Bài tập 3: Luyện tập trên VBT
- Câu 3: GV chia lớp thành 4 đội(tương ứng với 4 tổ), mỗi đội 1 HS lên bảng tham gia trò chơi: “Tiếp sức”.
- Luật chơi: GV chia bảng làm 4 phần bằng nhau. Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” của GV, từng HS sẽ lần lượt lên điền đáp án vào bảng phụ. Đội nào nhanh và chính xác nhất sẽ chiến thắng.
5 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn: Tiếng Việt - Phân môn Chính tả: Nghe - viết: Đối đáp với vua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LỚP 3
Môn: Tiếng Việt
Chính tả
Nghe-viết: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I/ Mục tiêu:
- Nghe và viết chính xác bài chính tả;
-Trình bày đúng hình thức văn xuôi và đẹp.
- Phân biệt được s/x hoặc thanh hỏi/thanh ngã.
-Hình thành và phát huy khả năng chú ý, tập trung.
-Rèn luyện tính cẩn thận, tính độc lập trong suy nghĩ
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch .
II/Chuẩn bị:
*Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, thước kẻ, bảng, phấn
*Học sinh: vở, bút, thước kẻ, sách Tiếng Việt 3 tập 2,vở bài tập TV, bảng con
III/Tiến trình dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phương pháp
Thời gian
Ổn định lớp: Trò chuyện cùng các em:
- Thời xưa nước ta có bao nhiêu đời vua Hùng?
- Vua Minh Mạng là đời vua Hùng thứ mấy?
Tích cực hóa kiến thức cũ: Người sáng tác quốc ca Việt Nam
- GV gọi 2 HS lên bảng viết các từ: long lanh, no nê, khúc hát, cái bút.
- Cho cả lớp viết vào bảng con.
- GV nhận xét .
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học, ghi tựa bài lên bảng.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng viết chính tả bài “Đối đáp với vua” và mục tiêu.
Gọi HS nhắc lại
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc toàn bài viết chính tả.
- GV yêu cầu 2 HS đọc lại bài viết .
- GV hướng dẫn Hs nhận xét, tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi:
+Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
+ Những từ nào trong bài viết hoa? Vì sao?
Hoạt động 2: Luyện từ khó, viết chính tả:
-Hướng dẫn cách trình bày:
+Đoạn văn có mấy câu?
- GV mời HS tìm và nêu từ khó viết (lưu ý âm vần khó viết)
- GV ghi từ khó viết ra bảng và cho HS nêu những chỗ dễ mắc lỗi ( lưu ý âm, vần khó viết): ): ra lệnh, đuổi nhau, leo lẻo, đớp cá, bị trói,
- Gọi 2HS đọc toàn bộ những từ khó
- GV đọc HS viết vào bảng con, 1 HS viết bảng lớp
- GV nhận xét HS trên bảng lớp và cả lớp
-GV mời 1 HS xung phong bất kì đặt 1 câu với một trong những từ khó vừa tìm đươc
- GV nhắc HS cách để vở, chọn bút, tư thế ngồi..
- GV đọc chậm cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc lại bài cho HS dò
- GV yêu cầu HS kiểm tra vở
- Nhận xét từ 5-6 vở
- GV tổng hợp lỗi của HS trên bảng
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 2: Luyện tập trên VBT
- GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân câu a vào SGK, 1 HS làm bảng phụ. Sau đó đọc kết quả.
Gọi HS nhận xét bài trên bảng
GV nhận xét.
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập b.
Chiếu 1 số tranh về nhạc cụ sáo và diễn xiếc cho HS xem.
-*Bài tập 3: Luyện tập trên VBT
Câu 3: GV chia lớp thành 4 đội(tương ứng với 4 tổ), mỗi đội 1 HS lên bảng tham gia trò chơi: “Tiếp sức”.
- Luật chơi: GV chia bảng làm 4 phần bằng nhau. Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” của GV, từng HS sẽ lần lượt lên điền đáp án vào bảng phụ. Đội nào nhanh và chính xác nhất sẽ chiến thắng.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét và tuyên dương đội thắng.
4.Tổng kết – dặn dò:
- Sau khi viết xong bài chính tả em có nhận xét gì về Cao Bá Quát qua câu đối với vua?
- Dặn dò HS nào sai nhiều lỗi về nhà viết lại bài chính tả.
- Chuẩn bị bài: “Tiếng đàn”
- GV nhận xét tiết học.
-18 đời vua Hùng
- thứ hai của triều Nguyễn
- Hs lắng nghe.
- 2 HS viết bảng lớn, cả lớp viết vào bảng con
- Hs lấy tập vở ra, ghi thứ ngày tháng và tựa bài vào vở.
- Hs nhắc lại tựa bài chính tả
Cả lớp chú ý theo dõi SGK
2 HS lần lượt đọc lại toàn bài
-Vì nghe nói cậu là học trò,vua muốn thử tài và muốn cho cậu một cơ hội để chuộc tội.
+ Tên riêng (Cao Bá Quát), chữ đầu câu.
-Hs nghe và trả lời
+Đoạn văn có 5 câu
- HS tìm và nêu: ra lệnh, đuổi nhau, tức cảnh, leo lẻo, đớp cá, bị trói,
- HS theo dõi và đọc
- HS đọc toàn bộ từ khó
- Cả lớp viết ra bảng con, 1 HS viết bảng lớp
-HS xung phong và đặt câu theo suy nghĩ của mình
- HS lắng nghe
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát lại bài.
- HS kiểm tra vở của mình
-HS tự chữa lỗi.
-Tìm các từ
HS cả lớp làm vào VBT.
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau:
- Nhạc cụ làm bằng ống, có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng hơi: sáo
- Môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác leo, nhảy, nhào lộn,.. khéo léo của người và thú: xiếc
- HS nhận xét
HS đọc yêu cầu bài tập
b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
- Nhạc cụ bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, gõ thành tiếng, hay dùng trong dàn nhạc dân tộc, trong chùa
- Tạo ra hình ảnh trên giấy, vải, tường, bằng đường nét, màu sắc.
+ Nhạc cụ bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, gõ thành tiếng, hay dùng trong dàn nhạc dân tộc, trong chùa: mõ
+ Tạo ra hình ảnh trên giấy, vải, tường, bằng đường nét, màu sắc: vẽ
HS quan sát
S:san sẻ, se sợi, soi đường, so sánh, sánh bước, bổ sung, săn đuổi, sa lưới
X: xé vải, xào rau, xới đất, xông lên, xuất bản, xúm lại
b)Thanh hỏi: nhổ cỏ, kể chuyện, đảo thóc, bẻ cây, kiểm điểm.
Thanh ngã: gõ, vẽ, nỗ lực, đẽo cày, cõng em, diễn kịch.
HS trả lời: Cao Bá Quát là một người thông minh hơn người, là một nhân tài của thời đại.
Cả lớp lắng nghe
Vấn đáp(biết)
Vấn đáp(hiểu)
Ôn tập
Thuyết trình (giảng thuật)
Thảo luận
Vấn đáp
(biết)
Vấn đáp (hiểu)
Luyện tập thực hành
Vấn đáp ( biết)
Vấn đáp (sáng tạo)
Luyện tập thực hành
Sử dụng sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2 và vở BT Tiếng Việt 3 tập 2
Trò chơi
Vấn đáp ( đánh giá)
1 phút
3 phút
2 phút
(5 phút)
3 phút
2 phút
(14phút)
1 phút
1 phút
2 phút
1 phút
4 phút
7phút
(8 phút)
4 phút
4 phút
2 phút
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giáo án chính tả tiếng việt 3 tuần 24.docx