Tuần1 TẬP ĐỌC
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
1. Mục tiêu nhiệm vụ -
1/ Đọc trôi chảy bức thư
-Đọc đúng các từ ngữ câu đoạn bài. - Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hy vọng, tin tưởng
2/ Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu
-Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng, hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới
3/ Học thuộc lòng một đoạn thơ
2. Đồ dùng dạy học
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
-Bảng phụ viết sẵn đoạn thư HS cần học thuộc lòng
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 32185 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Tiếng việt Lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại toàn bộ vở kịch
2-Hiểu nội dung ý nghĩa của toàn bộ vở kịch:
Trong cuọc đấu trí với giặc, để cứu cán bộ, mẹ con dì Năm vừa kiên trung vừa mưu trí. Vở kịch nói lên tấm lòng s ắt son của người dân đối với CM
Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc
Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho 1 nhóm HS lên đọc phân vai đoạn 1
H: Em hãy nêu nội dung phần 1 của vở kịch
4 HS lên đọc đoạn 1 theo hình thức phân vai
- 1 HS lên trình bày: chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường chạy vào nhà dì Năm. Dì đưa chú một chiếc áo khác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, dì Năm nhận chú cán bộ là chồng
Ở tiết tập đọc trước, các em đã được học màn 1 vở kịch Lòng Dân. Kết quả màn 1 là lời dặn dò của dì Năm với con trai mình. Không biết dì Năm có cứu được chú cán bộ hay không ? Màn 2 của vở kịch hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em biết được điều đó
- GV ghi tựa bài lên bảng
- HS lắng nghe
HĐ1: GV đọc diễn cảm 1 lượt
- Đọc với giọng rõ ràng, rành mạch. Đổi giọng khi đọc những chữ trong ngoặc đơn nói về thái độ, hành động của nhân vật
. Giọng cai và lính khi dịu giọng mua chuộc lúc hống hách . .
. Giọng An: thật thà hồn nhiên
. Giọng dì Năm, chú cán bộ: bình tĩnh
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc đoạn
- GV chia đoạn: 3 đoạn
. Đoạn 1: Từ đầu đến chú cán bộ ( để tôi đi lấy )
. Đoạn 2: Tiếp theo đến Thôi, trói nó lại dẫn đi
. Đoạn 3: Còn lại
- GV cho HS đọc đoạn nối tiếp
- G v cho HS luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai:Hừm, miễn cưỡng, ngượng ngập
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc cả bài
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ
HĐ4: GV đọc lại toàn bộ vở kịch 1 lần
- HS lắng nghe
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK
- HS đọc 3 đoạn nối tiếp 2 lượt
- HS đọc từ theo sự hướng dẫn của GV
- 1 HS đọc lại toàn bộ vở kịch
- 1 HS đọc chú giải, 1 HS giải nghĩa từ
GV: Trước hết các em đọc lại đoạn một và trao đổivề câu hỏi 1. Cô mời lớp trưởng lên điều khiển cho lớp thảo luận câu hỏi 1
Lớp trưởng: đọc câu hỏi 1
- Cho HS đọc thầm đoạn 2,
- Lớp trưởng đọc câu hỏi 2
- Cho HS đọc thầm đoạn 3
- Lớp trưởng đọc câu hỏi 3
- GV chốt lại: Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân đối với CM. Người dân tin yêu CM sẵn sàng bảo vệ CM . Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của CM
-
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- Lớp trưởng lên điều khiển
- An trả lời không phải tía làm cho chúng hí hửng tưởng An khai thật Bọn giặc tức tối khi nghe An giải thích em gọi bằng ba chứ không gọi bằng tía
- Cả lớp đọc thầm
- Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, vờ không tìm thấy. Đến khi bọn giặc định trói chú cán bộ đưa đi dì mới đưa giấy tờ ra . Dì nói to tên chồng, tên bố chồng nhằm báo cho chú cán bộ biết mà nói theo
- HS phát biểu tự do
Hđ1 GV hướng dẫn HS đọc
( Như đã hướng dẫn ở trên )
- GV đưa bảng phụ đã chép đoạn cần luyện đọc lên và yêu cầu HS dùng phấn màu gạch chéo (/) ở những chỗ cần ngắt gịong, gạch dưới những từ ngữ cần nhấn giọng
- GV đọc mẫu đoạn luyện đọc
HĐ2: Cho HS thi đọc
- GV chia 6 nhóm
- Cho thi đọc dưới hình thức phân vai ( mỗi HS sắm 1 vai )
- GV nhận xét và khen nhóm đọc hay
- HS gạch /trong SGk đoạn cần luyện đọc
- Nhiều HS đọc đoạn
- 6 HS một nhóm . Mỗi em sắm 1 vai để đọc thử trong nhóm
-2 nhóm lên thi đọc
- Lớp nhận xét
- G V nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh học tốt
-Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết học sau
Tuần Thứ ngày tháng năm Tiết ………
TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
(MỘT HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN)
Mục tiêu, nhiệm vụ
1-Trên cơ sở phân tích nghệ thuật quan sát chọn lọc chi tiết của nhà văn TÔ HOÀI qua bài văn mẫu Mưa Rào, hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh mưa.
2 – Biết chuyển những điều quan sát được về một cơn mưa thành một dàn ý chi tiết, với các phần mục cụ thể, biết trình bày cụ thể, biết trình bày dàn ý đó trước các bạn rõ ràng tự nhiên
Đồ dùng dạy học
- Những ghi chép của học sinh khi quan sát một cơn mưa
-Bút dạ + 3 tờ giấy khổ to
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Kiểm tra bảng thống kê của tiết TLV trứớc (kiểm tra 3 vở của cả lớp)
- GV chấm vở 3 HS
- GV nhận xét
- Cả lớp để vở ra đầu bàn để giáo viên kiểm tra
Các hiện tượng thiên nhiên xung quanh chúng ta có rất nhiều điều lí thú: mưa, gió, sấm, chớp, trăng, sao. Làm sao có thể tả một hiện tượng thiên nhiên thật hay thật hấp dẫn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập miêu tả một trong những hiện tượng đó: một cơn mưa
- HS lắng nghe
HĐ1 Hướng dẫn HS làm BT1. ( 13’)
- Cho HS đọc yêu cầu BT1
- GV giao việc: Các em đọc bài Mưa Rào và trả lời cho cô 4 câu hỏi trong SGK
- Cho HS làm việc
- Cho HS trình bày kết quả bài làm
- GV nhận xét + chốt lại ý trả lời đúng
a/ Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến
- Mây: bay về, mây lớn …
-Gió: thổi giật ….
b/ Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu và lúc kết thúc cơn mưa
- Tiếng Mưa: lẹt đẹt, lách tách ……
Hạt mưa: những giọt nước lăn ……
c/ Những từ ngữ, chi tiết miêu tả cây cối con vật, con vật trong và sau cơn mưa:
- Trong cơn mưa: lá đào, lá na, lá sói vẫy tay run rẩy ……
- Sau cơn mưa: trời rạng dần, chào mào hót râm ran
d/ Tác giả đã quan sát bằng thị giác (nhìn), bằng thính giác (nghe) bằng xúc giác (cảm nhận bằng da), khứu giác (ngửi)
GV: Nhờ có khả năng quan sát tinh tế, tác giả đã viết được 1 bài văn tả cơn mưa rào rất hay. Qua đó ta thấy được nghệ thuật quan sát và miêu tả tài tình của tác giả
HĐ2 Hướng dẫn HS làm BT2. 15’
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV giao việc: Các em đã quan sát và ghi lại về một cơn mưa. Dựa vào những quan sát đã có, các em hãy chuyển thành dàn ý chi tiết
- Cho HS làm bài
- GV phát giấy + bút dạ cho 3 nhóm
- Cho HS trình bày kết quả bài làm
- GV nhận xét + khen những HS làm bài đúng và hay
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm yêu cầu của BT, bài MƯA RÀO, đọc 4 câu hỏi
-Cả lớp đọc thầm kĩ bài MƯA RÀO
- Một số HS phát biểu ý kiến
- Lớp nhận xét
- HS dùng bút chì gạch dưới những chi tiết giáo viên vừa chốt
- HS dùng viết chì gạch dưới những từ ngữ tả tiếng mưa, giọt mưa
- HS dùng viết chì gạch dưới những chi tiết GV đã nêu
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- 1 HS đọc bài ghi quan sát của mình về cơn mưa
- 3 nhóm làm bài vào giấy, các nhóm còn lại làm vào giấy nháp
- Đại diện 3 nhóm lên dán kết quả bài làm lên bảng lớp
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét tiết học
Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý
- Đọc trước và chuẩn bị cho bài học TLV tới
Thứ ……………………ngày……………… tháng……………… năm …………………… Tiết ………………
TẬP LÀM VĂN Luyện tập tả cảnh
Mục tiêu, nhiệm vụ
1 – Biết chuyển một phần dàn ý của bài văn tả cảnh cơn mưa thành một đoạn văn hoàn chỉnh
–Biết hoàn chỉnh các đoạn văn viết dở dang
2. Đồ dùng dạy học
- Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của HS
Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Chấm bài làm HS đã hoàn chỉnh của tiết TLV trước
- GV nhận xét chung
3 HS nộp bài để GV chấm
Ở tiết TLV trước, các em đã lập dàn ý của bài văn miêu tả cơn mưa. Trong tiết học hôm nay, các em chọn 1 ý và chuyển thành một đoạn văn hoàn chỉnh
- HS lắng nghe
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 17’
- Cho HS đọc BT 1
- GV giao việc:
+ Đọc kĩ lại đề, yêu cầu
+ Chỉ ra được nội dung chính của mỗi đoạn
+ Viết thêm vào những chỗ có dấu (…. . ) để hoàn chỉnh nội dung của từng đoạn
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày ý chính của 4 đoạn văn
- GV chốt lại ý đúng của 4 đoạn văn
. Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào ào ạt rồi tạnh ngay
. Đoạn 2: Cảnh tượng muôn vật sau cơn mưa
. Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa
. Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa
- GV cho HS viết thêm đoạn văn
- GV cho HS trình bày đoạn văn
- GV nhận xét và chọn 4 đoạn văn hay nhất đọc cho cả lớp nghe
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 11’
Cho HS đọc yêu cầu đề
- GV giao việc
. Chọn trong dàn bài đã chuẩn bị trong tiết TLV trước một phần nào đó
. Viết phần dàn bài đã chọn thành một đoạn văn hoàn chỉnh
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và khen những học sinh viết đoạn văn hay biết chuyển dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh
- HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- HS nhận việc
- HS đọc thầm lại đề + yêu cầu + 4 đoạn
- Xác định ý chính của mỗi đoạn -
- Một số HS trình bày
- Lớp nhận xét
- HS làm bài cá nhân viết thêm vào chỗ có dấu (…) phần cần thiết phù hợp với nội dung đoạn
- Một vài HS đọc đoạn văn khi đã viết thêm phần còn thiếu
- Lớp nhận xét
- HS xem lại dàn bài tả cơn mưa đã làm ở tiết TLV trước
-Chọn phần trong dàn bài
-Viết phần đã chọn thành đoạn văn
- Một số HS đọc cho cả lớp nghe đoạn văn mình đã viết
- Lớp nhận xét
-GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thiện nốt đoạn văn (nếu ở lớp viết chưa xong)
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết TLV tiếp theo
Thứ ……………………ngày……………… tháng……………… năm …………………… Tiết ………………
CHÍNH TẢ Nhớ –viết: Thư gửi các học sinh
Qui tắc đánh dấu thanh
Mục tiêu, nhiệm vụ
1-Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài thư gửi các học sinh
2-Chép đúng các tiếng đã cho vào mô hình cấu tạo tiếng, nắm được qui tắc đặt dấu thanh trong tiếng
Đồ dùng dạy học
- Phấn màu + bút dạ + một số tờ phiếu khổ to
Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Kiểm tra 2 HS
- GV dán lên bảng mô hình tiếng đã chuẩn bị trước, cho 1 HS đọc tiếng, 2 em lên viết trên mô hình
- GV nhận xét
- 1 HS đọc tiếng bất kì
- 2 HS viết các tiếng đã đọc và mô hình
Hôm nay, một lần nữa như được nghe lại lời căn dặn tâm huyết, lời mong mỏi thiết tha của Bác Hồ với các thế hệ học sinh Việt Nam qua bài chính tả Nhớ – viết Thư gửi các học sinh
- GV ghi tựa đề lên bảng
HĐ1: Hướng dẫn chung 2’
- Cho1 HS đọc yêu cầu bài và 2 HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết
- GV lưu ý HS đây là bài chính tả nhớ viết đầu tiên vì vậy, các em thuộc lòng đoạn văn cần viết mới có thể viết được. Bây giờ các em phải chú ý nghe các bạn đọc thuộc lòng lại bài và nghe cô đọc một lần chính tả.
- GV đọc lại 1 lần đoạn chính tả
HĐ2: HS viết chính tả (15-16’)
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, nhớ lại những từ ngữ khó viết
HĐ3: Chấm, chữa bài 3’
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt
- GV chấm 5-7 bài
- GV đọc điểm và nhận xét chung về những bài đã chấm
-1 HS đọc yêu cầu đề
-2 HS đọc thuộc lòng đoạn văn (Từ Sau 80 năm giời nô lệ …. . công học tập của các em)
- Lớp nhận xét
- HS chú ý lắng nghe
- HS nhớ lại đoạn CT, nhớ những từ dễ viết sai có trong đoạn mà cô đã luyện trong tiết TĐ, cách trình bày
- HS viết chính tả
- HS rà soát lỗi
- Từng cặp HS trao đổi vở cho nhau để chữa lỗi
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT2 6’
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2
- GV giao việc: Các em đọc khổ thơ đã cho và chép vần của từng tiếng vào mô hình. Những em có phát phiếu thì làm vào phiếu. Những em còn lại thì làm vào giấy nháp
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho một vài em
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
HĐ2: Hứong dẫn HS làm BT3 2’
- Cho HS đọc yêu cầu BT
- GV giao việc: Các em quan sát lại BT làm trên bảng mô hình và cho biết: Khi viết một tiếng dấu thanh cần đặt ở đâu ?
- GV nhận xét và chốt lại: Khi viết một tiếng dấu thanh nằm trên âm chính của vần đầu
- 1 HS đọc to lớp lắng nghe
- HS làm trên phiếu và trên giấy nháp
- Những em làm trên phiếu dán phiếu lên bảng lớp
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- 1 số HS trả lời
-Lớp nhận xét
-GV nhận xét tiết học
-Yêu cầu HS làm bài tập 2 và vở
- Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết chính tả tới
Thứ ……………………ngày……………… tháng……………… năm …………………… Tiết ………………
TUẦN 4 TẬP ĐỌC NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
Mục tiêu nhiệm vụ
1/ Đọc lưu loát toàn bài
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của bé Xa – da –cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi
-Hiểu nội dung ý nghĩa của bài
- Hiểu các từ ngữ trong bài
- Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới
Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc
Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Kiểm tra 1 nhóm 6 HS
-GV nhận xét + cho điểm
-6 em đọc vở kịch Lòng dân (cả phần 1 và 2) theo cách phân vai
- 1 HS nói về ý nghĩa của vở kịch
Có cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc là khát vọng chung chính đáng của con người, đặc biệt là của trẻ em trên toàn thế giới. Vậy mà đã có biết bao cuộc chiến tranh diễn ra, biết bao người đã chết. Tàn tích của chiến tranh biết bao giờ xóa hết. Nỗi đau mất mát do chiến tranh gây ra như còn hằn trong trái tim bao thế hệ. Bài học hôm nay sẽ phần nào cho các em thấy được chiến tranh, thấy được lòng khát khao hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới
-HS lắng nghe
HĐ1: GV đọc toàn bài 1 lượt
- Giọng đọc: cần đọc với giọng chia sẻ, đồng cảm ở đoạn nói về cô bé Xa- da-cô, với giọng xúc động, đoạn trẻ em trong nước Nhật và trên thế giới gửi cho Xa- da- cô những con sếu bằng giấy.
- Chú ý đọc đúng số liệu, đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. .
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn thành 4 đoạn
. Đoạn 1: Từ đầu đến đầu hàng .
. Đoạn 2: Tiếp theo đến nguyên tử
. Đoạn 3: Tiếp theo đến 664 con
. Đoạn 4 còn lại
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- Luyện đọc những từ ngữ số liệu khó đọc
100. 000 người (một trăm ngàn người) Hi-rô-si-ma, Na- ga- da-ki, Xa-da-cô, Xa-xa-ki
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc toàn bài
- Cho HS đọc phần chú giải + giải nghĩa từ
- Cho HS đọc toàn bài
HĐ4: GV đọc diễn cảm cả bài 1 lần
( Cách đọc như hướng dẫn ở trên )
- HS lắng nghe, cs thể dùng viết chì đánh dấu nhanh vào chỗ
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK
- Một số HS đọc nối tiếp
- HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của GV
- 1 HS đọc chú giải +2 HS giải nghĩa từ như SGK
- 2 HS đọc cả bài
- HS lắng nghe
GV: Trong tiết tập đọc hômnay, lớp trưởng sẽ thay cô để điều khiển lớp thảo luận các câu hỏi trong SGK
Lớp trưởng lên bảng để điều khiển lớp
- HS phát biểu
Có thể HS nói trước tượng đài:
+ Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải yêu hòa bình, biết bảo vệ cuộc sống hoà bình trên trái đất
+ Cái chết của bạn làm chúng tôi hiểu sự tàn bạo của chiến tranh hạt nhân
HĐ1: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
Nêu cách đọc như nói ở trên
- GV đưa bảng phụ đã chép trước đoạn văn cần luyện đọc lên và gạch chéo (/) một gạch ở dấu phẩy (/) 2 gạch (//) ở dấu chấm câu, gạch dưới những từ ngữ cần nhấn giọng
- GV đọc trước đoạn cần luyện đọc thêm 1 lần
HĐ2: Hướng dẫn HS thi đọc
- GV nhận xét và khen thưởng những HS đọc hay
- Nhiều HS luyện đọc đoạn
- Các cá nhân thi đọc
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài văn + chuẩn bị bài sau: Bài ca về trái đất .
Thứ ……………………ngày……………… tháng……………… năm …………………… Tiết ………………
TẬP ĐỌC Bài ca trái đất
Mục tiêu, nhiệm vụ
Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng đọc hồn nhiên, vui tươi, rộn ràng
–Hiểu bài:
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ ; Toàn thế giới đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên trái đất
- HTL bài thơ
2 Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
Bảng phụ để ghi những câu cần luyện đọc
3. Các hoạt động dạy –học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ch o 2 HS kiểm tra Đọc đoạn 1+ đoạn 2 trả lời câu hỏi 1
- HS 2 đọc đoạn 3+ đoạn 4 và trả lờicâu hỏi 4
HS trả lời
“Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh …)
Lời hát ngân vang mãi trong bao trái tim tuổi thơ Lời của bài hát chính là lời thơ bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải. Hình ảnh trái đất có gì đẹp /Nhà thơ ĐỊnh Hải muốn nói với các em điều gì qua bài thơ. Để biết được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ
HĐ1: GV đọc cả bài (Hoặc cho HS giỏi đọc)
- Cần đọc với giọng sôi nổi tha thiết
- Ngắt nhịp ở khổ 1+ 3 chủ yếu ngắt nhịp 3/4. Khổ 2 ; chú ý câu thứ tư ngắt nhịp 4/4
- Nhấn giọng ở những từ ngữ của chúng mình, quả bóng xanh, cùng bay nào, vàng, trắng, đen, nụ hoa….
HĐ2: Cho HS đọc khổ nối tiếp …
HĐ3: Cho HS đọc cả bài
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ
HĐ4: GV đọc diễn cảm cả bài
- Giọng đọc như hướng dẫn ở trên
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ ( đọc2 lượt )
- 2 HS đọc cả bài lớp lắng nghe -
- 1 HS đọc chú giải, 3 HS giải nghĩa từ trong SGK
- GV mời lớp phó học tập lên điều khiển cho cả lớp trao đổi trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK
GV: Bài thơ muốn nói với các em điều gì?
- Trái đất là của tất cả trẻ em
-Dù khác nhau về màu da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng
-Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên
- Lớp phó lên bảng
- HS đọc thầm khổ thơ 1
- HS trả lời
-HS đọc thầm khổ 2
- HS trả lời
-Ta phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân. Chỉ có hòa bình, tiếng hát, tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già cho trái đất
HĐ1: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Cho HS đọc diễn cảm khổ thơ bài thơ
- GV đưa bảng phụ đã chép trước khổ thơ cần luyện đọc lên (dùng phấn màu gạch chéo (/) những chỗ cần ngắt nhịp, gạch dưới những từ ngữ cần nhấn giọng
- Cho HS đọc khổ thơ được luyện
HĐ2: Tổ chức cho HS đọc thuọc lòng
- GV lưu ý: Các em có thể HTL tại lớp cả bài hoặc 1 khổ thơ cũng được. Về nhà các em sẽ tiếp tục HTL
GV nhận xét + khen những HS đọc hay thuộc lòng tốt
- Cho HS hát bài Trái đất này của chúng em
- Mỗi HS đọc diễn cảm khổ thơ sau đó một vài em đọc cả bài
- Một số HS đọc khổ thơ
- 3 HS thi đọc diễn cảm
- HS thi HTL trước lớp
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà HTL bài thơ
- Dặn HS chuẩn bị bài TĐ sau: Một chuyên gia máy xúc
Thứ …………ngày……… tháng……… năm …… Tiết ………………
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Từ trái nghĩa
Mục tiêu, nhiệm vụ
1-Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa
2-Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu với những cặp từ trái nghĩa
Đồ dùng dạy- học
- Phô- tô-cô- pi vài trang từ điển tiếng Việt
- 3, 4 tờ phiếu khổ to
Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Kiểm tra 3 HS
- GV nhận xét
- HS1 làm BT1 điền từ
-2 HS làm BT3: Đọc đoạn văn miêu tả màu sắc đã làm ở tiết LTừ và câu trước
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
- GV giao việc:
. Các em tìm nghĩa của từ phi nghĩa và từ chính nghĩa trong từ điển
. So sánh nghĩa của 2 từ
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả bài làm
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
. Phi nghĩa có nghĩa là trái với đạo lí
Chính nghĩa có nghĩa là điều chính đáng, cao cả hợp với đạo lí
- 2. Hai từ này có nghĩa trái ngược nhau, gọi là từ trái nghĩa
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 (3’)
- HS đọc yêu cầu BT2
- GV: Các em tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu tục ngữ
-Ch o HS làm bài
HS trình bày kết quả bài làm
Câu tục ngữ có 2 cặp từ trái nghĩa là: Sống –chết, Vinh – nhục
- GV ch o HS giải nghĩa từ vinh – nhục
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3
- HS đọc yêu cầu bài tập 3 .
-Cho HS trình bày tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa trong bài tập 2
- GV chốt lại Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ “Chết vinh còn hơn sống nhục” thể hiện quan niệm sống của người VN ta là sống cao đẹp: Thà chết mà được kính trọng, đề cao, tiếng thơm lưu mãi còn hơn sống mà phải xấu hổ nhục nhã vì bị người đời khinh bỉ
- 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe
- HS làm bài cá nhân (hoặc theo nhóm )
- Một số cá nhân trình bày (hoặc nhóm lên trình bày)
Lớp nhận xét
- HS tra từ điển để tìm nghĩa
- HS giải thích nghĩa của từ vinh –nhục
- HS phát biểu tác dụng của việc dùng các cặp từ trái nghĩa
- Ch o HS đọc phần ghi nhớ trng SGK
- Cho HS tìm ví dụ
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo
- 2 HS tìm ví dụ về từ trái nghĩa và giải thích từ (hoặc nhắc lại các ví dụ trong phần nhận xét)
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1
- Cho HS đọc yêu cầu BT 1
- GV giao việc: Các em tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu a, b, c, d.
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại các cặp từ trái nghĩa
a/ đục –trong
b/ xấu –đẹp
c/ đen – trắng
d/ Có 2 cặp từ trái nghĩa
- rách-lành
-dở – hay
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu BT2
GV giao việc:
Các em đọc lại 4 câu a, b, c, d.
Các em tìm từ trái nghĩa với từ hẹp để điền vào chỗ trống trong câu a, từ trái nghĩa với từ rách ……
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả
- GV chốt lại: Các tư cần điền là
a/ rộng
b/ đẹp
c/ dưới
HD3: Hướng dẫn HS làm BT3
(Cách tiến hành như BT2)
GV chốt lại:
-a/ hòa bình >< chiến tranh, xung đột
-b/ thương yêu >< thù ghét, căm ghét
- c/ giũ gìn >< phá hỏng, phá hoại
HĐ4: HƯớng dẫn HS làm BT4
- GV giao việc:
. Các em hãy chọn một cặp từ trái nghĩa ở BT3
Đặt 2 câu (Mỗi câu chứa 1 từ trong cặp từ trái nghĩa vừa chọn)
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày
- GV nhận xét và khen những HS đặt câu hay
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo
- HS làm bài cá nhân dùng bút chì gạch chân từ trái nghĩa có trong 4 câu
- Một vài HS phát biểu ý kiến về cặp từ trái nghĩa
- Lớp nhận xét
- 1 HS đoc, lớp đọc thầm
- HS chú ý lắng nghe việc phải thực hiện
- 3 HS lên bảng làm trên phiếu
- HS còn lại làm và vở nháp
- 3 HS làm trên phiếu trình bày
- Lớp nhận xét
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- Mỗi HS chọn 1 cặp từ trái nghĩa và đặt câu
- Một số HS nói câu của mình
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà giải nghĩa các từ ở BT3
Dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài học ở tiết tới
Thứ ……………………ngày……………… tháng……………… năm …………………… Tiết ………………
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Luyện tập về từ trái nghĩa
Mục tiêu, nhiệm vụ
HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các BT thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với mỗi cặp từ trái nghĩa tìm được
2 Đồ dùng dạy học
Từ điển HS + bút dạ + 3 tờ phiếu
3. Các hoạt động dạy –học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Kiểm tra 3 HS (làm lại các bài tập về từ trái nghĩa)
- GV nhận xét
- 3 HS làm các BT1, 2, 3 ở luyện tập tiết trước
Các em đã học về từ trái nghĩa. Hôm nay, các em sẽ vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập tìm từ trái nghĩa. Sau đó, các em sẽ đặt câu với cặp từ trái nghĩa
- HS lắng nghe
HĐ1 Hướng dẫn HS làm BT1
- GV giao việc ; Các em phải tìm được những từ trái nghĩa nhau trong 4 câu a, b, c, d.
Cho HS làm bài (GV phát phiếu cho 3 HS)
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
a/ ít – nhiều
b/ chìm – nổi
c/ nắng – mưa
d/ trẻ - già
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
( Cách tiến hành như bài tập môt)
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3
( Cách tiến hành như bài tập 1)
HĐ4: Hướng dẫn HS làm BT4
- Cho HS đọc yêu cầu
- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm những từ trái nghĩa nhau tả hình dáng, tả hành động, tả trạng thái và tả phẩm chất
- Cho HS làm việc: GV phát phiếu cho các nhóm
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt những cặp từ tìm đúng
a/ Tả hình dáng:
cao – thấp, cao - lùn, béo - gầy
b/ Tả hành động:
vào - ra, đứng – ngồi, lên - xuống
c/ Tả trạng thái:
buồn - vui, no - đói, sướng - khổ
d/ Tả phẩm chất
tốt-xấu, hiền-dữ, ngoan-hư
HĐ5: Hướng dẫn HS làm BT5
- Cho HS đọc yêu cầu BT5
- Cho HS đặt câu
- Cho HS trình bày
- GV nhận xét và khẳng định những câu HS đặt đúng đặt hay
- 1 HS đọc to ,cả lớp lắng nghe
- HS nhận việc
- HS làm việc cá nhân .
HS làm vào phiếu Các HS còn lại dùng viết chì gạch những từ trái nghĩa nhau trong 4 câu
- 3 HS làm bài tập vào phiếu lên dán trên bảng lớp
- lớp nhận xét
- HS học làm bài tập
- Các nhóm trao đổi tìm những cặp từ trái nghĩa đúng yêu cầu của đề
- Đại diện nhóm lên trình bày, lớp nhận xét
1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- Mỗi em đặt 2 câu với 2 từ trái nghĩa khác nhau
- HS trình bày 2 câu vừa đặt.
- Lớp nhận xét
-GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà làm lại các BT4, 5
Thứ ……………………ngày……………… tháng……………… năm …………………… Tiết ………………
TẬP LÀM VĂN : Luyện tập tả cảnh
Mục tiêu, nhiệm vụ
Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh ngôi trường. Một dàn ý với ý riêng của mỗi HS
2-Biết chuyển một phần của dàn ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh
Đồ dùng dạy học
- Những ghi chép của HS khi quan sát cảnh trường học .
- Bút dạ + 3 tờ phiếu khổ to
Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra 2 HS
- GV nhận xét
- 2 HS đọc lại kết quả quan sát cảnh trường học của mình
Ở tiết TLV trước, cô đã dặn các em về nhà ghi lại những quan sát của mình về cảnh trường học. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển kết quả quan sát được thành dàn ý chi tiết. Sau đó mỗi em chuyển một phần trong dàn ý thành một đoạn