ về tình yêu sưu tầm được trong vòng 3 phút, đội nào viết được nhiều hơn sẽ giành phần thắng. - HS tham gia trò chơi - Lời dẫn vào bài - Cô sẽ chia cả lớp thành 4 đội, mỗi đội là một tổ. Mỗi đội sẽ cố gắng viết ra tất cả những câu thơ về tình yêu mà mình biết trong vòng 3 phút, đội nào viết được nhiều hơn sẽ giành phần thắng. Như chúng ta đã thấy, từ xưa đến nay, tình yêu luôn là nguồn đề tài vô tận không bao giờ vơi cạn cho các nhà thơ. Xuân Diệu từng viết: Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào Tình yêu cũng như thơ không quan trọng về bề ngoài mà giá trị của nó nằm ở cảm xúc chân thành bên trong. “Tôi yêu em” của Puskin là một bài thơ về tình yêu chân thành, cao thượng đã chinh phục tất cả trái tim của độc giả không chỉ ở Nga mà còn nổi tiếng trên thế giới. Để hiểu rõ hơn tại sao cô lại nói như vậy, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu và phân tích bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin. 5 phút *Hoạt động 2: Tìm hiểu chung - Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - GV hỏi: Dựa vào những thông tin trong sách giáo khoa và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Puskin - HS trả lời dựa vào những thông tin trong SGK - GV bổ sung, chốt ý – ghi bảng - GV hỏi: Em nào có thể cho cô biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. - HS trả lời - GV: cung cấp thêm - GV chốt ý, ghi bảng - Hướng dẫn HS đọc bài thơ: + GV gọi HS đọc + HS: Đọc - GV hỏi: Bài thơ có thể chia làm mấy phần? - HS trả lời - GV chốt ý – ghi bảng - Thao tác 2: Nhan đề - GV hỏi: Nhan đề bài thơ có gì lạ? Tại sao lại như vậy? - HS trả lời: chàng trai gọi cô gái là em nhưng lại xưng tôi - GV: thử thay thế các đại từ trong nhan đề, em có nhận xét gì về mối quan hệ của hai nhân vật? - HS lần lượt thay thế các trường hợp và cho nhận xét *Thao tác 3: Phân tích khổ thơ đầu tiên - GV hỏi: Mở đầu bài thơ Puskin đã thú nhận tình cảm của mình. Cách thú nhận đó có gì đặc biệt? - HS trả lời - GV chốt ý – ghi bảng - GV hỏi: Trong hai câu thơ đầu, tình yêu được tác giả thể hiện qua hình ảnh nào? Hình ảnh đó thể hiện điều gì? - HS trả lời - GV chốt ý – ghi bảng - GV hỏi: Từ “nhưng” được đặt ở đầu câu thơ thể hiện điều gì? - HS trả lời - GV hỏi: Từ phủ định “không” trong câu có tác dụng gì? - HS trả lời - GV hỏi: Em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ này? - HS trả lời - GV chốt ý, ghi bảng - GV: Tại sao ở những câu thơ đầu, nhà thơ bộc lộ tình cảm rất thẳng thắn thì về sau nhà thơ lại dùng liên tiếp các từ ngữ chỉ sự trái ngược, phủ định? Theo em, ở đây nhân vật trữ tình đã bộc lộ mâu thuẫn gì? - HS trả lời: mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm - GV chốt ý, ghi bảng - GV: Qua mâu thuẫn đó, em thấy nhà thơ có quan niệm tình yêu như thế nào? - HS trả lời - GV chốt ý – ghi bảng *Thao tác 4: Phân tích khổ thơ cuối - GV hỏi: Sự xuất hiện lần hai của điệp khúc “Tôi yêu em” có tác dụng gì? Ở hai câu này, em thấy những cung bậc tình cảm nào được bộc lộ? - HS trả lời: sự chuyển mạch cảm xúc, lý lẽ con tim đã lấn át lý trí + Các cung bậc: âm thầm, rụt rè, ghen - GV chốt ý, ghi bảng - GV hỏi: Nhận xét về nhịp điệu thơ? Ý nghĩa - HS trả lời - GV chốt ý, ghi bảng - GV hỏi: Đến câu thơ thứ bảy, điệp khúc “tôi yêu em” lặp lại lần thứ mấy? Lần này mang ý nghĩa gì? - HS trả lời - GV chốt ý – ghi bảng - GV hỏi: Em hiểu như thế nào về câu thơ cuối? - HS bày tỏ ý kiến của mình, mỗi em có một cách suy nghĩ khác nhau. - GV tổng hợp, chọn ra những ý kiến hợp lý nhất - Sau đây, cô xin mời một bạn đứng lên đọc tiểu dẫn trong SGK - Qua những thông tin bạn đã đọc và bài soạn từ trước, em nào có thể cho cô biết những nét cơ bản về nhà thơ Puskin không? Thời kỳ ở Peretecbua, Puskin thường xuyên lui tới nhà vị Chủ tịch viện Hàn Lâm nghệ thuật Nga, một phần vì say mê không khí nghệ thuật nơi đây, một phần vì A.A Oolenhia, con gái vị Chủ tịch. Rung động, say đắm người thiếu nữ xinh đẹp, Puskin đã dành cho cô gái nhiều vần thơ đằm thắm. Hè năm 1828, Puskin cầu hôn nhưng bị khước từ - Dựa vào mạch cảm xúc của bài thơ và cách thể hiện tình cảm cảm xúc của nhân vật trữ tình, chúng ta có thể phân chia bố cục của bài thơ theo dòng tâm trạng. Nếu như bốn câu thơ đầu là sự đấu tranh nội tâm sâu sắc thì bốn câu thơ sau là sự chuyển tiếp của các cung bậc tình cảm trong tình yêu. Chính vì vậy, phân chia bài thơ theo hai phần như vậy sẽ giúp ta khám phá được sự biến đổi tâm lý vô cùng nhạy cảm của nhà thơ. - Nếu thay đổi cách xưng hô khác như anh – em hay tôi – cô thì sắc thái câu thơ thay đổi không? + Nếu dùng “tôi yêu cô”: quan hệ xa lạ, có khoảng cách giữa hai người. + “Anh yêu em”: gần gũi, không có khoảng cách +”Tôi yêu em”: Nhân vật tôi chưa thân thiết với cô gái đến mức xưng “anh”, khi xưng “tôi” quan hệ tình yêu mang sắc thái trầm tĩnh, tự tin, đúng mực, có ý thức về mình. - Cụm từ “Tôi yêu em” mở đầu bản dịch thơ một cách trực tiếp, giản dị như bày tỏ tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình. - Hình ảnh ngọn lửa tình biểu trưng cho tình yêu nồng nàn, cháy bỏng của nhân vật trữ tình. Nghệ thuật ẩn dụ có tác dụng tạo hình cho hình ảnh ngọn lửa à tình yêu âm ỉ, dai dẳng - Hai câu đầu như sự thổ lộ, giãi bày tình yêu của chàng trai. Anh đã yêu em và đến bây giờ vẫn yêu, trái tim trong anh vẫn tiếp tục ngân vang theo năm tháng, vẫn đập những nhịp đập tình yêu mà anh đã dành cho em. - “Nhưng”: Hư từ chỉ sự tương phản, đối lập trong tình của tôi – tình cảm của em à khép lại việc thể hiện tình cảm ở hai câu trên, mở ra thế giới của suy tư, lý trí. - “Không”: nhấn mạnh sự dứt khoát cần phải dập tắt ngọn lửa tình yêu dù là âm thầm, dai dẳng để tránh cho em phải bận lòng, cho hồn em phải u hoài. - Ở 4 câu thơ đầu, ta đã thấy được sự mâu thuẫn trong lòng chủ thể trữ tình, một chàng trai đang yêu. Đó là mâu thuẫn giữa tình cảm nông nhiệt luôn âm ỉ cháy trong lòng và lý trí. Kết thúc 4 câu thơ, ta thấy lý trí đang chế ngự tình cảm. Qua 4 câu thơ ta còn thấy quan niệm của tác giả - tình yêu không thể ép buộc, nó phải xuất phát từ tình cảm chân thành của cả hai. Trong tình yêu, tôn trọng người yêu cũng chính là tôn trọng mình. - Lý trí – phải dập tắt tình yêu để giữ sự thanh thản cho em. Tình cảm – không nghe lời. Cảm xúc vỡ òa, vẫn kiên định “tôi yêu em” à lý lẽ con tim không còn tuân theo mệnh lệnh của lý trí mà cảm xúc vẫn trào dâng tha thiết. Ở đây nhân vật trữ tình đã ủ kín nỗi đau trong lòng mình và không còn niềm tin vào mối tình của mình nữa. Nhưng càng âm thầm, càng ủ kín thì tình cảm càng mãnh liệt, sâu sắc. Mặc dù không hy vọng nhưng vẫn chờ đợi, hướng tới, nhưng vẫn khao khát được đắm chìm trong tình yêu. - Điệp khúc “Tôi yêu em” được láy lại 3 lần để tiếp tục khẳng định tình yêu mãnh liệt của “tôi” dành cho “em”. Mạch cảm xúc thay đổi đột ngột. Cảm xúc bị dồn nén ở 2 câu trước giờ đây như được giải tỏa, dâng cao bởi sự xuất hiện của những từ: chân thành, đằm thắm. Nhà thơ muốn giữ lại tất cả những gì sầu đau, day dứt, tuyệt vọng để dâng lên người thiếu nữ mà anh tôn thờ, say đắm tất cả những gì chân thành nhất, thủy chung nhất, say đắm nhất. Đó chính là bản chất của tình yêu. - Lời cầu chúc ở đây cũng đã biểu hiện sự chân thành, cao thượng trong tình yêu của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, đây ko đơn thuần chỉ là lời cầu chúc tế nhị thay cho lời vĩnh biệt một tình yêu không thành, mà nó còn chứa đựng biết bao tình ý: + Trong lời cầu chúc này xuất hiện sự so sánh. So sánh ở đây nhằm tăng thêm ý nghĩa khẳng định tình yêu đích thực của mình. + Vượt lên trên sự ích kỷ thường gặp trong tình yêu, đó là không yêu được thì đạp đổ, thù hận,.. + Câu thơ ẩn chứa chút tiếc nuối, xót xa, đồng thời cũng như lời thách thức: không có ai yêu em nhiều như tôi đã yêu em. + Lời tỏ tình độc đáo, niềm hy vọng được đền đáp khi em nhận ra tình yêu mà tôi dành cho em + Lời giã biệt, khép lại một mối tình. à Câu thơ đưa tình yêu lên ngôi, làm sáng chói nhân cách của nhân vật trữ tình: yêu tha thiết, mãnh liệt và trong sáng vô cùng, cao thượng vô cùng. I. Tìm hiểu bài 1. Tác giả: Puskin (1799 – 1837) - Xuất thân quý tộc, cuộc đời gắn bó với nhân dân lao động và giới trí thức bình dân - Thành công trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thơ trữ tình - Về nội dung: Thơ Puskin là tiếng nói Nga trong sáng + Thể hiện cuộc sống giản dị, chân thực + Thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khát khao tự do và tình yêu - Về nghệ thuật: Thơ Puskin đằm thắm, trong sáng, dịu dàng mà tinh tế Vị trí của Puskin: + Là mặt trời thi ca Nga + Là người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực Nga 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời: lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương không thành của nhà thơ với nàng A.A Ôlenhia. - Bố cục: 4 câu đầu 2 phần 4 câu cuối II. Đọc – hiểu văn bản 1. Nhan đề bài thơ - Cách xưng hô “tôi – em”: tạo nên cách xưng hô vừa gần vừa xa à tinh tế 2. Bốn câu thơ đầu a. Câu 1 – 2 - “Tôi yêu em”: + Lời thú nhận tình yêu sâu đậm bền vững theo thời gian - “Ngọn lửa tình”: Ẩn dụ, khẳng định tình yêu âm ỉ, dai dẳng. - “Chưa hẳn”: cách nói phủ định à khẳng định tôi đã và đang rất yêu em. à Lời thổ lộ tình yêu chân thành, tha thiết. b. Câu 3 – 4 - “Nhưng”: sự chuyển mạch cảm xúc Bận lòng - “Không” U hoài Không muốn làm em buồn lòng vì anh à giọng điệu mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện sự kìm nén tình cảm. - Mâu thuẫn Lý trí >< tình cảm (muốn dập tắt) >< (muốn tiến lên) à lý trí chế ngự: cần rút lui, dập tắt ngọn lửa tình - Quan niệm tình yêu của Puskin: tình yêu say đắm, mãnh liệt, vượt qua thói ích kỷ để dành sự thanh thản cho người yêu. 2. Bốn câu thơ cuối a. Câu 5-6 - “Tôi yêu em” (lần 2): cảm xúc lấn át lý trí. - Các cung bậc tình cảm + Âm thầm, không hy vọng + Rụt rè + Hậm hực lòng ghen à những cung bậc cảm xúc đa dạng, biến đổi của tình yêu và cũng rất chân thực. - Nhịp thơ ngắn, ngắt, gấp gáp: diễn tả cái tôi rối bời, khúc mắc, luôn bị giày vò, day dứt về tình yêu - Cấu trúc: lúc – khi à trạng thái cảm xúc tình yêu biến đổi dồn dập à tình cảm lại chiến thắng, thể hiện tình yêu chân thành, sâu đậm. b. Hai câu thơ cuối - “Tôi yêu em” (lần 3): khẳng định tình yêu chân thành, thủy chung - “Chân thành – đằm thắm”: khẳng định bản chất của tình yêu - Câu cuối: điểm sáng thẩm mỹ + Lời cầu chúc à tình yêu cao thượng, chân thành của chàng trai + Sự so sánh + Lời thách thức +Lời tỏ tình độc đáo + Lời giã biệt à Câu thơ hàm chứa nhiều ý vị, nét đẹp văn hóa trong tình yêu => tình yêu vượt lên trên thói ích kỷ tầm thường, tình yêu trong sáng, cao thượng. 7 phút 5 phút 10 phút Hoạt động 3: Tổng kết - GV tổng kết những ý chính có trong bài về nội dung và nghệ thuật - HS ghi chép, hệ thống lại kiến thức bài học III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng và chân thật. - Giọng thơ chân thực, tha thiết. - Sử dụng điệp từ “Tôi yêu em” mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. 2. Ý nghĩa văn bản - Ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu chân thành - Ca ngợi tình yêu cao thượng Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng - GV hỏi: Qua bài thơ ta đã hiểu được quan niệm về tình yêu của nhà thơ, vậy bạn nào có thể chia sẻ quan niệm về tình yêu của mình cho cả lớp cùng nghe ko? - HS tham gia phát biểu - GV ghi nhận và khuyến khích những bạn có quan niệm tình yêu đúng đắn, trong sáng. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò - GV đặt một số câu hỏi trắc nghiệm để củng cố bài học - HS chọn câu trả lời đúng nhất - GV kiểm tra lại và chốt đáp án - GV dặn dò: + HS học thuộc bài “Tôi yêu em” và phân tích bài thơ. Nắm được nội dung và nghệ thuật, nhận thức đúng đắn về tình yêu. + Soạn bài mới “Người trong bao”. CÁC CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI HỌC 1. Bài thơ “Tôi yêu em” được sáng tác vào năm nào? 1928 1829 1830 1930 2. Nội dung của bài thơ “Tôi yêu em” là: Hạnh phúc của người đang yêu Lời trách móc, hờn giận người yêu Lời giãi bày về một mối tình đơn phương không thành Lời thề nguyền về tình yêu chung thủy, hy sinh 3. Những cung bậc tình yêu được thể hiện trong thơ: Đau khổ âm thầm Tuyệt vọng, rụt rè, hờn giận Mãnh liệt, chân thành, cao thượng Đau khổ mà chân thành, rụt rè mà mãnh liệt, hờn giận mà cao cả 4. Cái hay, cái hấp dẫn của bài thơ thể hiện ở chỗ: Ngôn từ trong sáng, giản dị Vươn tới cái cao cả trong tâm hồn Tôn vinh phẩm giá con người Cả 3 phương án trên PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ TRƯỜNG THPT ĐẶNG HUY TRỨ ----------***---------- GIÁO ÁN GIẢNG DẠY BÀI “TÔI YÊU EM” CỦA PUSKIN Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Quỳnh Nga Mã SV: 14S6011094 Khoa: Ngữ Văn Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Liên Huế, 2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 26 Toi yeu em_12322967.docx
Tài liệu liên quan