Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

1.Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?

- Khi truyền máu ta cần tuân thủ theo các nguyên tắc nào?

- Ở người có mấy nhóm máu? Nhóm máu nào chuyên cho, nhóm máu nào chuyên nhận? Hãy giải thích vì sao máu chảy trong mạch không bao giờ đông, nhưng máu hễ ra khỏi mạch là đông ngay?

3. Nội dung bài mới

a. Giới thiệu: 1’

Máu là thành phần quan trọng nhất trong cơ thể con người. Vậy máu lưu thông trong cơ thể như thế nào? Tim có vai trò gì trong quá trình lưu thông máu?

Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08 Ngày soạn: Tiết: 16 Ngày dạy: .. Bài 16 TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được thành phần cấu tạo của tim, của hệ tuần hoàn và vai tò của tim và hệ mạch. - Nêu đựoc thành phần và cấu tạo của hệ bạch huyết và vai tò của chúng. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng quan sát, vận dụng kiến thức, hoạt động nhóm. 3. Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ tim. II. Phương pháp Quan sát + gợi mở + hoạt động nhóm. III. Thiết bị dạy học Tranh phóng to hình 16.1-16.2 SGK. IV. Tiến trình tiết dạy 1.Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào? - Khi truyền máu ta cần tuân thủ theo các nguyên tắc nào? - Ở người có mấy nhóm máu? Nhóm máu nào chuyên cho, nhóm máu nào chuyên nhận? Hãy giải thích vì sao máu chảy trong mạch không bao giờ đông, nhưng máu hễ ra khỏi mạch là đông ngay? 3. Nội dung bài mới a. Giới thiệu: 1’ Máu là thành phần quan trọng nhất trong cơ thể con người. Vậy máu lưu thông trong cơ thể như thế nào? Tim có vai trò gì trong quá trình lưu thông máu? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên. b. Phát triển bài Hoạt động 1: Tìm hiểu tuần hoàn máu TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 20’ - Cho HS quan sát hình 16.1 - Hệ tuần hoàn gồm những thành phần nào? - Cấu tạo của mỗi thành phần đó thì như thế nào? Hướng dẫn: tim (số ngăn, vị trí, màu sắc); tên hệ mạch. - Tim có vai trò gì? - Hệ mạch có vai trò gì? - Hệ tuần hoàn có vai trò gì? - Hệ mạch được chia làm mấy vòng? - So sánh sự khác nhau giữa vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn? - Mô tả đường đi của vòng tuần hoàn nhỏ? Lưu ý: nơi xuất phát và nơi kết thúc ở tim hoạt động trao đổi tại phổi và các cơ quan. (GV định hướng bằng mũi tên: Máu đỏ thẫm từ TTP MMP trao đổi CO2 thành O2, máu biến thành đỏ tươi TNT) - Mô tả đường đi của vòng tuần hoàn lớn? - Quan sát hình 16.1. - Gồm tim và hệ mạch. - + Tim có 4 ngăn ( 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ), nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi. + Hệ mạch gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch - Co bóp tạo lực đẩy máu đi, đảm bảo dòng máu lưu thông liên tục trong hệ mạch theo vòng tuần hoàn. - Hệ mạch: dẫn máu tơi tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các TB trở về tim (tâm nhĩ). - Thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cô thể và tham gia bảo vệ cơ thể. - Hệ mạch được chia làm 2 vòng: vòng tuân hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. - Trả lời. - Phát biểu mô tả đường đi của 2 vòng tuần hoàn. Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ: máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ TTP qua động mạch phổi rồi vào mao mạch phổi (tại đây diễn ra quá trình TĐK, nhận khí oxi và thải khí cacbonic) qua TM phổi trở về TNT. - Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn: máu đỏ tươi (giàu Oxi) từ TTT theo ĐM chủ tới mao mạch các cơ quan, tại đây thực hiện quá trình TĐ chất và TĐK. Máu nhường Oxi và chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động, lấy đi khí cacbonic và các chất thải. Máu đỏ thẫm theo TM chủ trở về TNP. I. Tuần hoàm máu 1. Cấu tạo - Tim có 4 ngăn (2 tâm thất, 2 tâm nhĩ), nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi. - Hệ mạch gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch 2. Vai trò - Tim: co bóp tạo lực đẩy máu lưu thông liên tục trong hệ mạch theo vòng tuàn hoàn. - Hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ) + Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẫm từ tâm thất phải theo động mạch phổi đến mao mạch phổi trao đổi CO2 thành O2, thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái. + Vòng tuần hoàn lớn: máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến mao mạch phần trên và phần dưới cơ thể trao đổi chất dinh dưỡng và O2 thành chất thải và CO2, thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới về tâm nhĩ phải. Hoạt động 2: Lưu thông bạch huyết 11’ - Cho HS quan sát hình 16.2. - Hệ bạch huyết được chia làm mấy phân hệ? - Nêu thành phần chủ yếu của hệ bạch huyết. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm câu hỏi SGK (trang 52). - Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và trong phân hệ nhỏ? - Nhận xét về vai trò của hệ bạch huyết? Lưu ý phân hệ: đều gồm những thành phần nào? Và đều qua những thành phần cấu tạo nào? - Liên hệ thực tế - thông tin: + Hạch bạch huyết như một máy lọc, khi bạch huyết chảy qua các vật lạ lọt vào cơ thể được giữ lại. Hạch thường tập trung ở cửa vào các tạng hoặc các vùng khớp. + Bạch huyết có thành phần tương tự như máu nhưng không chứa hồng cầu, ít tiểu cầu còn bạch cầu chủ yếu là limphô, bạch huyết liên hệ mật thiết với hệ tuần hoàn máu và bổ sung cho nó. - Hệ bạch huyết có vai trò gì? - Kết luận. - Có nhiều nguyên nhân gây nổi hạch (sưng hạch) bạch huyết. Thông thường, các hạch bạch huyết sẽ sưng lên khi chúng đang hoạt động do nhiễm trùng, viêm, hoặc do ung thư. - Quan sát hình16.2 phát biểu. - Gồm 2 phần hệ: phân hệ bạch huyết nhỏ và phần hệ bạch huyết lớn. - Mỗi phần hệ gồm: mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết và ống bạch huyết. - Thảo luận và phát biếu theo yêu cầu SGK. - Đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn: Bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết (ở nửa trên, bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể) tập hợp thành các mạch bạch huyết nhỏ, đổ vào các hạch bạch huyết rồi đổ vào mạch bạch huyết lớn rồi tập trung vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào TM máu (TM dưới đòn trái, thuộc hệ tuần hoàn máu). + Đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ: Từ các mao mạch bạch huyết ở nửa trên, bên phải cơ thể vào các mạch bạch huyết nhỏ, đổ vào các hạch bạch huyết rồi đổ vào mạch bạch huyết lớn, sau đó tập trung vào ống bạch huyết và đỗ vào TM máu (TM dưới đòn phải, thuộc hệ tuần hoàn máu). Cuối cùng bạch huyết được đổ vào TM chủ trên về TN phải hòa lẫn vào máu. - Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể. - Ghi bài. - Tình huống chuyên môn: tại sao lại nổi hạch? II. Lưu thông bạch huyết 1. Cấu tạo - Hệ bạch huyết gồm: mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, ống bạch huyết và tĩnh mạch dưới đoàn. - Hệ bạch huyết gồm 2 phân hệ: phân hệ bạch huyết lớn và phân hệ bạch huyết nhỏ. 2. Vai trò - Phân hệ bạch huyết nhỏ: thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể. - Phân hệ bạch huyết lớn: thu bạch huyết ở các phần còn lại của cơ thể. - Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể. 4. Củng cố: 1’ Gọi HS đọc khung kết luận của bài. 5. Kiểm tra đánh giá: 5’ Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài và đọc mục em có biết. - Xem bài tiếp theo “ Bài 17 tim và mạch máu”. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16C.doc
Tài liệu liên quan