Giáo án môn Tập đọc lớp 2 - Bài: Cây dừa

*Đoạn 2: 4 dòng thơ tiếp

+ Câu 1: dòng 6 ngắt nhịp 2 / 4, dòng 8 ngắt nhịp 2/2/4, đọc đúng tiếng nở, lược.

- GV ghi bảng – Đọc mẫu – Gọi HS đọc

+ Câu 2 : dòng 6 ngắt sau dấu phẩy, dòng 8 ngắt nhịp 2 / 3 / 3, đọc đúng tiếng rượu có vần ươu và các tiếng có âm đầu n / l

- GV ghi bảng – Đọc mẫu – Gọi HS đọc

=> HD đoạn 2 : đọc đúng các từ cô đã hướng dẫn, phát âm đúng các tiếng có âm đầu n/l, ngắt nghỉ đúng. – GV đọc mẫu đoạn 2

 

doc5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 8566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tập đọc lớp 2 - Bài: Cây dừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY THỰC TẬP Họ và tên SV: Bùi Thị Nhã Lớp: 2C2 MÔN: Tiếng Việt Giáo án lớp 2 CÂY DỪA I.Mục tiêu: - Đọc trôi chảy cả bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ. - Biết đọc bài thơ giọng tả nhẹ nhàng, hồn nhiên có nhịp điệu . - Hiểu các từ ngữ: toả, bạc phếch, đánh nhịp, đủng đỉnh . - Hiểu nội dung bài: Cây dừa theo cách nhìn của nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa giống như một con người gắn bó với đất trời, thiên nhiên xung quanh . - Học thuộc lòng bài thơ. - Giáo dục HS biết yêu quý thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - GAĐT. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ ( 3 – 5 ’) - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn bài Kho báu - GV nhận xét, tuyên dương - 3 HS đọc 2. Bài mới. 2.1. Giới thiệu bài.( 1-2’) - Các em thích đố vui không? Cô có câu đố sau: “Cây gì thân cao Lá thưa răng lược Ai đem nước ngọt Đựng đầy quả xanh” Đố em biết đó là cây gì? => Dừa là một loại cây rất thân thuộc với làng quê Việt Nam. Dưới con mắt trẻ thơ, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc “Cây dừa” – GV ghi tên bài lên bảng Cây dừa HS nhắc lại tên bài 2.2. Luyện đọc đúng ( 15 – 17’) + Bước 1 : GV đọc toàn bài, chia đoạn: - Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu - Đoạn 2 : 4 dòng thơ tiếp theo - Đoạn 3 : 6 dòng thơ còn lại - Đây là bài TĐ-HTL nên trong quá trình luyện đọc các em chú ý‎ nhẩm thuộc bài thơ nhé! + Bước 2 : Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ. * Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu + Câu 2: dòng 6 ngắt nhịp 2/4, dòng 8 ngắt nhịp 2/3/3. Đọc đúng tiếng năm, nằm có âm đầu n, tiếng lợn có âm đầu l, tiếng phếch lưu ý đọc đúng vần êch - GV ghi bảng – Đọc mẫu – HS luyện đọc - Nhận xét, sửa sai cho HS => HD đoạn 1 : đọc đúng các tiếng cô đã hướng dẫn, ngắt nghỉ đúng. - GV đọc mẫu đoạn 1 - Trong đoạn 1 có từ tỏa, vậy em hiểu tỏa có nghĩa là gì? - HS luyện đọc đoạn 1 *Đoạn 2: 4 dòng thơ tiếp + Câu 1: dòng 6 ngắt nhịp 2 / 4, dòng 8 ngắt nhịp 2/2/4, đọc đúng tiếng nở, lược. - GV ghi bảng – Đọc mẫu – Gọi HS đọc + Câu 2 : dòng 6 ngắt sau dấu phẩy, dòng 8 ngắt nhịp 2 / 3 / 3, đọc đúng tiếng rượu có vần ươu và các tiếng có âm đầu n / l - GV ghi bảng – Đọc mẫu – Gọi HS đọc => HD đoạn 2 : đọc đúng các từ cô đã hướng dẫn, phát âm đúng các tiếng có âm đầu n/l, ngắt nghỉ đúng. – GV đọc mẫu đoạn 2 *Đoạn 3: 6 dòng thơ còn lại - Đọc cho nhau nghe theo nhóm đôi, tìm câu cần ngắt nhịp, câu có tiếng khó.Thời gian 2 ’ - Gọi đại diện nhóm lên. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung => HD đoạn 3 : phát âm đúng các tiếng có âm đầu n/l, ngắt nghỉ đúng. - Bạn nào có thể đọc mẫu đoạn 3 cho các bạn nghe? * Đọc nối tiếp đoạn: 1 lượt * Đọc cả bài - GV hướng dẫn đọc toàn bài: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, đọc đúng, ngắt nghỉ đúng như cô đã hướng dẫn. - Gọi 1, 2 HS đọc cả bài - Nhận xét 2.3.Tìm hiểu bài ( 10 -12 ‘) Vừa rồi các em đã luyện đọc rất tốt. Bây giờ chúng ta cùng chuyển sang phần tìm hiểu nội dung bài. - Các em đọc thầm đoạn 1 và 2 trả lời câu hỏi 1 trong SGK ? Em thấy tác giả đã tả những bộ phận nào của cây dừa? ? Em có biết tàu dừa là bộ phận nào trên cây dừa không? GV nhận xét, cho HS xem tranh hoặc GADT chỉ cho HS thấy tàu lá dừa ? Các bộ phận của cây dừa được so sánh với những gì? ? Vì sao tàu dừa được so sánh với chiếc lược? Tàu dừa có rất nhiều kẽ lá, như những chiếc răng của chiếc lược chúng ta dùng để chải tóc. Tàu dừa còn được so sánh như bàn tay dang ra đón gió. - Ngọn dừa được tác giả tả ntn? - Thân dừa được tác giả miêu tả như thế nào? - Em hiểu “bạc phếch” là thế nào? ( HS không giải thích được thì GV nói) - Quả dừa được so sánh với hình ảnh nào? => Cho HS xem hình ảnh chùm dừa : Đây là hình ảnh so sánh hết sức ngộ nghĩnh và đáng yêu phải không các em ?Không chỉ gần gũi với con người, cây dừa gắn bó với thiên nhiên như nào các em cùng đọc thầm đoạn 3 Thảo luận nhóm đôi trả lời câu 2. Thời gian 2 phút - Cây dừa gắn bó với thiên nhiên ntn? - HS đọc thầm - HS đánh dấu đoạn. - HS lắng nghe - 1 dãy đọc câu - tỏa có nghĩa là từ một điểm chia ra các phía. - 3, 4 HS -1 dãy HS đọc -1 dãy HS đọc - 3, 4 HS đọc HS trao đổi nhóm đôi - Câu 1 dòng 6 ngắt nhịp 2/4, dòng 8 ngắt nhịp 4/4 đọc đúng làm, nắng. - HS đọc mẫu câu 1 – luyện đọc 1 HS khá đọc mẫu đoạn 3 2, 3 HS luyện đọc - HS đọc bài - tàu, ngọn, thân, quả - lá to, có cuống dài. - Tàu lá dừa như chiếc lược, như cánh tay dang ra đón gió. - Ngọn dừa như đầu người biết gật đầu gọi trăng. - Thân dừa bạc phếch tháng năm. - bạc phếch là bị mất màu, biến thành màu trắng cũ và xấu - Quả dừa : như đàn lợn con, như những hũ rượu - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác bổ sung. + với gió: đón gió, cùng dừa múa reo + Với trăng: gật đầu gọi + với mây: là chiếc lược chải vào mây xanh + với nắng: làm dịu nắng trưa + với đàn cò: đánh nhịp cho đàn cò bay ra bay vào Nhận xét ? Trong bài em thích câu thơ nào nhất? Vì sao? ? Em hiểu canh nghĩa là gì? ? Đủng đỉnh là thái độ ntn ? -> Cây dừa hiện lên trong thơ của TĐK thật đẹp, giống như một con người gắn bó với đất trời, thiên nhiên xung quanh. 2.4. Luyện đọc và học thuộc lòng ( 5 – 7’) - Nắm được nội dung bài rồi cô tin các em sẽ đọc bài tốt hơn. Toàn bài đọc với giọng vui tươi, ngắt đúng nhịp thơ như cô đã hướng dẫn, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm - GV đọc mẫu lần 2 - HS đọc đoạn thích - Đây là bài thơ TĐ - HTL nên cô giáo dành cho chúng ta 1 phút để nhẩm bài thơ này lần nữa. - HS thi đọc thuộc đoạn, cả bài - Nhận xét tuyên dương HS đọc tốt. 3. Củng cố, dặn dò ( 4- 6’) - Qua bài tập đọc hôm nay, chúng ta được tìm hiểu về vẻ đẹp của cây dừa. Bạn nào còn biết thêm những ích lợi khác của cây dừa - Nhận xét giờ học. HS tự nêu. Cài 1 HS nói thích câu cuối vì cây dừa như chú bộ đội đứng canh trời đất. HS giải nghĩa từ 2 HS - HS đọc thuộc lòng Nước dừa để uống, cùi dừa làm mứt, làm dầu dừa, lá dừa lợp nhà, thân dừa làm đồ mĩ nghệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 28 Cay dua_12321689.doc
Tài liệu liên quan