Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 47: Đại não

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Trình bày cấu tạo và chức năng của trụ não.

- Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?

3. Bài mới: 30’

a. Mở bài: 2’

Đại não của con người rất phát triển. Vậy nó có cấu tạo và chức năng khác biệt với những động vật khác ra sao?

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 47: Đại não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 Ngày soạn:...................... Tiết: 51 Ngày dạy: ...................... Bài 47: ĐẠI NÃO I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nắm rõ được cấu tạo của đại não người, đặc biệt là vỏ đại não thể hiện sự tiến hoá so với động vật lớp thú. - Xác định được các vùng chức năng của vỏ đại não người. - Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ bộ não. 2. Kĩ năng - Kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng ứng xử, giao tiếp trong khi thảo luận. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. 3. Thái độ Nghiêm túc trong học tập. II. Phương pháp Dạy học nhóm, động não, vấn đáp – tím tòi, trình bày 1 phút, trực quan. III. Phương tiện Tranh bộ não nhìn từ các hướng, sự phân vùng chức năng của não bộ. - Mẫu ngâm não lợn tươi, dao sắc. - Mô hình não tháo lắp. - Bộ não của 5 lớp động vật có xương sống. Bảng phụ IV-Tiến trình dạy học 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Trình bày cấu tạo và chức năng của trụ não. - Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi? 3. Bài mới: 30’ a. Mở bài: 2’ Đại não của con người rất phát triển. Vậy nó có cấu tạo và chức năng khác biệt với những động vật khác ra sao? b. Phát triển bài: 28’ Hoạt động 1: Cấu tạo của đại não Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của đại não TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 16’ - GV cho HS quan sát mô hình bộ não người và trả lời câu hỏi: - Xác định vị trí của đại não? - Yêu cầu HS quan sát H 47.1 và 47.2 để thấy cấu tạo ngoài và trong của đại não. - Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ (SGK). - GV phát phiếu học tập. - GV cho HS trình bày kết quả của bài tập. - GV xác nhận đáp án. - Yêu cầu HS đọc lại thông tin và trả lời câu hỏi: Trình bày cấu tạo ngoài của đại não? - GV cho HS quan sát mô hình bộ não và nhận xét. - Khe, rãnh của đại não có ý nghĩa gì? - Cho HS so sánh đại não của người và thú? Nhận xét nếp gấp ở đại não người và thú? - Cho HS quan sát mẫu não cắt ngang, đọc thông tin và trả lời: - Trình cầy cấu tạo trong của đại não (chỉ vị trí chất xám, chất trắng)? - GV nhận xét, cho HS quan sát H 47.3 để thấy các đường dẫn truyền trong chất trắng của đại não. - Cho HS đọc vai trò của nhân nền trong mục “Em có biết” SGK. - HS quan sát mô hình, trả lời đư - Vị trí: phía trên não trung gian. - Quan sát. - Hoàn thành bài tập - Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến, hoàn thành bài tập điền từ. - HS trình bày, nhận xét và nêu được kết quả: 1 – Khe; 2 – Rãnh; 3 – Trán; 4 - Đỉnh; 5 – Thuỳ thái dương; 6 – Chất trắng. - HS theo dõi. - HS nghiên cứu thông tin và trình bày cấu tạo ngoài của dại não. - Quang sát. - Tạo khúc cuộn làm tăng diện tích của đại não. - Đều có nếp gấp nhưng ở người nhiều hơn giúp diện tích bề mặt lớn hơn. - HS quan sát mẫu não, nghiên cứu thông tin để trình bày. - Cá nhân tự thu nhận thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, ghi vào phiếu học tập. - HS đọc thông tin. I. Cấu tạo của đại não - Đại não che lấp não trung gian và não giữa gồm: chất xám và chất trắng. - Chất xám làm thành vỏ não. + Giữa đại não có một rãnh sâu chia đại não thành hai nửa gọi là bán cấu đại não. + Mỗi bán cầu đại não được các ránh sâu chia thành các thùy (thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy chẩm). - Chất trắng nằm dưới vỏ não, chứa các nhân nền (nhân dưới vỏ). - Chất trắng là các đường thần kinh nối hai bán cầu đại não với nhau (tạo thành thể chai), nối các vùng vỏ não và nối giữa vỏ đại não với phần dưới của não và với tủy sống. Hoạt động 2: Sự phân vùng chức năng của đại não Mục tiêu: Xác định được các vùng chức năng của đại não 12’ - YC HS đọc thông tin SGK. - Sự phân vùng chức năng của đại não như thế nào? - Tại sao những người bị chấn thương sọ não thường bị mất cảm giác , trí nhớ, mù, điếc, ... để lại di chứng suốt đời? - GV liên hệ đến việc đội mũ bảo hiểm để bảo vệ não khi tham gia giao thông. - Trong số các vùng trên, vùng nào không có ở động vật ? - Em làm gì để bảo vệ não bộ khi tham gia giao thông? - Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV. - Trả lời. - HS hoạt động cá nhân, dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời. - HS lắng nghe. - Vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết, vùng vận động ngôn ngữ. - Đội mũ bảo hiểm, chạy xa bên phải, qua đường nhìn trái, phải, trước sau, chạy xe chậm chổ đông người, II. Sự phân vùng chức năng của đại não - Vỏ não được phân thành nhiều vùng chức năng khác nhau, thực hiện các chức năng khác nhau: vùng cảm giác, vùng vận động, vùng thị giác, vùng thính giác, vùng vị giác và vùng khứu giác, vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết), vùng hiểu tiếng nói và chữ viết. - Đặc biệt hơn là xuất hiện vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết), vùng hiểu tiếng nói và chữ viết liên quan đến hệ thống tín hiệu thứ hai. - Não là trung ương của các phản xạ có điều kiện. 4. Củng cố: 1’ Gọi HS đọc nội dung kết luận của bài. 5. Kiểm tra đánh giá: 4’ - Nêu cấu tạo và chức năng của đại não. - Vẽ sơ đồ đại não nhìn từ bên ngoài và trình bày hình dạng, cấu tạo ngoài. - Mô tả cấu tạo trong của đại não. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài. - Đọc mục: “Em có biết” - Xem trước bài 48: “ Hệ thần kinh sinh dưỡng” 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc51C.doc