I. Mục tiêu bài giảng:
- Kiến thức: Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
- Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.
- Biết vai trò của chương trình dịch.
- Kỹ năng: Biết dùng một lệnh trong cuộc sống hàng ngày để thực hiện một vài ví dụ và áp dụng các lệnh quen thuộc vào bài toán cụ thể.
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu bài học.
II. Phương tiện và cách thức:
a, Phương tiện thực hiện:
+ GV: Giáo án, tranh ảnh
+ HS: Vở ghi, đồ dùng học tập.
78 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Tin học khối 8 năm 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của x và y rồi in lại ra màn hình giá trị của x và y.
Chương trình:
Program Hoan_doi;
Uses CRT;
Var x,y,z: Interger;
BEGIN
CLRSCR;
Writeln(‘Nhap x = ‘);
Readln(x);
Writeln(‘Nhap y = ‘);
Readln(y);
Writeln(‘Truoc trao doi, gia tri cua x la’,x);
Writeln(‘Truoc trao doi, gia tri cua y la’,y);
z:=x;
x:=y;
y:=z;
Writeln(‘Sau trao doi, gia tri cua x la’,x);
Writeln(‘Sau trao doi, gia tri cua y la’,y);
Readln;
END.
4. Củng cố :
- Gọi hs đọc phần tổng kết sgk
- Nhận xét giờ thực hành
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài cũ
- Viết chương trình nhập 3 số nguyên từ bàn phím và tính tổng (hiệu, tích, thương) của 3 số đó.
Ngày soạn: 27/9/2015
Tiết 15:
Bài TậP
Ngày giảng:
8A: / / 2015
8B: / / 2015
I. Mục tiêu bài giảng:
- Kiến thức: Ôn tập lại các kiến thức đã học về ngôn ngữ lập trình
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết chương trình trong ngôn ngữ lập trình.
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu bài học.
II. Phương tiện:
+ GV: Giáo án, tranh ảnh
+ HS: Vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình giờ dạy:
1. ổn định tổ chức lớp
Sĩ số 8A:
Sĩ số 8B:.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Xen kẽ trong bài học
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Ghi bảng
- Gv: Biến là đại lượng như thế nào? Nêu cú pháp lệnh khai báo biến?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Có thể thực hiện các thao tác nào với biến?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Viết cấu trúc của lệnh gán, lệnh nhập giá trị cho biến, lệnh in giá trị của biến?
- Hs: 3 em lên bảng mỗi em viết 1 lệnh.
- Hs: Nhận xét
- Gv: Nhận xét và chốt kiến thức cơ bản về biến.
- Gv: Hằng là đại lượng như thế nào? Nêu cú pháp lệnh khai báo hằng?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Nhận xét và chốt kiến thức hằng.
- Gv: Viết câu lệnh nhập giá trị cho biến từ bàn phím?
- Gv: Viết câu lệnh in kết quả ra màn hình?
- Gv: Đưa chương trình bài 1. Hãy chỉ ra lần lượt các lỗi và sửa như thế nào?
- Hs: Từng em chỉ ra từng lỗi và lên sửa trên máy.
- Hs: Nhận xét chương trình còn lỗi không và sửa (nếu còn)
- Hs: Nhận xét kết quả.
- Gv: Yêu cầu hs chép đề. Trong bài toán cần bao nhiêu biến?
- Hs: trả lời
- Gv: Gọi hs viết chương trình
- Hs: Viết
- Gv: Gọi hs nhận xét, sửa lỗi, nhận xét.
- Gv: Gọi hs tự ra đề, yêu cầu hs khác lên bảng làm?
- Hs: thực hiện
- Gv: Gọi hs nhận xét kết quả, tổng hợp
I. Lý thuyết:
- Var tên biến : kiểu của biến;
- Các thao tác có thể thực hiện với biến là gán giá trị cho biến hoặc nhập giá trị cho biến và tính toán với giá trị của biến.
- Lệnh gán có dạng: Tên biến := biểu thức(gt);
- Lệnh nhập giá trị cho biến: Readln(tên biến);
- Lệnh in giá trị cho biến : Write(tên biến); hoặc Writeln(tên biến);
- Khai báo hằng: Const tên hằng = giá trị;
- Readln(biến);
- Writeln(biến kq);
II. Bài tập:
1. Bài 1:
Hãy chỉ ra lỗi và sửa lỗi trong chương trình sau:
Const pi:=3.1416;
Var Cv,Dt:integer
R:real;
Begin
R=5.5
Cv=2*pi*r;
Dt=pi*r*r;
Writeln(‘chu vi la:= cv’);
Writeln(‘dien tich la:=dt’);
Readln
End.
2. Bài tập 2: Viết chương trình nhập từ bàn phím 3 số nguyên bất kỳ. Thực hiện tính tổng (hiệu, tích, thương của 3 số đó)?
Program bt2;
Uses crt;
Var a,b,c,T: Interger;
Begin
Clrscr;
Writeln(‘Nhap 3 so tu nhien lien tiep’); readln(a, b, c);
T:=a+b+c;
Writeln(‘Tong cua 3 so tu nhien la:’,T);
Readln
End.
3. Bài tập 3: Tự ra đề và làm bài tập
4. Củng cố.
- Nêu câu hỏi sgk chưa làm
- Nhận xét giờ học
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài cũ
- Chuẩn bị tiết kiểm tra.
Ngày soạn: 4/10/2015
Tiết 16:
Kiểm tra 1 tiết
Ngày giảng:
8A: / / 2015
8B: / / 2015
I. Mục tiêu bài giảng:
- Kiến thức: Đánh giá được kiến thức đã học về ngôn ngữ lập trình
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết chương trình trong ngôn ngữ lập trình.
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II. Phương tiện:
a, Phương tiện thực hiện:
+ GV: Giáo án, đề kt
+ HS: Vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình giờ dạy:
1. ổn định tổ chức lớp
Sĩ số 8A:
Sĩ số 8B:.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Đề chẵn:
Trắc nghiệm khách quan (3 đ)
Khoanh tròn vào đáp án đúng:
Câu 1 : Trong các tên sau đây, tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal.
A. 8a1 B. tamgiac C. program D. bai tap 1
Câu 2 : Để chạy chương trình trong Turbo Pascal ta dùng tổ hợp phím nào ?
A. Ctrl – F9 B. Alt – F9 C. F9 D. Ctrl – Shitf – F9
Câu 3 : Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng cho khai báo biến ?
A. Var tb: real; B. Type 4hs: integer; C. Const x: real; D. Var R = 30;
Câu 4 : Biểu thức toán học (a2 - b)(1 + c)3 được biểu diễn trong Pascal như thế nào ?
A. (a*a - b)(1+c)(1 + c)(1 + c) B. (a.a + b)(1 + c)(1 + c)(1 + c)
C. (a*a - b)*(1 + c)*(1 + c)*(1 + c) D. (a2 + b)(1 + c)3
Câu 5 : Writeln (‘ Ban hay nhap nam sinh’);
Readln (NS);
ý nghĩa của hai câu lệnh trên là :
A. Thông báo ra màn hình: “Ban hay nhap nam sinh”
B. Yêu cầu người sử dụng nhập giá trị cho biến.
C. Thông báo ra màn hình : “Ban hay nhap nam sinh” và nhập giá trị cho biến NS.
D. Tất cả đều sai
Câu 6 : Bốn bạn A, B, C, D đưa ra kết quả của phép chia, phép chia lấy phần nguyên và lấy phần dư của hai số nguyên 14 và 5 như sau :
A. 14/5 =2 ; 14 div 5 = 2 ; 14 mod 5 = 4
B. 14/5 =2.8 ; 14 div 5 = 2 ; 14 mod 5 = 4
C. 14/5 =2.8 ; 14 div 5 = 4 ; 14 mod 5 = 2
D. 14/5 =3 ; 14 div 5 = 2 ; 14 mod 5 = 4
Hãy chọn bạn làm đúng
II. Tự luận
Câu 7: Viết biểu thức toán sau đây dưới dạng biểu thức Pascal : (2 điểm)
Câu 8 : (5 điểm)
Viết chương trình nhập vào 2 số thực a, b từ bàn phím, tính trung bình nhân của hai số a, b và in kết quả ra màn hình?
Đề lẻ:
Trắc nghiệm khách quan (3đ)
Khoanh tròn vào đáp án đúng:
Câu 1 : Trong các tên sau đây, tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal.
A. dientich B. Tam giac C. program D. 2bai tap
Câu 2 : Để chạy chương trình trong Turbo Pascal ta dùng tổ hợp phím nào ?
A. Ctrl – F8 B. Alt – F9 C. Ctrl - F5 D. Ctrl – F9
Câu 3 : Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng cho khai báo biến ?
A. Var t b: real; B. Type 4hs: integer; C. Const x: real; D. Var R: real;
Câu 4 : Biểu thức toán học (a2 + b)2+(1 + c)3 được biểu diễn trong Pascal như thế nào ?
A. (a*a + b)*(a*a + b)+(1+c)(1 + c)(1 + c) B. (a.a + b)(1 + c)(1 + c)(1 + c)
C. (a*a + b)*(a*a + b)*(1 + c)*(1 + c)*(1 + c) D. (a2 + b)(1 + c)3
Câu 5 : Writeln (‘ Ban hay nhap thang sinh’);
Readln (TS);
ý nghĩa của hai câu lệnh trên là :
A. Thông báo ra màn hình: “Ban hay nhap thang sinh” và nhập giá trị cho biến TS.
B. Yêu cầu người sử dụng nhập giá trị cho biến.
C. Thông báo ra màn hình: “Ban hay nhap thang sinh” và nhập giá trị cho biến NS.
D. Tất cả đều sai
Câu 6 : Bốn bạn A, B, C, D đưa ra kết quả của phép chia, phép chia lấy phần nguyên và lấy phần dư của hai số nguyên 15 và 5 như sau :
A. 15/5 =2 ; 15 div 5 = 2 ; 15 mod 5 = 4
B. 15/5 =2.8 ; 15 div 5 = 2 ; 15 mod 5 = 4
C. 15/5 =2.8 ; 15 div 5 = 4 ; 15 mod 5 = 2
D. 15/5 =3 ; 15 div 5 = 3 ; 15 mod 5 = 0
Hãy chọn bạn làm đúng
II. Tự luận
Câu 7: Viết câu lệnh in kết quả biểu thức toán sau đây dưới dạng biểu thức Pascal : (2 điểm)
Câu 8 : (5 điểm)
Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên a, b từ bàn phím, tính trung bình cộng của hai số a, b và in kết quả ra màn hình?
Đáp án:
Tự luận:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đề chẵn
B
A
A
C
C
B
Đề lẻ
A
D
D
C
E
D
II: Trắc nghiệm:
Câu 7: Viết lệnh
Writeln(((10+2)*(10+2)/(3+y))-(18/(5+y)));
Câu 8: Viết đúng chương trình, trình bày sạch, đẹp
Đề chẵn
Đề lẻ
Program dechan;
Uses crt;
Var a,b,tb: real;
Begin
Clrscr;
Write(‘Nhap vao 2 so a,b:’);
Readln(a,b);
Tb:= a*b/2;
Writeln(‘ TB nhan cua 2 so a va b la:’,tb);
Readln;
End.
Program dele;
Uses crt;
Var a,b: integer;
Tb: real;
Begin
Clrscr;
Write(‘Nhap vao 2 so a,b:’);
Readln(a,b);
Tb:= (a+b)/2;
Writeln(‘ TB cong cua 2 so a va b la:’,tb);
Readln;
End.
4. Củng cố :
- Nhận xét giờ kiểm tra
5. Hướng dẫn về nhà.
- Làm lại bài ở nhà
- Chuẩn bị tiết 17
Ký duyệt, ngàythỏngnăm 2015
..
..
Ngày soạn: 4/10/2015
Tiết 17:
Luyện gõ bàn phím nhanh với finger break out (T1)
Ngày giảng:
8A: / / 2015
8B: / / 2015
I. Mục tiêu bài giảng:
- Kiến thức: Hiểu tác dụng của phần mềm là luyện gõ phím nhanh
- Kỹ năng: Khởi động phần mềm và nhận biết các thành phần trên màn hình.
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II. Phương tiện:
a, Phương tiện thực hiện:
+ GV: Giáo án, đề kt
+ HS: Vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình giờ dạy:
1. ổn định tổ chức lớp
Sĩ số 8A:
Sĩ số 8B:.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Hđ của giáo viên và học sinh
Nội dung
-Gv: Lớp 7 em đã được làm quen với phần mềm luyện gõ phím nào ?
Hs: Trả lời phần mềm Typing test
-Gv: Phần mềm Typing test giúp em rèn luyện kĩ năng gì ?
-Hs: Trả lời.
-Gv: Giới thiệu mục đích của phần mềm Finger break out.
- Gv: Giới thiệu biểu tượng của chương trình.
- Hs: Nêu cách khởi động chương trình.
- Hs: Lên máy chủ thực hiện thao tác khởi động chương trình.
- Gv: Có thể mở rộng cách khởi động qua nút start và làm mẫu.
- Gv: Nhấn ENTER (OK) để chuyển sang màn hình chính của phần mềm.
- Hs: Quan sát màn hình chính để phần biệt các thành phần chính trong màn hình này.
- Hs: Nghiên cứu SGK để nắm được chức năng của các ngón tay tương ứng với màu nào trên bàn phím.
- Gv: Ngón út tay trái gõ những phím nào ?, ngón áp út phải gõ những phím nào ? ngón giữa tay trái gõ những phím nào...?
- Hs: Trả lời theo từng câu hỏi của G.
- Gv: Khi mới khởi động khung trống chưa hiển thị gì.
- Gv: Mở ô Level và giới thiệu mức khó khác nhau của trò chơi.
- Hs: Quan sát và nắm vững cách chọn.
- Gv: Chọn mức chơi và và nhấn start / space bar để bắt đầu.
-Gv: Theo em bây giờ muốn dừng chơi thì làm thế nào ?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Muốn thoát khỏi chương trình làm thế nào ?
- Hs: Trả lời.
1. Giới thiệu phần mềm.
Mục đích của phần mềm này là luyện gõ bàn phím nhanh và chính xác.
2. Màn hình chính của phần mềm
a. Khởi động phần mềm
- Kích đúp vào biểu tượng
b. Giới thiệu màn hình chính.
- Hình bàn phím ở vị trí trung tâm với các phím có vị trí như trên bàn phím. Các phím được tô màu ứng với ngón tay gõ phím.
- Khung trống trên màn hình bàn phím là khu vực chơi.
- Khung bên phải chứa các lệnh và thông tin của lượt chơi.
c. Thoát khỏi phần mềm.
- Muốn dừng chơi, nháy chuột vào nút stop ở khung bên phải.
- Muốn thoát khỏi phần mềm, nháy nút hoặc tổ hợp phím ALT+F4
4. Củng cố:
- Nêu cách khởi động phần mềm
- Nhận xét giờ luyện tập
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học kỹ nội dung bài học.
- Đọc trước phần 3
Ngày soạn: 11/10/2015
Tiết 18:
Luyện gõ bàn phím nhanh với finger break out (T2)
Ngày giảng:
8A: / / 2015
8B: / / 2015
I. Mục tiêu bài giảng:
- Kiến thức: Hiểu cỏch sử dụng của phần mềm là luyện gõ phím nhanh
- Kỹ năng: Khởi động phần mềm và luyện gõ phím
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II. Phương tiện:
+ GV: Giáo án, phũng mỏy
+ HS: Vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình giờ dạy:
1. ổn định tổ chức lớp
Sĩ số 8A:
Sĩ số 8B:.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách khởi động break out?
3. Nội dung bài mới:
Hđ của giáo viên
Hđ của học sinh
-Gv: Khởi động Finger break out
-Gv: Muốn bắt đầu chơi làm thế nào ?
-Hs: Nghiên cứu SGK và quan sát màn hình trả lời.
-Gv: Giới chốt từng bước để bắt đầu chơi.
-Gv: Giới thiệu thêm một số thông tin trên màn hình Finger break out.
-Hs: Đọc thầm và nghiên cứu SGK.
-Gv: Làm thế nào để di chuyển thanh ngang và bắn quả cầu lên ?
-Hs: Trả lời.
-Gv: Nhận xét và chốt.
-Hs: Ghi cách chơi.
-Gv: Nếu có quả cầu lớn thì sẽ phải làm gì ?
-Gv: Khi nào bị mất một lượt chơi ? Trò chơi sẽ thắng khi nào ?
-Hs: Trả lời.
-Gv: Chơi thử để xuất hiện con vật lạ.
-Hs: Quan sát và nghiên cứu SGK.
-Gv: Giới thiệu về con vật lạ có chức năng gì trong trò chơi.
-Gv: Tổ chức cho các nhóm thi xem ai ghi điểm nhiều hơn.
-Hs: Từng nhóm đại diện lên chơi thử trên máy chủ
-Hs: Quan sát và ghi nhận số điểm.
-Gv: Điều khiển thứ tự và thời gian chơi.
-Hs: Tự đánh giá nhóm của nhau.
-Gv: Là trọng tài nhận xét và công bố kết quả.
3. Hướng dẫn sử dụng:
- Bắt đầu chơi nháy nút Start xuất hiện.
- Nhấn phím space để bắt đầu chơi.
Cách chơi :
- Gõ các phím ứng với kí tự bên trái hoặc bên phải để di chuyển thanh ngang sang trái hoặc phải.
- Gõ kí tự ở giữa để bắn lên một quả cầu nhỏ.
- Chú ý nếu có quả cầu lớn thì di chuyển thanh ngang để chặn không cho quả cầu chạm “đất”.
- ở mức khó hơn sẽ có các con vật lạ. Nếu để con vật chạm vào thanh ngang sẽ mất một lượt chơi.
4. Luyện tập:
4. Củng cố:
- Nêu các thành phần trên màn hình ?
- Nhận xét giờ luyện tập
Ký duyệt, ngàythỏngnăm 2015
..
..
5. Hướng dẫn về nhà:
- Luyện tập gõ ở nhà
- Đọc trước bài 5
Ngày soạn: 11/10/2015
Tiết 19:
BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRèNH (T1)
Ngày giảng:
8A: / / 2015
8B: / / 2015
I. Mục tiêu bài giảng:
- Kiến thức: Biết khái niệm bài toán và tìm hiểu một số bài toán cụ thể
- Kỹ năng: Sử dụng được các lệnh để Input, Output trong Pascal
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II. Phương tiện:
+ GV: Giáo án, tài liệu tham khảo
+ HS: Vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình giờ dạy:
1. ổn định tổ chức lớp
Sĩ số 8A:
Sĩ số 8B:.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cú pháp câu lệnh khai báo biến, hằng, in kết quả ra màn hình?
3. Nội dung bài mới:
Hđ của giáo viên
Hđ của học sinh
-Gv: Muốn nhờ máy giải bài toán này em phải làm những gì ?
-Hs: Trả lời
-Gv: Hãy viết các lệnh để giải bài toán này.
-Hs: Viết lên bảng phụ
-Gv: Kiểm tra và chốt mô hình chương trình giải bài toán 1.
-Gv: Đưa bài toán 2 lên màn hình.
-Hs: Đọc và nghiên cứu để tìm cách giải bài toán.
-Gv:Viết các lệnh để giải bài 2.
-Hs: Hoạt động nhóm viết vào bảng phụ và nộp kết quả khi Gv yêu cầu.
-Gv: Nhận xét và chốt mô hình chương trình trên màn hình.
-Hs: Nghiên cứu sơ đồ vị trí rôbốt trong bài 1.
-Hs: Viết chương trình gồm các lệnh điều khiển rôbốt.
-Gv: Nhận xét và chốt mô hinh chương trình trên màn hình.
-Gv: Em hiểu thế nào là bài toán.
-Hs: Trả lời khái niệm bài toán.
-Gv: Muốn giải một bài toán trước tiên em phải làm gì ?
-Hs: Các nhóm - Xác định đầu vào và ra của bài toán tính diện tích hình tam giác, nấu một món ăn, vượt qua nút nghẽn giao thông.
-Gv: Thu nhận kết quả và chốt kiến thức.
1. Bài toán và chương trình:
* Bài toán 1:
Tính tổng của hai số a và b được gõ vào bàn phím.
=> Viết chương trình gồm các lệnh sau :
* Bài toán 2:
Tính giá trị của biểu thức P = (a*b-c)/d với a, b, c, d là các số thực tuỳ ý
=> Viết chương trình gồm các lệnh sau :
Tính biểu thức ;
Bắt đầu
- Nhập giá trị cho a, b, c, d.
- Tính tích a*b nhớ kết quả vào P1
- Tính hiệu P1 – c và nhớ kết quả vào P2
- Tính thương P2/d và nhớ kết quả vào P.
- In giá trị của P ra màn hình.
Kết thúc.
* Bài toán 3 :
Hãy điều khiển rôbốt nhặt rác theo sơ đồ bài 1.
=> Viết chương trình gồm các lệnh sau :
2. Bài toán và xác định bài toán:
- Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết.
- Muốn giải một bài toán trước hết phải xác định được giả thiết và kết luận tức đầu vào và đầu ra của bài toán.
- Xác định đầu vào và đầu ra của bài toán tính diện tích hình tam giác, nấu một món ăn, vượt qua nút nghẽn giao thông (SGK)
4. Củng cố:
- Thế nào là xác định bài toán? Lấy ví dụ?
- Nhận xét giờ học
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu quá trình giải một bài toán trên máy tính.
- Chuẩn bị cho tiết 20
Ngày soạn: 18/10/2015
Tiết 20:
BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRèNH (T1)
Ngày giảng:
8A: / / 2015
8B: / / 2015
I. Mục tiêu bài giảng:
- Kiến thức: Biết các bước để giải một bài toán trên máy tính
- Kỹ năng: Mô tả được thuật toán trong chương trình.
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II. Phương tiện:
+ GV: Giáo án, tài liệu tham khảo
+ HS: Vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình giờ dạy:
1. ổn định tổ chức lớp
Sĩ số 8A:
Sĩ số 8B:.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm bài toán? Lấy ví dụ?
3. Nội dung bài mới:
Hđ của giáo viên và học sinh
Nội dung
-Gv: Giải toán trên máy tính nghĩa là gì ?
-Hs: Nghiên cứu SGK trả lời.
-Gv: Em hiểu thế nào là thuật toán?
-Hs: Trả lời.
-Gv: Để nhờ máy giải một bài toán ta phải thực hiện những bước nào ?
-Hs: Nghiên cứu SGK và (hình 4) rồi viết trên bảng nhóm.
-Gv: Thu kết quả nhận xét và chốt các bước cơ bản.
-Gv: Em hiểu thực chất chương trình là gì ?
-Hs: Nghiên cứu SGK trả lời
-Gv: Chỉ ra các bước cần thiết để pha trà mới khách ?
-Hs: Nghiên cứu SGK trả lời.
-Gv: Mô tả thuật toán là gì ?
-Hs: Trả lời theo ý hiểu.
-Gv: Chốt và nhấn mạnh cách mô tả thuật toán.
-Gv: Đưa ra ví dụ bài toán giải pt ax+b= 0 trên màn hình.
-Hs: Nghiên cứu SGK
-Hs: Mô tả thuật toán bằng các bước
-Gv: Đưa ra ví dụ bài toán chuẩn bị món trứng tráng.
-Gv: Đưa ra mô tả thuật toán bằng các bước bị xáo trộn.
-Hs: Nghiên cứu và sắp xếp lại theo trình tự để giải quyết bài toán.
-Gv: Phát biểu khái niệm thuật toán ?
-Hs: Trả lời
-Gv: Chốt khái niệm và H ghi vở
3. Quá trình giải bài toán trên máy tính:
* Các bước để nhờ máy giải một bài toán :
Bước 1 : Xác định bài toán là xác định (thông tin vào - INPUT) và kết quả cần xác định (thông tin ra -OUTPUT).
Bước 2 : Thiết lập phương án giải quyết (xây dựng thuật toán) là tìm, lựa chọn thuật toán và mô tả nó bằng ngôn ngữ thông thường.
Bước 3 : Viết chương trình (lập trình) là diễn đạt thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình sao cho máy tính có thể hiểu và thực hiện.
4. Thuật toán và mô tả thuật toán:
- Mô tả thuật toán là liệt kê các bước cần thiết để giải một bài toán.
a. Ví dụ 1 :
Bài toán giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx + c = 0 (SGK)
b. Ví dụ 2 :
Bài toán ”Chuẩn bị món trứng tráng”
(SGK)
Thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước.
4. Củng cố:
- Nêu lại khái niệm thuật toán ?
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Mô tả thuật toán để tính P = (a x b - c)/d
- Chuẩn bị cho tiết 21, 22
Ký duyệt, ngàythỏngnăm 2015
..
..
Ngày soạn: 18/10/2015
Tiết 21:
BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRèNH (T2)
Ngày giảng:
8A: / / 2015
8B: / / 2015
I. Mục tiêu bài giảng:
- Kiến thức: Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, so sánh hai số a, b và tính diện tích của một hình cho trước.
- Kỹ năng: Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II. Phương tiện:
+ GV: Giáo án, tài liệu tham khảo
+ HS: Vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình giờ dạy:
1. ổn định tổ chức lớp
Sĩ số 8A:
Sĩ số 8B:.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giải bài toán là gì, các bước để giải một bài toán ?
- Thuật toán là gì, cách mô tả thuật toán như thế nào ?
3. Nội dung bài mới:
Hđ của giáo viên và học sinh
Nội dun g
-Gv: Đưa ví dụ lên màn hình.
-Hs: Đọc bài toán và xác định đầu vào, đầu ra của bài toán viết SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ...
-Gv: Nhận xét và đưa ra input, output trên màn hình.
-Hs: Nghiên cứu SGK để hiểu thuật toán
-Gv: Chiếu thuật toán lên màn hình và phân tích
-Gv: Đưa bài toán lên màn hình, yêu cầu H đọc và nghiên cứu.
-Hs: Xác định Input, Output.
-Gv: Cách đơn giản nhất để tính được tổng SUM là gì?
-Hs: Nêu cách của mình.
-Gv: Phân tích cách cộng dồn.
-Gv: Đưa màn hình :
+ Mô phỏng thuật toán tính tổng N số tự nhiên đầu tiên, với N = 5 (trong SGK, N= 100).
Bước
1
2
3
4
5
i
1
2
3
4
5
6
i≤ N
Đúng
Đúng
Đúng
Đúng
Đúng
Sai
SUM
1
3
6
10
15
Kết thúc
-Hs: Nghiên cứu SGK để đưa ra từng bước thuật toán.
-Gv: Đưa bài toán so sánh hai số lên màn hình.
-Hs: Nghiên cứu SGK và xác định bài toán.
-Hs: Mô tả từng bước thuật toán.
-Gv: Nhận xét và chốt kiến thức trên màn hình.
5. Một số ví dụ về thuật toán
với hình CN có chiều rộng 2a, chiều dài b và một hình bán nguyệt bán kính a
a. Ví dụ 1 : Tính diện tích của hình
(SGK)
b. Ví dụ 2 : Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
* Xác định bài toán :
INPUT: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên (từ 1 đến 100).
OUTPUT: Giá trị SUM = 1 + 2 + ...+ 100.
* Mô tả thuật toán :
Bước 1: Gán SUM ơ 1; i ơ 1.
Bước 2: Gán i ơ i + 1.
Bước 3: Nếu i ≤ 100, thì SUM ơ SUM + i và chuyển lên bước 2. Trong trường hợp ngược lại (i > 100), kết thúc thuật toán.
c. Ví dụ 3 : Cho hai số thực a và b. Hãy ghi kết quả so sánh hai số đó, chẳng hạn “a > b”, “a < b”, hoặc “a = b”.
(SGK)
4. Củng cố:
- Em đã được làm quen với những bài toán nào?
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại nội dung bài.
- Đọc trước các ví dụ sgk?
Ngày soạn: 18/10/2015
Tiết 22:
BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRèNH (T3)
Ngày giảng:
8A: / / 2015
8B: / / 2015
I. Mục tiêu bài giảng:
- Kiến thức: Hiểu thuật toán của bài toán đổi giá trị của hai biến x, y cho nhau ; sắp xếp 3 biến x,y,z có giá trị tăng dần và tìm só lớn nhất trong một dãy số cho trước.
- Kỹ năng: Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II. Phương tiện:
+ GV: Giáo án, tài liệu tham khảo
+ HS: Vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình giờ dạy:
1. ổn định tổ chức lớp
Sĩ số 8A:
Sĩ số 8B:.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Viết giải thuật của bài toán tính tổng của một dãy gồm 100 số tự nhiên đầu tiên.
3. Nội dung bài mới:
Hđ của giáo viên và học sinh
Nội dung
-Gv: Đưa ví dụ lên màn hình.
-Hs: Đọc bài toán và xác định đầu vào, đầu ra của bài toán viết SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ...
-Gv: Nhận xét và đưa ra input, output trên màn hình.
-Hs: Nghiên cứu SGK để hiểu thuật toán
-Gv: Chiếu thuật toán và phân tích
-Gv: Đưa ví dụ
Cho hai biến x và y có giá trị tương ứng là a, b với a < b và biến z có giá trị c. Hãy sắp xếp ba biến x, y và z để chúng có giá trị tăng dần.
-Hs: Đọc và phân tích bài toán -> tìm INPUT, OUTPUT.
-Gv: Nêu ý tưởng để sắp xếp x, y, z tăng dần ?
-Hs: Nêu theo ý hiểu.
-Gv: Chiếu thuật toán và phân tích.
-Hs: Đọc bài toán và phân tích
-Gv: Yêu cầu H viết INPUT, OUTPUT của bài toán ?
-Hs: Viết giấy
-Gv: Thu và chiếu màn hình , nhận xét.
-Hs: Nghiên cứu SGK để hiểu mô tả thuật toán
-Gv: Đưa màn hình :
+ Mô phỏng thuật toán tìm số lớn nhất trong dãy số cho trước (SGV)
-Hs: Nghiên cứu để đưa ra từng bước thuật toán.
c. Ví dụ 4:
Đổi giá trị của hai biến x và y cho nhau.
INPUT:
Hai biến x, y có giá trị tương ứng là X và Y.
OUTPUT: Đổi giá trị của x và y cho nhau.
Bước 1. z ơ x
Bước 2. x ơ y
Bước 3. y ơ z
d. Ví dụ 5:
INPUT: Ba biến x, y và z có giá trị tương ứng là a, b và c (a < b).
OUTPUT: x, y và z có giá trị tăng dần.
- Bước 1. Tính z - x {tức c - a}. Nếu z - x < 0, thực hiện các phép gán t ơ x , x ơ z và z ơ t (t là biến trung gian) và kết thúc thuật toán.
- Bước 2. Tính z - y {tức c - b}. Nếu z - y < 0, thực hiện các phép gán t ơ y , y ơ z và z ơ t và kết thúc thuật toán.
e. Ví dụ 6:
Tìm số lớn nhất trong dãy A các số a1, a2, ..., an cho trước.
* Xác định bài toán :
INPUT: Dãy A các số a1, a2, ..., an (n ³ 1).
OUTPUT: Giá trị SMAX = max {a1, a2, ..., an }.
* Mô tả thuật toán :
Bước 1: Nhập số n và dãy A; gán SMAX ơ a1; i ơ 0.
Bước 2: i ơ i + 1.
Bước 3: Nếu i > n, kết thúc thuật toán (khi đó SMAX là giá trị phần tử lớn nhất của dãy A). Trong trường hợp ngược lại (i ≠ n), thực hiện bước 4.
Bước 4: Nếu ai > SMAX, thay đổi giá trị SMAX: SMAX ơ ai rồi chuyển về bước 2. Trong trường hợp ngược lại (SMAX ³ ai), giữ nguyên SMAX và chuyển về bước 2.
4. Củng cố:
- Hướng dẫn làm bài tập 6 sgk?
- Tổng hợp nội dung bài
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài học, làm các bài tập
- Chuẩn bị trước tiết bài tập
Ký duyệt, ngàythỏngnăm 2015
..
..
Ngày soạn: 24/10/2015
Tiết 23:
bài tập (T1)
Ngày giảng:
8A: / / 2015
8B: / / 2015
I. Mục tiêu bài giảng:
- Kiến thức: Biết các bước giải bài toán trên máy tính, nắm được cấu trúc của một chương trình.
- Kỹ năng: Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản và mô tả được thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II. Phương tiện và cách thức:
a, Phương tiện thực hiện:
+ GV: Giáo án, tài liệu tham khảo
+ HS: Vở ghi, đồ dùng học tập.
b, Cách thức tiến hành:
+ Lấy HS làm trung tâm.
+ Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác.
III. Tiến trình giờ dạy:
1. ổn định tổ chức lớp
Sĩ số 8A:
Sĩ số 8B:.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quá trình giải toán trên máy tính?
3. Nội dung bài mới:
Hđ của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV đưa ra đề bài
- HS suy nghĩ các bước cần làm? cần biến nào?
- HS thảo luận và đưa ra thuật toán
- GV chữa
- GV đưa thuật toán để HS so sánh
- HS mô tả thuật toán bằng lời
- GV? để viết chương trình ta sử dụng những câu lệnh nào
- Gv gợi ý cho HS từng câu lệnh cần sử dụng trong bài
- HS thảo luận lên viết chương trình
- GV cho điểm bài làm tốt
- HS đọc đề bài trong sách
- Điều kiện nào để a, b, c là 3 cạnh của tam giác?
- HS suy nghĩ trả lời
- ? Mô tả thuật toán gồm những bước nào
- GV hướng dẫn HS cách mô tả thuật toán
- GV yêu cầu HS mô tả bằng lời
- HS thảo luận theo nhóm
-HS đọc bài 4 ở SGK
- GV ý tưởng: Muốn tính tổng ta phải sử dụng 1 biến để lưu giá trị của tổng và đầu tiên tổng luôn = 0 lên ta gán biến tổng đó = 0 và sử dụng 1 biến i (
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12503213.doc