I/MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố:
+ Kĩ năng thực hành tính trong các bảng nhân chia đã học
+ Kĩ năng thực hành tính cộng, trừ trong phạm vi 1000
+ Tính chu vi hình tam giác
+ Giải nài toán về nhiều hơn
II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
240 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 6567 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Toán lớp 2 - Tiết 1 đến tiết 170, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9
Hs nêu cách tính
Nhận xét chung
3 . Bài mới :
Hoạt động 1 : giới thiệu bài
Các em tiếp tục thực hiện phép trừ có nhớ và củng cố về giải toán qua bài luyện tập
Hoạt động 2 : thực hành
Bài 1 sgk / 68 :tính nhẩm
15 – 6 = 9 14 – 8 = 6
16 – 7 = 9 15 – 7 = 8
17 – 8 = 9 16 – 9 = 7
18 – 9 = 9 13 – 6 = 7
15 – 8 = 7 15 – 9 = 6
14 – 6 = 8 16 – 8 = 7
17 – 9 = 7 14 – 5 = 9
13 – 7 = 6 13 - 9 = 4
Bài 2 sgk / 68 : tính nhẩm
15 – 5 – 1 = 9 16 – 6 – 3 = 7 17 – 7 – 2 = 8
15 – 6 = 9 16 – 9 = 7 17 – 9 = 8
Gv hỏi vì sao 15 – 5 – 1 cũng bằng 15 – 6 ? ( vì cùng bằng 9 )
Bài 3 sgk / 68 : đặt tính rồi tính
35 – 7 72 – 36 81 – 9 50 – 17
35 72 81 50
- - - -
7 36 9 17
Bài 4 sgk / 68 : giải toán
Bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì ? Đây là dạng toán nào đã học ? yêu cầu tự tóm tắt bài toán và trình bày bài giải
Bài giải :
Số lít sữa bò chị vắt được là :
50 – 18 = 32 ( l)
Đáp số : 32 l
Bài 5 / 68 : xếp 4 hình tam giác thành hình cánh quạt ( xem hình vẽ sgk )
Yêu cầu gv phát cho mỗi nhóm 4 hình vuông , hs thảo luận nhóm 6 dán vào giấy A4 , thi đua nhóm nào nhanh nhất
4 . Củng cố dặn dò : tiết luyện tập hôm nay em luyện tập những nội dung nào ?
Về nhà ôn lại bảng trừ
5 . Nhận xét tiết học
Cả lớp làm bảng con
Hs nối tiếp đọc kết quả
2 hs nêu kết quả , hs nhận xét
hs nêu
Cả lớp làm vào vở
1 hs lên bảng giải
phân tích đề
1 hs lên bảng giải , lớp làm vào vở
Thảo luận nhóm 6 thi đua ai nhanh nhất
Hs trả lời
Tiết 69 : BẢNG TRỪ
I . Mục tiêu : giúp hs củng cố các bảng trừ có nhớ 11 , 12 , 13 , 14 , 15 , 16 , 17 , 18 trừ đi một số , vận dụng các bảng cộng trừ đểd tính cộng rồi trừ liên tiếp , luyện tập kĩ năng vẽ hình
II . Đồ dùng dạy học : bảng phụ vẽ sẵn bài tập 3 sgk / 69
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Oån định : hát
2 . Kiểm tra bài cũ
3 . Bài mới :
Hoạt động 1 : giới thiệu bài
Hoạt động 2 : thực hành
Bài 1 sgk / 69 : tính nhẩm
Hoạt động nhóm 4 : thi đua ghi nhanh kết quả vào phép tính ai nhanh nhất , nhóm nào nhanh đem bài nộp trước và kiểm tra đúng sẽ thắng cuộc
11 – 2 = 9 12 – 3 = 9 13 – 4 = 9
11 – 3 = 8 12 – 4 = 8 13 – 5 = 8
11 – 4 = 7 12 – 5 = 7 13 – 6 = 7
11 – 5 = 6 12 – 6 = 6 13 – 7 = 6
11 – 6 = 5 12 – 7 = 5 13 – 8 = 5
11 – 7 = 4 12 – 8 = 4 13 – 9 = 4
11 – 8 = 3 12 – 9 = 3
11 – 9 = 2
14 – 5 = 9 15 – 6 = 9 16 – 7 = 9
14 – 6 = 8 15 – 7 = 8 16 – 8 = 8
14 – 7 = 7 15 – 8 = 7 16 – 9 = 7
14 – 8 = 6 15 – 9 = 6
14 – 9 = 5
17 – 8 = 9
17 – 9 = 8
Bài 2 / 69 : tính
5 + 6 – 8 = 9 + 8 – 9 = 3 + 9 – 6 =
8 + 4 – 5 = 6 + 9 – 8 = 7 + 7 – 9 =
Hoạt động 3 : củng cố trò chơi
Trò chơi : thi đua vẽ hình theo mẫu
Củng cố dặn dò : đọc bảng trừ 11 , 13 , 12
Dặn dò về nhà học thuộc bảng trừ
Nhận xét tiết học , tuyên dương hs
Thảo luận nhóm 4 , ghi kết quả vào phép tính
Hs kiểm tra chéo kết quả
Tính nhẩm và ghi kết quả tính
Cả lớp làm vào vở
1 hs làm bảng phụ
cả lớp vẽ hình vào giấy nháp , ai nhanh thắng cuộc
3 hs đọc
TIẾT 70 : LUYỆN TẬP.
Mục tiêu : Giúp HS củng cố phép trừ có nhớ ( tính nhẩm và tính viết ) vận dụng để làm tính, giải Tóan. Củng cố cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ.
Tiếp tục làm quen với việc ước lượng độ dài đoạn thẳng .
Chuẩn bị : bảng phụ ghi sẵn nội dung luyện tập.
Các họat động dạy học :
Ổn định :
Bài cũ : sửa BT 1, 2. Nhận xét ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài : Luyện tập.
GV
HS
-Bài 1 / 70: GV nêu yêu cầu. Hướng dẫn làm bài : động viên HS thi đua tính nhẩm , nhanh đúng.
-GV sửa bài. Nhận xét ghi điểm.
-Bài 2 / 70 : Hướng dẫn cách đặt tính rồi tính.
35 57 63
8 9 5
GV sửa bài . nhận xét ghi điểm.
-bài 3 / 70 :
Tìm x : x + 7 = 21 8 + x = 42
GV hỏi lại cách tìm số hạng chưa biết.
Gọi HS lên làm . nhận xét ghi điểm.
-Bài 4/ 70 :
GV treo bảng phụ, đọc đề, nêu yêu cầu. Hướng dẫn cách làm.
GV sửa bài . nhận xét ghi điểm.
-Thu vở vài em, chấm, nhận xét ghi điểm.
-Bài 5: Hướng dẫn chọn câu trả lời đúng :
1 dm = 10 cm. Tính nhẩm để biết :
MN = 9 cm.
4) Củng cố : Dặn về làm VBT. Nhận xét tiết học .
-HS nối tiếp tính nhẩm từng cột.
-Lên ghi bảng.
18 – 9 = 9 16 – 8 = 8 14 – 7 = 7
17 – 8 = 9 15 – 7 = 8 13 – 6 = 7
-HS làm bảng con
1 em lên bảng sửa bài.
-HS nêu : Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
-HS làm PHT.
em lên sửa bài.
-HS giải vào vở :
Bài giải :
Số đường thùng bé là:
45 – 6 = 39 ( kg)
Đáp số: 39 kg
-HS khoanh vào chữ C
Tuần 15. Tiết 71.
100 TRỪ ĐI MỘT SỐ
I.Mục tiêu:
Giúp hs:
+ Biết cách thực hiện các phép trừ dạng 100 trừ đi một số( 100 – đi một số có hai chữ số, có 1 chữ số)
+ Tính nhẩm 100 trừ đi một số tròn chục.
+ Aùp dụng giải toán có lời văn, bài toán về ít hơn.
II.Các hoạt động dạy học.
Gv
Hs
1.Gt bài phép trừ 100-36.
Nêu bài toán : Có 100 que tính. Bớt đi 36 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép trừ.
Gọi nhiều hs nhắc lại cách thực hiện.
Hd phép trừ 100 – 5 như trên.
Cách trừ:
Cho nhiều hs nhắc lại.
Thực hành:
Bài 1: Cho hs làm bc.
Bài 2:
Hỏi, bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng :
Mẫu: 100-20= ?
10 chục – 2 chục = 8 chục.
100-20=80.
Yêu cầu hs đọc phép tính mẫu.
100 là bao nhiêu chục.
20 là mấy chục.
10 chục trừ đi 2 chục bằng bao nhiêu chục?
Vậy 100 trừ đi 20 bằng bao nhiêu?
Tương tự như vậy hãy làm tiếp bài tập.
Yêu cầu hs nêu cách tính nhẩm của từng phép tính.
Nhận xét cho điểm từng học sinh.
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài.
Hỏi, bài toán thuộc dạng toán gì?
Để giải bài toán này chúng ta thực hiện phép tính gì? Vì sao?
Thu chấm, nhận xét.
2.Củng cố. Cho hs lên bảng thực hiện các phép trừ 100 – 7, 100- 25.
Nghe và phân tích đề toán.
Thực hiện phép trừ 100-36.
-Viết 100 rồi viết 36 dưới 100 sao cho 6 thẳng cột với 0 đơn vị, 3 thẳng cột với 0 chục. Viết dấu trừ và kẻ vạch ngang.
0 không trừ được cho 6 lấy 10 trừ 6 bằng 4, viết 4 nhớ 1.
3 thêm 1 bằng 4. 0 không trừ được cho 4 lấy 10 trừ 4 bằng 6, viết 6, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0, viết 0.
Vậy 100 – 36 = 64.
-0 không trừ được cho 5, lấy 10 trừ 5 bằng 5, viết 5 nhớ 1.
0 không trừ được cho 1 lấy 10 trừ 1 bằng 9, viết 9 nhớ 1.
Nhắc lại.
Tính nhẩm.
Đọc 100-20.
Là 10 chục.
2 chục.
Là 8 chục.
=80
hs làm bài:
100-70=30
100-40=60
100-10=90.
Nêu cách nhẩm.
10 chục trừ đi 7 chục bằng 3 chục. Vậy 100 trừ 70 bằng 30.
Đọc đề bài.
Bài toán về ít hơn.
100-24. Vì 100 hộp là số sữa buổi sáng bán. Buổi chiều bán ít hơn 24 hộp sữa nên muốn tìm buổi chiều ta lấy số sữa buổi sáng trừ đi phần hơn.
Làm bài : Hs làm trên bảng lớp.
Tóm tắt:
Bài giải:
Số hộp sữa buổi chiều bán là :
100-24=76 ( hộp).
Đs: 76 hộp.
+ Nhận xét tiết học.
Tiết 72.
TÌM SỐ TRỪ
I.Mục tiêu:
Giúp hs:
+ Biết tìm số trừ chưa biết trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ.
+ Aùp dụng để giải các bài toán liên quan.
II.Đồ dùng dạy học.
1.Ktbc: Gọi 2 em làm bài.
+ Đặt tính và tính : 100 – 4; 100 – 38.
+ Tính nhẩm : 100 – 40; 100 – 50 – 30.
2.Gt bài tìm số trừ.
Nêu bài toán : Có 10 ô vuông. Sau khi bớt đi một số ô vuông thì còn lại 6 ô vuông.
Hỏi đã bớt đi bao nhiêu ô vuông?
Hỏi lúc đầu có tất cả bao nhiêu ô vuông?
Hỏi phải bớt đi bao nhiêu ô vuông?
Vậy số ô vuông chưa biết ta gọi là x.
Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông?
Nói : 10 ô vuông bớt đi một số ô vuông còn lại 6 ô vuông. Hãy đọc phép tính tương ứng.
Giáo viên ghi bảng: 10-x=6.
- Muốn tìm số ô vuông chưa biết ta làm thế nào?
Giáo viên ghi bảng : x= 10 –6.
X=4.
Yêu cầu hs nêu tên gọi các số trong phép trừ.
Vậy muốn tìm số trừ x ta là thế nào?
-Yêu cầu hs nhắc lại quy tắc.
Thực hành:
Bài 1: Làm bc.
Hỏi, bài toán yêu cầu tìm gì?
Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
Bài 2: Yêu cầu hs tự làm bài.
Hỏi, tại sao phải điền 39 vào ô thứ nhất?
Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
Ô trống ở cột 2 yêu cầu ta điền gì?
Hỏi muốn tìm st ta làm gì?
Ôâ trống cuối cùng ta phải tìm gì?
- Hỏi, muốn tìm số bị trừ ta làm gì?
Nhận xét, cho điểm hs.
Bài 3: Yêu cầu đọc đề.
Bài toán cho biết gì?
Yêu cầu tóm tắt.
Muốn tìm số ô tô rời bến ta làm như thế nào?
Cho hs giải vở.
Thu vở chấm, nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò.
Nghe và phân tích đề toán.
10 ô vuông.
Chưa biết.
6 ô vuông.
10-x=6.
Thực hiện phép tính:
10-6.
10-x=6.
10 là số bị trừ.
X là số trừ.
6 là hiệu.
Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Nhiều em nhắc lại.
15 – x=10.
X=15-10.
X=5.
Tìm x
lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Vì hiệu trong phép trừ.
lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
Điền số trừ.
lấy số bị trừ - đi hiệu.
Số bt.
Lấy hiệu + số trừ.
1 Em đọc đề.
Trả lời.
Có : 35 ô tô.
Rời bến: ? ô tô.
Còn lại : 10 ô tô.
Thực hiện phép trừ 35 – 10.
Bài giải:
Số ô tô rồi bến là :
35 – 10 = 25 ( ô tô).
Đs: 25 ô tô.
+ Nhận xét tiết học.
Tiết 73.
ĐUỜNG THẲNG
I.Mục tiêu:
Giúp hs:
+ Bước đầu có biểu tượng về đoạn thẳng.
+ Nhận biết được 3 điểm thẳng hàng.
+ Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng điểm bằng thước và bút.
+ Biết ghi tên các đường thẳng.
II.Đồ dùng dạy học.
Thước thẳng.
III.Các hoạt động dạy học.
GV
HS
.D
C
B
A
1.Ktbc : Gọi hs làm bài tìm x. Nêu cách tìm.
Nhận xét cho điểm.
2.Bài mới: Gt đường thẳng, đoạn thẳng.
Chấm 2 điểm lên bảng .
Yêu cầu hs lên bảng đặt 2 điểm và vẽ đoạn thẳng đi qua 2 điểm.
Hỏi, em vừa vẽ hình gì?
Nếu kéo dài đoạn thẳng AB về 2 phía ta được đường thẳng AB.
Yêu cầu hs lên vẽ bảng.
Cô vừa vẽ được hình gì trên bảng.
Hỏi, làm thế nào để có được đường thẳng AB.
Cho hs vẽ vào BC.
3.Gt 3 điểm thẳng hàng.
Chấm thêm điểm c trên đoạn thẳng vừa vẽ và gt: 3 điểm A,B,C cùng nằm trên một đường thẳng, ta gọi là 3 điểm thẳng hàng với nhau.
Hỏi, thế nào là 3 điểm thẳng hàng?
Chấm thêm một điểm ngoài đường thẳng và hỏi: 3 Điểm A,B,D có thẳng hàng với nhau không? Tại sao?
Thực hành:
Bài 1:
Yêu cầu hs tự vẽ vào giấy nháp và đặt tên cho các đoạn thẳng đó.
Bài 2 : Yêu cầu hs nêu tên 3 điểm thẳng hàng.
Hỏi, 3 điểm thẳng hàng là 3 điểm như thế nào?
Hướng dẫn hs dùng thước để làm(KT): 3 điểm nào nằm trên cạnh thước là 3 điểm thẳng hàng.
Thu vở nhận xét và cho điểm hs.
4.Củng cố: Hỏi lại bài học, dặn dò.
2 hs làm:
32-x=14
x-14=18
A* *B
Đoạn thẳng AB.
Đường thẳng AB.
Kéo dài đoạn thẳng AB về 2 phía ta được đường thẳng AB.
Vẽ bc.
là 3 điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng.
Không thẳng hàng.
Vì không cùng nằm trên 1 đường thẳng.
Tự vẽ, đặt tên, đổi chéo vở kiểm tra.
Cùng nằm trên 1 đường thẳng.
HS làm bài:
a.3 điểm O,M,N thẳng hàng.
3 điểm O , P, Q thẳng hàng.
b.3 điểm B,O,D thẳng hàng.
3 điểm A,O,C thẳng hàng.
A
B
D
C
M
N
+ Nhận xét tiết học.
Tiết 74.
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
Giúp hs củng cố về:
+ Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
+ Tìm số bị trừ, số trừ. Vẽ đường thẳng đi qua 1,2 điểm cho trước.
II.Các hoạt động dạy học.
1.Ktbc : Giáo viên cho các điểm, gọi hs lên vẽ đoạn thẳng và đường thẳng đi qua 2 điểm.
Nhận xét cho điểm hs.
2.Gt bài : luyện tập.
Bài 1: Cho hs mở sách giáo khoa.
Nhận xét cho điểm.
Bài 2: Bảng con.
Bài 3: Tìm x: pht.
Hỏi, bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
X trong ý a,b là gì trong phép tính trừ.
Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
Cho hs làm.
Bài 4 :
Yêu cầu hs nêu đề bài ý a.
Yêu cầu nêu cách vẽ và tự vẽ.
Hỏi, nếu bài toán yêu cầu vẽ đoạn thẳng MN thì ta chỉ nối đoạn thẳng từ đâu tơí đâu?
Vẽ đoạn thẳng MN khác gì so với vẽ đường thẳng MN.
Yêu cầu hs nêu ý b.
Yêu cầu hs nêu cách vẽ.
Yêu cầu hs tự làm bài.
Hỏi, ta vẽ được nhiều đường thẳng đi qua o không?
Kết luận: Qua 1 điểm có rất nhiều đường thẳng .
Yêu cầu nêu ý c.
Yêu cầu nối 3 điểm với
nhau.
Hỏi, mỗi đoạn thẳng đi qua ít nhất bao nhiêu điểm?
Yêu cầu hs kéo dài đoạn thẳng về hai phía có các đường thẳng.
Tính nhẩm.
12 – 7 =
14 – 7 =
16 – 7 =
.v.v
Tìm x.
Là số trừ.
Hs nêu.
Làm bài:
32-x=18
x=32-18
x=14.
Vẽ đường thẳng qua 2 điểm MN.
Đặt thước sao cho 2 điểm MN đều nằm trên mép thước. Kẻ đường thẳng đi qua 2 điểm MN.
Từ M tới N.
Khi vẽ đoạn thẳng ta chỉ cần nối M tới N. còn khi vẽ đường thẳng ta kéo dài MN về 2 phía.
b.Đi qua điểm O.
Đặt thước sao cho mép thước đi qua O sau đó kẻ đường thẳng theo mép thước được đường thẳng đi qua O.
Vẽ vào vở bài tập.
Rất nhiều.
Đi qua 2 trong 3 điểm A,B,C.
A
C
B
Tiết 75.
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
Giúp hs củng cố về:
+ Phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
+ Tìm số hạng, số trừ, số bị trừ.
+ Giải toán có lời văn.
II.Các hoạt động dạy học.
Gv
Hs
65 cm
17 cm
? cm
Đỏ
Xanh
1.Gt luyện tập chung.
Bài 1: Tính nhẩm.
Bài 2: Yêu cầu hs nêu đề bài. Làm bảng con.
Nhận xét cho điểm.
Bài 3:
Hỏi, bài toán yêu cầu làm gì?
42-12-8 tính từ đâu sang đâu.
Gọi 1 em nhận xét kết quả tính.
Yêu cầu làm pht.
Thu chấm, nhận xét.
Bài 4: Cho hs lần lượt nêu quy tắc cách tìm số hạng, sbt,st. Cho hs làm vở.
Bài 5 : Yêu cầu hs đọc đề toán.
Hỏi, bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao?
Yêu cầu hs tự làm bài.
Thu vở chấm, nhận xét.
16 – 7 =
11 – 7 =
14 – 8 =
Đặt tính rồi tính.
Tính.
Từ trái sang phải.
42-12=30,30-8=22.
Làm pht.
X+14=40 x-22=38.
X=40-14 x=38+22.
X=26. x=60.
Đọc đề bài.
Ít hơn. Vì ngắn hơn là ít hơn.
Hs tự làm vở.
Tóm tắt:
Bài giải:
Băng giấy đỏ dài là:
65-17= 48 (cm).
Đs: 48 cm.
Tuần 16. Tiết 76.
NGÀY, GIỜ.
I.Mục tiêu:
Giúp hs:
+ Nhận biết 1 ngày có 24 giờ.
+ Biết cách gọi tên giờ trong ngày.
+ Bước đầu nhận biết đơn vị thời gian – ngày, giờ.
+ Củng cố biểu tượng về thời gian, khoảng thời gian, xem giờ đúng trên đồng hồ.
+ Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày.
II.Đồ dùng dạy học.
Bảng ghi sẵn nội dung bài học. Đồng hồ kim quay. Đồng hồ điện tử.
III.Các hoạt động dạy học.
GV
HS
1.Gt bài : Ngày, giờ.
2.Bước 1:
Hỏi, bây giờ là ban ngày hay ban đêm?
Nói: Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm, ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy Mặt Trời. Ban đêm thì không nhìn thấy mặt trời.
Cho hs xem mặt Đồng Hồ. Quay kim đến 5 giờ:
Hỏi, lúc 5 giờ sáng em đang làm gì?
Quay mặt ĐH đến 11 giờ:
Hỏi, lúc 11 giờ trưa em đang làm gì?
Quay mặt ĐH đến 2 giờ chiều :
Hỏi, Lúc 2 giờ chiều em đang làm gì?
Quay mặt ĐH đến 12 giờ đêm:
Hỏi, lúc 12 giờ đêm em đang làm gì?
Quay mặt ĐH đến 8 giờ tối:
Hỏi, lúc 8 giờ tối em đang làm gì?
Gt: Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là: Sáng, Trưa, Chiều, Tối.
Bước 2:
Nói: Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. Kim ĐH phải quay 2 vòng mới hết 1 ngày.
Một ngày có bao nhiêu giờ?
Nói: 24 giờ trong một ngày được chia ra theo các buổi.
Quay ĐH cho học sinh đọc giờ của từng buổi. Chẳng hạn: Quay lần lượt từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.
Hỏi, Vậy buổi sáng bắt đầu từ lúc mấy giờ và kết thúc ở lúc mấy giờ?
Làm tương tự ở các buổi còn lại.
Yêu cầu đọc phần bài học sách giáo khoa.
Hỏi, 1 giờ chiều còn gọi là bao nhiêu giờ? Tại sao?
Hỏi tương tự với các giờ khác.
3.Luyện tập.
Bài 1: Yêu cầu hs nêu cách làm bài.
ĐH thứ 1 chỉ mấy giờ?
Điền số bao nhiêu vào chỗ chấm?
Em tập thể dục vào lúc mấy giờ?
Hỏi, Mẹ đi làm về lúc mấy giờ trưa?
Hỏi, em chơi bóng lúc mấy giờ chiều?
Tương tự với các hình còn lại.
Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Yêu cầu hs đọc đề bài.
Hỏi, Các bạn nhỏ đi đến trường lúc mấy giờ?
ĐH nào chỉ 7 giờ sáng?
Hãy đọc câu ghi trong bức tranh 2.
17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều?
Đồng Hồ nào chỉ 5 giờ chiều?
Bức tranh 4 vẽ gì?
Liên hệ thực tế hỏi.
Bài 3: Gt ĐH điện tử sau đó làm bài.
Yêu cầu hs làm vở bài tập.
Hướng dẫn mẫu: 15 giờ hay 3 giờ chiều.
4.Củng cố: Dặn dò.
Hỏi, một ngày có bao nhiêu giờ?
Một ngày bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu?
Một ngày chia ra làm mấy buổi.
Hỏi, buổi sáng tính từ mấy giờ đến mấy giờ?
Dặn dò: Ghi nhớ nội dung bài học và luyện tập kỹ cách xem giờ đúng trên Đồng Hồ.
Ban ngày.
Em đang ngủ.
Em đang ăn cơm.
Em đang học bài cùng các bạn.
Em đang ngủ.
Em đang học bài.
Học sinh nhắc lại.
Hs đếm trên mặt ĐH vòng quay của kim ĐH và trả lời.
24 tiếng ĐH ( 24 giờ).
Đếm theo: 1 giờ sáng, 2 giờ sáng, 3 giờ sáng, 10 giờ sáng.
Từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.
Hs đọc bài.
13 giờ. Vì 12 giờ trưa rồi đến 1 giờ chiều – 12 + 1 bằng 13. Nên giờ chính là 13 giờ.
Xem giờ được vẽ trên mặt ĐH rồi ghi số chỉ giờ vào chỗ chấm tương ứng.
Chỉ 6 giờ.
Số 6.
lúc 6 giờ sáng.
12 giờ trưa.
5 giờ chiều.
1 em hỏi, 1 em đáp.
Nhận xét.
Đọc đề.
Lúc 7 giờ sáng.
Đồng hồ c.
Em chơi thả diều lúc 17 giờ.
5 giờ chiều.
Đồng Hồ D.
Em đang đọc truyện lúc 8 giờ tối. Đồng Hồ A chỉ 8 giờ tối.
Trảø lời.
Hs quan sát.
Làm vở.
20 giờ hay 8 giờ tối.
Có 24 giờ.
Bắt đầu từ 12 giờ và kết thúc ở 12 giờ ( 2 vòng)
4 buổi.
Trả lời.
+ Nhận xét tiết học.
Tiết 77
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I.MỤC TIÊU:
-Giúp hs: biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
+ Làm quen với chỉ giờ lớn hơn 12 giờ(chẳng hạn: 20 giờ,17 giờ).
+ Làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian(đúng, muộn,sáng tối).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh, Đồng hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.KTBC: Hỏi lại bài cũ, nhận xét ghi điểm.
-2 em trả lời.
2.Bài mới: Giới thiệu bài, thực hành.
Bài 1: Đọc yêu cầu của bài.
Treo tranh và hỏi:
- Bạn An đi học lúc mấy giờ.
Đồng hồ nào chỉ lúc 7 giờ.
Đưa mô hình yêu cầu học sinh quay đến 7 giờ sáng, giáo viên nx đúng/sai.Tương tự với các tranh khác.
-Đọc yêu cầu .
Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh.
lúc 7 giờ.
ĐH B.
Học sinh thực hành.
Học sinh nhận xét đúng sai.
Bài 2:
Yêu cầu hs đọc ghi nhớ dưới bức tranh1.
Muốn biết câu nào nói đúng, câu nào nói sai ta làm gì?
Giờ vào học là mấy giờ?
Bạn học sinh đi học lúc mấy giờ.
Bạn đi học sớm hay muộn?
Vậy câu nào đúng câu nào sai.
Hỏi thêm: để đi học đúng giờ bạn hs phải đi học lúc nào?
Tương tự với các bức tranh còn lại. Tranh 4 vẽ bóng điện với mặt trăng nên câu e đúng – Lan tập đàn lúc 20 giờ.
Đi học đúng giờ/đi học muộn.
Quan sát tranh,đọc giờ quy định trong tranh và xem Đồng hồ rồi so sánh.
7 giờ.
8 giờ.
Muộn.
Câu a sai câu b đúng.
Đi học trước 7 giờ để đến trường lúc 7 giờ.
Bài 3: Trò chơi quay kim đồng hồ.
Giáo viên phát cho hai đội mỗi đội một mặt đồng hồ và hướng dẫn cách chơi: quay kim trên mặt đồng hồ để đh chỉ 8 giờ.
- HS chơi, đội nào làm đúng thì thắng.
3.Củng cố: Hỏi lại bài.
Dặn dò về nhà tập xem đồng hồ để biết giờ.
Nhận xét tổng hợp
tiết 78.
NGÀY, THÁNG
I.Mục tiêu:
- Giúp hs : biết đọc tên các ngày tháng. Bước đầu biết xem lịch, biết đọc thứ, ngày ,tháng trên mặt một tờ lịch (tờ lịch tháng).
- Làm quen với đơn vị đo thời gian ngày, tháng, biết có tháng có 30 ngày(11) có tháng 31 ngày (12).
- Củng cố về các đơn vị ngày, tháng, tuần lễ.
II.Đồ dùng dạy học:
- Quyển lịch hoặc tờ lịch tháng.
III.Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài: Ngày, Tháng.
2.Giới thiệu các ngày trong tháng. Treo tờ lịch tháng 11 hỏi đây là gì? Lịch tháng nào?vì sao em biết? Lịch tháng cho ta biết điều gì?
Yêu cầu học sinh đọc tên các cột
Ngày đầu tiên của tháng là ngày nào?
Ngày 1 tháng 11 vào ngày thứ mấy?
Cho hs chỉ vào.
Yêu cầu hs lần lượt tìm các ngày khác.
Yêu cầu nói rõ thứ của các ngày vừa tìm ?
Tháng 11 có mấy ngày?
Kết luận về tờ lịch .
Luyện tập,thực hành.
Bài 1
Yêu cầu chúng ta đọc, viết các ngày trong tháng.
Một em đọc mẫu.
Yêu cầu nêu cách viết của ngày 7/11.
Hỏi khi viết một ngày nào đó trong tháng ta viết ngày trước hay tháng trước?
Yêu cầu làm vở bài tập.
-Tờ lịch tháng.
Tháng 11, vì ở ô ngoài có in số 11 to.
Các ngày trong tháng.
Thứ hai
Ngày 1.
Thứ 7.
Hs chỉ tranh.
Hs tìm vừa chỉ vừa nói. Vd 8/11,20/11.
8/11 thứ 7, 20/11 thứ năm.
30 ngày.
- Nghe và ghi nhớ.
Đọc mẫu.
Viết chữ ngày sau đó viết số 7. Viết tiếp chữ tháng rồi viết số 11
Viết ngày trước .
Làm bài.
Đọc
Viết
Ngày bảy tháng mười một
Ngày 7 tháng 11
Ngày mười năm tháng mười một
Ngày 15 tháng 11
Ngày hai mươi tháng mười một
Ngày 20 tháng 11
Ngày ba mươi tháng mười một
Ngày 30 tháng 11
Thu chấm nx cho điểm tuyên dương.
Kết luận: khi đọc hay viết ngày trong tháng ta đọc viế ngày trước, tháng sau.
Bài 2: Treo tờ lịch tháng 12 lên bảng và hỏi đây là tháng nào ?
Điền các ngày còn thiếu vào tờ lịch và hỏi : Sau ngày 1 là ngày bao nhiêu?
Một em làm mẫu.
Cho hs đọc từng câu của phần b rồi trả lời.
Học sinh trả lời miệng xong. Giáo viên hướng dẫn cách tính: tuần này thứ sáu ngày 19 tháng 12. Tuần sau thứ sáu là ngày 26 tháng 12. Cho học sinh lấy 26-19 =17 để biết khi các ngày của một thứ nào đó trong tháng thì chỉ việc lấy ngày mới cộng 7 nếu là ngày ở tuần sau đó, trừ 7 nếu là ngày của tuần trước đó – chẳng hạn : thứ hai ngày 11 tháng 12 thì các ngày của thứ hai trong tháng là:
8(1+7=8)
15(7+8=15)
22(15+7=22)
29(22+7=29)
Hỏi tháng 12 có bao nhiêu ngày.
So sánh số ngày tháng 12 và tháng 11
Kết luận Các tháng trong năm có số ngày không đều nhau. Có tháng có 31 ngày, có tháng có 30 ngày, có tháng chỉ có 28,29 ngày.
3.Củng cố, dặn dò về nhà xem lịch.
Tháng 12.
Hs làm pht.
Ngày 2.
Lớp làm pht, nx đúng sai bổ sung.
Trả lời chỉ ngày đó trên lịch.
Có 31 ngày.
Tháng 11 có 30 ngày , tháng 12 có 31 ngày.
* Nhận xét tiết học.
Tiết 79.
THỰC HÀNH XEM LỊCH
I.Mục tiêu:
- Giúp hs: củng cố kỹ năng xem lịch tháng.
- Củng cố biểu tượng về thời điểm, khoảng thời gian.
II.Đồ dùng dậy học: Tờ lịch tháng 1, tháng 4 sgk.
III.Các hoạt động dạy học.
1.Gt bài : Thực hành xem lịch
2. Thực hành xem lịch.
Bài 1: Trò chơi : Điền ngày còn thiếu . 4 tờ lịch tháng 1 sgk.
- Chia các lớp thành 4 đội thi đua với nhau.
- Yêu cầu các đội dùng bút màu ghi các ngày còn thiếu trong tờ lịch.
- Sau 7 phút các đội mang tờ lịch của đội mình lên trình bày, đội nào điền đúng đủ nhất là đội thắng cuộc.
- Hỏi ngày đầu tiên của tháng là thứ mấy? ( thứ năm). Ngày cuối cùng của tháng là thứ mấy, ngày mấy ( thứ 7, ngày 31). Tháng 1 có bao nhiêu ngày (31).
Bài 2 Treo tờ lịch tháng 4.
- Yêu cầu quan sát và trả lời từng câu hỏi.
- Các ngày thứ sáu trong tháng 4 là ngày nào?(2,9,16,23)
- Thứ ba tuần này là ngày 20/4. Thứ ba tuần trước là ngày 13/4. Thứ ba tuần sau là ngày 27/4.
- Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ mấy ?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 1 Ngay hom qua dau roi_12473857.doc