Giáo án môn Tập đọc lớp 1: Ngôi nhà (tiết 1)

 Luyện đọc từng dòng thơ:

- Bài thơ gồm mấy khổ thơ ?

- Mỗi khổ thơ có mấy dòng thơ?

- Khi đọc bài thơ có dấu phẩy, dấu chấm cần đọc như thế nào?

- GV chốt: Trong bài thơ này, khi đọc cần phải ngắt hơi sau dấu phẩy và sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi sau dấu chấm và sau mỗi khổ thơ.

- GV yêu cầu HS nhìn vào SGK đọc từng dòng thơ tiếp nhau cho đến khi hết bài. Lưu ý bạn đọc dòng thơ đầu tiên phải đọc tựa bài và dòng thứ 1. Bạn đọc dòng thơ cuối cùng đọc tên tác giả.

- GV sửa lỗi phát âm cho HS.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4, mỗi bạn đọc 1 dòng thơ nối tiếp nhau cho đến khi hết bài.

 

docx7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 5491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tập đọc lớp 1: Ngôi nhà (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2018 Tập đọc NGÔI NHÀ ( Tiết 1) MỤC TIÊU: Kiến thức: HS đọc đúng cà bài: Ngôi nhà. Ôn cái iêu, yêu. Kỹ năng: Rèn cho HS đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyền, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ ( bằng khoảng thời gian phát âm một tiếng, như là sau dấu chấm). Tìm được các tiếng có vần yêu trong bài. Luyện nói câu có chứa tiếng có vần iêu. Thái độ: Yêu mến ngôi nhà của mình. CHUẨN BỊ: Giáo viên: sách giáo khoa, tranh minh họa, bảng phụ, bút lông. Học sinh: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Ổn định lớp ( 1’) Hát Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Ở tiết học trước chúng ta đã học bài “Mưu chú sẻ”. Bây giờ cô sẽ kiểm tra bài cũ để xem cả lớp mình đã đọc tốt bài hay không. Cô gọi 1 HS đọc “ Từ đầu . Không rửa mặt?” và trả lời câu hỏi: Khi sẻ bị mèo chộp được sẻ đã nói gì với mèo? GV gọi 1 HS đọc phần còn lại Vậy có bạn nào cho cô biết “ Sẻ đã làm gì khi mèo đặt nó xuống đất?”. Sẻ là con vật thông minh hay ngốc nghếch? GV nhận xét, sửa lỗi chính tả. GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ “ Qua phần kiểm tra bài cũ cô thấy các con đã hiểu được nội dung bài cũ rất là tốt. Tuy nhiên phát âm ở một số âm ở một số từ chưa đúng các em cần chú ý hơn nhé”. Bài mới: ( 30’) Giới thiệu bài mới: Cả lớp chú ý nhìn lên bảng.GV treo bức tranh + Các em cho cô biết bức tranh vẽ gì? Chốt: Cô cảm ơn các con. Tranh vẽ ngôi nhà có hàng cây và có hai bạn nhỏ. Ngôi nhà là nơi mọi người trong gia đình sinh sống. Ai cũng yêu quý ngôi nhà của mình bạn nhỏ trong bài này cũng như vậy, bạn rất yêu quý ngôi nhà của mình để biết được ngôi nhà của bạn đó có gì đặc biệt và vì sao bạn nhỏ lại yêu quý ngôi nhà của mình đến như vậy thì hôm nay cô cùng các con sẽ tìm hiểu bài thơ Ngôi nhà nhé. GV ghi tựa bài. GV nói: Bài học hôm này của chúng ta có 2 hoạt động: Hoạt động 1: Luyện đọc. Hoạt động 2: Ôn lại các vần yêu, iêu. Các hoạt động Hoạt động 1: Luyện đọc. ( 20’) Mục tiêu: HS luyện đọc đúng các từ ngữ khó đọc, đọc từng dòng thơ, khổ thơ và bài thơ. HS biết ngắt nghỉ ngơi đúng chỗ. Phương pháp: Giảng giải, thảo luận nhóm, hỏi đáp Luyện đọc từ: GV yêu cầu HS mở SGK bài “ Ngôi nhà” trang 82 GV đọc mẫu bài 1 lần: Giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm. GV gọi 1 HS giỏi đọc lại cả bài, cả lớp đọc thầm theo. Chuyển ý: Các con vừa lắng nghe cô đọc bài xong, cũng như những bài tập đọc khác để đọc tốt bài thơ này. Bây giờ chúng ta cần và luyện đọc các tiếng có các từ mà khó đọc. Luyện đọc tiếng, từ khó: Bây giờ các em đọc thầm bằng mắt, thảo luận nhóm đôi để tìm các từ khó đọc, khó hiểu. GV gọi đại nhóm lên nêu từ khó đọc. Cô và các con sẽ cùng nhau luyện đọc các từ khó mà các con vừa nêu. GV viết lên bảng từ “hàng xoan”. Trong từ “ Hàng xoan” khi đọc các con lưu ý âm, vần nào khó đọc? GV gạch chân âm “ x” và giảng. Khi đọc tiếng “ xoan” các con lưu ý âm “ x” đọc khác với âm “ s” và vần “ oang” với “ oan” đọc là “ hàng xoan”. Các con lưu ý khi đọc. GV đọc mẫu: “hàng xoan”. GV gọi HS đọc GV nhận xét. GV viết lên bảng từ “ lảnh lót”. Trong từ “ lảnh lót” khi đọc các con lưu ý âm “l” đọc khác âm “n”. GV đọc mẫu: “lảnh lót”. GV gọi HS đọc. GV nhận xét. Bạn nào nêu tiếp cho cô từ khó đọc tiếp theo. GV viết lên bảng từ “ thơm phức”. Trong từ “ thơm phức” các con lưu ý âm, vần nào khó? GV gạch chân âm ph, vần ưc và giảng: Khi đọc tiếng phức các con lưu ý là vần “ ưc” đọc khác với vần “ ưt”. GV đọc mẫu: “thơm phức”. GV gọi HS đọc. GV nhận xét. Những tiết trước cô thấy có một số bạn đọc tiếng có vần uyên chưa tốt thì hôm nay cô sẽ cho các con đọc lại vần uyên trong bài đó là từ xao xuyến. GV cho HS đọc: “ xao xuyến”. GV gọi HS đọc lại các từ khó: hàng xoan lảnh lót thơm phức xao xuyến GV chỉ theo thứ tự và không theo thứ tự cho HS đọc. Trong bài thơ “ Ngôi nhà” các con thấy từ nào mà các con chưa hiểu nghĩa? GV giải nghĩa từ Thơm phức: chỉ mùi thơm rất mạnh và hấp dẫn. Đây là mùi thơm của rơm và rạ, thân cây lúa để làm mái lợp nhà. Lảnh lót: để diễn tả tiếng chim hót trong trẻo và cao vút. Luyện đọc từng dòng thơ: Bài thơ gồm mấy khổ thơ ? Mỗi khổ thơ có mấy dòng thơ? Khi đọc bài thơ có dấu phẩy, dấu chấm cần đọc như thế nào? GV chốt: Trong bài thơ này, khi đọc cần phải ngắt hơi sau dấu phẩy và sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi sau dấu chấm và sau mỗi khổ thơ. GV yêu cầu HS nhìn vào SGK đọc từng dòng thơ tiếp nhau cho đến khi hết bài. Lưu ý bạn đọc dòng thơ đầu tiên phải đọc tựa bài và dòng thứ 1. Bạn đọc dòng thơ cuối cùng đọc tên tác giả. GV sửa lỗi phát âm cho HS. GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4, mỗi bạn đọc 1 dòng thơ nối tiếp nhau cho đến khi hết bài. GV mời các nhóm lên thi đua đọc nối tiếp các dòng thơ trong mỗi khổ thơ. GV nhận xét sau mỗi lượt đọc. GV nhận xét, sửa lỗi phát âm hay sai của HS, tuyên dương HS đọc tốt. Luyện đọc khổ, bài: GV gọi 1 HS đọc khổ thơ 1. GV sửa lỗi phát âm, nhận xét. GV gọi 1 HS đọc khổ thơ 2. GV sửa lỗi phát âm, nhận xét. GV gọi 1 HS đọc khổ thơ 3. GV sửa lỗi phát âm, nhận xét. GV cho cả lớp đọc thầm toàn bài thơ. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Tiếp sức”. Luật chơi: Trò chơi có 2 đội, đội A 3 bạn, đội B 3 bạn. Đội nào đọc đúng, phát âm đúng đội đó sẽ là đội chiến thắng. GV cho HS chơi trò chơi. GV gọi HS nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương. GV gọi 2 HS đọc lại toàn bài thơ. GV nhận xét. Chuyển ý: Qua phần đọc vừa rồi cô thấy cả lớp mình đọc rất là tốt, tuy nhiên vẫn có một số bạn đọc vẫn còn nhỏ lần sau các con nhớ đọc lớn hơn nhé. Để thưởng cho cả lớp mình chơi trò chơi. Thư giãn: (2’) Trò chơi “ Banh lăn”. Hoạt động 2: Ôn lại các vần yêu, iêu. ( 10’). Mục tiêu: HS tìm được các tiếng có vần yêu, iêu và luyện nói câu có tiếng mang vần yêu, iêu. Phương pháp: trực quan, hỏi đáp, giảng giải. So sánh yêu – iêu Bạn nào cho cô biết vần yêu và iêu có điểm nào giống và khác nhau? GV chốt: 2 vần “ yêu” và vần “iêu” đều có kết thúc bằng âm êu nhưng vần “yêu” bắt đầu bằng âm “y”, vần “ iêu” bắt đầu bằng âm “i” nhưng vần “ iêu” thường kết hợp với âm đứng trước nó như chiều, hiếu.. Bài tập 1 GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. Bây giờ cả lớp mình đọc và gạch chân dưới những dòng thơ có vần yêu trong bài. GV nhận xét. Chốt: Qua bài tập 1 các con đã tìm đúng các dòng thơ có tiếng yêu. Em yêu nhà em Em yêu tiếng chim Như yêu đất nước. Chuyển ý: Cả lớp mình vừa hoàn thành xong bài tập 1 bây giờ chúng ta chuyển sang bài tập 2. Bài tập 2 GV yêu HS đọc yêu cầu BT2. GV nhấn mạnh lại ở bài tập này là tìm tiếng ngoài bài có vần iêu, lưu ý vần iêu này là i ngắn. GV chiếu 1 số hình ảnh có chứa vần iêu cho HS xem. Để thay đổi không khí tiết học, cô có 1 trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”. Luật chơi: Cô sẽ chia lớp mình 2 đội; tổ 1 và tổ 2 là đội Mèo con, tổ 3 và tổ 4 là đội Thỏ con. Mỗi đội cô cần 6 bạn, cô sẽ phát cho các con 1 cây bút các con sẽ chạy lần lượt lên viết những vần iêu, yêu. Đội nào tìm được nhiều vần và đúng là đội chiến thắng. Khi cô hô khẩu lệnh BẮT ĐẦU thì chúng ta bắt đầu trò chơi. Thời gian trò chơi là 2 phút. GV cho HS chơi trò chơi. GV nhận xét bài làm của 2 đội. Bài tập 3 GV yêu cầu HS đọc bài tập 3. GV treo tranh: Tranh vẽ gì? Bạn nào biết tranh vẽ gì? Đúng rồi, tranh vẽ bạn nhỏ được phiếu bé ngoan đem về khoe với mẹ. Mẹ của bạn rất là vui và ôm bé vào lòng. Cô mời một bạn nói câu có tiếng mang vần iêu. Trong câu bạn vừa tìm có tiếng nào chứa vần hôm nay chúng ta ôn ? Đúng rồi, trong câu “Bé được phiếu bé ngoan” tiếng phiếu có chứa vần iêu. Thế thì cô sẽ đặt mẫu cho các con một câu như bức tranh siêu nhân, cái chiếu lúc nãy có các câu Em rất thích siêu nhân./ Mẹ mới mua cái chiếu Thế bây giờ các con có muốn chơi trò chơi nữa không nào? Cô sẽ cho các con chơi trò chơi “ Nói nhanh, nói đúng”. Luật chơi: Cô sẽ chia lớp mình làm 4 đội, các con có thời gian 2 phút để mỗi bạn trong nhóm tự suy nghĩ câu của mình. Sau đó, lần lượt từng cá nhân của đội sẽ nói một câu có tiếng chứa vần iêu. Nếu các con trả lời đúng thì sẽ được 1 hoa, đội nào nhiều hoa nhất thì đội đó sẽ là đội chiến thắng. GV cho HS chơi trò chơi GV nhận xét trò chơi. Qua các bài tập vừa rồi cô thấy lớp mình đã biết tìm các tiếng có vần iêu rất là giỏi, cô khen cả lớp mình. Cả lớp hát 1 HS đọc, trả lời câu hỏi. ( Sao anh không rửa mặt?) 1 HS đọc, trả lời câu hỏi. ( Sẻ vụt bay). Sẻ là con vật thông minh. HS lắng nghe. + 2 – 3 HS trả lời. HS lắng nghe. Hình thức: cá nhân, nhóm. HS mở SGK. 1 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm. HS thảo luận nhóm. HS nêu từ khó đọc: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức. Tiếng “ xoan” có âm “ x”. HS lắng nghe. HS đọc cá nhân, lớp. HS lắng nghe. Cá nhân, cả lớp đọc. Tiếng phức có âm “ ph”, vần “ ưc”. HS quan sát. Cả lớp, cá nhân đọc. HS đọc cá nhân, cả lớp. HS đọc. Cá nhân - cả lớp. 1- 2 HS nêu. HS lắng nghe. Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ thơ có 4 dòng thơ. Ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi sau dấu chấm. HS lắng nghe. HS đọc nối tiếp 2 lượt ( 24 HS). HS lắng nghe. HS luyện đọc theo nhóm 4. 2 – 3 nhóm lên đọc. HS lắng nghe. 1 HS đọc khổ thơ 1. 1 HS đọc khổ thơ 2. 1 HS đọc khổ thơ 3. Cả lớp đọc thầm. HS thi đua đọc nối tiếp. HS lắng nghe. 2 HS đọc lại toàn bài thơ. Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp. Giống nhau: đều có kết thúc âm êu. Khác nhau: Vần “ yêu” bắt đầu bằng âm “y”. Vần “iêu” bắt đầu bằng âm “ i”. 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 HS tìm và gạch chân. Em yêu nhà em Em yêu tiếng chim Như yêu đất nước. ( 1 – 2 HS trả lời). 1 HS đọc yêu cầu BT2. HS lắng nghe. HS xem tranh. HS chơi trò chơi. HS đọc yêu cầu bài tập 3. HS quan sát. Bạn nhỏ được phiếu bé ngoan. ( 2 – 3 HS trả lời). Phiếu chứa vần iêu. HS lắng nghe. HS lắng nghe. HS chơi trò chơi. Củng cố: GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài. GV nhận xét. Dặn dò: GV nhận xét tiết học: Qua tiết học hôm nay, cô thấy các con đọc bài rất là tốt, tuy nhiên vẫn có một số bạn đọc chưa trôi chảy các con về nhà nhớ luyện đọc nhiều hơn nhé. Bên cạnh đó có 1 vài bạn đọc rất là tốt, chăm giơ tay phát biểu. Cô có lời khen đến cả lớp. Chuẩn bị bài: Xem trước câu hỏi và trả lời trước bài “ Ngôi nhà” tiết 2. Ngày 19 tháng 3 năm 2018 Ngày 26 tháng 3 năm 2018 Phan Thị Quỳnh Văn Hà Tú Linh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 5 Ngoi nha_12322217.docx
Tài liệu liên quan