Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Tiết 18: Ôn tập kiểm tra 1 tiết

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Nội dung bài mới

a. Giới thiệu: 1’

 Để chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết đạt kết quả cao, hôm nay cô và các em cùng ôn lại các kiến thức đã học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Tiết 18: Ôn tập kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 09 Ngày soạn: . Tiết 18 Ngày dạy: .. ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hệ thống hóa được kiến thức chương I, II và III. - Củng cố các kiến thức đã học. 2. Kĩ năng Vận dụng kiến thức, khái quát theo chủ đề. Kĩ năng hoạt động nhóm . 3. Thái độ Giáo dục ý thức học tập bộ môn. II. Phương pháp Khái quát + vận dụng + gợi mở + hoạt động nhóm. III. Thiết bị dạy học - Tranh liên quan đến hệ thần kinh, hệ bài tiết. - Phiếu học tập IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Nội dung bài mới a. Giới thiệu: 1’ Để chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết đạt kết quả cao, hôm nay cô và các em cùng ôn lại các kiến thức đã học. b. Phát triển bài Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung 10’ 1. Cấu tạo và chức năng các thành phần chính của tế bào 3. Phản xạ là gì? Nêu ý nghĩa của phản xạ 1. - Cấu tạo tế bào: + Màng sinh chất. + Chất tế bào (lưới nội chất, riboxom, ti thể, bộ máy Gôngi, trung thể). + Nhân (nhiễm sắc thể, nhân con). - Chức năng của các bộ phận trong tế bào. + Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện trao đổi chất. + Chất tế bào: thực hiện các hoạt động sống của tê bào. + Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. 3. Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường ngoài hoặc môi trường trong dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Giúp cơ thể thích nghi với những sự thay đổi của điều kiện sống ở môi trường xung quanh. I. Chương 1: Khái quát về cơ thể người: 1. Cấu tạo và chức năng các thành phần chính của tế bào 2. Hoạt động sống của tế bào (Giải thích vì sao nói: “Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể”). 3. Mô, chức năng các loại mô. 4. Phản xạ là gì? Nêu ý nghĩa của phản xạ 5. Cấu tạo và chức năng của nơron, kể tên các loại nơron Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức chương 2 16’ 4. Vai trò của hệ vận động. 6. Tính chất của xương 8. Đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động. 9. Một số biện pháp chống cong vẹo cột sống 4. - Nâng đỡ, tạo bộ khung cơ thể giúp cơ thể vận động. - Bảo vệ các cơ quan bên trong. 6. - Chất hữu cơ (cốt giao) làm xương mềm dẻo. - Chất khoáng làm cho xương bền chắc. 8. - Cột sống hình chữ S, cong ở 4 chỗ. - Lồng ngực: phát triển rộng sang 2 bên. - Xương bàn chân hình vòm. - Xương chậu rộng. - Xương gót: lớn, phát triển về phía sau. - Có sự phân hóa xương tay và chân, khớp ở tay và ở chân linh hoạt. 9. - Ngồi học đúng tư thế. - Lao động vừa sức. - Mang vác đều 2 bên vai, ... II. Chương 2: Vận động 6. Vai trò của hệ vận động 7. Cơ chế lớn lên và dài ra của xương (sự to ra và dài ra của xương) 8. Tính chất của xương 9. Thành phần của bộ xương 10. Đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động 11. Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa đối với hoạt động của con người? 12. Một số biện pháp chống cong vẹo cột sống Hoạt động 3: Ôn lại kiến thức chương 3 14’ 13. Giải thích vì sao nên tiêm phòng 19. Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không cần nghỉ ngơi 13. Tiêm chủng là một trong những cách tốt nhất để tự bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây nhiễm. Bằng cách kích thích sức đề kháng tự nhiên của cơ thể đối với bệnh. 19. - Tim co dãn theo chu kì (nhịp tim). - Mỗi chu kì gồm ba pha kéo dài 0,8 s. + Pha nhĩ co: làm việc 0,1s, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. + Pha thất co: làm việc 0,3s, máu từ tâm thất lên động mạch chủ. + Pha dãn chung: làm việc 0,4s, máu từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ rồi xuống tâm thất. - 1 phút diễn ra 75 chu kì co dãn tim. III. Chương 3: Tuần hoàn 13. Chức năng các thành phần của máu. (Chức năng của huyết tương và hồng cầu) 14. Thành phần cấu tạo các tế bào máu phù hợp với chức năng. 15. Đông máu, cơ chế đông máu. 16. Miễn dịch 17. Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào. 18. Các nguyên tắc truyền máu. 19. Giải thích vì sao nên tiêm phòng 20. Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không cần nghỉ ngơi 4. Củng cố: không. 5. Kiểm tra đánh giá: không. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ Học thuộc các kiến thức đã ôn tập để tiết tiếp theo kiểm tra 1 tiết. 7. Nhận xét tiết học: 1’ IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức đã học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18C - ON TAP.doc
Tài liệu liên quan