Giáo án môn Tin học 12 - Tiết 10 đến tiết 46

1. Mục Tiêu đánh giá:

• Kiểm tra kết quả tiếp thu của học sinh sau khi học hết chương III

2. Mục đích yêu cầu của đề: Yêu cầu học sinh:

• Biết một số khái niệm cơ bản của CSDL quan hệ, mô hình dữ liệu quan hệ

• Biết chọn khóa cho các bảng dữ liệu trong một bài toán quen thuộc

• Biết cách xác lập liên kết giữa các bảng thông qua khóa để có thể tìm được những thông tin liên quan đến một cá thể được quản lý.

• Biết tạo bảng và khai thác cơ sở dữ liệu

 

doc41 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Tin học 12 - Tiết 10 đến tiết 46, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề thái độ Có thái độ nghiêm túc trong học tập. Học sinh ngày càng say mê với cơ sở dữ liệu quan hệ, đặc biệt là sau khi đã biết tất cả các thao tác về cơ sở dữ liệu. 4. Năng lực hướng tới Xác định được khóa cho bảng và tạo được liên kết giữa các bảng trong CSDL quan hệ cụ thể. II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Có 3. Tiến trình bài học 3.1. Hoạt động khởi động (kiểm tra bài cũ). (1) Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ được CSDL quan hệ, hệ quản trị CSDL quan hệ, các thuật ngữ, các đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. Nội dung hoạt động Giáo viên Học sinh Nội dung (?) CSDL quan hệ là gì? Hệ quản trị CSDL quan hệ là gì? Kể tên 1 số hệ quản trị CSDL quan hệ mà em biết? - Nhận xét, cho điểm HS. (?) Trình bày các đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ? Cho ví dụ minh họa? - Nhận xét, cho điểm HS. - Tóm tắt nội dung mục 2a, b và dẫn dắt vào mục 2c. - Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe. - Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe. - Lắng nghe, ghi nhớ. - CSDL quan hệ. - Hệ quản trị CSDL quan hệ. - 1 số hệ quản trị CSDL quan hệ: Microsoft Access, Visual Foxpro, SQL Sever,... - Các đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ. 3.2. Hình thành kiến thức 3.2.1. Cơ sở dữ liệu quan hệ (Mục c. Khóa và liên kết giữa các bảng) (1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được về khái niệm khóa và liên kết giữa các bảng. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết được về khái niệm khóa và liên kết giữa các bảng. Nội dung hoạt động Giáo viên Học sinh Nội dung - Chiếu lại CSDL quan hệ QL_MUONSACH. (?) Trong bảng NGƯỜI MƯỢN làm sao để phân biệt những HS mượn sách? - Nhận xét. (?) Trong bảng SÁCH dùng thuộc tính gì để phân biệt các cuốn sách, bảng MƯỢN SÁCH dùng thuộc tính gì để biết số lần mượn sách của HS? - Gọi đại diện các nhóm nhận xét. - Nhận xét bài làm các nhóm và cho điểm. (?) Các thuộc tính: Số thẻ, mã số sách, ngày mượn đóng vai trò gì đối với các bảng? - Nhận xét. (?) Vậy khóa là gì? - Nhận xét, chốt nội dung. - Giới thiệu khóa chính. Minh họa cụ thể bằng CSDL quan hệ QL_MUONSACH. (?) Khóa chính có những lưu ý gì? - Nhận xét, chốt nội dung. Minh họa cụ thể. (?) Làm sao để biết ngày 5/9/2007 HS nào mượn sách và mượn cuốn sách tên gì? - Nhận xét. (?) Các bảng liên kết với nhau như thế nào? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Xác định liên kết cho các bảng? - Nhận xét và giới thiệu bảng chính, bảng tham chiếu. - Tóm tắt nội dung phần 2c. - Quan sát. - Nhờ vào thuộc tính Số thẻ. - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm, trả lời vào bảng phụ và treo kết quả lên bảng. - Đại diện nhóm nhận xét. - Lắng nghe. - Đóng vai trò là khóa. - Lắng nghe. Tham khảo SGK và trả lời: Khóa là một tập thuộc tính vừa đủ để phân biệt các bộ. - Lắng nghe, ghi bài. - Lắng nghe, quan sát, ghi bài - Tham khảo SGK và trả lời: Mỗi bảng có ít nhất 1 khóa, nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất. - Lắng nghe, quan sát, ghi bài. - Quan sát và trả lời: Phải liên kết các bảng lại với nhau. - Lắng nghe. - Các bảng liên kết với nhau thông qua thuộc tính khóa. - Lắng nghe, ghi bài. - Lên máy xác lập liên kết cho các bảng. - Lắng nghe, quan sát. - Lắng nghe, ghi nhớ. 2. Cơ sở dữ liệu quan hệ c) Khóa và liên kết giữa các bảng. - Khóa là một tập thuộc tính vừa đủ để phân biệt các bộ. - Khóa chính: Trong một bảng có thể có nhiều khóa. Người ta thường chọn một khóa làm khóa chính (Primary key). * Chú ý: + Dữ liệu tại các cột khóa chính không được để trống. + Mỗi bảng có ít nhất một khóa. + Nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất. - Liên kết: Liên kết giữa các bảng được xác lập dựa trên thuộc tính khóa. . 3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được khóa và liên kết giữa các bảng. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra. Nội dung hoạt động 3.3.1. Hoạt động luyện tập - Nắm khái niệm khoá và liên kết giữa các bảng. 3.3.2. Hoạt động vận dụng Giáo viên Học sinh Nội dung - Chiếu CSDL quan hệ QL_HOCTAP (?) Xác định khóa cho các bảng? (?) Xác lập liên kết cho các bảng? (?) Cho biết bảng nào là bảng chính, bảng nào là bảng tham chiếu? - Gọi đại diện các nhóm nhận xét xen kẽ. - Nhận xét bài làm các nhóm và cho điểm. (?) Thực hiện chọn khóa và tạo liên kết cho các bảng trên máy tính? - Nhận xét. - Quan sát. - Thảo luận nhóm, trả lời vào bảng phụ và treo kết quả lên bảng. - Đại diện nhóm nhận xét. - Lắng nghe. - Thực hiện chọn khóa và liên kết cho các bảng. - Lắng nghe. - Cho CSDL quan hệ QL_HOCTAP gồm 4 bảng: + HOCSINH: MASV, HOTEN, PHAI, NGSINH. + MONHOC: MAMON, TENMON. + LOAIKT: MALOAIKT, HESO, TENLOAIKT. + KETQUA: STT, MASV, MAMON, MALOAIKT, NGAYKT, DIEM. 3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học. (4) Phương tiện: SGK, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế. Nội dung hoạt động HS về nhà học bài, xem lại ví dụ, dùng Access tạo lập CSDL quan hệ QL_HOCTAP và xem trước nội dung BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 10. Tuần Ngày soạn: 07/01/2019 Tiết 42 Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 4. HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ Bài tập và thực hành 10: HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Biết cách chọn khóa cho các bảng dữ liệu trong một bài toán quan hệ. Biết cách xác lập liên kết giữa các bảng. 2. Về kĩ năng Chọn được khóa cho các bảng dữ liệu trong một bài toán quan hệ. Xác lập được liên kết giữa các bảng thông qua khóa. 3. Về thái độ Có thái độ nghiêm túc trong học tập. Học sinh ngày càng say mê với cơ sở dữ liệu quan hệ, đặc biệt là sau khi đã biết tất cả các thao tác về cơ sở dữ liệu. 4. Năng lực hướng tới Xác định được khóa cho bảng và tạo được liên kết giữa các bảng trong CSDL quan hệ phức tạp. II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Có 3. Tiến trình bài học 3.1. Hoạt động khởi động (kiểm tra bài cũ). (1) Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ được về khái niệm khóa và liên kết giữa các bảng. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. Nội dung hoạt động Giáo viên Học sinh Nội dung (?) Khóa là gì? Khóa chính là gì? Trình bày 1 số lưu ý về khóa chính? - Nhận xét, cho điểm HS. (?) Liên kết được tạo ra dựa trên thuộc tính nào? Cho biết chủ đề, tựa bài và các đề mục chính bài 10? - Nhận xét, cho điểm HS. - Tóm tắt nội dung bài 10 và dẫn dắt vào bài tập và thực hành 10. - Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe. - Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Khóa. - Khóa chính. - 1 số lưu ý về khóa chính. - Liên kết. 3.2. Hình thành kiến thức 3.2.1. Bài 1. Bài 2. (1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được về khóa, lý do lựa chọn, liên kết. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết được về khóa, lý do lựa chọn, liên kết. Nội dung hoạt động Sở giáo dục của 1 tỉnh tổ chức kì thi để kiểm tra chất lượng môn Tóan cho các lớp 12 của tỉnh. Trong CSDL quản lí kì kiểm tra này có 3 bảng sau: Bảng THÍ SINH STT SBD Họ tên thí sinh Ngày sinh Trường 1 HA10 Đỗ Hà Anh 01/02/1990 Lê Hồng Phong 2 HA11 Lê Như Bình 21/11/1990 Phan Chu Trinh 3 HA12 Trần Như Cúc 12/02/1991 Phan Chu Trinh 4 HA13 Nguyễn Anh Quân 19/11/1990 Lê Hồng Phong ... ... ... Bảng ĐÁNH PHÁCH STT SBD PHÁCH 1 HA10 S28 2 HA11 S27 3 HA12 S26 4 HA13 S25 ... Bảng ĐIỂM THI STT PHÁCH ĐIỂM 1 S28 9 2 S27 6 3 S26 8 4 S25 7 .. Bảng THI_SINH được niêm yết cho tất cả thí sinh biết. Bảng DANH_PHACH là bí mật chỉ có người đánh phách và Chủ tịch Hội đồng thi giữ. Bảng DIEM chỉ có các giáo viên trong Hội đồng chấm thi biết. Việc tạo 3 bảng để đảm bảo tính bí mật cho kì thi: Giáo viên chấm thi không biết bài thi mình chấm có SBD nào (của HS nào) mà chỉ biết số phách của bài thi đó. Chủ tịch Hội đồng thi thì biết ứng với một số phách là số báo danh (học sinh) nào nhưng không được phép chấm thi. Có thể liên kết ba bảng trên để có được bảng KẾT QUẢ THI. Giáo viên Học sinh Nội dung (?) Đọc nội dung bài tập và thực hành 10? - Phân tích đề và phân tích từng yêu cầu để HS nắm rõ. - Gợi ý: Khi chọn khóa hãy xem xét đến cách tổ chức dữ liệu để chọn khóa cho chính xác. - Gợi ý: Chiếu bảng KET_QUA_THI. Quan sát và hãy xác định các trường của bảng này lấy từ bảng nào trong 3 bảng THI_SINH, DANH_PHACH, DIEM. - Gọi đại diện các nhóm nhận xét. - Nhận xét bài làm các nhóm và cho điểm. - Giải thích lý do không chọn STT làm khóa. - Tóm tắt nội dung tiết học. - Đọc nội dung bài tập và thực hành 10. - Lắng nghe và ghi nhớ để làm bài. - Thảo luận bài 1 và bài 2 để xác định khóa cho mỗi bảng, giải thích lý do lựa chọn và chỉ ra liên kết giữa các bảng. - Dựa vào gợi ý, trả lời vào bảng phụ và treo kết quả lên bảng. - Đại diện nhóm nhận xét. - Lắng nghe. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe. Bài 1: Em hãy chọn khóa cho mỗi bảng trong CSDL trên và giải thích lí do chọn? - Bảng THÍ SINH khóa là SBD. - Bảng ĐIỂM THI khóa là Phách. - Bảng ĐÁNH PHÁCH khóa là SBD và Phách. -> Lý do: Các thuộc tính đó vừa đủ để phân biệt các bộ. Bài 2: Em hãy chỉ ra các mối liên kết cần thiết giữa ba bảng? - Bảng THÍ SINH liên kết với bảng ĐÁNH PHÁCH thông qua thông qua SBD. - Bảng ĐIỂM THI liên kết với bảng ĐÁNH PHÁCH thông qua thuộc tính Phách. . 3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được khóa và liên kết giữa các bảng. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thực hành trên máy. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Nội dung hoạt động 3.3.1. Hoạt động luyện tập - Nắm khái niệm khoá và liên kết giữa các bảng. 3.3.2. Hoạt động vận dụng Giáo viên Học sinh Nội dung (?) Hãy tạo lập CSDL Quản lý kiểm tra nói trên: gồm 3 bảng, thiết đặt các mối liên kết cần thiết và nhập dữ liệu cho ít nhất 5 thí sinh. - Quan sát, quản lý học sinh, giải đáp thắc mắc và giúp đỡ học sinh khi cần. - Thực hành trên máy. - Thực hành lưu kết quả vào ổ đĩa theo cú pháp D:\QuanLyKiemTra.mdb 3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học. (4) Phương tiện: SGK, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế. Nội dung hoạt động HS về nhà xem lại bài, dùng Access tạo lập CSDL quan hệ QuanLyKiemTra.mdb và xem trước nội dung BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 10 (Bài 3). Tuần Ngày soạn: 14/01/2019 Tiết 43 Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 4. HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ Bài tập và thực hành 10: HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Biết cách sử dụng CSDL quan hệ đã có để cập nhật và khai thác thông tin phục vụ nhu cầu của người dùng. 2. Về kĩ năng Tạo được biểu mẫu, mẫu hỏi, báo cáo ở mức độ bình thường. 3. Về thái độ Có thái độ nghiêm túc trong học tập. Học sinh ngày càng say mê với cơ sở dữ liệu quan hệ. 4. Năng lực hướng tới Tạo được biểu mẫu, mẫu hỏi, báo cáo ở mức độ cao. II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Tiến trình bài học 3.1. Hoạt động khởi động (1) Mục tiêu: Tạo động cơ để HS có nhu cầu khai thác CSDL quan hệ QuanLyKiemTra.mdb. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh có nhu cầu mong muốn được khai thác CSDL quan hệ QuanLyKiemTra.mdb. Nội dung hoạt động Giáo viên Học sinh Nội dung - Dẫn dắt vào bài. - Hướng dẫn làm bài: + Để đưa ra kết quả thi của thí sinh ta cần truy vấn dữ liệu từ các bảng THÍ SINH, ĐIỂM THI, ĐÁNH PHÁCH. Để truy vấn dữ liệu ta phải sử dụng mẫu hỏi. Vậy việc cần làm đầu tiên là thiết kế mẫu hỏi KET_QUA_THI. + Sau khi có mẫu hỏi KET_QUA_THI, ta dựa trên đó để đưa ra thông báo kết quả thi. Vậy bây giờ chúng ta phải làm sao để có được thông báo kết quả thi? - Nhận xét và hướng dẫn HS cách thực hiện các công việc cần làm: + Thiết kế query KET_QUA_THI. + Đưa ra kết quả thi để thông báo cho học sinh. + Đưa ra kết quả thi theo trường. + Đưa ra kết quả thi của tỉnh theo sắp xếp giảm dần của điểm thi. - Lắng nghe. - Lắng nghe, quan sát. - Trả lời: Tạo báo cáo. - Lắng nghe, quan sát và ghi nhớ các thao tác để tự thực hành. - Thực hiện các công việc cần làm: + Thiết kế query KET_QUA_THI. + Đưa ra kết quả thi để thông báo cho học sinh. + Đưa ra kết quả thi theo trường. + Đưa ra kết quả thi của tỉnh theo sắp xếp giảm dần của điểm thi. 3.2. Hình thành kiến thức 3.2.1. Bài 3. (1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách đưa ra kết quả thi để thông báo cho học sinh, đưa ra kết quả thi theo trường, đưa ra kết quả thi của toàn tỉnh theo thứ tự giảm dần của điểm thi. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thực hành trên máy. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn có nội dung trong bài 3. Nội dung hoạt động Giáo viên Học sinh Nội dung (?) Mở lại CSDL quan hệ đã tạo ở tiết trước và thực hiện các công việc: + Thiết kế query KET_QUA_THI. + Đưa ra kết quả thi để thông báo cho học sinh. + Đưa ra kết quả thi theo trường. + Đưa ra kết quả thi của tỉnh theo sắp xếp giảm dần của điểm thi. - Quan sát, quản lý học sinh; giải đáp thắc mắc và giúp đỡ học sinh khi cần. - Tiến hành chấm điểm 3 bạn làm xong đầu tiên. - Cuối giờ, chấm điểm của một số bạn bất kỳ trong lớp. Chiếu kết quả làm của các em đó cho cả lớp cùng quan sát và nhận xét. - Tóm tắt nội dung tiết học. - Thực hành trên máy. - Tạo mẫu hỏi KET_QUA_THI gồm các trường: STT, SBD, Họ tên thí sinh, Ngày sinh, Trường, Điểm. - Tạo báo cáo kết quả thi để thông báo cho học sinh lấy dữ liệu từ mẫu hỏi KET_QUA_THI. - Tạo báo cáo kết quả thi theo trường lấy dữ liệu từ mẫu hỏi KET_QUA_THI. - Tạo báo cáo kết quả thi của tỉnh theo sắp xếp giảm dần của điểm thi lấy dữ liệu từ mẫu hỏi KET_QUA_THI. - Quan sát, lắng nghe và rút kinh nghiệm. - Tạo query KET_QUA_THI. - Tạo báo cáo kết quả thi để thông báo cho học sinh. - Tạo báo cáo kết quả thi theo trường. - Tạo báo cáo kết quả thi của tỉnh theo điểm sắp xếp giảm dần. . 3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh khai thác CSDL quan hệ QuanLyKiemTra.mdb với những tình huống thực tế khác nhau. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thực hành trên máy. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Nội dung hoạt động 3.3.1. Hoạt động luyện tập - Nắm được các bước để tạo mẫu hỏi và báo cáo. 3.3.2. Hoạt động vận dụng Giáo viên Học sinh Nội dung (?)Mở lại CSDL quan hệ đã tạo ở trên và thực hiện các công việc: + Tạo biểu mẫu cho 3 bảng THÍ SINH, ĐIỂM THI, ĐÁNH PHÁCH và nhập thêm cho mỗi bảng 5 bộ bất kì. + Tạo mẫu hỏi in ra danh sách các thí sinh có điểm từ 8 trở lên. + Tạo báo cáo in ra danh sách các thí sinh sinh sau ngày 01/06/1990. - Phân tích và gợi ý cách làm bài. - Quan sát, quản lý học sinh, giải đáp thắc mắc và giúp đỡ học sinh khi cần. - Quan sát. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Thực hành trên máy. - Sử dụng CSDL quan hệ QuanLyKiemTra.mdb. + Tạo mẫu hỏi in ra danh sách các thí sinh có điểm từ 8 trở lên. + Tạo báo cáo in ra danh sách các thí sinh sinh sau ngày 01/06/1990. 3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học. (4) Phương tiện: SGK, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế. Nội dung hoạt động HS về nhà xem lại BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 10 đồng thời thực hiện một số yêu cầu sau: Sử dụng CSDL quan hệ QuanLyKiemTra.mdb và thực hiện các yêu cầu sau: - Tạo một biểu mẫu cho bảng THÍ SINH, ĐÁNH PHÁCH dạng chính, phụ. - Mở lại 3 biểu mẫu ở trên và tạo thêm các nút lệnh thêm, xóa, tới, lùi, lưu, đóng. - Tính tổng điểm của các thí sinh theo từng trường. - Thống kê những trường có thí sinh co điểm thi dưới 8. Tuần Ngày soạn: 22/01/2019 Tiết 44 Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 4. HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ §11. CÁC THAO TÁC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (Mục 1, 2) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Biết các thao tác với CSDL quan hệ: Tạo bảng, cập nhật. 2. Về kĩ năng Biết cách tạo bảng. Biết cập nhật dữ liệu trong CSDL: Thêm bản ghi mới, chỉnh sửa, xóa bản ghi. 3. Về thái độ Có thái độ nghiêm túc trong học tập. Học sinh ngày càng say mê với cơ sở dữ liệu quan hệ. 4. Năng lực hướng tới Tạo lập, cập nhật được CSDL quan hệ trong thực tế hàng ngày. II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Tiến trình bài học 3.1. Hoạt động khởi động (1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức của bài 10 đồng thời tạo động cơ để HS có nhu cầu tìm hiểu về thao tác tạo lập và cập nhật dữ liệu trong CSDL quan hệ. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh có nhu cầu mong muốn được tìm hiểu về cách tác tạo lập và cập nhật dữ liệu trong CSDL quan hệ. Nội dung hoạt động GV: Nhắc lại nội dung chính của bài 10 đồng thời giới thiệu nội dung chính của bài 11, nội dung tiết 1 của bài 11. HS: Lắng nghe, quan sát và ghi nhớ. 3.2. Hình thành kiến thức 3.2.1. Tạo lập cơ sở dữ liệu (1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được về cách tạo lập CSDL quan hệ. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh tạo lập được CSDL quan hệ. Nội dung hoạt động Giáo viên Học sinh Nội dung (?) Nhắc lại khái niệm CSDL quan hệ? - Nhận xét và (?) Việc đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là gì? - Nhận xét và (?) Để tạo bảng ta phải làm sao? - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu có thiếu sót. - Nhận xét và chốt nội dung. (?) Bước 2 ta phải làm gì? - Nhận xét và chốt nội dung. (?) Nhắc lại các cách chọn khóa chính cho bảng? - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu có thiếu sót. - Nhận xét, chốt nội dung và chiếu hình ảnh minh họa. (?) Bước tiếp theo ta phải làm gì? - Nhận xét, chốt nội dung và chiếu hình ảnh minh họa. (?) Nếu CSDL quan hệ có nhiều bảng thì sau khi tạo xong các bảng ta phải làm gì? - Nhận xét, chốt nội dung và chiếu hình ảnh minh họa. (?) Nhắc lại mục đích tạo liên kết giữa các bảng? - Nhận xét, tóm tắt nội dung phần 1. Tạo lập CSDL và dẫn dắt vào phần 2. Cập nhật dữ liệu. - CSDL quan hệ được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ. - Lắng nghe và trả lời: Tạo ra một hay nhiều bảng. - Tham khảo SGK và trả lời. - Nhận xét và bổ sung. - Lắng nghe, quan sát và ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời: Chọn khóa chính. - Lắng nghe, quan sát và ghi bài. - Suy nghĩ và trả lời. - Nhận xét và bổ sung. - Lắng nghe, quan sát và ghi nhớ. - Tham khảo SGK và trả lời: Đặt tên và lưu cấu trúc bảng. - Lắng nghe, quan sát và ghi bài. - Suy nghĩ và trả lời: Tạo liên kết cho các bảng. - Lắng nghe, quan sát và ghi bài. - Suy nghĩ và trả lời: Phục vụ việc kết xuất thông tin. - Lắng nghe và ghi nhớ. 1. Tạo lập cơ sở dữ liệu - B1. Xác định và khai báo cấu trúc bảng: + Đặt tên các trường; + Chỉ định kiểu dữ liệu cho trường; + Khai báo kích thước của trường. - B2. Chọn khóa chính. - B3. Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng. - B4. Tạo liên kết giữa các bảng. 3.2.2. Cập nhật dữ liệu (1) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và cách thức để thực hiện các thao tác cập nhật dữ liệu. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết các thao tác cập nhật dữ liệu: Thêm, sửa, xóa. Nội dung hoạt động Giáo viên Học sinh Nội dung (?)Em hiểu thế nào là cập nhật dữ liệu? - Nhận xét, chốt nội dung và chiếu hình ảnh minh họa cách cập nhật dữ liệu bằng bảng và biểu mẫu. Đồng thời chiếu một số hình ảnh minh họa về cập nhật dữ liệu trong thực tế cuộc sống. - Tóm tắt nội dung phần 2. Cập nhật dữ liệu. - Tham khảo SGK và trả lời: Thêm, sửa hoặc xóa bản ghi. - Lắng nghe, quan sát và ghi bài và ghi nhớ. . - Lắng nghe và ghi nhớ. 2. Cập nhật dữ liệu - Thêm các bản ghi vào bảng dữ liệu. - Chỉnh sửa dữ liệu, thay đổi các giá trị của một vài thuộc tính. - Xoá một hoặc một số bản ghi của bảng. 3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các thao tác tạo lập và cập nhật với CSDL quan hệ. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học tham gia trò chơi ô chữ. Nội dung hoạt động 3.3.1. Hoạt động luyện tập - Nắm các thao tác với CSDL quan hệ: Tạo lập, cập nhật. - Nắm được sự cần thiết phải tạo liên kết giữa các bảng. 3.3.2. Hoạt động vận dụng TRÒ CHƠI ĐOÁN TỪ Thể lệ: GV lần lượt đưa ra các câu hỏi và gợi ý. Các nhóm có 30s để thảo luận và sau đó giơ tay dành quyền trả lời. Nếu nhóm nào trả lời đúng câu hỏi, một mảnh ghép của bức hình gợi ý mở ra và một số kí tự của từ khóa được lật đồng thời nhóm đó được cộng 1 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu đầu tiên được 10 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 2 được +9 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 3 được +8 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 4 được +3 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 5 được cộng +2 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu cuối cùng được cộng +1 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Các câu hỏi như sau: Câu 1: Vào đầu HKII lớp 12A6 có 1 HS nghỉ học, 2 HS chuyển vào và một số HS bị sai năm sinh. Khi đó, người quản trị phải làm gì? (Có 13 chữ cái) -> CẬP NHẬT DỮ LIỆU Câu 2: Thông thường các bảng liên kết với nhau thông qua thuộc tính nào? (Có 4 chữ cái) -> KHÓA Câu 3: Đây là một thao tác trong khai báo cấu trúc bảng? (Có 15 chữ cái) -> ĐẶT TÊN CÁC TRƯỜNG Câu 4: Các bảng liên kết với nhau nhằm mục đích gì? (Có 15 chữ cái) -> KẾT XUẤT THÔNG TIN Câu 5: Nút lệnh dùng để chọn khóa chính cho trường tên là gì? (Có 10 chữ cái) -> PRIMARY KEY Câu 6: Cửa sổ dùng để tạo liên kết cho các bảng tên gì? (Có 13 chữ cái) -> RELATIONSHIPS Đáp án: CHỌN KHÓA CHÍNH 3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học. (4) Phương tiện: SGK, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế. Nội dung hoạt động HS về nhà học bài, tìm thêm một số ví dụ về tạo lập và cập nhật dữ liệu trong thực tế cuộc sống đồng thời xem trước nội dung phần 3. Khai thác CSDL của bài 11. Tuần Ngày soạn: 28/01/2019 Tiết 46 Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 4. HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ §11. CÁC THAO TÁC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (Mục 3) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Biết các thao tác khai thác CSDL: Sắp xếp các bản ghi, truy vấn CSDL, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo. 2. Về kĩ năng Biết cách sắp xếp các bản ghi, truy vấn CSDL, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo. 3. Về thái độ Có thá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12533869.doc
Tài liệu liên quan