A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức: - Nhằm ôn lại lí thuyết đã học ở chương IV
2. Kỹ năng: Nắm lại toàn bộ nội dung, kiến thức đã học ở chương IV.
3. Thái độ: Học xong chương trình tin học lớp 6 các em thấy được lợi ích của việc soạn thảo văn bản bằng cách sử dụng phần mềm Word từ đó yêu thích môn tin học hơn.
4. Năng lực: Hiểu và ghi nhớ việc biên tập và soạn thảo văn bản đơn giản.
B. PHƯƠNG PHÁP: - Hỏi đáp, quan sát trực qua, trao đổi theo cặp
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Giáo án, SGK tin 6, một máy vi tính
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* BÀI CŨ: 1) Chèn một hình ảnh vào văn bản và làm thay đổi vị trí của hình ảnh.
143 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Tin học khối 6 - Tiết 15 đến tiết 70, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5: Hệ điều hành có vai trò như thế nào?
Câu 16: Hệ điều hành là gì?
Câu 17: Thế nào là tệp tin?
Câu 18: Tạo cây thư mục sau:
D:\BAI1\TOAN\LOP6
Câu 19: Sao chép thư mục LOP6 vào thư mục TOAN
Câu 20: Tạo tệp tin mới Word vào thư mục LOP6
Câu 21: Hãy cho biết nút Start nằm ở đâu?
Câu 22: Có cách nào biết rằng em đang mở bao nhiêu cửa sổ?
Câu 23: Thoát khỏi HĐH?
Câu 1: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.
Câu 2: Nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhừ sự hỗ trợ của máy tính.
Câu 3: Có ba dạng thông tin cơ bản
- Dạng văn bản; - Dạng hình ảnh
- Dạng âm thanh
Câu 4: Thông tin lưu trữ trong máy tính còn được gọi là “Dữ liệu”
Câu 5:
Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng dãy Bit (Hệ nhị phân) gồm hai kí hiệu 0 và 1
Câu 6: Một số khả năng của máy tính
- Khả năng tính toán nhanh
- Tính toán với độ chính xác cao
- Khả năng lưu trữ lớn
- Khả năng “làm việc” không mệt mỏi.
Câu 7: Có thể dùng máy tính vào những việc:
- Thực hiện các tính toán
- Tự động hóa các công việc văn phòng
- Hỗ trợ công tác quản lí
- Công cụ học tập và giải trí
- Điều khiển tự động và Robot
- Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến.
Câu 8: Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
Câu 9: Cấu trúc chung của máy tính gồm:
- Bộ xử lí trung tâm (CPU)
- Bộ nhớ
- Thiết bị vào/ra
Câu 10: Phần mềm máy tính có thể chia làm hai loại chính:
- Phần mềm hệ thống.
- Phần mềm ứng dụng
Câu 11:
Đơn vị chính dùng để do dung lượng nhớ là Byte
Câu 12: Một Byte có 8Bit
Câu 13: Ki – lô – bai = KB ; Mê – ga – bai = MB
Gi – ga – bai = GB
Câu 14: Phần mềm luyện chuột, học gõ 10 ngón, Mario, quan sát trái đất và các vì sao là phần mềm ứng dụng.
Câu 15: Hệ điều hành có vai trò rất quan trọng, nó điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm tham gia vào quá trình xử lí thông tin.
Câu 16: Hệ điều hành là chương trình đặc biệt (là phần mềm hệ thống), không có hệ điều hành máy tính không thể xử dụng được.
Câu 17: Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ.
Câu 18: B1) Mở My computer
B2) Mở ổ đĩa D:
B3) Tạo thư mục BAI1
Nháy phải chuột tại màn hình trống ® New ® chọn Folder ® gõ tên tệp BAI1 ® gõ phím Enter
- Tương tự làm như vậy cho các thư mục còn lại
Câu 19: Sao chép
B1) Chọn thư mục LOP6
B2) Edit ® Copy
B3) Mở thư mục BAI1 ® mở thư mục TOAN
B4) Edit ® Paste
Câu 20: Tạo tệp tin mới Word
B1) Mở cửa sổ Word
B2) File ® Save as ® Chọn đường dẫn để lưu tên tệp
B3) Gõ tên tệp vào khung File name Chọn Save
Câu 21: Nút Start nằm ở trên thanh công việc
Câu 22: Nhìn vào thanh công việc em biết được mình đang mở bao nhiêu cửa sổ.
Câu 23: Thoát khỏi HĐH.
Nháy chọn nút lệnh Start ® chọn Turn off Computer ® Chọn Turn off
E. DẶN DÒ:
- Về ôn tập lại toàn bộ lí thuyết đã học.
- Tạo thư mục mới, tạo tệp tin mới, sao chép, di chuyển, đổi tên, xóa tệp tin, thư mục để tiết sau kiểm tra hết học kì I (45 phút lí thuyết + 45 phút thực hành)
Ngày soạn: ....../....../..... GV: Nguyễn Thị Mộng Hằng
Tiết 35 + 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Nhằm đánh giá kết quả tiếp thu nội dung đã học của HS, độ bền kiến thức của HS ở học kì I
B. PHƯƠNG PHÁP:
Học sinh làm bài trên giấy và thực hành trực quan trên máy tính.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Đề thi, phòng máy tính.
D. DẶN DÒ: - Về xem trước chương IV “Soạn thảo văn bản” Bài 13 : “Làm quen với soạn thảo văn bản” để tiết sau học.
Ngày dạy:...../...../...... GV: Nguyễn Thị Mộng Hằng
CHƯƠNG IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN
TIẾT 39 - Bài 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: HS cần:
1. Kiến thức: - Biết được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết Microsoft Word là phần mềm soạn thỏa văn bản.
2. Kỹ năng: - Biết khởi động và thoát khỏi phần mềm Word
3. Thái độ: - Hiểu được vai trò của bảng chọn và các nút lệnh, sự tương đương về tác dụng của các nút lệnh trên thanh công cụ với các lệnh tương ứng trong bảng chọn.
- Học tập nghiêm túc, thấy được tầm quan trọng của việc học bộ môn Tin học. Làm việc phải có khoa học.
- Biết tìm tòi, sáng tạo, đi tìm cái mới có lợi hơn cái cũ.
4. Năng lực: - Biết cách tạo văn bản mới, mở văn bản đã được lưu trên máy và lưu văn bản.
- Thực hiện đúng quy trình thao tác khởi động, tắt máy tính và thiết bị CNTT- TT liên quan, mở/ đóng phần mềm
B. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi - đáp, thuyết trình, nêu vấn đề - giải quyết vấn đề, tìm hiểu trực quan trên phần mềm Word.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: GV: Giáo án, SGK tin 6, một máy tính.
HS: Xem trước bài mới, tìm hiểu kiến thức mới
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu
Hằng ngày , chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các văn bản. Tuy vậy, em đã biết gì về văn bản và cách tạo văn bản?Hãy trả lời các câu hỏi trong sgk
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
G:Hằng ngày các em thường xuyên đọc văn bản: sách, vở, truyện.
G: Em tạo ra văn bản bằng cách nào?Thời xưa con người tạo ra văn bản bằng cách nào?
HS trả lời
G: Soạn thảo văn bản là gì?
Các em cũng có thể tạo ra những văn bản đẹp, khoa học như vậy nhờ vào phần mềm ứng dụng trợ giúp soạn thảo văn bản.
GV: Giới thiệu nội dung của chương này nhằm cung cấp cho các em một số kiến thức mở đầu về soạn thảo văn bản trên máy tính thông qua phần mềm soạn thảo Microsoft Word.
Giới thiệu cho HS hiểu thế nào là văn bản.
HS nhớ lại phần các dạng dữ liệu. Văn bản là những gì được ghi lại trên sách, báo, trên máy vi tính, bằng các chữ cái, chữ số, các kí hiệu.
Giới thiệu phần mềm Microsoft Word Học sinh lắng nghe
?Để sử dụng được phần mềm ta phải?
HS trả lời khởi động phần mềm
1. Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản:
Văn bản: Là những gì được ghi lại trên sách, báo, trên máy vi tính, bằng các chữ cái, chữ số, các kí hiệu và các hình ảnh minh họa.
- Phần mềm soạn thảo văn bản Word do hãng Microsoft phát hành.
- Hiện nay Word được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cách khởi động phần mềm Word
?Hãy cho biết các cách khởi động phần mềm mà em biết?
* HS trả lời
* GV thao tác mẫu
* Gọi 2 HS thao tác lại – HS thao tác
?Để thôi làm việc với phần mềm ta phải làm gì?
* HS trả lời thoát khỏi phần mền
2. Khởi động Word:
C1: Nháy chọn nút Start ® Bảng chọn Start ® Microsoft office Word
C2: Nháy đúp chuột tại biểu tượng Microsoft Word trên màn hình nền.
HOẠT ĐỘNG 4: Có gì trên cửa sổ Word
?Hãy quan sát giao diện của cửa sổ và cho biết em nhìn thấy những gì?
* HS quan sát và trảt lời
*GV: Giới thiệu cho HS biết dải lệnh, nhóm lệnh, vùng soạn thảo, trỏ soạn thảo
HS quan sát
G: Dải lệnh thực hiện công việc gì?
H: Trả lời
G: Lện nằm ở đâu?
H: Trả lời
4. Có gì trên cửa sổ Word:
- Tên các dải lệnh: Home/Insert/Page Layout/..
- Dải lệnh
-Lệnh và nhóm lệnh
- Con trỏ soạn thảo |
- Vùng soạn thảo
- Thanh cuộn dọc, ngang
a) Dải lệnh: Thực hiện việc xử lí văn bản
Để thực hiện 1 lệnh nào đó ta nháy chuột vào tên dải lệnh để chọn lệnh trong dải lệnh đó.
b) Lệnh: Hiển thị dưới dạng trực quan dễ nhận biết và phân biệt
- Các lệnh trong dải lệnh được sắp xếp theo từng nhóm lệnh
-Mỗi nhóm lệnh có những lệnh có chức năng liên quan
Hoạt động 5: Tạo văn bản mới, mở văn bản đã có
G:Làm thế nào để tạo văn bản mới?
H: Trả lời
?Ở bài thực hành tạo tệp tin mới các em cất ở đâu? - Ở thư mục trên ổ đĩa
?Vậy tệp tin ấy bây giờ có mở ra xem được không? - Mở ra xem được
?Vậy mở bằng cách nào? - HS trả lời
* GV: Hướng dẫn HS cách mở tệp tin có trên máy tính - HS quan sát
*Chú ý: Tên các tệp văn bản trong Word có phần mở rộng là .doc
?Goi hai HS thao tác - HS thao tác lại
5. Tạo văn bản mới, mở văn bản đã có
a) Tạo văn bản mới:
File ® New® Create( mẫu văn bản chọn ngầm định là Blank document)
b) mở văn bản đã có
B1) File ® Open ® Chọn đường dẫn đến tệp tin cần mở
B2) Nháy chọn tên tệp cần mở ® chọn Open
HOẠT ĐỘNG 6: Tìm hiếu cách lưu văn bản.
?Vậy có cách nào để cất dữ liệu lâu dài mà không bị mất?
* HS: Trả lời
*GV:Hướng dẫn HS cách lưu tệp tin vào
máy tính
Chú ý: Nếu tệp văn bản đã lưu ít nhất một lần thì các lần sau không có đặt tên chỉ cần click vào biểu tượng Save.
?Gọi hai em thao tác – HS thao tác
6. Lưu văn bản:
B1) Chọn File ® Save (Ctrl + S)
(Nếu lưu lần đầu ta phải chọn đường dần để lưu tên tệp tin) ở khung File name Save
*Chú ý: - Đây chính là thao tác tạo tệp tin mới.
- Khi tệp tin đã có tên ta chỉ việc Nháy chọn lệnh Save trên thanh công cụ.
HOẠT ĐỘNG 7: Tìm hiểu cách thoát khỏi cửa sổ Word
?Hãy cho biết các cách thoát khỏi cửa số làm việc mà em biết?
* HS: Trả lời
*GV thao tác mẫu
?Gọi 1 em thao tác lại? - HS thao tác lại
?Gọi 1 HS khởi động lại cửa sổ Word
* HS khởi động
. Thoát khỏi cửa sổ Word:
C1: Nháy chuột vào nút (Close)
C2: Gõ tổ hợp phím Alt + F4
C3: File ® Exit
D. CỦNG CỐ: - Cần nắm vững cách khởi động và thoát khỏi cửa sổ Word.
- Biết thanh bảng chọn chứa các bảng chọn, thanh công cụ chứa các nút lệnh thường dùng.
*HOẠT ĐỘNG 5: Câu hỏi và bài tập
Bài 4 SGK trang 68: Điền từ
Bài 5 SGK trang 68:
E. DẶN DÒ: - Về xem lại từ, câu, đoạn
- Tập trình bày văn bản để hiểu thêm về từ, câu, dòng, đoạn.
- Chuẩn bị bài mới bài 14: “Soạn thảo văn bản” (tt) phần 2 – 4 để tiết sau học.
- Làm bài tập 1, 2 SGK trang 74
Ngày dạy: ...../...../...... GV: Nguyễn Thị Mộng Hằng
TIẾT 40 – Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: HS cần:
1. Kiến thức: - Biết được các thành phần cơ bản của một văn bản.
2. Kỹ năng: - Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của con trỏ soạn thảo và cách di chuyển con trỏ soạn thảo.
- Phân biệt được con trỏ chuột và con trỏ soạn thảo, giải một số bài tập.
3. Thái độ: Say mê tìm hiểu phần mềm để soạn thảo văn bản.
- Học tập nghiêm túc, thấy được tầm quan trọng của việc học bộ môn Tin học.
- Làm việc gì cũng phải tuân theo một quy tắc, không tùy tiện.
4. Năng lực: Biết cách tạo văn bản mới hoàn chỉnh và lưu được văn bản chữ việt đơn giản.
- Sử dụng thành thạo, đúng quy định các thiết bị vào/ ra , gõ đúng quy cách.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động nhóm, hỏi – đáp, thuyết trình, tìm hiểu trực quan trên phần mềm Word
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
GV: Giáo án, SGK tin 6, một máy tính.
HS: SGK tin 6, giấy nháp, xem trước bài mới, tìm hiểu kiến thức mới
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* BÀI CŨ:
1) Cho biết thanh bảng chọn và chỉ ra được vài bảng chọn?
2) Mở 1 tệp đã có trên đĩa.
* BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các thành phần của văn bản
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
G: Quan sát văn bản của bạn Long và bạn Trang và cho cho biết văn bản nào gõ đúng quy tắc, văn bản nào gõ sai quy tắc?
H :Trả lời
*GV:Giới thiệu cho HS biết các thành phần cơ bản của văn bản. - HS quan sát
*GV: Giới thiệu một số ví dụ về câu, dòng, đoạn.
?Hãy cho biết từ LAN gồm mấy chữ cái?
* HS trả lời gồm ba chữ cái
?Ba chữ cái L, A, N còn được gọi là? – HS trả lời kí tự
?Vậy thế nào là kí tự? – HS trả lời
*GV hướng dẫn các kí tự ở bàn phím
?Hãy cho biết kí tự là gì?
* HS: Kí tự là các chữ cái, chữ số, các kí hiệu đặc biệt.
*GV : Nhập các kí tự trên máy - HS quan sát
?Các em viết bài trên giấy cần có gì để viết cho thẳng? HS phải có hàng kẻ
?Mỗi hàng kẻ đó còn được gọi là gì? HS dòng
*GV chiếu một đoạn văn bản.
?Hãy cho biết đoạn văn này có mấy dòng?
* HS: trả lời
?Vậy thế nào là dòng? - HS: trả lời
?Quan sát ví dụ ở SGK trang 71, hãy cho biết bài “Biển đẹp” gồm có mấy dòng?
* HS: trả lời
?Khi làm một bài văn các em cần chia bài văn như thế nào?
* HS: chia làm ba phần Mở bài, thân bài, kết luận
?Vậy mở bài, thân bài, kết luận từng phần đó ta gọi là gì? – HS: Đoạn
?Thế nào là đoan? – HS trả lời
?Các em làm một bài văn mở đề xong vào thân bài các em cần làm những gì?
* HS: Chấm câu, xuống dòng, thụt vào đầu dòng.
* Ở máy tính cũng vậy để kết thúc một đoạn ta chỉ việc gõ phím Enter.
?Hãy xác định bài “Biển đẹp” ở SGK trang 71 có mấy đoạn? - HS trả lời
*GV: Ở máy tính nếu em gõ phím Enter xem như là đã tạo một đoạn, nên phải thật cẩn thận nếu hết đoạn mới nên gõ phìm Enter
?Các em ghi bài hết một mặt giấy, mặt giấy ấy gọi là gì?
* HS: Trang giấy
*GV chiếu minh họa trên máy cho học sinh quan sát một trang bằng phương pháp xem trước khi in
* HS quan sát
1. Các thành phần của văn bản:
a) Kí tự:
- Là các chữ cái từ : A ® Z, a ® z
- Các chữ số từ:0 ® 9
- Các kí hiệu: /\ ’ : , > * $ @ ! # % & “ ( { [ ? +-<
Kí tự là thành phần cơ bản nhất của văn bản.
d) Dòng:
Dòng là tập hợp cấ kí tự nằm cùng trên một đường ngang từ lề trái sang lề phải.
c) Đoạn:
- Đoạn gồm các từ, câu có liên quan với nhau và hoàn thành về ngữ nghĩa.
- Mỗi đoạn được kết thúc bằng gõ phím Enter.
d) Trang giấy:
Phần văn bản trên một trang in được gọi là trang văn bản.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu con trỏ soạn thảo.
?Gọi một HS lên mở cửa sổ Word? - HS thao tác
?Hãy quan sát vùng soạn thảo em nhìn thấy gì ở đó?
* HS: Một gạch | nhấp nháy
* Đó chính là con trỏ soạn thảo.
* GV giới thiệu con trỏ soạn thảo là một vạch | nhấp nháy đợi lệnh nhập dữ liệu vào. Nên khi soạn thảo, sửa, chèn kí tự hay một đối tượng vào văn bản, ta di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn bằng cách nháy chuột vào vị trì đó.
* HS quan sát
*GV thao tác mẫu bằng cách gõ một đoạn văn bản để con trỏ tự động xuống dòng.
* HS quan sát
*GV di chuyển con chuột trên màn hình.
?Em nhìn thấy con chuột có hình như thế nào?
* HS: Hình mũi tên ñ , I
?Hãy phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột?
* HS: - |: Con trỏ soạn thảo
- , I: Con trỏ chuột
* Chú ý: - Cần phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột.
*GV di chuyển con trỏ soạn thảo bằng nhiều
cách. - HS quan sát
?Hãy cho biết các cách di chuyển con trỏ
soạn thảo?
* HS trả lời
* Ta có thể sử dụng phím Home, End, trên bàn phím để di chuyển con trỏ soạn thảo.
*GV thao tác mẫu - HS quan sát
?Gọi ba em thao tác lại? - HS thao tác
2. Con trỏ soạn thảo:
- Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng | nhấp nháy trên màn hình, cho biết vị trí nhập văn bản.
- Con trỏ soạn thảo tự động xuống dòng khi nó đến vị trí cuối dòng.
- Con trỏ chuột: ñ, I
* Di chuyển con trỏ soạn thảo:
- : Xuống 1 dòng, sang phải 1 kí tự, lên 1 dòng, sang trái 1 kí tự
- Tab: Thụt vào một đoạn.
- Muốn đến vị trí nào thì nháy chuột vào vị trí đó.
- Home: Đưa con trỏ về đầu dòng.
- End: Đưa con trỏ về cuối dòng.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu quy tắc gõ văn bản trong Word
?Khi viết một bài văn em cần sử dụng những dấu câu nào?
* HS: Trả lời . , ? ! ; “ ( ) { } [ ]
* Ở Word các dấu câu này phải viết theo một qui tắc.
hợp với ví dụ trên máy.
3. Quy tắc gõ văn bản trong Word:
* Các dấu ngắt câu, dấu đóng câu: Dấu (. , ; : ! ? } ] ) “ ‘) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là khoảng trắng nếu còn nội dung.
* Các dấu mở: Dấu (“ ‘ ( { [ được viết trước nó là dấu cách, sau nó là kí tự đầu tiên của từ tiếp theo.
* Mỗi từ cách nhau 1 cách trống.
* Mỗi đoạn cách nhau nhấn 1 phím Enter
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cách gõ văn bản chữ Việt
*GV: Muốn soạn thảo được văn bản chữ việt chúng ta phải có thêm công cụ hỗ trợ gõ tiếng Việt.
*GV Cho HS quan sát phần mềm VietKey
* HS quan sát
?Công cụ hỗ trợ này ta thường gọi là gì?
* HS: Phần mềm ứng dụng
*GV: Chú ý để gõ chữ việt cần phải chọn tính năng của chương trình gõ. Ngoài ra để hiển thị và in chữ việt còn cần chọn đúng phông chữ phù hợp với chương trình gõ.
*GV giới thiệu cách gõ: Có hai cách gõ
a) Kiểu VNI:
1 " Sắc o6" ô, a6" â, e6"ê
2 " Huyền o7" ơ, u7"ư
3 " Hỏi a8"ă
4 " Ngã d9"đ
5 " Nặng
* GV thao tác mẫu chọn bảng mã, kiểu gõ
* HS quan sát
* Gọi 2 em lên thao tác - HS thao tác
4. Gõ văn bản chữ Việt:
* Kiểu gõ Telex, VN1: SGK trang 73
* Chú ý: Để gõ được tiếng Việt ta phải chọn bảng mã sau đó chọn phông chữ tương ứng.
* Khởi động UniKey:
Nháy đúp chuột vào biểu tượng
Lựa chọn: - Bảng mã VD: Unicode
Hoặc TCVN3 (ABC) Đóng
b) Kiểu TELEX:
s " sắc oo"ô, aa"â, ee"ê
f " Huyền ow,[ "ơ, uw,["ư
r " Hỏi aw"ă
x " Ngã dd"đ
j " Nặng ww"w
VD:Gõ từ “Trường Học”
1)VNI: Tru7o72ng Ho5c
2)TELEX: Trwowfng Hojc
* HOẠT ĐỘNG 4: Câu hỏi và bài tập
- Bài 3 SGK trang 74 : b, c
- Bài 2 SGK trang 74: Máy tính xác định được 11 từ
E. DẶN DÒ:
- Về nhà tìm hiểu kỹ các thành phần của văn bản và phân biệt con trỏ soạn thảo, con trỏ chuột.
- Làm các bài tập 1 SGK trang 74 .
- Xem trước bài 14 tiếp theo phần 3 và 4 để tiết sau học
- Về nhà học thuộc quy tắc gõ văn bản trong Word, hai kiểu gõ chữ việt.
- Làm các bài tập 4, 5, 6 SGK trang 74 và 75.
- Đọc bài đọc thêm để biết thêm về máy tính và thực hành trên máy tính.
Ngày dạy:....../...../...... GV: Nguyễn Thị Mộng Hằng
Tiết 40 - Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN (t2)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: HS cần:
1. Kiến thức: - Biết được các thành phần cơ bản của một văn bản.
2. Kỹ năng: - Biết quy tắc gõ văn bản trong Word.
- Biết quy tắc gõ văn bản bằng chữ việt.
3. Thái độ: Say mê tìm hiểu phần mềm để soạn thảo văn bản.
- Học tập nghiêm túc, thấy được tầm quan trọng của việc học bộ môn Tin học.
- Làm việc gì cũng phải tuân theo một quy tắc, không tùy tiện.
4. Năng lực: Biết cách tạo văn bản mới hoàn chỉnh và lưu được văn bản chữ việt đơn giản.
- Sử dụng thành thạo, đúng quy định các thiết bị vào/ ra , gõ đúng chữ việt và dấu câu.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, hỏi – đáp, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, trao đổi cặp, quan sát trực quan.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
GV: Giáo án, SGK tin 6, một máy tính.
HS: Giấy nháp, SGK tin 6, tìm hiểu kiến thức mới.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* BÀI CŨ:
1) Hãy liệt kê các thành phaanfcuar văn bản?
2) Lên máy phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột?
* BÀI MỚI:
Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu vào bài mới
*GV chiếu một văn bản các em đọc được bằng tiếng việt. Để gõ được tiếng Việt như thế này ta cần phải biết một số qui tắc gõ văn bản trong Word.
* Để tiện việc trình bày văn bản cần có một số qui ước chung khi soạn thảo văn bản.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu quy tắc gõ văn bản trong Word
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
?Khi viết một bài văn em cần sử dụng những dấu câu nào?
* HS: Trả lời . , ? ! ; “ ( ) { } [ ]
* Ở Word các dấu câu này phải viết theo một qui tắc.
*GV cho HS quan sát ví dụ ở SGK kết hợp với ví dụ trên máy.
* HS quan sát
*GV:Giới thiệu 4 qui tắc cơ bản gõ văn bản
*GV: Phát phiếu học tập1 cho HS làm theo nhóm?
Nội dung Đ S
Trời nắng , ánh mặt trời rực rỡ.
Trời nắng ,ánh mặt trời rực rỡ.
Trời nắng,ánh mặt trời rực rỡ.
Trời nắng, ánh mặt trời rực rỡ.
*HS: Từng nhóm làm và nộp lên
*GV:Nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
*GV:Phát phiếu học tập 2 cho HS làm theo nhóm?
Nội dung Đ S
Nước Việt Nam (thủ đô là Hà Nội)
Nước Việt Nam( thủ đô là Hà Nội)
Nước Việt Nam(thủ đô là Hà Nội)
*HS: Từng nhóm làm và nộp lên
*GV:Nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
3. Quy tắc gõ văn bản trong Word:
* Các dấu ngắt câu, dấu đóng câu: Dấu (. , ; : ! ? } ] ) “ ‘) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là khoảng trắng nếu còn nội dung.
* Các dấu mở: Dấu (“ ‘ ( { [ được viết trước nó là dấu cách, sau nó là kí tự đầu tiên của từ tiếp theo.
* Mỗi từ cách nhau 1 cách trống.
* Mỗi đoạn cách nhau nhấn 1 phím Enter
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cách gõ văn bản chữ Việt
*GV: Muốn soạn thảo được văn bản chữ việt chúng ta phải có thêm công cụ hỗ trợ gõ tiếng Việt.
*GV Cho HS quan sát phần mềm VietKey
* HS quan sát
?Công cụ hỗ trợ này ta thường gọi là gì?
* HS: Phần mềm ứng dụng
*GV: Chú ý để gõ chữ việt cần phải chọn tính năng của chương trình gõ. Ngoài ra để hiển thị và in chữ việt còn cần chọn đúng phông chữ phù hợp với chương trình gõ.
*GV giới thiệu cách gõ: Có hai cách gõ
a) Kiểu VNI:
1 " Sắc o6" ô, a6" â, e6"ê
2 " Huyền o7" ơ, u7"ư
3 " Hỏi a8"ă
4 " Ngã d9"đ
5 " Nặng
b) Kiểu TELEX:
s " sắc oo"ô, aa"â, ee"ê
f " Huyền ow,[ "ơ, uw,["ư
r " Hỏi aw"ă
x " Ngã dd"đ
j " Nặng ww"w
VD:Gõ từ “Trường Học”
1)VNI: Tru7o72ng Ho5c
2)TELEX: Trwowfng Hojc
* GV thao tác mẫu chọn bảng mã, kiểu gõ
* HS quan sát
* Gọi 2 em lên thao tác - HS thao tác
4. Gõ văn bản chữ Việt:
* Kiểu gõ Telex, VN1: SGK trang 73
* Chú ý: Để gõ được tiếng Việt ta phải chọn bảng mã sau đó chọn phông chữ tương ứng.
* Khởi động UniKey:
Nháy đúp chuột vào biểu tượng
Lựa chọn: - Bảng mã VD: Unicode
Hoặc TCVN3 (ABC) Đóng
E. DẶN DÒ:
- Về nhà học thuộc quy tắc gõ văn bản trong Word, hai kiểu gõ chữ việt.
- Làm các bài tập 4, 5, 6 SGK trang 74 và 75.
- Đọc bài đọc thêm để biết thêm về máy tính.
- Về tập thực hành bài thực hành 5 để tiết sau thực hàn
Ngày dạy:....../....../...... GV: Nguyễn Thị Mộng Hằng
TIẾT 41 – BÀI THỰC HÀNH 5
VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: HS thực hiện được:
1. Kiến thức: - Làm quen và tìm hiểu cửa sổ làm việc của Word, các bảng chọn và một số nút lệnh.
- Làm quen với vị trí các phím trên bàn phím và gõ chữ Việt bằng một trong hai cách gõ Telex hay Vni
2. Kỹ năng: - Bước đầu tạo và lưu một văn bản chữ Việt đơn giản.
3. Thái độ: Say mê tìm hiểu phần mềm để soạn thảo văn bản.
4. Năng lực: Biết cách tạo văn bản mới và lưu được văn bản chữ việt đơn giản.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Học sinh thực hành trực quan trên máy tính
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo án, SGK tin 6, phòng máy tính.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* BÀI CŨ:
1) Hãy chọn bảng mã và phông tiếng việt tương ứng?
2) Nêu cách gõ dấu câu?
* BÀI MỚI:
* Bước 1: Hướng dẫn ban đầu.
- Mở bài thực hành 5 SGK trang 76 đến 78
- Mở vở ghi bài 13 tiết 39 nhớ lại lý thuyết đã học.
* Bước 2: Hướng dẫn từng phần.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1:
Câu 1: Khởi động cửa sổ Word
Câu 2: Nhận biết các bảng chọn
Giới thiệu các bảng chọn trên thanh bảng chọn. Mở một vài bảng chọn
Câu 3:
Phân biệt thanh công cụ, tìm hiểu các nút lệnh trên thanh công cụ.
Câu 4:
Tìm hiểu một số chức năng trong bảng chọn File
Thực hiện lệnh File ® Open và nút lệnh Open.
?Hãy nhận xét hai cách mở tệp tin đã có trên đĩa trên?
HĐ 2:
- Gõ một đoạn bài “Biển đẹp” từ đầu đến “trời xanh”
- Chú ý phải ghi chính xác dấu câu
GV :Sử dụng các nút lệnh thay đổi kiểu chữ, màu chữ đoạn văn vừa gõ.
NỘI DUNG:
Khởi động Word và tìm hiểu các thành phần trên cửa sổ Word
Câu 1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng Word trên Desktop
Câu 2:
Quan sát xem GV làm và quan sát thực tế cửa sổ word trên máy để nhận biết các bảng chọn. Thực hiện mở một vài bảng chọn như mở bảng chọn File, Format
Câu 3:
- HS quan sát nhận ra các nút lệnh như New, Open, Save, chọn phông chữ, cỡ chữ, dán, sao chép, cắt,
Câu 4:
- Mở bảng chọn bằng cách đưa chuột vào bảng chọn lập tức danh sách lệnh được mở ra ® di chuyển chuột để chọn
* Bảng chọn File: Mở cửa sổ mới (File ® New)
+ Mở tệp “BAITH4” (File ® Open)
+ Lưu tên tệp : (File ® Save as)
+ Đóng cửa sổ Word (File ® Exit)
HS thao tác và rút ra kết luận: Thực chất hai thao tác này là một (để mở tệp tin đã có trên đĩa), thao tác mở bằng nút lệnh nhanh hơn.
Soạn một văn bản đơn giản
Mở SGK trang 109 và gõ nội dung theo sách giáo khoa
B1) Chọn phần văn bản cần định dạng
B2) - Chọn phông chữ ở nút lệnh Font
- Chọn màu chữ ở nút lệnh Font Color
- Chọn cỡ chữ ở nút lệnh Font Size
* Bước 3: Tổng kết, đánh giá.
* GV: - Hướng dẫn học sinh thực hành, sửa sai (nếu có)
- Nhận xét ưu khuyết trong quá trình thực hành của học sinh
E. DẶN DÒ: - Về nhà tập gõ tiếp bài “Biển đẹp”, tập thao tác di chuyển con trỏ soạn thảo, chọn chế độ hiển thị cửa sổ Word để tiết sau thực hành tiếp.
Ngày dạy:...../....../...... GV: Nguyễn Thị Mộng Hằng
TIẾT 42 – BÀI THỰC HÀNH 5 ( tiết 2)
VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: HS cần:
1. Kiến thức: - Làm quen và tìm hiểu cửa sổ làm việc của Word, các bảng chọn và một số nút lệnh. - Biết cách chọn chế độ hiển thị văn bản.
- Làm quen với vị trí các phím trên bàn phím và gõ chữ Việt bằng một trong hai cách gõ Telex hay Vni
2. Kỹ năng: - Bước đầu tạo được một văn bản tiếng việt đơn giản, lưu được dữ liệu vào đĩa.
- Biết di chuyển con trỏ soạn thảo trong văn bản.
- Biết cách thoát khỏi cửa sổ Word và thoát khỏi Windows.
3. Thái độ: Say mê tìm hiểu phần mềm để soạn thảo văn bản.
4. Năng lực: Soạn được văn bản hoàn chỉnh.
B. PHƯƠNG PHÁP: Học sinh thực hành trực quan trên máy tính.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo án, SGK tin 6, phòng máy tính.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* BÀI CŨ: 1) Khởi động cửa sổ Word và mở “BAITH5”?
2) Hãy chỉ ra các thành phần cơ bản của cửa sổ word và cho biết tác dụng của một số nút lệnh?
* BÀI MỚI: * Bước 1: Hướng dẫn ban đầu. Mở BTH 5, nhớ lại cách mở tệp tin, lưu
* Bước 2: Hướng dẫn từng phần.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Cho HS khởi động Word
2. Cho HS nháy nút lệnh Open để mở tệp tin “BAITH5”.
3. Gõ tiếp phần văn bản còn lại của bài “Biển đẹp” SGK trang 77
4. GV:Cho HS lưu văn bản với tên Bien đep
5. Tập di chuyển con trỏ soạn thảo bằng chuột và bằng các phím chức năng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12515620.doc