II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Nhân vật Tràng:
- Ngoại hình: xấu xí, thô kệch.
- Hoàn cảnh: nghèo, dân ngụ cư, nghề kéo xe bò thuê.
- Tính cách, phẩm chất: dù dở hơi nhưng Tràng vẫn là 1 người tốt bụng, hào hiệp, nhân hậu,
có khát vọng hạnh phúc.
- Diễn biến tâm lí nhân vật:
+ Có vợ sau 2 lần gặp gỡ.
+ Lúc đầu: chợn, nghĩ (lo lắng) -> chậc, kệ.
+ Trên đường về: phớn phở khác thường, tủm tỉm cười, 2 mắt sáng lên lấp lánh -> vui
sướng, đầy hi vọng.
+ Về nhà: ngạc nhiên, thấy sờ sợ, trông ngóng mẹ.
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 12: Vợ nhặt - Kim Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỢ NHẶT
Kim Lân
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: (1920 – 2007)
- Quê : Bắc Ninh
- Là cây bút chuyên về truyện ngắn, thành công ở đề tài về nông thôn và người nông dân.
- Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng
cuộc sống và con người của làng quê nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời, thật thà mà
thông minh.
2. Tác phẩm:
a) Xuất xứ: In trong tập “Con chó xấu xí” (1962); có tiền thân từ tiểu thuyết “Xóm ngụ
cư” -> là tác phẩm tiêu biểu và xuất sắc trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân.
b) Tóm tắt:
Câu chuyện lấy bối cảnh về nạn đói đầu năm 1945, ở xóm ngụ cư, xoay quanh nhân
vật Tràng – người nông dân nghèo, thô kệch. Chỉ với 2 lần gặp gỡ Tràng bỗng nhiên có vợ.
Kể từ khi có vợ, Tràng dần thay đổi, trưởng thành và chín chắn hơn. Việc Tràng có vợ đã
đem lại những cảm xúc khác nhau cho mẹ Tràng. Lúc đầu, bà ngạc nhiên, tủi hờn rồi cũng
chấp nhận vợ nhặt. Bà cũng trở nên vui vẻ, hoạt bát. Còn vợ Tràng là người đàn bà nghèo
khổ, thân hình gầy guộc, xấu xí, không có nghề nghiệp ổn định. Vì nạn đói đe doạ bản thân,
chị theo không về làm vợ Tràng. Chị dần thay đổi, trở thành người phụ nữ dịu dàng, đảm
đang, tháo vát, vui tươi. Chính chị là người thắp lên ngọn lửa hi vọng về tương lai.
c) Nhan đề: gợi sự rẻ rung về thân phận con người -> bật lên chủ đề tư tưởng của tác
phẩm.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Nhân vật Tràng:
- Ngoại hình: xấu xí, thô kệch.
- Hoàn cảnh: nghèo, dân ngụ cư, nghề kéo xe bò thuê.
- Tính cách, phẩm chất: dù dở hơi nhưng Tràng vẫn là 1 người tốt bụng, hào hiệp, nhân hậu,
có khát vọng hạnh phúc.
- Diễn biến tâm lí nhân vật:
+ Có vợ sau 2 lần gặp gỡ.
+ Lúc đầu: chợn, nghĩ (lo lắng) -> chậc, kệ.
+ Trên đường về: phớn phở khác thường, tủm tỉm cười, 2 mắt sáng lên lấp lánh -> vui
sướng, đầy hi vọng.
+ Về nhà: ngạc nhiên, thấy sờ sợ, trông ngóng mẹ.
+ Sáng hôm sau: êm ái lửng lơ, ngỡ ngàng, chợt nhận ra có cái gì vừa thay đổi mới
mẻ, bỗng nhiên thấy yêu thương gắn bó với ngôi nhà, vui sướng, phấn chấn tràn ngập, thấy
hắn nên người, có bổn phận lo lắng cho vợ con -> Tràng đã nhận thức về trách nhiệm của
mình đối với gia đình, thực sự đã trở thành người đàn ông đúng nghĩa.
+ Bữa cơm ngày đói: giúp Tràng nhận thức về tương lai.
2. Người vợ nhặt:
- Không tên, không tuổi, không gia đình, không quê quán, không nghề nghiệp.
- Tính cách: đanh đá, sung sỉa, chao chát chỏng lỏng.
- Tâm lí: lúc đầu ngượng nghịu, sau trở thành 1 người vợ hiền hậu, người thắp sáng hi vọng
cho Tràng.
3. Bà cụ Tứ:
- 1 người mẹ nghèo khổ, thương con, 1 người phụ nữ VN nhân hậu, bao dung, 1 con người
lạc quan
=> 3 nhân vật đều có niềm khát khao sống và hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai.
4. Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
- Nhân vật được khắc hoạ sinh động.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.
5. Ý nghĩa văn bản: (SGK)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 21 Vo nhat_12406918.pdf