Giáo án môn Toán khối 1

I. Mục tiêu: Giúp HS :

- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.

- Biết làm tính trừ trong phạm vi 8.

- Viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ

II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, máy chiếu đa năng. Vở bài tập toán 1

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc196 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Toán khối 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i giải Toán có lời văn: - Tìm hiểu bài Toán : + Bài Toán đã cho biết những gì? + Bài Toán hỏi gì? (tức là bài Toán đòi hỏi phải làm gì?) - Biết giải bài toán : + Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi. + Trình bày bài giải ( nêu câu lời giải, phép tính để giải bài toán, đáp số). ư Bước đầu tập cho HS tự giải bài toán. II. Đồ dùng dạy học: ư GV : Máy tính, máy chiếu đa năng, SGK ư HS : SGK- Vở bài tập Toán 1. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Củng cố về bài toán có lời văn - GV gắn mô hình, cho HS nêu bài toán. GV kết hợp viết bài toán lên bảng, yêu cầu HS nêu những điều đã biết, những điều cần tìm trong bài. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: H ướng dẫn giải bài toán và cách trình bày bài giải - HDHS tìm hiểu bài Toán ; yêu cầu HS xem tranh trong SGK rồi đọc bài Toán. Cho HS nêu câu trả lời các câu hỏi: + "Bài Toán đã cho biết những gì?" + "Bài Toán hỏi gì?" - Trong khi HS trả lời GV ghi tóm tắt bài Toán lên bảng (như SGK ) rồi nêu: "Ta có thể tóm tắt bài Toán như sau". - Cho vài HS nêu lại tóm tắt của bài Toán. - HDHS giải bài Toán : GV nêu câu hỏi để HS trả lời: "Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào ?" - Cho vài HS nêu lại các câu trả lời trên. - HDHS viết bài giải của bài Toán: - GV nêu:"Ta viết bài giải của bài Toán như sau" ( viết chữ Bài giải lên bảng ) + Viết câu lời giải: HDHS dựa vào câu hỏi để nêu câu lời giải - Cho HS chọn câu lời giải thích hợp nhất: - Ghi lên bảng. + Viết phép tính: HDHS cách viết phép tính trong bài giải như SGK), HDHS đọc phép tính đó - ở đây 9 chỉ 9 con gà nên viết : con gà" ở trong dấu ngoặc đơn : ( con gà ). + Viết đáp số : HDHS cách viết đáp số ( như SGK ). - Cho HS đọc lại bài giải vài lượt, GV chỉ vào từng phần của bài giải, nêu lại để nhấn mạnh, chẳng hạn: Khi giải bài Toán ta viết bài giải như sau: + Viết :Bài giải" + Viết câu lời giải + Viết phép tính ( tên đơn vị đặt trong dấu ngoặc) + Viết đáp số Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Bài 1: - HDHS tự nêu bài Toán, - Viết số thích hợp vào phần tóm tắt, - Dựa vào tóm tắt nêu các câu trả hỏi, - Dựa vào bài giải cho sẵn để viết (nêu) tiếp các phần còn thiếu, - Sau đó cho HS đọc lại toàn bộ bài giải. - Nhận xét bài của HS. Chú ý: Nên giúp HS tự tìm phép tính bài giải, nên khuyến khích HS tìm các câu lời giải khác phù hợp với bài Toán. Bài 2: Làm tương tự như bài 1 Giúp HS tự nêu phép tính giải bài Toán , tự trình bày bài giải rồi lựa chọn câu lời giải phù hợp nhất của bài Toán. - GV viết bài giải của 1 HS lên bảng. GV cho các HS khác trao đổi ý kiến về bài giải đó để cùng lập bài giải theo quy định của SGK và phù hợp với bài Toán. Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét giờ học , dặn HS ôn bài ở nhà. - 2 -3 HS nêu đề bài - HS trả lời các câu hỏi. Tìm hiểu bài Toán - Xem tranh + Bài Toán cho biết nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà nữa. + Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? - Nêu lại tóm tắt của bài Toán. - Ta phải làm phép tính cộng. Lấy 5 cộng 4 bằng 9. Như vậy là nhà An có 9 con gà. - Nêu lại. - Có thể nêu các câu lời giải như:"Nhà An có:","Số con gà có tất cả:","Nhà An có tất cả là:"... - "Nhà An có tất cả là:" - Đọc: năm cộng bốn bằng chín - Đọc bài giải. - Nêu bài Toán. - Viết số thích hợp vào phần tóm tắt. - Nêu các câu hỏi - Viết tiếp các phần còn thiếu - Đọc bài giải. - Các HS khác nhận xét bài của bạn - Trao đổi ý kiến về bài giải của bạn. - Lập bài giải phù hợp. Toán: xăng - ti - mét. Đo độ dài I. Mục tiêu: Giúp HS : - Ban đầu có khái niệm về đo độ dài, tên gọi, ký hiệu của xăngtimet (cm). - Biết đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là xăngtimet trong các trường hợp đơn giản. II. Đồ dùng dạy - học - GV :Máy tính, máy chiếu đa năng.Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-met, - HS : Thước thẳng có vạch chia thành từng xăngtimet, SGK. Vở bài tập Toán 1. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Củng cố về giải bài toán có lời văn - GV viết 1 bài toán lên bảng, yêu cầu HS nêu những điều đã biết, những điều cần tìm trong bài. - Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Hướng dẫn nhận biết đơn vị đo độ dài và dụng cụ đo dộ dài (Thước thẳng có vạch chia thành từng xăngtimet) - Hướng dẫn HS quan sát thước thẳng và giới thiệu: + Đây là thước có vạch chia thành từng xăngtimet. Dùng thước này để đo độ dài các đoạn thẳng. Vạch đầu tiên là vạch 0. + Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là 1 xăngtimet. + Độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 cũng bằng 1 xăngtimet. + Làm tương tự với các độ dài từ vạch 2 đến vạch 3 - Xăngtimet viết tắt là cm.Viết lên bảng: cm. Chỉ vào cm rồi gọi từng HS đọc. Chú ý: GT cho HS biết, thước đo dộ dài thường có thêm 1 đoạn nhỏ trước vạch 0. Vì vậy nên đề phòng nhầm lẫn vị trí của vạch 0 trùng với đầu xăngtimet. Hoạt động 3: Hướng dẫn cách đo độ dài bằng thước thẳng có vạch chia cm - HDHS đo độ dài theo 3 bước: + Đặt vạch 0 của thước trùng vào 1 đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng. + Đọc số ghi số vạch của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên đơn vị đo (xăngtimet). Chẳng hạn, trên hình vẽ của bài học ta có đoạn thẳng AB dài "một xăngtimet", đoạn thẳng CD dài "ba xăngtimet", đoạn thẳng MN dài "sáu xăngtimet" . + Viết số đo đoạn thẳng vào chỗ thích hợp. Chẳng hạn, viết 1cm ở ngay dưới đoạn thẳng AB ; 3cm ở ngay dưới đoạn thẳng CD ; viết 6 cm ở ngay dưới đoạn thẳng MN. Hoạt động 4: Luyện tập, thực hành Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài. - Giúp HS viết đúng quy định. - Kiểm tra xem HS đã viết đúng chưa. Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài. - Khi HS làm bài GV quan sát HS làm để giúp đỡ các em. - Nhận xét. Bài 3: ( SGK ) - HS nêu yêu cầu của bài. - Cho HS tập giải thích bằng lời. Chẳng hạn, trường hợp thứ nhất ghi s vào ô trống vì vạch 0 của thước không đặt trùng vào một đầu của đoạn thẳng ... - Nhận xét, sửa chữa ( nếu HS sai ). Chú ý: Sau khi chữa bài, GV có thể lưu ý HS một số trường hợp sai do đặt thước sai. Bài 3 (Vở bài tập) - HS nêu yêu cầu của bài. - HDHS tự đo độ dài đoạn thẳng theo 3 bước đã nêu ở trên. - Kiểm tra lại kết quả của cả lớp. - Nhận xét. - Cho HS nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng theo 3 bước. Hoạt động nối tiếp: - Về nhà tập đo độ dài đoạn thẳng của các vật trong gia đình: bàn học, giường, tủ. ... - GV nhận xét giờ học , dặn HS ôn bài ở nhà. - HS lên bảng trình bày bài giải. - Quan sát thước. - Nhìn vào vạch 0. - Dùng đầu bút chì di chuyển từ 0 đến 1 trên mép thước, khi đầu bút chì đến vạch 1 thì nói"một xăngtimet" - Làm tương tự như khi giới thiệu từ 0 đến 1. - Đọc "xăngtimet" - Chú ý khi GVHD. - Viết ký hiệu của xăngtimet : cm - Viết Viết số thích hợp vào chỗ chấm rồi đọc số đo. - Làm bài. - Đọc bài chữa. - Các bạn khác nhận xét. - Đặt thước đúng ghi đ, sai ghi s. - Làm bài. - Đọc bài chữa. - Giải thích bằng lời. - Các bạn khác nhận xét. - Đo độ dài đoạn thẳng rồi viết các số đo. - Làm bài. - Đọc bài làm của mình. - Các bạn khác nhận xét bài của bạn - Nhắc lại. Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán 1. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Củng cố về giải bài toán có lời văn - GV cho bài Toán : Mai có 4 quả bóng bay. Lan có 5 quả bóng bay. Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu quả bóng bay? - Gọi 1 HS lên bảng viết lời giải rồi giải bài toán. - GV gọi 1- 2 HS nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Củng cố giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải. Bài 1: - HS tự nêu bài Toán - HDHS điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi nêu tóm tắt. - HDHS nêu câu lời giải ( Câu trả lời của câu hỏi trong bài Toán ): " Hai bạn trồng được tất cả là: " hoặc "Số cây hoa hai bạn trồng được là:" - Cho HS trao đổi ý kiến, lựa chọn câu lời giải thích hợp nhất rồi viết vào bài giải. - Yêu cầu hS trình bày bài giải vào vở. - Cho HS đọc bài giải. - Nhận xét, sữa chữa khi HS làm sai. Bài 2: GV hướng dẫn tương tự bài 1 - Nhận xét, chữa bài khi HS làm chưa đúng. Hoạt động 2: Củng cố giải bài toán theo tóm tắt Bài 3 : - HS nêu yêu cầu của bài. - Gọi HS đọc tóm tắt bài toán - Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt đọc đề bài toán. - GV hướng dẫn tương tự bài 1 - Cho HS trao đổi ý kiến, lựa chọn câu lời giải thích hợp nhất rồi viết vào bài giải. - Nhận xét, chữa bài khi HS làm sai. Hoạt động nối tiếp: - GV củng cố lại cách giải và cách trình bày bài toán có lời văn . Nhận xét giờ học , dặn HS ôn bài ở nhà. - HS lên bảng trình bày bài giải. - HS nhận xét. - 2 HS đọc bài toán. - HS điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi nêu tóm tắt. - Nêu câu lời giải - Trao đổi, lựa chọn câu lời giải thích hợp. - HS tự viết câu lời giải, phép tính, đáp số vào bài - HS đọc bài giải. - 1 HS lên bảng làm. - HS nhận xét. - Giải bài toán theo tóm tắt sau: - 2 - 3 HS đọc. - 2 - 3 HS đọc đề bài toán. - Nêu câu lời giải - Trao đổi, lựa chọn câu lời giải thích hợp - Viết bài giải hoàn chỉnh vào trong vở. - 1 HS đọc bài giải - 1 HS nhận xét. Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải. - Thực hiện phép cộng, phép trừ các số đo độ dài với số đơn vị đo xăngtimet. - HS hoàn thành làm thêm bài tập 3 để củng cố giải bài toán theo tóm tắt. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán 1. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Củng cố về giải bài toán có lời văn GV cho bài Toán : Mẹ có 9 cái kẹo. Mẹ cho Nga 6 cái kẹo . Hỏi mẹ còn mấy cái kẹo? - Gọi 1 HS lên bảng viết lời giải rồi giải bài toán. - GV gọi 1- 2 HS nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Củng cố giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải. Bài 1: - HS tự nêu bài toán - HDHS điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi nêu tóm tắt. - HDHS nêu câu lời giải - Cho HS trao đổi ý kiến, lựa chọn câu lời giải thích hợp nhất rồi viết vào bài giải. - Yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở. - Cho HS đọc bài giải. - Nhận xét, chữa bài khi HS làm sai. Bài 2: GV hướng dẫn tương tự bài 1 - Nhận xét, chữa bài khi HS làm chưa đúng. Hoạt động 3: Làm quen với phép cộng, phép trừ các số đo độ dài với số đơn vị đo xăngtimet. Bài 4: - HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn bài mẫu: 2 cm + 3 cm = Hướng dẫn các em lấy só đo cộng với số đo được kết quả là bao nhiêu thì viết lại sau đó viết đơn vị đo ở bên phải kết quả. Phép trừ thực hiện tương tự. - Kiểm tra kết quả của cả lớp. - Nhận xét. Hướng dẫn cho HS hoàn thành. Bài 3 : Củng cố giải bài toán theo tóm tắt - Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt đọc đề bài toán. - Cho HS tự làm bài vào vở. GV kiểm tra bài giải . - Nhận xét, chữa bài khi HS làm sai. Hoạt động nối tiếp: - GV củng cố lại cách giải và cách trình bày bài toán có lời văn. Nhận xét giờ học, dặn HS ôn bài ở nhà. - HS lên bảng trình bày bài giải. - HS nhận xét. - 2 HS đọc bài toán. - HS điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi nêu tóm tắt. - Nêu câu lời giải: Hai bạn hái được tất cả là: " hoặc "Số bông hoa hai bạn hái được là:" - Trao đổi, lựa chọn câu lời giải thích hợp. - HS tự viết câu lời giải, phép tính, đáp số vào bài - HS đọc bài giải. - 1 HS lên bảng làm. - HS nhận xét. - Tính ( theo mẫu ). - HS làm bài. - 2 HS lên bảng làm - 1 HS nhận xét - HS dựa vào tóm tắt đọc đề bài toán sau đó tự trình bày bài giải vài vở. Toán: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước I. Mục tiêu: Giúp HS : ư Bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng xăng -ti - mét để vẽ đoạn thẳng có độ dài dưới 10 cm . - Giải toán có lời văn có số liệu là các số đo độ dài với đơn vị xăng -ti - mét II. Đồ dùng dạy học: - GV :Máy tính, máy chiếu đa năng.Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-met, - HS : Thước thẳng có vạch chia thành từng xăngtimet, SGK. Vở bài tập Toán 1. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Củng cố về cách đo độ dài đoạn thẳng - GV vẽ các đoạn thẳng lên bảng Yêu cầu: HS lên đo và viết số đo đã đo được - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng có độ dài 4 cm. - Để vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4cm thì làm như sau: - Đặt thước ( có vạch chia thành từng xăngtimet) lên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước; tay phải cầm bút chấm 1 điểm trùng với vạch 0, chấm 1 điểm trùng với vạch 4. - Dùng bút nối điểm ở vạch 0 với điểm ở vạch 4, thẳng theo mép thước. - Nhấc thước ra, viết A bên điểm đầu, viết B bên điểm cuối của đoạn thẳng. Ta đã vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm. - GV gọi HS nhắc lại cách vẽ. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành . Bài 1: Thực hành vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước - Gọi HS nêu yêu cầu của bài - GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác vẽ như GV đã HD và tập đặt tên các đoạn thẳng. - Cho HS đổi vở kiểm tra bài nhau. GV kiểm tra nhận xét. Bài 2: Giải toán có lời văn có số liệu là các số đo độ dài với đơn vị xăng -ti - mét a. - Gọi HS nêu yêu cầu của bài - Gọi HS đọc tóm tắt bài toán. - Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt đọc đề bài toán. - Cho HS tự làm bài vào vở ( Lưu ý HS chỉ viết đơn vị cm ở kết quả) . - GV kiểm tra bài giải - Nhận xét, sữa chữa khi HS làm sai. b. Gọi HS nêu yêu cầu của bài - GV cho HS làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn thêm nếu thấy HS còn lúng túng. - Gọi 2 HS lên bảng vẽ. - GV nhận xét, sửa chữa khi HS làm sai. Hoạt động nối tiếp: - GV củng cố lại cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Nhận xét giờ học , dặn HS ôn bài ở nhà. - 2 HS lên bảng đo và nêu kết quả. - Nhìn GV làm và làm theo. - 1- 2 HS nhắc lại cách vẽ. - Vẽ các đoạn thẳng có độ dài 3 cm, 9 cm, 5 cm, 1 cm. - Thực hiện các thao tác vẽ. - Đặt tên các đoạn thẳng. - HS đổi vở kiểm tra bài nhau. - Giải bài toán theo tóm tắt sau. - 2 HS đọc. - 2 HS nêu bài toán - HS làm bài. Gọi 1- 2 HS đọc bài giải. - HS khác nhận xét. - Vẽ các đoạn thẳng AB rồi vẽ đoạn thẳng BC có độ dài nêu trong phần a. ( vẽ 2 cách khác nhau ) - HS tự làm bài. - 2 HS lên bảng vẽ. - Các HS khác nhận xét. Toán: Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS : - Có kỹ năng đọc, viết đếm các số đến 20 - Biết cộng ( không nhớ ) các số trong phạm vi 20. - Biết giải bài toán. II. Đồ dùng dạy - học ư GV : SGK, vở bài tập Toán. ư HS : SGK, vở bài tập Toán. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Củng cố về cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - GV nêu yêu cầu: Em hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài : 8cm , 10cm. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Củng cố đọc ,viết , đếm các số đến 20 . Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập - Nên khuyến khích HS viết theo thứ tự từ 1 đến 20 mà HS cho là hợp lý. - Gọi HS lên bảng điền số vào ô trống. - Nhận xét. - Cho HS đọc các số theo thứ tự từ 1 đến 20. Hoạt động 3: Củng cố cách cộng ( không nhớ ) các số trong phạm vi 20. Bài 2: Số - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS làm bài, gọi 6 HS nối tiếp nhau đọc kết quả và nêu cách làm bài. Ví dụ: Đọc là : mười hai cộng hai bằng mười bốn, mười bốn trừ ba bằng mười một. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống . - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS tự giải thích mẫu. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi 2 HS lên bảng điền kết quả. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 4: Củng cố giải bài toán có lời văn : Bài 3: - Cho HS nêu bài toán. - GV hỏi: Bài toán cho biết gì? ? Bài toán yêu cầu tìm gì ? - Cho HS nêu rồi viết tóm tắt bài toán. Tự giải và trình bày bài giải. - Gọi 1- 2 HS đọc bài giải. - GV kiểm tra bài giải - Nhận xét, chữa bài khi HS làm sai. Hoạt động nối tiếp: - GV củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học , dặn HS ôn bài ở nhà. - 2 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng có độ dài đã cho và nêu cách vẽ. - Dưới lớp HS vẽ vào giấy nháp. - Viết số thích hợp vào ô trống - HD tự làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài. - HS đọc số. - Số - HS tự làm bài - 6 HS nối tiếp nhau đọc kết quả và nêu cách làm bài. - HS nêu yêu cầu của bài. - câu a: 12 cộng 1 bằng 13, viết 13 vào ô trống. Câu b: 18 trừ 1 bằng 17, viết 17 vào ô trống. - HS tự làm bài. - HS lên bảng điền kết quả. - Bài toán cho biết có 15 quả bóng đỏ và 3 quả bóng xanh. - Cô giáo mua tất cả bao nhiêu quả bóng? - HS tự làm bài - 1- 2 HS đọc bài giải. - Các HS khác nhận xét. Toán: Luyện tập chung I.Mục tiêu: Giúp HS : ư Thực hiện được cộng , trừ nhẩm ; so sánh các số trong phạm vi 20 . ư Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. ư Biết giải bài toán có nội dung hình học. II. Đồ dùng dạy - học ư GV : SGK, vở bài tập Toán. ư HS : SGK, vở bài tập Toán. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Củng cố cách cộng ( không nhớ ) các số trong phạm vi 20. Bài 1: Tính - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS làm bài, gọi 4 HS lên bảng làm bài. - Lưu ý HS : Biểu thức có 2 phép tính cộng trừ thì thực hiện từ trái sang phải. - Nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 20. Bài 2: - Khoanh vào số lớn nhất và số bé nhất - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi 2 HS nêu kết quả. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Củng cố về cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Bài 3: ( SGK)Vẽ đoạn thẳng có độ dài 4cm - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV đi quan sát, chấm điểm. - GV gọi một số HS nêu cách vẽ - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 4: Củng cố giải bài toán có lời văn có số liệu là các số đo độ dài với đơn vị xăng -ti - mét Bài 4: ( SGK) - Cho HS nêu bài toán. - GV hỏi: Bài toán cho biết gì? ? Bài toán yêu cầu tìm gì ? - Cho HS tự giải và trình bày bài giải. - Gọi 1- 2 HS đọc bài giải. - GV kiểm tra bài giải - Nhận xét, chữa khi HS làm sai. Hoạt động nối tiếp: - GV củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học , dặn HS . - HS nêu yêu cầu của bài. - HS tự làm bài - 4 HS lên bảng làm bài và nêu cách tính. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS tự làm bài. - HS nêu kết quả. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS tự vẽ vào vở. - 2 HS đọc đề bài. - HS nêu những điều đã biết, những điều cần tìm của bài. - HS tự làm bài - 1- 2 HS đọc bài giải. - Các HS khác nhận xét. Toán: Các số tròn chục I. Mục tiêu: Giúp HS: ư Nhận biết các số tròn chục . ư Biết đọc, viết các số tròn chục ( từ 20 đến 90 ). ư Biết so sánh các số tròn chục. II. Đồ dùng dạy - học ư GV : Máy tính, máy chiếu đa năng. ư HS : SGK, vở bài tập Toán. Các thẻ một chục que tính III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Củng cố cách cộng ( không nhớ ) các số trong phạm vi 20. - GV nêu yêu cầu : Tính 17 - 5 = 12 + 6 = 10 + 9 = 15 - 5 = - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Giới thiệu các số tròn chục ( từ 10 đến 90 ) - HDHS lấy 1 thẻ ( 1 chục ) que tính và nói: "Có một chục que tính". - Hỏi: "Một chục còn gọi là bao nhiêu? - Viết số 10 lên bảng. - HDHS lấy 2 thẻ ( 2 chục ) que tính và nói: "Có hai chục que tính". - Hỏi: "Hai chục còn gọi là bao nhiêu? - Viết số 20 lên bảng. - HDHS lấy 3 thẻ, mỗi thẻ một chục que tính và nói: "Có ba chục que tính" (hoặc HDHS xem hình vẽ ở dòng thứ 3 của bài học trong "Toán 1" để nhận ra "có 3 chục que tính". GV nêu "3 chục còn gọi là ba mươi". Cho 1 HS nhắc lại. - Nói rồi viết lên bảng: "Ba mươi viết như sau: viết 3 rồi viết 0" ( viết số 30 lên bảng). - Gọi HS chỉ vào số 30 và đọc "ba mươi" - HDHS tương tự như trên để HS tự nhận ra số lượng, đọc , viết các số tròn chục từ 40 đến 90. - HDHS đếm theo chục từ 1 chục đến 9 chục và đọc theo thứ tự ngược lại. - YCHS đọc Giới thiệu: "Các số tròn chục từ 10 đến 90 là những số có hai chữ số. Chẳng hạn, số 30 có hai chữ số là 3 và 0". Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành. Bài 1: Luyện tập đọc , viết các số tròn chục - HS nêu yêu cầu của bài. - HS nhìn vào bài mẫu rồi làm bài. - Trong khi HS làm bài, GV treo bảng phụ kẻ bài 1 lên bảng. - Nhận xét và chữa bài ( nếu HS sai ). Bài 2: Củng cố về thứ tự các số tròn chục - HS nêu yêu cầu của bài. - HS đọc kết quả bài làm của mình ( kết hợp giữa "đọc số" và " viết số" ). - Kiểm tra kết quả của cả lớp và nhận xét. Bài 3: Luyện tập so sánh các số tròn chục . - HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài. - Khi chữa bài YCHS đọc kết quả bài làm của mình theo từng cột. - Có thể lưu ý HS các trường hợp : 50 < 80 80 > 50 50 bé hơn 80 thì ngược lại là 80 lớn hơn 50. Hoạt động nối tiếp: - GV củng cố nội dung bài : Cho HS viết các số tròn chục vừa học theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.... Nhận xét giờ học, dặn HS ôn bài ở nhà. - 2 HS lên bảng làm bài và nêu cách tính. - Lấy 1 thẻ ( 1 chục ) que tính. - Mười - Lấy 2 thẻ ( 2 chục ) que tính. - Hai mươi. - Lấy 3 thẻ, mỗi thẻ một chục que tính ( hoặc xem hình vẽ ). - Nhắc lại. - Chỉ và đọc. - Làm như trên. - Đếm theo chục từ 1 chục đến 9 chục và đọc theo thứ tự ngược lại. - Đọc các số tròn chục theo thứ tự từ 10 đến 90 và ngược lại. - Viết ( theo mẫu ) - Làm bài. - Lên bảng làm. - HS dưới lớp theo dõi bạn làm, kiểm tra lại bài của mình và nhận xét. - Số tròn chục? - Làm bài. - 3- 4 HS đọc kết quả bài làm. - HS nhận xét. - Điền dấu >, < , = ? - HS tự làm bài. - HS nêu kết quả, nêu cách so sánh. - Các bạn khác nhận xét. Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: ư Biết đọc, viết, so sánh các số tròn chục. ư Bước đầu nhận ra cấu tạo của các số tròn chục ( từ 10 đến 90 ). Chẳng hạn, số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị. II. Đồ dùng dạy - học ư GV : SGK, vở bài tập Toán. ư HS : SGK, vở bài tập Toán. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Củng cố về đọc, viết các số tròn chục. - Gọi 2 HS lên bảng viết các số tròn chục do GV đọc. - GV cho xuất hiện các số tròn chục, gọi HS đọc. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Củng cố về đọc các số tròn chục. Bài 1: Nối ( Theo mẫu) - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Gọi HS phân tích mẫu. - Cho HS tự làm bài trong vở. - Gọi HS lên bảng chỉ số nào nối với số nào. - Kết luận lại kết quả đúng và nhận xét. Hoạt động 3: Nhận biết cấu tạo của các số tròn chục Bài 2: Viết ( theo mẫu ). - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Dựa vào mẫu ( câu a ) , HS nêu cách làm bài. - GV đưa ra các bó chục que tính để giúp HS dễ nhận ra "Cấu tạo" của các số tròn chục ( từ 10 đến 90 ). Chẳng hạn, GV giơ 5 bó que tính và nói: " có 5 chục que tính hay 50 que tính. Vậy Số 50 gồm 5 chục và 0 đơn vị". - Kiểm tra kết quả của cả lớp. - Nhận xét, kết luận, nhắc lại đặc điểm của các số tròn chục. Hoạt động 4: Củng cố so sánh các số tròn chục Bài 3: - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Cho HS tự làm bài - Kiểm tra kết quả của cả lớp. - Đưa ra kết quả đúng và nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố thứ tự các số tròn chục. Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - HDHS nêu cách làm bài. - Cho HS tự làm bài. - Kiểm tra kết quả của cả lớp. Câu b. GV tổ chức thành trò chơi Tiếp sức. - Cử 2 đội tham gia chơi, mỗi đội 5 em. Cách chơi: HS nối tiếp nhau lên điền số vào ô trống cho thích hợp. Đội nào kết quả đúng hơn và xong trước và thì đội đó sẽ chiến thắng. - Chữa bài và nhận xét. Hoạt động nối tiếp: - GV củng cố nội dung bài : Cho HS nêu cấu tạo của các số tròn chục . Nhận xét giờ học, dặn HS ôn bài ở nhà. - 2 HS lên bảng viết. - 2- 3 HS đọc. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS phân tích mẫu. - Làm bài. - Đọc từ trong vòng tròn (năm mươi), tìm số 50 ở cánh hoa rồi nối. - HS theo dõi, nhận xét. - HS nêu yêu cầu của bài. - 1 HS nêu cách làm bài. - HS làm bài. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả. a. Khoanh vào số bé nhất ; b. khoanh vào số lớn nhất. - HS tự làm bài sau đó nêu kết quả. a. Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn b. Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé. - Nêu cách làm. - Làm bài - 1 HS đọc bài câu a. - HS nhận xét bài của bạn. - 2 đội tham gia chơi, mỗi đội 5 em. - HS nhận xét bài của nhau. Toán: Cộng các số tròn chục I. Mục tiêu: Giúp HS: ư Biết đặt tính, làm tính cộng các số tròn chục cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 90. - Giải được bài toán có phép cộng các số tròn chục . II. Đồ dùng dạy - học ư GV : Máy tính, máy chiếu đa năng. SGK, vở bài tập Toán, các thẻ một chục que tính. ư HS : SGK, Vở bài tập Toán. Các thẻ một chục que tính. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Củng cố về đọc, viết các số tròn chục GV cho xuất hiện bài trên bảng: Viết (theo mẫu ) Bốn chục : 40 Chín chục : ..... Năm chục : ..... Bảy chục : ..... Một chục : ..... Hai chục : ..... - Hỏi HS về cấu tạo của số tròn chục: 50; 70; 10... - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 30 + 20. Bước 1: HDHS thao tác trên các que tính. - HDHS lấy 30 que tính ( 3 bó que tính ). GVHDHS sử dụng các bó que tính để nhận biết 30 có 3 chục và 0 đơn vị ( viết 3 ở cột chục, viết 0 ở cột đơn vị , như trong "Toán 1" ). - Yêu cầu HS lấy tiếp 20 que tính ( 2 bó que tính ), xếp dưới 3 bó que tính trên. GV giúp HS nhận biết 20 có 2 chục và 0 đơn vị ( viết 2 ở cột chục, dưới 3 ; viết 0 ở cột đơn vị, dưới 0 ). - Gộp lại, ta được 5 bó que tính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docToán 1.doc
Tài liệu liên quan