I. MỤC TIÊU:
- Học sinh gọi đúng tên các bộ phận của máy tính, biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính, biết được một số loại máy tính thường gặp, biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.
- Hào hứng trong việc học môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, phòng máy.
- Học sinh: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, vở, dụng cụ học tập.
15 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học lớp 3, 4, 5, Đạo đức lớp 1, 2 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2018
Đạo đức lớp 1
BÀI 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết được: trẻ em đến tuổi phải đi học; là học sinh, phải thực hiện tốt những quy định của nhà trường, những điều giáo viên dạy bảo để học được nhiều điều mới lạ, bổ ích, tiến bộ.
- HS có thái độ vui vẻ, phấn khích, tự giác đi học.
- HS thực hiện việc đi học hằng ngày, thực hiện được những yêu cầu của giáo viên ngay những ngày đầu đến trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: vở bài tập đạo đức 1, giáo án.
- Học sinh: vở bài tập đạo đức 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
(1’)
(10’)
(10’)
(11’)
2’
Ổn định lớp.
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài mới :
“Em là học sinh lớp Một” (tiết 1)
b. Hoạt động 1 : Thực hiện trò chơi “Tên bạn, tên tôi”.
- GV tổ chức cho một nhóm HS đứng thành vòng tròn và giới thiệu tên của mình với các bạn trong nhóm.
- GV hỏi HS:
+ Có bạn nào cùng tên với em không? Bạn nào?
+ Em hãy kể tên một số bạn mà em nhớ được qua trò chơi.
- GV kết luận: Khi gọi bạn, nói chuyện với bạn, các em hãy nói tên của bạn. Cô cũng sẽ gọi tên các em khi chúng ta học tập, vui chơi... Các em đã biết tên cô là gì chưa nào? Các em hãy gọi cô là cô Thúy.
c. Hoạt động 2 : HS kể về sự chuẩn bị vào lớp 1 của mình.
- GV hỏi HS về việc bố mẹ đã chuẩn bị cho việc đi học lớp 1: mua sắm quần áo mới, giày dép, cặp sách, sách vở, dặn dò...
- GV kết luận: Đi học lớp 1 là vinh dự, là nhiệm vụ của những trẻ em 6 tuổi. Để chuẩn bị cho việc đi học, nhiều em được bố mẹ mua quần áo, giày dép mới...Các em cần phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
d. Hoạt động 3 : HS kể về ngày đầu tiên đi học.
- GV yêu cầu từng cặp HS kể cho nhau nghe về ngày đầu tiên đi học:
+ Ai đưa em đi học?
+ Đến lớp học có gì khác so với ở nhà?
+ Cô giáo nêu ra quy định gì cho học sinh?
- GV kết luận: Vào lớp 1, các em có thầy cô giáo mới, bạn bè mới. Nhiệm vụ của HS lớp 1 là học tập, thực hiện tốt những quy định của nhà trường như đi học đúng giờ và đầy đủ, yêu quý thầy cô giáo và bạn bè, giữ vệ sinh lớp học...Có như vậy, các em mới chóng tiến bộ, đợc mọi người quý mến.
4. Củng cố - Dặn dò:
- HS thực hiện nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà chuẩn bị tiết học sau.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- Một số HS kể theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện nhóm đôi.
- Một vài HS kể trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
Tin học lớp 3
CHỦ ĐỀ 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh gọi đúng tên các bộ phận của máy tính, biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính, biết được một số loại máy tính thường gặp, biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.
- Hào hứng trong việc học môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, phòng máy.
- Học sinh: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
(3’)
(10’)
(10’)
(9’)
2’
Ổn định lớp.
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài mới :
- Giới thiệu bài: Bắt đầu từ lớp ba các em sẽ làm quen với một môn học mới. Môn học mới này có tên là “Tin Học”. Môn học này sẽ theo các em tới các cấp học sau này.
- Cho học sinh nêu lên hiểu biết của mình về máy tính (qua các phương tiện truyền thông).
b. Hoạt động 1 : Các bộ phận của máy tính.
- Yêu cầu HS phát biểu những hiểu biết của mình về máy tính.
- Gv đặt vấn đề: Các em có rất nhiều ý kiến chia sẻ hiểu biết về máy tính, đã có em được tiếp xúc, sử dụng máy tính, có em chưa bao giờ được làm điều đó. Hôm nay chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu về máy tính nhé.
- Tổ chức HS theo nhóm/cặp, HS quan sát máy tính thật và kết hợp đọc thông tin trong sách, thảo luận, chia sẻ về những điều các em đã biết với những phát hiện mới.
- GV giới thiệu:
+ Thân máy: là một hộp có nhiều chi tiết tinh vi trong đó có bộ xử lý điều khiển mọi hoạt động của máy tính
+ Bàn phím: gồm nhiều phím khi gõ vào bàn phím là gửi tín hiệu vào máy tính
+ Chuột: giúp điều khiển máy tính
+ Màn hình: cho ra kết quả hoạt động của máy tính
c. Hoạt động 2: Các loại máy tính thường gặp.
- Yêu cầu HS quan sát các loại máy tính trong phòng. HS hoạt động theo nhóm.
- Quan sát các nhóm HĐ và hỗ trợ các nhóm tìm hiểu.
- Những ưu điểm của máy tính xách tay so với máy tính để bàn?
- Gv nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng.
d. Hoạt động 3: Thực hành.
- Cho hs quan sát máy tính để bàn trong phòng máy và chỉ đúng các bộ phận và chức năng từng bộ phận của máy tính để bàn.
- Cho hs quan sát thêm máy tính xách tay và máy tính bảng.
- GV quan sát HS.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại các bộ phận của máy tính để bàn, một số loại máy tính thường gặp.
- Nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị tiết học sau.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận và trả lời.
- Máy tính dùng để học Toán, chơi game, nghe nhạc, liên lạc...
- Máy tính thường có 4 bộ phận chính: Thân máy, bàn phím, chuột, màn hình.
- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn
- HS lắng nghe.
- Máy tính gồm có 4 bộ phận chính: Thân máy, bàn phím, chuột, màn hình.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS hoạt động theo nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Trưởng nhóm thu thập thông tin từ các thành viên trong tổ và đưa ra kết luận rồi báo cáo kết quả sau khi tìm hiểu với thầy cô.
- Ngoài máy tính để bàn còn một số loại máy tính thường gặp như máy tính xách tay, máy tính bảng.
HS quan sát, so sánh.
- Ưu điểm của máy tính xách tay, máy tính bảng là gọn nhẹ, dễ dàng mang theo khi di chuyển.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thực hành quan sát theo nhóm.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
Tiết 2
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
27’
(1’)
(10’)
(10’)
(6’)
2’
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
- Nêu các bộ phận chính của máy tính và chức năng từng bộ phận.
- Trình bày các loại máy tính thường gặp.
- GV nhận xét.
3. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài mới :
- GV giới thiệu bài và ghi đề.
b. Hoạt động 1 : Làm bài tập 2, 3, 4.
- Yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK: bài 2-trang 8; bài 3, bài 4-trang 9. HS làm các nhân vào vở rồi tổng hợp kết quả vào phiếu học tập.
- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm HS yếu.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả bài tập.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng.
c. Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV hướng dẫn HS mở chương trình WordPart, giúp HS luyện gõ bàn phím.
- Quan sát và trợ giúp các nhóm chưa làm được. Hướng dẫn HS luyện gõ các phím.
d. Hoạt động 3: Ứng dụng, mở rộng.
- GV gợi ý, hướng dẫn HS so sánh chức năng của các bộ phận của máy tính giúp HS tự đưa ra được cách phân loại theo chức năng xử lí thông tin.
- Gv nhận xét, kết luận.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS làm cá nhân vào SGK và chốt nội dung bài tập vào phiếu học tập theo nhóm.
- Trưởng các nhóm báo cáo kết quả đã làm được với GV.
Bài 2.
- Máy tính xách tay có thân máy, thân máy được gắn phía dưới bàn phím.
- Máy tính bảng có bàn phím, khi cần dùng bàn phím người dùng điều chỉnh để bàn phím hiện lên trên màn hình.
Bài 3.
- Thân máy tính là hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí của máy tính.
- Màn hình máy tính là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính.
- Bàn phím máy tính có nhiều phím. Khi gõ các phím ta gửi tín hiệu vào máy tính.
- Chuột máy tính dùng để điều khiển máy tính thuận tiện và dễ dàng.
Bài 4. Nối hình với máy tính
- Máy tính có thể giúp em: Học tập, liên lạc với bạn bè, xem phim, nghe nhạc, gửi thư.
- Quan sát và thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS thực hành theo nhóm đôi.
- HS thực hiện rồi giải thích cách sắp xếp của mình.
- Bốn bộ phận cơ bản của máy tính được phân loại thành:
1. Thiết bị đưa tín hiệu vào máy tính (bàn phím, chuột);
2. Bộ phận xử lí tín hiệu (thân máy);
3. Thiết bị đưa tín hiệu từ máy tính ra (màn hình).
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
Tin học lớp 4
CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được các kiến thức, kĩ năng đã học về máy tính, thư mục, thư mục con. Học sinh nhận biết được các bộ phận của máy tính, biết cách tạo thư mục.
- Rèn cho học sinh kỹ năng nhận biết nhanh, chính xác các bộ phận của máy tính; kỹ năng tạo thư mục.
- Giáo dục học sinh say mê môn học; ưa tìm tòi khám phá chức năng của máy tính.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 4, Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, phòng máy.
- Học sinh: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 4, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
(1’)
(10’)
(10’)
(11’)
2’
1. Ổn định lớp.
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài mới :
- Giới thiệu bài và ghi bảng.
b. Hoạt động 1 : Các bộ phận của máy tính.
- GV yêu cầu học sinh đọc các bài tập 1a, 1b, 1c SGK - 7, 8 và sau đó làm cá nhân vào sách.
- Ở mỗi bài GV gọi HS đọc bài làm của mình, gọi HS khác nhận xét sau đó GV chốt ý.
- Giúp HS ôn tập các kiến thức: Máy tính có 4 bộ phận chính: thân máy, màn hình, chuột, bàn phím. Và nêu được chức năng của từng bộ phận.
c. Hoạt động 2: Các thao tác với thư mục.
- Hướng dẫn học sinh cách tạo thư mục: Nháy chuột phải / New / Folder / gõ tên / Enter.
- GV làm mẫu tạo thư mục. Gọi 2 - 3 HS làm mẫu.
- Yêu cầu HS tạo vài thư mục. GV kiểm tra lại.
d. Hoạt động 3: Thực hành.
Bài tập 2: (SGK - 8) Em tạo thư mục LOP4A trên màn hình nền
- Yêu cầu HS làm các bài 2a, 2b.
- Ở mỗi bài GV kiểm tra kết quả của HS, gọi HS khác nhận xét sau đó GV chốt ý.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại các bộ phận của máy tính để bàn và chức năng của từng bộ phận, thao tác tạo thư mục.
- Nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị tiết học sau.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- Đọc yêu cầu và làm vào sách.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Máy tính gồm có 4 bộ phận chính: Thân máy, bàn phím, chuột, màn hình.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, quan sát và thực hiện.
- HS thực hành làm trên máy theo nhóm.
- HS thực hiện.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
Tiết 2
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
27’
(1’)
(18’)
(8’)
2’
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu các bộ phận chính của máy tính và chức năng từng bộ phận.
- Nêu cách tạo thư mục.
- GV nhận xét.
3. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài mới :
- GV giới thiệu bài và ghi đề.
b. Hoạt động 1 : Làm bài tập 3.
Bài 3a, 3b, 3c (SGK - 9) yêu cầu HS trao đổi với bạn ngồi chung máy tạo các thư mục sau:
- Thư mục KHOILOP4.
- Thư mục con của thư mục KHOILOP4 có tên lớp em (ví dụ LOP41; LOP42,)
- Trong thư mục lớp em, tạo thư mục con có tên em và tên một vài bạn trong lớp.
- GV quan sát và kịp thời giúp đỡ, chỉ bảo các em gặp khó khăn khi tạo thư mục.
Bài tập 3d: (SGK - 9)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3d.
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào sách (3ph)
- Gọi 2 - 3 HS đọc bài làm của mình.
- Yêu cầu HS khác NX.
- GV nhận xét + tuyên dương
c. Hoạt động 2: Ứng dụng, mở rộng.
- Yêu cầu HS mở thư mục tên lớp em đã tạo ở hoạt động 3b. Tạo thư mục LAN là thư mục con của thư mục có tên lớp em theo cách sau:
- Mở thư mục tên lớp em;
- Nháy chọn New folder;
- Gõ tên thư mục là LAN rồi nhấn Enter.
à Như vậy các em có thể tạo thư mục bằng cách khác như sau: Nháy chọn New Folder/ Gõ tên thư mục rồi nhấn Enter.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học, ...và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành theo yêu cầu.
- HS thực hành.
- HS đọc.
- HS làm bài.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS quan sát GV làm mẫu.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
Thứ năm ngày 6 tháng 9 năm 2018
Tin học lớp 5
CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 1: KHÁM PHÁ COMPUTER (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh làm quen với các cửa sổ chương trình quản lý tệp và thư mục.
- Thực hiện được các thao tác điều khiển cửa sổ và cách hiển thị các biểu tượng trong mỗi ngăn của cửa sổ. Thực hiện được các thao tác như: tạo, mở, sao chép, xóa đối với thư mục/tệp trong chương trình quản lý tệp và thư mục.
- Giáo dục học sinh say mê môn học; ưa tìm tòi khám phá chức năng của máy tính.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 5, Máy tính để bàn, máy tính xách tay, phòng máy.
- Học sinh: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 5, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
(1’)
(13’)
(18’)
2’
1. Ổn định lớp.
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài mới :
- Giới thiệu bài và ghi bảng.
b. Hoạt động 1 : Những gì em đã biết.
- Yêu cầu học sinh đọc các bài tập 1a, 1b, 1c SGK - 7, 8 và sau đó làm cá nhân vào sách.
- Ở mỗi bài GV gọi HS đọc bài làm của mình, gọi HS khác nhận xét sau đó GV chốt ý.
à Giúp HS ôn tập các kiến thức: về tệp và thư mục.
c. Hoạt động 2: Khám phá computer.
- GV tổ chức HS theo nhóm/ cặp, HS quan sát máy tính thật và đọc thông tin trong SGK, thảo luận hoàn thành bài tập điền các cụm từ vào chỗ trống 2a.
- GV hướng dẫn nhóm/ cặp để các em có thể thay đổi kích thước ngăn trái và ngăn phải của cửa sổ Computer.
- Tổ chức HS theo nhóm/ cặp quan sát trên máy tính và hình ảnh trong SGK trả lời hoạt động 2b.
- GV hướng dẫn, gợi ý để HS rút ra nhận xét:
+ Cửa sổ chương trình quản lý tệp và thư mục có 2 ngăn (ngăn trái và ngăn phải).
+ Biết thêm cách mở thư mục từ ngăn trái cửa sổ quản lý tệp và thư mục.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại cách mở cửa sổ chương trình quản lí tệp và thư mục.
- Nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị tiết học sau.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- Đọc yêu cầu và làm vào sách.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe, quan sát và thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
Tiết 2
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
27’
(1’)
(18’)
(8’)
2’
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Khi mở cửa sổ Computer có mấy ngăn? Đó là những ngăn nào?
- Trình bày cách thay đổi kích thước giữa 2 ngăn.
- GV nhận xét.
3. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài mới :
- GV giới thiệu bài và ghi đề.
b. Hoạt động 1 : Thực hành.
- Nhắc lại cách tạo thư mục: Nháy chuột phải / New / Folder / gõ tên / Enter.
- GV làm mẫu tạo thư mục. Gọi 2 - 3 HS làm mẫu.
Bài 1 (SGK - 10): Trong ngăn trái, hãy chọn ổ đĩa (D:). Trong ngăn phải tạo các thư mục theo mô tả sau:
a. Thư mục lớp 5A là thư mục trên ổ đĩa (D:).
b. Thư mục lớp 5A có các thư mục con là TO1, TO2, TO3, TO4.
c. Thư mục TO2 có các thư mục con là TUAN, HUNG, LAN, ANH.
d. Các thư mục TUAN, HUNG, LAN, ANH đều có các thư mục con là VE, SOANTHAO, TRINHCHIEU.
- Quan sát và kịp thời giúp đỡ, chỉ bảo các em gặp khó khăn khi làm bài, động viên các nhóm hoàn thành tốt.
Bài 2,3 (SGK - 10, 11):
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào sách
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Yêu cầu HS khác NX.
- GV nhận xét và tuyên dương.
c. Hoạt động 2: Ứng dụng, mở rộng.
a) Điều khiển sao cho ngăn trái của cửa sổ giống như hình sau. Thực hiện các Bước 1, Bước 2 theo hướng dẫn.
b) Nối mỗi ô ở cột trái với 1 ô ở cột phải dựa vào các thao tác em đã thực hiện ở Bước 1, Bước 2.
- Đối với mỗi bài a, b GV cần quan sát và kịp thời giúp đỡ các em gặp khó khăn, động viên các nhóm hoàn thành tốt.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại các thao tác điều khiển cửa sổ và cách hiển thị các biểu tượng trong mỗi ngăn của cửa sổ.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS thực hành.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thực hiện dưới sự HD của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS thực hiện yêu cầu bài dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
Thứ sáu ngày 7 tháng 9 năm 2018
Đạo đức lớp 2
BÀI 1: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ.
- HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
Giáo dục kỹ năng sống: + Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
+ Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập
không đúng giờ và chưa đúng giờ.
- HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: vở bài tập đạo đức 2, phiếu giao việc HĐ 1 – 2, giáo án.
- Học sinh: vở bài tập đạo đức 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
32’
(1’)
(10’)
(10’)
(11’)
2’
1. Ổn định lớp.
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài mới :
“Học tập, sinh hoạt đúng giờ” (tiết 1)
b. Hoạt động 1 : Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu: + HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động.
+ Giáo dục kỹ năng sống: tư duy phê phán.
- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm bày tỏ ý kiến về việc làm trong một tình huống: việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao đúng (sai) ?
- Tình huống 1: Trong giờ học Toán, cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập. Bạn Lan tranh thủ làm bài tập tiếng Việt, còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở nháp.
- Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện.
- GV kết luận:
+ Giờ học Toán mà Lan, Tùng ngồi làm việc khác, không chú ý nghe cô hướng dẫn sẽ không hiểu bài, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Như vậy, trong giờ học, các em sẽ không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của các em và chính điều đó làm ảnh hưởng đến quyền được học tập của các em. Lan và Tùng nên cùng làm bài tập Toán với các bạn.
+ Vừa ăn vừa xem truyện có hại cho sức khỏe. Dương nên ngừng xem truyện và cùng ăn với cả nhà.
* Làm 2 việc cùng một lúc không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ.
c. Hoạt động 2 : Xử lý tình huống.
Mục tiêu: + HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong tình huống cụ thể
+ GDKNS: đánh giá hành vi.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: mỗi nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai.
- Tình huống 1: Ngọc đang ngồi xem một chương trình ti vi rất hay, mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ. Theo em bạn Ngọc có thể ứng xử như thế nào? Em hãy lựa chọn giúp Ngọc cách ứng xử phù hợp tình huống đó? Vì sao cách ứng xử đó là phù hợp?
- Tình huống 2: Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp, Tịnh và Lai đi học muộn, khoác cặp đứng ở cổng trường. Tịnh rủ bạn “ Đằng nào cũng bị muộn rồi, chúng mình đi mua bi đi.” Em hãy lựa chọn giúp Lai cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó và giải thích lý do.
- GV kết luận:
+ Ngọc nên tắt tivi và đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe, không làm mẹ lo lắng.
+ Bạn Lai nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học để đi làm việc khác.
* Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất.
d. Hoạt động 3 : Giờ nào việc nấy.
Mục tiêu: + HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
+ GDKNS: Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- GV giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Buổi sáng em làm những việc gì?
+ Nhóm 2: Buổi trưa em làm những việc gì?
+ Nhóm 3: Buổi chiều em làm những việc gì?
+ Nhóm 4: Buổi tối em làm những việc gì?
- GV kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi.
- HS đọc câu: Giờ nào việc nấy.
4. Củng cố - Dặn dò:
- HS thực hiện nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà cùng cha mẹ xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu, chuẩn bị tiết học sau.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Trao đổi, tranh luận giữa các nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thực hiện đóng vai theo nhóm.
- HS nhận tình huống, thảo luận và lên đóng vai.
- Trao đổi, tranh luận giữa các nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Trao đổi, tranh luận giữa các nhóm.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS đọc.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tin 3 4 5 dao duc 1 2 tuan 1_12540005.docx