1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạonào? Tim và hệ mạch có vai trò gì?
- Hệ bạch huyết gồm những thành phần nào? Vai trò của phân hệ bạch huyết lớn?
- Chức năng của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ?
3. Nội dung bài mới
a. Giới thiệu: 1’
Hệ tuần hoàn gồm tim và các hệ mạch. Tim có chức năng co bóp tạo lực đẩy máu đi khắp cơ thể. Vậy tim có cấu tạo như thế nào? Mạch máu có cấu tạo như thế nào để giúp máu lưu thông?
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 17: Tim và mạch máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09 Ngày soạn: ..
Tiết: 17 Ngày dạy:
Bài 17 TIM VÀ MẠCH MÁU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Xác định trên tranh hoặc mô hình cấu tạo ngoài và trong của tim.
- Phân biệt các loại mạch máu.
2. Kĩ năng
- Trình bày được các pha trong chu kì co dãn của tim.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy dự đoán.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh bảo vệ cơ thể, tham gia thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe.
II. Phương pháp
Quan sát+ gợi mở+ thảo luận nhóm.
III. Thiết bị dạy học
- Mô hình sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn máu.
- Tranh phóngto hình17. 1 - 2 SGK.
IV. Tiến trình tiết dạy
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạonào? Tim và hệ mạch có vai trò gì?
- Hệ bạch huyết gồm những thành phần nào? Vai trò của phân hệ bạch huyết lớn?
- Chức năng của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ?
3. Nội dung bài mới
a. Giới thiệu: 1’
Hệ tuần hoàn gồm tim và các hệ mạch. Tim có chức năng co bóp tạo lực đẩy máu đi khắp cơ thể. Vậy tim có cấu tạo như thế nào? Mạch máu có cấu tạo như thế nào để giúp máu lưu thông?
b. Phát triển bài
Hoạt động 1: Cấu tạo tim
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12’
-Cho HS quan sát h 17.1 và kết hợp mô hình.
- Trình bày cấu tạo của tim?
Lưu ý: kích thước của tâm thất và tâm nhĩ.
- Nhận xét.
- Gọi HS xác định cấu tạo của tim qua mô hình.
- Yêu cầu HS hoàn thành theo lệnh mục s SGK (hoàn thành nội dung bảng 17.1 SGK).
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ dày nhất? Ngăn tim nào có thành cơ mỏng nhất.
- Giữa các ngăn tim với nhau hoặc giữa tim với mạch máu có cấu tạo như thế nào để máu chỉ bơm theo một chiều?
- Cho HS quan sát lại mô hình và xác định lại dự đoán đúng.
- Gọi HS nêu lại kết luận của tim.
- Liên hệ thực tế: Tim người chỉ to bằng nắm tay trái người đó, 4 ngăn tim đều co dung tích như nhau là 60ml.
- Tim nằm gọn giữa 2 lá phổi trong lồng ngực gần xương ức và lệch sáng trái.
- Chức năng của tim là gì?.
- Tim co bóp mới đưa máu đến tế bào để nuôi tế bào, chúng ta cần bảo vệ tim hoạt động tốt.
- Quan sát hình và kết hợp mô hình.
- Tâm thất lớn hơn tâm nhĩ.
- Ghi bài.
- Chỉ cấu tạo tim qua mô hình.
- Hoàn thành nội dung bảng 17.1 SGK.
- Thảo luận nhóm.
- Thành cơ tâm thất trái dày nhất, thành cơ tâm nhĩ phải mỏng nhất.
- Giữa tâm thất và tâm nhĩ, giữa động mạch và tâm thất có van làm máu chảy theo một chiều.
- Xác định trân mô hình.
- Kết luận và ghi bài.
- Nghe và ghi nhận.
- Tình huống chuyên môn: Vị trí của tim trong cơ thể người?
- Co bóp tống máu đi và nhận máu về.
- Nghe và ghi nhận.
I. Cấu tạo tim
1. Cấu tạo ngoài
- Tim nằm trong lồng ngực giữa 2 lá phổi, lệch bên trái.
- Xum quanh tim có màng tim bao bọc, lớp dịch và các mạch máu.
- Tâm thất lớn hơn tâm nhĩ.
2. Cấu tạo trong
- Tim cấu tạo bởi mô cơ tim.
- Có lớp dịch giúp tim co bóp dễ dàng.
- Tim có 4 ngăn:
+ Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ giúp cho quá trình đẩy máu đi và nhận máu về dễ dàng.
+ Giữa tâm thất và tâm nhĩ, giữa động mạch và tâm thất có van làm máu chảy theo một chiều.
- Chứa năng: co bóp đẩy máu đi và nhận máu về.
Hoạt động 2: Cấu tạo mạch máu
10’
- Cho HS quan sát hình 17.2 SGK.
- Có những loại mạch máu nào trong hệ mạch?
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS hoàn thành.
Các mạch máu
Sự khác biệt về cấu tạo
Ý nghĩa
1. Động mạch
2.Tĩnh mạch
3. Mao mạch
- Gọi nhóm trình bày và nếu kết luận..
- Đánh giá kết quả và kết luận.
- Quan sát hình17.2
- Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
- Hoàn thành phiếu học tập.
- Cử đại diện báo cáo và kết luận.
- Ghi nhận và ghi bài.
II. Cấu tạo mạch máu
1. Động mạch
- Gồm: mô biểu bì, mô liên kết và mô trơn (dày).
- Lòng trong hẹp hơn tĩnh mạch.
- Động mạch chủ lớn, dẫn máu từ tim đến cơ quan với vận tốc và áp lực lớn
2. Tĩnh mạch
- Gồm: mô biểu bì, mô liên kết và mô trơn (mỏng).
- Lòng trong rộng hơn động mạch.
- Dẫn máu từ các cơ quan trở về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
- Có van một chiều.
3. Mao mạch
- Gồm một lớp mô biểu bì.
- Lòng trong hẹp nhất.
- Nhỏ, phân nhiều nhánh.
- Trao đổi chất với các tế bào.
Hoạt động 3: Chu kì co dãn của tim
9’
- Cho HS quan sát hình 17.3 SGK và thực hiện lệnh theo mục s SGK.
- Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây ? Gồm mấy pha ?
- Thời gian làm việc là bao nhiêu giây ? Nghỉ bao nhiêu giây ?
- Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây ?
- Thử tính xem mỗi phút diễn ra bao nhiêu chu kì co dãn tim ?
- Nhận xét.
- Nhờ hoạt động nào mà tim có thể bơm máu theo một chiều từ tâm thất vào tâm nhĩ và từ tâm thất vào động mạch?
- Tích hợp giá trị và kỹ năng sống: Trái tim dạy ta bài học về nếp sống điều độ, giờ nào việc ấy, cân đối giữa lao động và nghỉ ngơi để khỏi kiệt sức, làm việc có năng suất cao lại lâu bền, không mệt mỏi. Từ nhịp đập thông minh của trái tim, ta cũng rút ra một nguyên lý: Muốn giữ sức khỏe thì phải làm chủ, giữ vững thế thăng bằng và nhịp hoạt động hài hoà của cơ thể trước những tác động của môi trường sống.
- Quan sáthình, tham khảo SGK, thảo luận nhóm và phát biểu.
- Chu kì co dãn tim gồm 3 pha, kéo dài 0,8 s
- + Pha nhĩ co: làm việc 0,1s, máu từ tâm nhĩ vào tâm thất. Tâm nhĩ nghỉ 0,7s
+ Pha thất co: làm việc 0,3s, máu từ tâm thất vào động mạch chủ. Tâm thất nghỉ 0,5s.
+ Pha dãn chung: làm việc 0,4s, máu từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ rồi vào tâm thất. Tim nghỉ hoàn toàn 0,4s.
- Tim nghĩ hoàn toàn: 0,4s
- 1 phút diễn ra 75 chu kì co dãn tim (nhịp tim).
- Ghi bài.
- Nhờ vào sự phối hợp giữa các thành phần cấu tạo của tim qua 3 pha.
- Ghi nhận.
III. Chu kì co dãn của tim
- Tim co dãn theo chu kì (nhịp tim).
- Mỗi chu kì gồm ba pha kéo dài 0,8 s.
+ Pha nhĩ co: làm việc 0,1s, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
+ Pha thất co: làm việc 0,3s, máu từ tâm thất lên động mạch chủ.
+ Pha dãn chung: làm việc 0,4s, máu từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ rồi xuống tâm thất.
- 1 phút diễn ra 75 chu kì co dãn tim ( nhịp tim).
4. Củng cố: 1’
Gọi HS đọc khung kết luận của bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 4’
Trả lời câu hỏi 1,3 SGK.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không cần nghỉ ngơi?
- Tim co dãn theo chu kì.
- Mỗi chu kì gồm ba pha kéo dài 0,8s.
- Pha nhĩ co làm việc 0,1s nghỉ 0,7s.
- Pha thất co làm việc 0,3s nghỉ 0,5s.
- Pha dãn chung làm việc 0,4s nghỉ 0,4s.
- Thời gian tim làm việc ít hơn thời gian tim nghỉ.
- Nên đủ cho tim phục hồi hoàn toàn.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 17C.doc