II. Đặc điểm chung của chim
- Tập tính: kiếm ăn, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc con, di cư,
- Đặc điểm chung:
+ Mình có lông vũ bao phủ.
+ Chi trước biến đổi thành cánh.
+ Có mỏ sừng.
+ Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp.
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
+ Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
+ Là động vật hằng nhiệt.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 48: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Ngày soạn:
Tiết: 48 Ngày dạy:
Bài 44: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG
CỦA LỚP CHIM
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được những đặc điểm cơ bản để phân biệt ba nhóm chim chạy, chim bay, chim bơi và các loài đại diện của từng nhóm.
- Trình bày được đặc điểm của đà điểu (nhóm chim chạy) thích nghi với tập tính chạy nhanh trên sa mạc khô nóng và đặc điểm cấu tạo của chim cánh cụt (nhóm chim bơi) thích nghi với đời sống bơi lội.
- Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của đại diện những bộ chim khác nhau trong nhóm chim bay thích nghi với những điều kiện sống đặc trưng của chúng (chim ở nước, chim đầm lầy, chim leo trèo, chim đào bới, chim ăn thịt ban ngày, ban đêm).
- Nêu được đặc điểm chung của lớp chim.
- Biết được lợi ích của chim về các mặt đối với đời sống con người.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, hoạt động nhóm, làm việc với sgk.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các động vật hoang dã.
II. Phương pháp
Quan sát – tìm tòi , thảo luận nhóm
III. Thiết bị dạy học
- Tranh vẽ H.44.1, H.44.2, H.44.3
- Mẫu chim nhồi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp : 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Cho biết cấu tạo của các cơ quan sinh dưỡng?
- So sánh hệ thần kinh và giác quan của thằn lằn và chim bồ câu?
3. Bài mới:
a.Giới thiệu: 1’
Chim là lớp động vật có XS có số loài lớn nhất trong số loài ĐVXS sống ở cạn. Chim phân bố rất rộng trên trái đất, sống ở điều kiện sống rất khác nhau . Bài học hôm nay giúp sẽ các em tìm hiểu những điều kiện sống ảnh hưởng đến cau tạo và tập tính chim.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Các nhóm chim
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
12’
- Lớp chim được biết hiện nay khoảng bao nhiêu loài? Chia làm bao nhiêu nhóm? Đại diện các nhóm
- Treo tranh H.44.1, 2, 3.
- Gọi hs nêu đặc điểm của nhóm chim chạy, nhóm chim bơi, nhóm chim bay?
- Nhóm nào chiếm ưu thế hiện nay?
- Cho HS nêu đặc điểm cấu tạo của đà điểu thích nghi chạy nhanh trên thảo nguyên, sa mạc và của chim cánh cụt thích nghi với đời sống bơi lội.
- Tóm tắt ý chính ghi bảng.
- Khoảng 9600 loài, chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm chim chạy: đà điểu
+ Nhóm chim bơi: chim cánh cụt
+ Nhóm chim bay: gà, bồ câu
- Quan sát Hình.
- Đặc điểm của các nhóm Chim:
+ Nhóm Chim chạy.
+ Nhóm Chim bơi.
+ Nhóm Chim bay.
- Nhóm chim bay chiếm ưu thế hiện nay.
+ Đà điểu: cánh ngắn, yếu, chân cao to khỏe, có 2 - 3 ngón.
+ Chim cánh cụt: dài, khỏe, chân ngắn, 4 ngón.
- Ghi bài.
I. Các nhóm chim
- Lớp chim rất đa dạng, số loài nhiều được chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm chim chạy: đà điểu.
+ Nhóm chim bơi: chim cánh cụt.
+ Nhóm chim bay: gà, bồ câu (gồm hầu hết các loài chim hiện nay).
- Có lối sống và môi trường sống phong phú.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của 1 số bộ chim
10’
- Treo bảng và cho hs hoàn thành nội dung bảng “đặc điểm chung của chim”.
- Gọi đại diện nhóm hoàn thành bảng.
- Nhận xét.
- Cho hs so sánh với lớp bò sát.
- Nhận xét.
- Thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung bảng.
- Cử đại diện hoàn thành bảng, nhận xét, bổ sung
- Ghi bài.
- So sánh và phát biểu.
- Ghi nhận.
II. Đặc điểm chung của chim
- Tập tính: kiếm ăn, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc con, di cư,
- Đặc điểm chung:
+ Mình có lông vũ bao phủ.
+ Chi trước biến đổi thành cánh.
+ Có mỏ sừng.
+ Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp.
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
+ Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
+ Là động vật hằng nhiệt.
Hoạt động 3: Vai trò của chim
10’
- Cho hs tham khảo SGK.
- Chim có vai trò như thế nào đối với thiên nhiên và con người?
- Nhận xét.
- Thông tin thêm một số lợi ích của chim , nguyên nhân sụt giảm số lượng và biện pháp bảo vệ.
- Tham khảo SGK, phát biểu.
+ Có lợi: ăn các loài sâu bọ có hại cho: nông nghiệp, lâm nghiệp và con người làm thực phẩm, làm cảnh, trang trí,, huấn luyện để săn mồi
+ Một số có hại: Chim ăn quả, ăn hạt, ăn cá,
- Ghi bài.
- Ghi nhận.
III.Vai trò của chim
- Có lợi
+ Ăn các loài sâu bọ và gặm nhấm có hại cho: nông nghiệp, lâm nghiệp và con người, thụ phấn cây trồng, phát tán quả và hạt .
+ Làm thực phẩm, làm cảnh, trang trí, đồ dùng, phục vụ du lịch,
- Một số có hại: chim ăn quả, ăn hạt, ăn cá,
4. Củng cố: 1’
Cho hs đọc thông tin khung màu hồng SGK.
5. Kiểm tra đánh giá: 3’
Tình huống chuyên môn – liên hệ thực tế: Ở quê khi nghe chim cú kếu, người ta thường ném đá và đuổi nó đi?
Vì cho rằng chim cú mang (tiếng kêu khong lảng lót, êm tai và có bộ mặt xấu) điềm chẳng lành cho gia đình. Việc làm này sai, chim cú có ít cho nông nghiệp, chuyên ăn những loài gặm nhấm vào ban đêm (chuột).
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Đọc mục em có biết.
- Học bài, xem trước bài mới.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 48B.doc