Câu 1 (3,0 điểm) (BIẾT)
Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu.
Câu 2 (3,0 điểm) (BIẾT)
Nêu câu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.
Câu 3 (4,0 điểm) (HIỂU, VẬN DỤNG)
Cở sở khoa học của biện pháp sau đây là gì?
a) Thường xuyên giữ vệ cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
b) Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Ngày soạn: ..
Tiết: 45 Ngày dạy:
Chương III: DA
Bài 41: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS có khả năng:
- Nắm được cấu tạo của da.
- Trình bày được các chức năng của da.
- Giải thích được sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của da.
2. Kĩ năng
Rèn luyện được kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh để tiếp thu kiến thức từ hình vẽ.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường.
II. Phương pháp
Đàm thoại + nghiên cứu.
II. Thiết bị dạy học
- Tranh phóng to H 41 SGK.
-Mô hình cấu tạo da (nếu có)
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kểm tra: 15’
NỘI DUNG ĐỀ 1
Câu 1 (3,0 điểm) (BIẾT)
Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu.
Câu 2 (3,0 điểm) (BIẾT)
Nêu câu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.
Câu 3 (4,0 điểm) (HIỂU, VẬN DỤNG)
Cở sở khoa học của biện pháp sau đây là gì?
a) Thường xuyên giữ vệ cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
b) Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1
Câu
Nội dung
Điểm
1
(3,0 điểm)
- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận.
1,0 điểm
- Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:
0,5 điểm
+ Quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận.
0,5 điểm
+ Quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết ở ống thận.
0,5 điểm
+ Quá trình bài tiết tiếp các chất không cần thiết và chất có hại ở ống thận.
0,5 điểm
2
(3,0 điểm)
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
1,0 điểm
- Cấu tạo của thận:
+ 2 quả thận với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng.
1,0 điểm
+ Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận, nang cầu thận, ống thận để lọc máu và hình thành nước tiểu.
1,0 điểm
3
(4,0 điểm)
a) Thường xuyên giữ vệ cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu: hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh.
2,0 điểm
b) Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục.
1,0 điểm
+ Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái.
1,0 điểm
NỘI DUNG ĐỀ 2
Câu 1 (3,0 điểm) (BIẾT)
Trình bày quá trình thải nước tiểu.
Câu 2 (3,0 điểm) (BIẾT)
Cần xây dựng các thói quen sống khoa học như thế nào để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu?
Câu 3 (4,0 điểm) (HIỂU, VẬN DỤNG)
Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Vì sao?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2
Câu
Nội dung
Điểm
1
(3,0 điểm)
- Nước tiểu chính thức tạo thành được đưa xuống bể thận theo ống dẫn tới bóng đái.
1,5 điểm
- Ở bóng đái nước tiểu được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.
1,5 điểm
2
(3,0 điểm)
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
1,0 điểm
- Khẩu phần ăn, uống hợp lí:
0,25 điểm
+ Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
0,25 điểm
+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại, hết hạn sử dụng.
0,25 điểm
+ Uống đủ nước.
0,25 điểm
- Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.
1,0 điểm
3
(4,0 điểm)
- Vì máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục.
1,0 điểm
- Nước tiểu chỉ được bài tiết ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml.
1,0 điểm
- Đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu.
1,0 điểm
- Cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp bài tiết nước tiểu ra ngoài.
1,0 điểm
NỘI DUNG ĐỀ 3
Câu 1 (3,0 điểm) (BIẾT)
Trình bày bài tiết.
Câu 2 (3,0 điểm) (BIẾT)
Các tác nhân nào chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
Câu 3 (4,0 điểm) (HIỂU, VẬN DỤNG)
Cở sở khoa học của biện pháp khẩu phần ăn uống hợp lí là gì?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 3
Câu
Nội dung
Điểm
1
(3,0 điểm)
- Bài tiết: là một hoạt động không ngừng của cơ thể nhằm lọc và thải ra môi trường các chất cặn bã, do hoạt động trao đổi chất của tế bào, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cho cơ thể
1,0 điểm
- Cơ quan bài tiết chủ yếu: phổi thải CO2, thận thải nước tiểu, da thải mồ hôi.
1,0 điểm
- Vai trò của bài tiết:
+ Giúp cơ thể thải các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạp ra và các chất dư thừa.
0,5 điểm
+ Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong.
0,5 điểm
2
(3,0 điểm)
- Các vi khuẩn: gây viêm cầu thận.
0,5 điểm
- Các chất độc hại: có trong thức ăn: gây sỏi thận.
0,5 điểm
- Thiếu oxi: thận làm việc kém hiệu quả.
0,5 điểm
- Khẩu phần ăn uống không hợp lí: gây sỏi thận, thận làm việc quá sức.
0,5 điểm
- Uống quá ít nước.
0,5 điểm
- Không giữ vệ sinh cơ thể.
0,25 điểm
- Thường xuyên nín nhịn việc tiểu tiện.
0,25 điểm
3
(4,0 điểm)
- Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi: không để thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
2,0 điểm
- Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại: hạn chế tác hại của các chất độc.
1,0 điểm
- Uống đủ nước: tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục.
1,0 điểm
* Ghi chú:
Học sinh trình bày có ý đúng thì giáo viên cân đối cho điểm theo hướng dẫn trên.
3. Bài mới
a.. Giới thiệu: 1’
- Da bao bọc toàn bộ cơ thể, là ranh giới ngăn cách cơ quan bên trong cơ thể với môi trường bên ngoài. Da có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác động của môi trường bên ngoài (tia cực tím, chất ô nhiễm, vi khuẩn, ...).
- Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể con người. Da chiếm 16% trọng lượng cơ thể và diện tích da của 1 người lớn lên đến 1,6m2.
- Vậy da có cấu tạo như thế nào và có chức năng gì? Đó là nội dung mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong bi học hơm nay.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Cấu tạo của da
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12’
- Treo H 41và yêu cầu HS đọc ở SGK.
-Yêu cầu HS dùng mũi tên chỉ các thành phần cấu tạo của các lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da.
- Nhận xét.
- Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vẩy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giúp ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da?
- Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước?
- Vì sao ta nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc?
- Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá?
- Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?
- Tóc và lông mày có tác dụng gì?
- Quan sát H 41 và đọc ở SGK.
- Dùng mũi tên chỉ các thành phần cấu tạo của các lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da.
- Kết luận.
- Vẩy trắng tự bong ra chứng tỏ lớp tế bào ngoài cùng của da hóa sừng và chết.
- Da mềm mại không ngấm nước vì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da.
- Da có nhiều cơ quan thụ cảm là những đầu mút của tế bào thần kinh giúp da nhận biết nóng, lạnh, cứng, mềm, đau đớn,
- Khi trời nóng, mao mạch dưới da dn, tuyến mồ hơi tiết nhiều mồ hôi; Khi trời lạnh mao mạch co lại, cơ co chân lông co.
- Là chất điệm chống ảnh hưởng cơ học của môi trường và góp phần chống mất nhiệt khi trời rét.
- Tóc tạo nên chất đệm không khí có vai trò chống tia tử ngoại của ánh sáng Mặt trời và điều hòa nhiệt độ. Lông mày có vai trò ngăn mồ hôi và nước không chảy xuống mắt.
I. Cấu tạo của da:
- Lớp biểu bì: tầng sừng và tầng tế bào sống.
- Lớp bì: gồm thụ quan, dây thần kinh, tuyến mồ hôi, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu, tuyến nhờn.
- Lớp mỡ dưới da: gồm các tế bào mỡ.
Hoạt động 2: Chức năng của da
11’
- Da có chức năng gì?
-Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ?
- Bộ phận nào của da gip da tiếp nhận các kích thích? Bộ phận nào thực hiện chức năng bài tiết?
- Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào?
- Bảo vệ, tiếp nhận kích thích, điều hòa thân nhiệt, bài tiết, da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp con người.
- Do đặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da có tuyến nhờn và sắc tố da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ.
- Bộ phận:
+ Cơ quan thụ cảm: là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da tiếp nhận các kích thích.
+ Tuyến mồ hôi: Ở lớp bì giúp da thực hiện chức năng bài tiết.
- Nhờ sự co dãn mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông. Lớp mỡ dưới da góp phần chống mất nhiệt.
II. Chức năng của da:
- Bảo vệ: chống các tác động cơ học, các tuyến tiết chất nhờn có tác dụng diệt khuẩn, chống thấm và thoát nước, sắc tố tóc chống tác hại của tia tử ngoại.
- Tiếp nhận kích thích của môi trường ngoài (nhờ thụ quan, dây thần kinh ở lớp bì )..
- Điều hóa thân nhiệt.
- Bài tiết (nhờ tuyến mồ hôi ở lớp bì).
- Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của con người (lông mày, móng tay, móng chân, tóc, ...
4. Củng cố: 1’
Gọi HS đọc nội dung kết luận của bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 3’
- Yêu cầu HS dựa vào tranh câm trình bày cấu tạo của da.
- Trả lời câu hỏi 2 SGK.
Câu 1/133: Không nên. Vì lông mày có tác dụng ngăn mồ hôi, nước (khi trời mưa) chảy xuống mắt.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài.
- Đọc mục: “Em có biết”
- Xem trước bài 42: “ Vệ sinh da”
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 45C - 15.doc