Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 - Bài: Tiếng giống nhau

 3. Việc 3: Đọc

 a. Đọc trên bảng:

- Chỉ vào mô hình trên bảng

 b. Đọc các mô hình (SGK):

 4. Việc 4: Viết chính tả

- Dùng các loại mô hình , viết chính tả vào vở, đánh dấu tiếng giống nhau bằng màu.

 Vận dụng tìm tiếng giống nhau:

 Yêu cầu H tìm tiếng giống nhau.

* Loại dễ: lặp lại 1 tiếng giống nhau:

- /Bồng/ /bồng/ mà nấu canh khoai

* Loại khó gồm 2 lần tiếng giống nhau:

- /Cái/ /cò/ /cái/ vạc /cái/ nông

Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi /cò/.

* Loại khó hơn nữa gồm nhiều tiếng giống nhau:

- /Nhong/ /nhong/ /nhong/

/Ngựa/ /ông/ đã về

 

doc2 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 - Bài: Tiếng giống nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 1 – CGD MẪU 1: TIẾNG BÀI: TIẾNG GIỐNG NHAU Người soạn: Nguyễn Thị Lâm I. Mục tiêu: - H nắm được lời nói được tách thành các tiếng rời, từng tiếng nói ra có thể được thay thế bằng các đồ vật, ghi lại bằng các mô hình; tiếng giống nhau ghi lại bằng mô hình giống nhau. - H biết nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ thao tác phân tích ghi mô hình và vận dụng mô hình, biết cách nói to, nhỏ, nhẩm, thầm. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm - Hôm nay các em tìm tiếng giống nhau. a. Giới thiệu âm mới: - Đọc lời ca về Bác Hồ: Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ - Trong lời ca có những tiếng nào giống nhau? Bây giờ các em tìm tiếng giống nhau. b. Các em hãy tự tìm tiếng giống nhau (Chỉ mô hình trên bảng cho H đọc to từng tiếng) + Bước 1: Đọc từng tiếng trong 2 câu ca + Bước 2: Đọc gây ấn tượng về phần có các tiếng giống nhau + Bước 3: Đọc có ý nhấn vào các tiếng giống nhau. 2. Việc 2: Học cách ghi lại những tiếng giống nhau a. Ghi trên bảng: - Cho H bàn cách đánh dấu 2 tiếng /đẹp/ giống nhau - Đánh dấu màu khác với màu H (sau khi H làm xong). - Bây giờ làm cách gì để ghi lại những tiếng /nhất/ giống nhau? - Đánh dấu màu khác với màu H (sau khi H làm xong). - Nhắc lại: tìm tiếng giống nhau (đồng thanh, cá nhân) - Đọc to từng tiếng trong cả 2 câu. - Đọc 3 lần: /đẹp/ /nhất/, rồi đọc 3 lần /đẹp/ /đẹp/, rồi đọc 3 lần /nhất/ /nhất/ - Bàn cách đánh dấu - Đánh dấu trên bảng con. - Bàn cách đánh dấu - Đánh dấu trên bảng con. b. Ghi vào vở ‘‘ Em tập viết”: - Hướng dẫn H vẽ mô hình vuông cho câu ca dao dựa trên các điểm tọa độcó sẵn. Hoa /thơm/ /thơm/ lạ /thơm/ lùng /Thơm/ cành /thơm/ rễ người trồng cũng /thơm/ 3. Việc 3: Đọc a. Đọc trên bảng: - Chỉ vào mô hình trên bảng. b. Đọc các mô hình (SGK): 4. Việc 4: Viết chính tả - Dùng các loại mô hình , viết chính tả vào vở, đánh dấu tiếng giống nhau bằng màu. Vận dụng tìm tiếng giống nhau: Yêu cầu H tìm tiếng giống nhau. * Loại dễ: lặp lại 1 tiếng giống nhau: - /Bồng/ /bồng/ mà nấu canh khoai * Loại khó gồm 2 lần tiếng giống nhau: - /Cái/ /cò/ /cái/ vạc /cái/ nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi /cò/. * Loại khó hơn nữa gồm nhiều tiếng giống nhau: - /Nhong/ /nhong/ /nhong/ /Ngựa/ /ông/ đã về Cắt cỏ Bồ Đề Cho /ngựa/ /ông/ ăn. - Ghi vào vở. - Chọn hình bất kì để ghi lại các tiếng trong 2 câu đồng dao : Một ông sao sáng Hai ông sáng sao - Đọc cả lời ca đã học - Đọc 2 tiếng /đẹp/ (3 lần) - Đọc 2 tiếng /nhất/ (3 lần) - Chỉ tay đọc nhiều lần những tiếng giống nhau. - Viết chính tả câu ca về Bác Hồ vào vở, tô màu 2 tiếng /đẹp/ và 2 tiếng /nhất/. - Tìm tiếng giống nhau * Nhận xét, đánh giá.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLAN GA Mau 1-TV1-CGD.doc
Tài liệu liên quan