Giáo án môn Sinh học lớp 8 - Bài 17 - Tiết 17: Tim và mạch máu

Giữa các ngăn tim và giữa tim với mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ có thể đi một chiều?

 HS thảo luận sau đó trình bày nhận xét, bổ sung

- GV hướng dẫn HS tháo lắp mô hình để xem dự đoán của mình đúng hay sai

- GV tiếp tục cho HS thảo luận:

 + Trình bày cấu tạo của tim?

 + Cấu tạo của tim phù hợp với chức năng như thế nào?

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của mạch máu

- GV yêu cầu HS quan sát H17.2 và đọc chú thích, thảo luận hoàn thành bảng phụ: “ So sánh cấu tạo của các mạch máu”

 HS quan sát và đọc thông tin chú thích, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 800 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học lớp 8 - Bài 17 - Tiết 17: Tim và mạch máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG Giáo viên: Lê Xuân Vinh - Tổ : KHTN Ngày soạn: 31/10/2018 Ngày dạy: 03/11/2018 Bài 17: Tiết 17: TIM VÀ MẠCH MÁU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS chỉ ra được các ngăn tim ngoài và trong, van tim, phân biệt được các loại mạch máu. - HS trình bày được đặc điểm của các pha trong chu kỳ co giãn tim. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh. - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ cơ thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Chuẩn bị tranh vẽ H17.1, H17.2, H17.3 - tim lợn . - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ ? Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn? Đáp án: - Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải theo động mạch phổi vào mao mạch phổi. Tại đây đã diễn ra quá trình trao đổi khí ( máu nhận O2 thải CO2 ) máu trở thành đỏ tươi sau đó tập trung theo tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái. - Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ phân phối đến các mao mach phần trên và các mao mạch phần dưới cơ thể và đến tận các tế bào. Tại đây xảy ra sự trao đổi khí ( máu nhận khí CO2 thải khí O2 ) và trao đổi chất, máu hoá đỏ thẫm tập trung theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ về tâm nhĩ phải. 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo của tim - GV yêu cầu HS quan sát H17.1 kết hợp quan sát tim và đọc chú thích. Trả lời các câu hỏi ? Vị tí, hình dạng của tim. ? Cấu tạo ngoài của tim. ? Cấu tạo trong của tim. Thảo luận hoàn thành bảng phụ: “ Nơi máu được bơm tới các ngăn tim” HS quan sát H17.1, kết hợp quan sát và đọc chú thích, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận - GV nêu câu hỏi: + Ngăn tim nào có thành cơ dày nhất? Vì sao? + Giữa các ngăn tim và giữa tim với mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ có thể đi một chiều? HS thảo luận sau đó trình bày nhận xét, bổ sung - GV hướng dẫn HS tháo lắp mô hình để xem dự đoán của mình đúng hay sai - GV tiếp tục cho HS thảo luận: + Trình bày cấu tạo của tim? + Cấu tạo của tim phù hợp với chức năng như thế nào? * Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của mạch máu - GV yêu cầu HS quan sát H17.2 và đọc chú thích, thảo luận hoàn thành bảng phụ: “ So sánh cấu tạo của các mạch máu” HS quan sát và đọc thông tin chú thích, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận - GV nêu câu hỏi: + Cho biết có những loại mạch máu nào? + So sánh và chỉ ra sự khác nhau giữa các loại mạch máu? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? HS dựa vào bảng phụ vừa hoàn thành để trả lơì câu hỏi * Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động co dãn của tim - GV yêu cầu HS quan sát H17.3 và đọc chú thích, thảo luận các câu hỏi: + Chu kì tim gồm mấy pha? + Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây? + Trong mỗi chu kì thì tâm nhĩ làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây? Tâm thất làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây? Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây? + Thử tính xem trung bình mỗi phút diễn ra bao nhiêu chu kì co dãn tim (nhịp tim)? - GV giảng giải thêm: + Khi tâm nhĩ co thì tâm thất dãn và ngược lại + Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi là do có sự nghỉ ngơi hợp lý trong các chu kì co dãn của tim - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung I. Cấu tạo tim Tim nằm giữa hai lá phổi có đỉnh lệch sang trái. Tim có hình chóp. Có màng mỏng bao bọc bên ngoài bên trong chứa dịch giúp tim hoạt động dễ dàng. - Tim: có 4 ngăn gồm 2 tâm nhĩ ở trên và 2 tâm thất ở dưới, có màng tim, đỉnh quay xuống dưới, đáy quay lên trên Bảng 17.1 SGK. - Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ, tâm thất trái có thành cơ dày nhất. - Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van tim, giữa tâm thất và động mạch có van động mạch giúp cho máu lưu thông theo một chiều PHIẾU HỌC TẬP : SO SÁNH CẤU TẠO CỦA CÁC MẠCH MÁU Nội dung Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch Thành mạch Lòng trong của mạch Đặc điểm khác Chức năng III. Chu kì co dãn của tim - Chu kì co dãn của tim gồm 3 pha + Pha co tâm nhĩ: (0,1 s) máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất + Pha co tâm thất:(0,3 s) máu từ tâm thất vào độmg mạch chủ + Pha dãn chung:(0,4 s) máu được hút từ tĩnh mạch về tâm nhĩ và xuống tâm thất 3. Kiểm tra đánh giá Hoàn thành bảng sau:Hoạt động của các van tim trong sự vận chuyển máu Các pha trong chu kì tim Hoạt động của van Nơi máu chuyển tới Van nhĩ- thất Van động mạch Pha nhĩ co Pha thất co Pha dãn chung 4. Dặn dò - Học bài - Đọc mục “ Em có biết” - Soạn bài mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 17 Tim va mach mau_12468975.doc
Tài liệu liên quan