Giáo án Tin học 6 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính (tiết 1)

Gv: tương tự như cách sắp xếp sách trong thư viện, hệ điều hành tổ chức các tệp tin trên đĩa thành các thư mục. Mỗi thư mục có thể chứa các tệp hoặc các thư mục con. Thư mục được tổ chức phân cấp và các thư mục có thể lồng nhau.

Gv: tương tự như tệp tin, mỗi thư mục cũng được đặt tên để phân biệt.

Gv: minh họa.

Gv: khi một thư chứa thư mục con bên trong, ta nói thư mục ngoài là thư mục mẹ, thư mục bên trong là thư mục con.

Thư mục ngoài cùng ( không có thư mục mẹ) là thư mục gốc. Thư mục gốc là thư mục được tạo ra đầu tiên trên đĩa.

Gv: lưu ý: tên các tệp tin trong một thư mục phải khác nhau. Tương tự, các thư mục con trong cùng một thư mục mẹ phải có tên khác nhau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT Tuần dạy: 23 12 Ngày soạn: Ngày dạy: 7/ 11/ 2017 9/11/2017 Lớp dạy: 6A5 CHƯƠNG III. HỆ ĐIỀU HÀNH BÀI 11. TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (t1) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - Hs hiểu được tổ chức thông tin của hệ điều hành trong máy tính. - Hs hiểu được tổ chức và quản lí thông tin, dữ liệu trong máy tính: tệp, thư mục, đường dẫn. 1.2. Kỹ năng: - Kĩ năng ghi nhớ các kiến thức trọng tâm. 1.3. Thái độ: - HS nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: Giáo án, bài giảng actispire, bảng tương tác. 2.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 3.1. Ổn định tổ chức: 3.2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Em hãy nêu các nhiệm vụ chính của hệ điều hành? 3.3. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Dẫn dắt (5’) Gv: chúng ta hãy cùng tưởng tượng và suy nghĩ về cách máy tính tổ chức lưu trữ thông tin. Gv: sách được lưu trữ trong thư viện như thế nào? Hs:... Gv: việc lưu trữ này phải đảm bảo thuận tiện cho việc quản lí, tìm kiếm. Trong thư viện sách được xếp trên giá, bên trong các ngăn của tủ sách, các tủ sách lại được đặt trong các phòng đọc rất ngăn nắp hợp lí. Gv: từ mô hình lưu trữ sách trong thư viện, em hãy tưởng tượng thông tin được lưu trữ trong máy tính cũng giống như vậy. Thông tin và dữ liệu như chúng ta đã biết bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh,... Gv: bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu được thông tin được lưu trữ, tổ chức trong máy tính như thế nào. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu trúc lưu trữ thông tin trong máy tính (5’) Gv: chức năng chính của máy tính là xử lí thông tin. Trong quá trình xử lí, máy tính cần phải truy cập đến thông tin (tìm, đọc, ghi) trên các thiết bị lưu trữ và việc truy cập ấy sẽ nhanh chóng nếu thông tin được tổ chức một cách hợp lí, nhất là khi khối lượng thông tin lớn. Để giải quyết vấn đề này, hệ điều hành tổ chức thông tin theo một cấu trúc hình cây gồm các tệp và thư mục. Gv: cấu trúc hình cây thường xuất phát từ gốc (gốc cây), sau đó rẽ nhánh dần để tạo ra nhiều nhánh dữ liệu (cành và lá cây). 1.cấu trúc lưu trữ thông tin trong máy tính. - Hệ điều hành tổ chức thông tin theo một cấu trúc hình cây gồm các tệp và thư mục. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tệp tin (10’) Gv: người ta thường nói đến tệp danh sách học sinh của một lớp, tên chương trình, tệp trò chơi,..trên các thiết bị lưu trữ thông tin của máy tính, tệp đóng vai trò như là đơn vị lưu trữ thông tin cơ bản được hệ điều hành quản lí. Gv: tệp tin có thể rất nhỏ, chỉ chứa một vài kí tự hoặc có thể rất lớn, chứa nội dung của cả một quyển sách dày. Gv: các tệp tin được phân biệt với nhau bằng tên tệp. Tên tệp gồm phần tên và phần mở rộng được cách nhau bởi dấu chấm. Phần mở rộng thường được dùng để nhận biết của kiểu tệp tin ( văn bản, âm thanh, hình ảnh, chương trình,...) Gv: minh họa tệp tin (tên tệp tin, kích thước, kiểu tệp tin, thời gian cập nhật) 2. Tệp tin - tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ. - các tệp tin trên đĩa có thể là: + các tệp tin về hình ảnh: tranh ảnh, video,.. + các tệp tin về văn bản: sách, tài liệu,.. + các tệp tin về âm thanh: bản nhạc, bài hát,... + các tệp tin về chương trình: phần mềm học tập, phần mềm trò chơi, phần mềm ứng dụng,... Hoạt động 3: Tìm hiểu về thư mục (10’) Gv: tương tự như cách sắp xếp sách trong thư viện, hệ điều hành tổ chức các tệp tin trên đĩa thành các thư mục. Mỗi thư mục có thể chứa các tệp hoặc các thư mục con. Thư mục được tổ chức phân cấp và các thư mục có thể lồng nhau. Gv: tương tự như tệp tin, mỗi thư mục cũng được đặt tên để phân biệt. Gv: minh họa. Gv: khi một thư chứa thư mục con bên trong, ta nói thư mục ngoài là thư mục mẹ, thư mục bên trong là thư mục con. Thư mục ngoài cùng ( không có thư mục mẹ) là thư mục gốc. Thư mục gốc là thư mục được tạo ra đầu tiên trên đĩa. Gv: lưu ý: tên các tệp tin trong một thư mục phải khác nhau. Tương tự, các thư mục con trong cùng một thư mục mẹ phải có tên khác nhau. 3. Thư mục - Khi một thư chứa thư mục con bên trong, ta nói thư mục ngoài là thư mục mẹ, thư mục bên trong là thư mục con. - Thư mục ngoài cùng ( không có thư mục mẹ) là thư mục gốc. Thư mục gốc là thư mục được tạo ra đầu tiên trên đĩa. Hoạt động 4: Câu hỏi và bài tập củng cố (10’) Bài 1: thông tin trong máy tính thường được lưu trữ ở thiết bị nào sau đây để không bị mất khi tắt máy tính? trên các thiết bị lưu trữ thông tin như đĩa cứng, thiết bị nhớ flash,... trong bộ nhớ trong RAM; trên màn hình máy tính; trong CPU. H Hãy chọn phương án trả lời đúng. Bài 4: tệp là một phần của bộ nhớ trong được dành riêng để lưu trữ dữ liệu; đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên các thiết bị lưu trữ; tên gọi chung cho các biểu tượng trên màn hình làm việc của hệ điều hành; chương trình bất kì được lưu trên đĩa cứng. Hãy chọn phương án ghép đúng. Bài 6: một thư mục chỉ có thể có tối đa 100 thư mục con. đúng; sai. Trong một thư mục số lượng con không hạn chế, chỉ phụ thuộc vào dung lượng của thiết bị lưu trữ. Hãy chọn phương án đúng. Bài 2: các thiết bị để lưu trữ thông tin là a. thiết bị nhớ flash; b. đĩa cứng; c. đĩa CD ROM d. thiết bị nhớ flash, đĩa cứng và đĩa CD. Bài 3: đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, được gán một tên đó là a. biểu tượng; b. tệp; c. bảng chọn; d. hộp thoại. Hãy chọn phương án ghép đúng. Bài 5. hãy chỉ ra khẳng định sai. a. các tệp được tổ chức trong các thư mục trên thiết bị lưu trữ. b. mỗi thư mục phải chứa ít nhất một tệp. c. thư mục có thể chứa các tệp và các thư mục con. d. mỗi thư mục đều có một tên để phân biệt. 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 4.1. Tổng kết: (4’) - Thông tin trên đĩa được tổ chức theo cấu trúc hình cây gồm các tệp và thư mục. - Tệp là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ. - Các tệp được sắp xếp trong thư mục theo những tiêu chí nhất định để tiện cho việc sử dụng. 4.2. Hướng dẫn tự học: (1’) Đối với bài học ở tiết học này: - Ghi nhớ các kiến thức đã học - Làm bài tập 1,2 sgk trang 74 và các bài tập trong sách bài tập. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị trước phần còn lại của bài học. Tìm hiểu phần mở rộng. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc23.doc
Tài liệu liên quan